Nụ cười Stan Shih
Học công nghệ thông tin không chỉ là học lập trình, học làm
ra phần mềm, học về quản trị mạng, mà còn nhiều thứ khác rất hấp dẫn và nhiều
thách thức. Các bạn đang là sinh viên Công nghệ Thông tin mà lại không đam mê lập
trình, không thích mạng, cũng không sao. Còn rất nhiều lựa chọn khác. Dưới đây
là một ví dụ:
(Rút ra vài ý từ bài viết của tác giả Lương Hà Paris: https://www.luonghaparis.com/2017/08/04/khai-phong-tiem-luc-doanh-nghiep-bang-goc-nhin-moi-ve-nguon-goc-gia-tri/)
1
Nụ cười stan shih
Bản chất của mọi giao dịch trao đổi trên thị trường hiện nay
không còn là trao đổi của hàng hóa hữu hình mà là trao đổi service[1].
Service là quá trình nguồn lực mềm (operant resources: kỹ
năng, kiến thức, công nghệ) “nhào nặn” nguồn lực cứng (operand resources: đất
đai, tài chính, nguồn khoáng sản) để tạo ra giá trị mới.
Nền tảng lý luận quan trọng của marketing hiện đại:
1.
Kỹ năng và kiến thức là đơn vị trao đổi cơ bản
2.
Hàng hóa là vật trung gian để cung cấp service
3.
Kiến thức là nền tảng cơ bản của lợi thế cạnh
tranh
4.
Tất cả các nền kinh tế đều là nền kinh tế
service
5.
Khách hàng luôn là người đồng sản xuất
6.
Doanh nghiệp không trực tiếp tạo ra giá trị mà chỉ
có thể đưa ra các tuyên ngôn giá trị
7.
Lấy service làm trung tâm, hướng vào khách hàng
và các mối quan hệ
Từ hoạt động thực tiễn, chủ tịch tập đoàn Acer, ông Stan Shih
đã đưa ra đường cong nụ cười, qua đó ông cho rằng: trong chuỗi giá trị, giá trị
gia tăng do sản xuất tạo ra luôn nằm ở đáy của đường cong. Phần giá trị còn lại
thuộc về những phần việc đòi hỏi nhiều kỹ năng và chất xám như: ý tưởng, xây dựng
thương hiệu, thiết kế, phân phối, marketing, bán hàng/dịch vụ hậu mãi.
Xem hình minh họa,
2
Đổi mới sáng tạo là động lực phát triển
Có mười loại hình đổi mới sáng tạo, trong đó hai loại hình
liên quan đến cải tiến sản phẩm, bốn loại hình liên quan đến quản trị, và bốn
loại hình liên quan đến trải nghiệm khách hàng.
Ngoài việc cải tiến sản phẩm thì nên tập trung nhiều vào các
mảng dịch vụ. Thậm chí phát triển dịch vụ cho các sản phẩm có sẵn.
Tập trung vào các mảng cần nhiều nhân lực có trí tuệ, kỹ năng
như công nghệ thông tin, giáo dục, công nghiệp sáng tạo.
Xem hình minh họa:
3
Nụ cười “Chu Hảo”[2]
Trong một bài viết của tác giả Huỳnh Thế Du có nhắc đến nụ
cười “Chu Hảo”. Ông Chu Hảo là cựu thứ trưởng bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam
đã lật ngược nụ cười Stan Shih khi nói về mức độ sử dụng lao động giản đơn. Ý
nói rằng gia công/lắp ráp cần nhiều nhân lực hơn các khâu khác của vòng đời một
sản phẩm, và phần việc này nên dành cho các lao động có ít kỹ năng, các lao động
đang dư thừa tại các khu vực nông thôn.
Các sinh viên nên học để làm ở các khâu có yêu cầu cao về kỹ
năng và tri thức, như xây dựng thương hiệu, thiết kế, phân phối, marketing, bán
hàng/dịch vụ hậu mãi.
Xem hình minh họa về nụ cười “Chu Hảo”:
[1]
https://www.luonghaparis.com/2017/08/04/khai-phong-tiem-luc-doanh-nghiep-bang-goc-nhin-moi-ve-nguon-goc-gia-tri/