Từ vụ “Tiến sĩ cầu lông”: Nếu không sửa chính sách "người ta sẽ chọn tên khéo hơn"
Khoa học không phải hoạt động đại chúng
Luận án tiến sĩ ngành giáo dục học nghiên cứu giải pháp phát triển môn cầu lông cho công chức viên chức thành phố Sơn La của tác giả Đặng Hoàng Anh, được hướng dẫn và bảo vệ, nghiệm thu thành công tại Viện Khoa học Thể dục Thể thao (Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch), đang khiến dư luận xôn xao.
Từ câu chuyện này, Người Đưa Tin (NĐT) đã có cuộc trao đổi với GS Phùng Hồ Hải, Viện trưởng Viện Toán học – Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam.
NĐT: Thưa GS. thời gian gần đây, dư luận cũng như giới Khoa học đang quan tâm đến câu chuyện chất lượng đào tạo tiến sĩ và các đề tài khoa học. Nguyên nhân xuất phát từ việc một số cơ sở trực thuộc Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam đã nghiệm thu hàng chục đề tài chỉ trong một ngày, và mới đây câu chuyện của “tiến sĩ cầu lông”. Liệu đây có phải lần đầu tiên chúng ta bàn về chuyện này?
GS Phùng Hồ Hải: Đây không phải lần đầu tiên tên gọi của những luận án tiến sĩ được dư luận xã hội bàn tán, nhưng có lẽ là lần đầu tiên công luận được biết một cách chi tiết hơn xuất phát từ chủ trương công khai thông tin của các cơ quan quản lý.
Theo tôi, cần nhìn nhận sự việc ở hai mặt của vấn đề. Nhìn từ góc độ khoa học, cái tên chưa thể nói lên tất cả. Tôi lấy ví dụ: Một luận án tiến sĩ hay đề tài khoa học trong ngành Toán, chỉ nhìn trang bìa thì chẳng ai quan tâm vì đọc tiêu đề thôi cũng khó hiểu.
Tuy nhiên, với một luận án về giáo dục thể thao, cụ thể là việc đánh cầu lông, thì chỉ cần đọc tiêu đề, có lẽ mọi người đã hình dung được luận án nghiên cứu về vấn đề gì. Vì thế nó khiến cho công luận hơi sốt ruột và lo lắng.
Tôi không phải người làm nghiên cứu về thể thao hay các ngành lĩnh vực khoa học xã hội nên không có bất kỳ một đánh giá nào về chuyên môn của các luận án ấy. Theo tôi, cần có những đánh giá thông qua hội đồng.
Đã có những trường hợp luận án tiến sĩ nhận được ý kiến này, ý kiến khác,và phải trải qua rất nhiều hội đồng để có được một đánh giá khoa học và thực chất.
Cho nên, đây không phải lần đầu tiên một luận án bị “soi”, nhưng đây lần đầu tiên mà cả xã hội quan tâm đến thế. Việc quan tâm đến vấn đề này chỉ đơn giản bởi tiêu đề dễ hiểu.
Còn nội hàm chuyên môn, để giải quyết vấn đề này, Bộ Giáo dục và Đào tạo,có thể thành lập hội đồng khoa học để đánh giá. Đây cũng là cách lấy lại công bằng cho những người đã được nêu tên.Theo báo chí thì có 6 luận án mà tiêu đề có chữ “cầu lông”. Nhưng không có nghĩa cứ luận án có chữ “cầu lông” là có lỗi, mà phải có giới chuyên môn mở ra đọc xem nội dung luận án có ý nghĩa khoa học không, hay có đóng góp cho thực tiễn hay không!
Một luận án sẽ cần một số tiêu chí để có thể được bảo vệ, về khoa học, về tính thực tiễn, về khả năng ứng dụng…
Các tiêu chí là do hội đồng khoa học xác định và việc đánh giá lại một luận án cũng do hội đồng. Còn, công luận chỉ có vai trò cảnh báo, nhắc nhở và giám sát.
NĐT: Như GS phân tích ở trên, vậy có phải dư luận đang có cái nhìn quá cảm tính đối với nghiên cứu khoa học– một công việc vốn dĩ không thể đánh giá cảm tính được?
GS Phùng Hồ Hải: Tôi nghĩ đúng là như thế. Ngày nay thông tin được phát tán, lan truyền rất đơn giản và có quá nhiều hình thức. Chỉ nghe một thông tin chưa biết thực hư đã rất nhiều độc giả (vốn dĩ dễ bức xúc, lo lắng thái quá) vào các nền tảng xã hội thể hiện những phản ứng bằng cảm tính. Điều này vô cùng nguy hiểm và chúng ta cần học cách cư xử với thông tin trên mạng xã hội.
Khoa học không phải là hoạt động đại chúng. Bất kỳ một người dân bình thường nào cũng có thể không thích một ca sĩ, hoặc đưa ra những đánh giá thấp một cầu thủ bóng đá. Nhưng không phải ai cũng có thể đánh giá năng lực nhà khoa học. Chỉ có những đồng nghiệp, những người cùng hoặc gần chuyên ngành thì mới đánh giá được.
Việc đánh giá chất lượng các luận án “cầu lông” cần đến các nhà chuyên môn thuộc các chuyên ngành đó.
Nhưng qua phản ánh của báo chí và dư luận xã hội chúng ta cũng có thể thấy đã và đang có một hiện tượng là các luận án, các đề tài có tên gọi na ná giống nhau, điều này cũng đáng để xem xét thực chất đào tạo sau đại học ở một số ngành hiện nay ra sao. Có lẽ các cơ quan quản lý cần vào cuộc. Thêm nữa, các hội chuyên ngành, và cộng đồng khoa học của chuyên ngành ấy cũng phải có trách nhiệm.
Trách nhiệm thuộc về ai?
NĐT: Nhưng cũng không thể phủ nhận rằng, lâu nay chúng ta đã có những câu chuyện đáng buồn. Ví dụ như câu chuyện “Lò ấp tiến sĩ” hay mới đây nhất là kết luận của Thanh tra Chính phủ. Rõ ràng, việc lựa chọn đề tài khoa học cũng có vấn đề, GS có đồng ý với quan điểm này hay không?
GS Phùng Hồ Hải: Kết luận vừa qua của Thanh tra Chính phủ thể hiện rằng chúng ta đang rất hành chính hóa khoa học, hành chính hóa quản lý khoa học như bất kỳ các hoạt động khác.
Tôi không biện minh cho một đề tài nào cụ thể, tôi chỉ nói rằng nội dung kết luận của Thanh tra Chính phủ, đánh giá thiếu cái này, thiếu cái kia, thiếu bước này, thiếu bước kia…. tất cả những cái đó không phải là khoa học.
Khoa học là khi có được phản biện của người đủ am hiểu, đánh giá được rằng chất lượng, theo họ cái này là tốt.
Nếu có ứng dụng, thì cũng cần những người đủ trình độ để đánh giá mức độ ứng dụng, không phải cứ cơ quan quản lý là có thể đánh giá được. Thế nhưng, bây giờ chúng ta hành chính hóa hết, cứ nhìn trên hồ sơ mà “soi” ra thiếu cái này, thiếu cái kia… Một đề tài khoa học quan trọng nhất là có được phê duyệt làm hay không. Và khi đã để cho nhà khoa học làm thì phải tin tưởng, còn không tin tưởng thì đừng phê duyệt từ ban đầu, đừng cấp kinh phí. Từ đó, tôi cho rằng đánh giá đầu vào mới là chính.
NĐT: Như ông nói thì trách nhiệm chính là của người phê duyệt?
GS Phùng Hồ Hải: Trách nhiệm chính là của người phê duyệt. Hiện nay, không thể quy được trách nhiệm, vì họ làm đúng quy trình như thế.
Nhìn vào bản chất của quy trình hỗ trợ nghiên cứu khoa học thì cái khó nhất phải là đầu vào. Anh phải “chọn mặt gửi vàng”, đồng thời anh phải chấp nhận đầu tư mạo hiểm. Nếu khoa học mà cứ làm theo quy trình là ra kết quả thì ai chẳng làm được, đó đâu phải là khoa học nữa.
Cái chính là xác định được đó có phải là khoa học hay không, đề tài đó có xứng đáng được tài trợ hay không, khi đã được tài trợ rồi thì nhà khoa học chỉ làm công tác báo cáo, báo cáo cho đầy đủ.
Tuy nhiên, không thể nghiệm thu một đề tài khoa học như nghiệm thu một công trình xây dựng, như thu thuế trên một thửa ruộng được. Làm ruộng còn lo mưa lo nắng,thì khoa học làm sao có thể chắc chắn được!
Nhưng bây giờ, cơ chế hành chính trong quản lý khoa học bắt người ta phải làm như thế. Cũng như quy chế gần đây nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo về công nhật đạt tiêu chuẩn giáo sư, bắt tất cả các ngành trong lĩnh vực khoa học xã hội từ năm 2021 là phải có công bố quốc tế. Nhưng những nghiên cứu đấy từ xưa đến nay có bao giờ người ta có…quốc tế đâu, giờ đùng một cái bắt họ có công bố quốc tế. Thì họ cũng sẽ có công bố thôi. Họ sẽ dịch các bài trong nước rồi tìm cách để công bố quốc tế, nhưng là đi mua. Họ dùng cách đó để “lách”, để đáp ứng tiêu chuẩn của Bộ.
NĐT: Có nghĩa, để giải một bài toán chất lượng trong nghiên cứu khoa học thì phải bắt đầu từ khâu quản lý của nhà nước?
GS Phùng Hồ Hải: Quản lý nhà nước là một trong những vấn đề căn bản.
Bên cạnh đó, hiện mọi người hay nhắc đến từ “liêm chính khoa học”, có nghĩa là khoa học phải trung thực. Làm khoa học mà không trung thực thì phản tác dụng. Thà công trình ấy không thật tốt nhưng là công sức thật còn hơn nhiều khi nó là hào nhoáng nhưng lại giả tạo, ăn cắp…
Muốn có những nhà khoa học giỏi, tâm huyết thì cần phải có cơ chế để đảm bảo, để họ yên tâm và giữ liêm khiết, liêm chính cho mình. Cuộc sống phải có thu nhập ở mức độ tối thiểu thì mới có thể yên tâm công tác.
Bây giờ, về chế độ đãi ngộ cán bộ nghiên cứu khoa học là thua thiệt nhất trong số các ngành nghề. Một cán bộ tại Viện chúng tôi, tốt nghiệp tiến sĩ ở Mỹ, ở Pháp về lương mà Viện có thể chi trả từ ngân sách Nhà nước không quá 5 triệu/tháng. Thu nhập của họ dựa vào đề tài.
Vì sao lại xảy ra chuyện trong một buổi mà có thể nghiệm thu đến một chục cái đề tài? Có thể mọi người hiểu với nhau đề tài như là cách để bổ sung thu nhập, giúp cho các cán bộ nghiên cứu có thể tồn tại. Quy định hành chính để nghiệm thu đề tài thì rất phức tạp, trong khi ngân sách cho nó nhiều lúc chỉ vài chục triệu một đề tài. Chính vì quy định bất hợp lý, nên người ta có làm theo, cũng làm đối phó.
NĐT: Bên cạnh cơ chế, thì chất lượng đề tài cũng có ảnh hưởng nhiều bởi người phê duyệt đề tài dễ dãi, do người làm nghiên cứu không có năng lực. GS. có nghĩ như vậy không?
GS Phùng Hồ Hải: Tôi đồng ý rằng thực trạng ấy là có. Một trong những vấn đề là không có ai phải chịu trách nhiệm nên họ cứ tiếp tục như vậy.
NĐT: Có nghĩa là thực trạng này sẽ còn kéo dài, một tháng, một năm hay một vài năm sau, nếu chúng ta không có điều chỉnh, không có cách để sửa thì một thời gian sau người ta sẽ lại bàn về “Tiến sĩ cầu lông phẩy”?
GS Phùng Hồ Hải: Tôi nghĩ họ sẽ rút kinh nghiệm. Đợt vừa rồi họ chưa kịp rút kinh nghiệm. Ở đây tôi đang giả thiết là các luận án ấy không có chất lượng. Nếu sau này, để không bị lộ thì người ta sẽ chọn tên khéo hơn.
NĐT: Vậy đây là cách đối phó?
GS Phùng Hồ Hải: Đúng! Họ sẽ có cách đối phó mới hơn.
NĐT: Bây giờ để đi giải quyết cốt lõi của vấn đề thì chúng ta cần môi trường. Môi trường đó là do Nhà nước, do các cơ quan quản lý tạo ra để cho những nhà khoa học an tâm để nghiên cứu khoa học để cho những đề tài ra đời không còn là để tài để giải ngân. GS. có đồng ý điều này?
GS Phùng Hồ Hải: Thật sự cần một môi trường và nhà nước có thể quyết định được điều này. Bởi, nghiên cứu khoa học về cơ bản là sử dụng ngân sách.
Nhà khoa học không trực tiếp tạo ra sản phẩm đề từ đó tạo ra thu nhập. Ngay một giáo viên khi giảng dạy là đang đóng góp trực tiếp cho xã hội và được trả thù lao, nghĩa là tạo ra thu nhập. Hoạt độngkhoa học không như vậy, nói chung nó không áp dụng trực tiếp ngay được vào thực tiễn. Vì thế tiền chi cho nhà khoa học phải là từ ngân sách nhà nước. Đây là điều trên toàn thế giới làm chứ không riêng gì Việt Nam. Điều này dẫn đến phải xây dựng cơ chế đầu tư và thu chi một cách hợp lý.
Theo tôi, cần sự thay đổi tư duy trong chuyện hỗ trợ nghiên cứu khoa học, đãi ngộ cho những nhà nhà khoa học.
“Muốn làm giàu thì đi buôn”
NĐT: Là người nghiên cứu khoa học rất lâu, ông có đề xuất gì để người làm khoa học có một môi trường tốt hơn?
GS Phùng Hồ Hải: Đóng góp của giới khoa học chúng tôi không trực tiếp mà gián tiếp. Đầu tư cho khoa học là cần thiết và những người làm khoa học nghiêm túc xứng đáng được đầu tư, để đảm bảo cho họ có sự yên tâm trong quá trình công tác và từ đó có đóng góp cho xã hội. Đóng góp của khoa học cho xã hội không trực tiếp nhưng không có nó xã hội không thể phát triển. Cũng không có đất nước nào có thể nhập khẩu khoa học mà phải tự xây dựng, phát triển nó.
Từ góc độ những người làm khoa học, họ cần xác định, “Nhà khoa học là làm khoa học. Muốn làm giàu thì đi buôn”. Đã làm công việc mà lương từ nguồn chi ngân sách thì đừng nghĩ chuyện sẽ giàu, đừng so sánh với những người đi làm kinh doanh. Nhưng đòi hỏi có thu nhập đủ sống và có được đảm bảo điều kiện để theo đuổi đam mê khoa học là yêu cầu chính đáng.
Vừa rồi dư luận rộ lên thực trạng “bán báo” đây là kiểu thu nhập rất mới trong xã hội. Tức là thu nhập thông qua việc bán công trình của mình cho một đơn vị nào đó (hoặc cho ai đó, với danh nghĩa đồng tác giả) với số tiền lớn. Ban đầu có thể bán công trình tốt, lâu dần sẽ bị biến chất, nhà khoa học chỉ theo hướng lợi nhuận biến khoa học thành cỗ máy sản xuất công trình hàng loạt để kiếm tiến. Việc này là sản phẩm của cơ chế đánh giá chạy theo những con số, những giá trị ảo, và để mất tiền thật. Để xảy ra việc mất tiền là một lỗi lớn, vì tiền đây là tiền ngân sách-tiền thuế của dân, hay là đóng góp khác của người dân ví dụ qua học phí cho các trường.
Một công trình khoa học tốt, có thể nó giá trị bằng 10 công trình khoa học làng nhàng, thậm chí là hơn. Cái cần ở đây là chất lượng, chứ không phải số lượng.
Hiện nay, chúng ta cũng đang đua với nước ngoài về số lượng. Vì chúng ta đang yên tâm rằng có con số nó sẽ tạo chất lượng. Nhưng không phải như vậy, mà có khi là ngược lại, số lượng tăng mà chất lượng không còn.
Tôi nghĩ, cái khó nhất của quản lý khoa học là đánh giá chất lượng. Hiện nay, chúng ta đang đánh giá bằng cách đếm, dựa về mặt số lượng. Tại một thời điểm nào đó, ta nghĩ đây là cách minh bạch. Nhưng,nếu chúng ta không có một cách nào hiểu đúng bản chất thì người ta sẽ có đủ cách để luồn lách.
Ví dụ như năm nay có tên luận án như vậy thì năm sau sẽ có cách đổi tên, luồn lách để không gây bức xúc nữa.
Dư luận, báo chí là cần thiết và vai trò của các phương thức truyền thông ngày nay có lợi cho việc chúng ta xây dựng môi trường khoa học lành mạnh. Tuy nhiên, điều căn bản ở đây là quản lý nhà nước cần công khai minh bạch; hệ thống đánh giá phải chính xác; cơ chế thưởng/phạt rõ ràng, đi vào chất lượng. Càng công khai, minh bạch thì những người gian lận càng ít có cơ hội.
NĐT: Xin cảm ơn GS Phùng Hồ Hải về cuộc trao đổi này!
Công Luân
Ảnh: Trọng Tùng
Nguồn: http://www.nguoiduatin.vn/tu-vu-tien-si-cau-long-neu-khong-sua-chinh-sach-a552370.html?fbclid=IwAR31zp9k5Q99o9gM07WMN2lBmQ2-KKzd8Pep9fYGfmW8KabugFmlUP5w0t0
"Sở dĩ mô hình đại học đa lĩnh vực có hiệu quả cao nhất vì các lý do sau đây:
Một là, các đại học đa lĩnh vực sẽ đảm bảo đào tạo tốt các chương trình “giáo dục khai phóng” [Lâm Quang Thiệp, 2018], xu hướng giáo dục đại học chủ đạo ở Hoa Kỳ, vì chỉ trong các university mới có đủ đội ngũ giáo sư, giảng viên có trình độ cao để giảng dạy tốt các chương trình giáo dục này.
Hai là, các đại học đa lĩnh vực có ưu thế về nghiên cứu và phục vụ xã hội, vì ngày nay các đề tài nghiên cứu lớn đều là các đề tài có tính liên ngành, các hoạt động phục vụ xã hội cũng vậy.
Ba là, đại học đa lĩnh vực bao gồm nhiều ngành đào tạo khác nhau dễ đối phó với sự biến động về nhu cầu của từng nghề nghiệp trong nền kinh tế thị trường."
Nguồn: https://giaoduc.net.vn/tin-hiep-hoi/mo-hinh-dai-hoc-trong-dai-hoc-cua-viet-nam-chang-giong-ai-post199013.gd
-----
"Sở Khanh là một nhân vật trong “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Hoa) và “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, là một nhân vật ăn chơi đàng điếm, chuyên lừa gạt kỹ nữ lầu xanh. Với ảnh hưởng to lớn của Truyện Kiều đối với văn hóa Việt Nam, từ “sở khanh” hiện được dùng trong tiếng Việt với nghĩa là một người đàn ông chuyên gạ gẫm, lừa tình phụ nữ.
Mạnh Thường Quân là Tể tướng nước Tề thời Chiến Quốc, là một người giàu có, lại có lòng nghĩa hiệp, thích chiêu hiền đãi sĩ, trong nhà lúc nào cũng tiếp đãi đến vài nghìn môn khách cả văn lẫn võ. Ngày nay, từ “mạnh thường quân” được sử dụng nhằm chỉ những người từ thiện, hảo tâm.
Đạo Chích là nhân vật hư cấu ở đời Xuân Thu, xuất hiện trong nhiều kinh sách trước đời nhà Tần, khét tiếng trộm cướp và hung tợn. Từ tích truyện này, trong tâm thức và tín ngưỡng dân gian, Đạo Chích chính là ông tổ của nghề trộm cướp, còn từ “đạo chích” dần hóa thành danh từ chung đi vào trong ngôn ngữ văn chương và đời sống với nghĩa chỉ phường trộm cắp."
Nguồn: https://giaoducthoidai.vn/trao-doi/ly-thu-xu-the-bien-chuyen-cua-tu-trong-tieng-viet-4007751-b.html
-----
"Hiện chúng ta kiểm định chất lượng, dù biết kết quả ra sao nhưng tất cả đều qua hết. Có những trường học sinh gần như bị lừa vì khi vào học thấy rất tệ.
Nhiều trường đang phải loay hoay trong xây dựng chương trình, thay vì sắp xếp những môn học chung ở năm đầu tiên nhưng điều này sẽ khiến sinh viên bỏ học hàng loạt vì chán nản.
Cuối cùng, có trường đối phó bằng cách sắp xếp những môn học chung vào học kỳ cuối cùng, đẩy những môn học hấp dẫn cho năm đầu tiên. Thậm chí bài báo quốc tế cũng đối phó nốt, chúng ta ngồi đây đều biết hết.
Với công nghệ số, vấn đề không còn là ở sách giáo khoa nữa; với kho dữ liệu trên mạng, vấn đề không còn học thuộc bài nhưng người Việt Nam chúng ta vẫn học thuộc để trả bài cho thầy, như vậy vẫn học đối phó."
Nguồn: https://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Giao-duc-Viet-Nam-dung-thu-10-the-gioi-toi-tin-dieu-do-post197984.gd
-------
"Nhiều người nổi tiếng trên facebook Việt Nam bài viết thường được vài nghìn like, nhưng họ chẳng khác gì những diễn viên thú trong rạp xiếc. Thời gian đầu mới lên mạng họ khá hiền lành, mỗi ngày than thở vài câu, tản mạn dăm dòng, tối đến làm nửa tá thơ cóc, chia sẻ ảnh vợ con, cảnh đẹp quê hương đất nước... Đến một ngày nọ, do bức xúc gì đó, họ chửi bới xã hội và thấy được like nhiều hơn, thế là họ nhớ cái cảm giác được like ấy. Khi họ quay lại viết thơ tản mạn, tâm sự, chụp ảnh nói những điều tử tế thì chẳng mấy ai quan tâm. Dần dần họ thành kẻ chê bai mọi thứ…
Thật ra rất nhiều facebooker là nạn nhân của những kẻ like nọ, họ bị đám đông huấn luyện, chứ không phải là người dẫn dắt đám đông như họ lầm tưởng về mình. Cuộc sống thật tươi đẹp và lạc quan hơn nhiều so với những gì chúng ta chứng kiến hằng ngày trên mạng. Tuy nhiên mạng xã hội làm cho sự bất mãn dễ cộng hưởng, làm cho cái xấu và tin tức giả mạo dễ lan truyền nhanh và rộng. Đó cũng là điều mà rất nhiều người nhận ra. Tuy nhiên hiện nay họ vẫn kiếm được rất nhiều tiền từ đó, cho nên khó có hy vọng là họ sẽ làm gì để thay đổi triệt để."
Nguồn: http://antg.cand.com.vn/Kinh-te-Van-hoa-The-Thao/Mang-xa-hoi-ai-dan-dat-ai-542066/
-----
Giải phóng sức sáng tạo - Giáp Văn Dương
[Hai là, cải cách giáo dục. Những gì đang diễn ra cho thấy nền giáo dục hiện thời được thiết kế để đào tạo con người công cụ. Nói cách khác, triết lý của nền giáo dục hiện thời là đào tạo con người công cụ. Cả hệ thống đang vận hành xung quanh triết lý bất thành văn này. Đó chính là lý do vì sao các bệnh trong giáo dục như bệnh thành tích, dù cả xã hội kêu gào phải khắc phục thì sau bao năm lại ngày càng nặng thêm; việc học của trẻ nhỏ lại ngày càng mệt mỏi; các nhà giáo ngày càng uể oải và nhiều điều tiếng.
Giáo dục mất sức sáng tạo. Và hệ quả thật hiển nhiên, khi những người làm giáo dục không có sức sáng tạo thì sản phẩm của họ, những thế hệ trẻ do họ đào tạo ra, cũng không thể sáng tạo.
Đích đến của những thế hệ trẻ không có khả năng sáng tạo này là các xưởng gia công, kể cả gia công phần mềm, vẫn được ngộ nhận như sự sáng tạo; hay xuất khẩu lao động, mà ở đó, lao động giản đơn vẫn chiếm vai trò chủ đạo trong việc tạo ra giá trị.
Con đường của họ, vì thế, vẫn là con đường của thế hệ trước đó, thế hệ bán sức lao động giản đơn, giá rẻ để kiếm sống. Hiển nhiên, quốc gia khi đó cũng sẽ chỉ là một quốc gia làm thuê, không thể cất cánh.
Cải cách giáo dục vì thế đóng vai trò chủ đạo trong việc giải phóng sức sáng tạo trong thời đại mới. Muốn vậy, giáo dục phải hướng đến việc tạo ra những thế hệ người Việt hoàn toàn mới, những con người tự do, có khả năng lãnh đạo bản thân, làm chủ cuộc sống, thay vì tạo ra những con người công cụ, chỉ biết tuân thủ.
Nếu không, giáo dục sẽ bế tắc trong việc giải phóng chính mình; và do đó, tạo ra sự bế tắc trong việc giải phóng sức sáng tạo của thế hệ trẻ, dẫn đến bế tắc trong việc chuyển hướng phát triển của đất nước.]
Nguồn: https://nld.com.vn/thoi-su/giai-phong-suc-sang-tao-20190212210015671.htm
-----
Tinh thần làm việc và tấm lòng với quê hương của GSTS Nguyễn Sĩ Huyên.
"Tôi thấy ở Đức hay ở bất cứ nước nào trên thế giới, người có năng lực và chăm chỉ làm việc thì sẽ được trọng dụng, không phân biệt người nước ngoài hay bản xứ. Đương nhiên, trong môi trường làm việc không thể thiếu sự canh tranh, đôi khi cả những người tỵ hiềm. Nhưng người có năng lực thì chỉ tập trung vào mục tiêu của mình, chứ không mấy quan tâm đến chuyện yêu ghét của người khác.
Sống và làm việc lâu năm ở Đức, tôi được rèn luyện tính chăm chỉ và kỷ luật với chính bản thân. Tôi nghĩ đây là chìa khóa cho những thành công của người Đức trên rất nhiều lĩnh vực: kỹ thuật, y học, văn học, nghệ thuật…"
Nguồn: https://nguoidothi.net.vn/gs-ts-nguyen-si-huyen-tu-hao-vi-duoc-dong-gop-cho-que-huong-16936.html
-----
Đại học địa phương đang chới với...
"Liên kết, sáp nhập trường ĐH địa phương với trường ĐH lớn có uy tín là giải pháp được nhiều chuyên gia đề cập. Theo TS Lê Trường Tùng, gắn với việc làm, phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương là nền tảng cho các ĐH tỉnh phát triển nhưng chìa khóa của mọi giải pháp là liên kết với các trường ĐH mạnh trong và ngoài nước.
PGS Đặng Vũ Ngoạn cho rằng với năng lực hiện tại, các trường ĐH tại địa phương nên là trường CĐ cộng đồng, là trường vệ tinh của các trường ĐH ở những TP lớn làm nhiệm vụ đào tạo thời gian đầu. Đồng tình với quan điểm này, PGS Nguyễn Kim Hồng đề xuất giải thể là phương án không hay song có thể chuyển thành trường CĐ cộng đồng để đào tạo nhân lực ngay cho địa phương... Vì không tuyển sinh được, chỉ lo liên kết nhờ địa điểm tức làm mất sứ mệnh của mình thì nên thay đổi.
Theo các chuyên gia, cổ phần hóa trường ĐH địa phương với sự góp vốn của công và tư để thay đổi cung cách quản trị nhà trường cũng rất cần thiết bởi hầu hết trường ĐH địa phương rất yếu về quản trị. "
Nguồn: ĐH tỉnh lẻ khốn khó triền miên: Sáp nhập hay đóng cửa? [nld.com.vn]
-----
"Tôi tâm đắc quan điểm của một đồng nghiệp, rằng trong thời đại này, đại học là đối tác của sinh viên, không phải là mối quan hệ khách hàng và nhà cung cấp dịch vụ giáo dục như nhiều người nghĩ. Bởi đại học không phải một trung tâm ngoại ngữ hay trung tâm dạy nghề.
Trong nhiều trường hợp, đại học khó mà dạy được cái gì để sinh viên ra trường có thể làm việc được ngay. Đơn giản vì xã hội thay đổi quá nhanh so với các chương trình đào tạo. Nếu đại học tập trung dạy kỹ năng để ra trường có việc ngay, thì có một nguy cơ là sinh viên sẽ nhanh chóng bị đào thải khi kỹ năng đó lạc hậu. Ví dụ như các kỹ năng lập sổ, định khoản trong ngành kế toán. Dạy kế toán ở đại học bây giờ cần nhiều hơn kỹ năng phân tích và ít cần kiến thức về tác nghiệp ngay tức thời. Nó sẽ lạc hậu ngay khi chuẩn mực kế toán thay đổi và máy tính thay thế.
Trong bối cảnh đó, đại học chỉ có thể cung cấp nguồn lực, chỉ dẫn để sinh viên tự học, cho họ các đề bài để họ tự tìm cách giải quyết vấn đề. Sau khi ra trường, họ sẽ biết cách giải quyết các đề bài mới. Nôm na, học đại học đàng hoàng bây giờ còn cực khổ hơn trước rất nhiều. Nếu chỉ chăm chăm đi đường tắt, sinh viên sẽ đối mặt nguy cơ bị đào thải."
Nguồn: https://vnexpress.net/goc-nhin/xac-song-giang-duong-3857995.html
-----
HTTP/3
https://www.zdnet.com/article/http-over-quic-to-be-renamed-http3/?utm_campaign=Grokking%20Newsletter&utm_medium=email&utm_source=Revue%20newsletter
Ebook tóm tắt về Machine learning (miễn phí)
https://www.dropbox.com/s/e38nil1dnl7481q/machine_learning.pdf?dl=0
-----
Làm việc tại Nhật bản...
"Cụ thể, cũng là nhân viên người Việt nhưng sau một thời gian ngắn được phía Nhật đào tạo, huấn luyện thì những người này trở nên thuần thục các kỹ năng và thái độ làm việc tích cực, kỷ luật. Ngược lại, cũng con người đó khi ở VN do không có phương pháp đào tạo, huấn luyện bài bản nên họ không có tay nghề tốt.
Để khắc phục tình trạng trên và để giữ nhân tài, ông Hùng cho rằng quan trọng là tạo được môi trường làm việc tốt, đồng hành với họ, khuyến khích và giúp đỡ họ phát triển. Có như thế người lao động mới cảm thấy được tôn trọng và gắn bó dài lâu với doanh nghiệp.
Đổ xô sang Nhật làm việc
Theo thống kê của Cục Quản lý lao động ngoài nước thuộc Bộ LĐ-TB&XH, hiện có hơn 130.000 thực tập sinh VN đang làm việc tại Nhật Bản. Lao động VN chủ yếu làm việc ở các ngành nghề như xây dựng, cơ khí, chế biến thực phẩm, điện tử, điều dưỡng, may mặc, điện tử...
Có thời điểm người lao động được trả lương lên tới 40-50 triệu đồng/tháng, sau khi trừ các khoản chi phí sinh hoạt, tiết kiệm được khoảng hơn 20 triệu đồng/tháng để gửi về cho gia đình. Chính vì vậy, nhiều người lao động Việt đã đổ xô tìm cơ hội để đi làm việc tại Nhật Bản."
Nguồn: Nhật mở cửa thu hút lao động: Việt Nam có thể mất người giỏi [plo.vn][đọc]
----
Nhìn lại bốn giai đoạn của giáo dục thế giới[i], (theo tác giả Phạm Đỗ Nhật Tiến)
Giáo dục 1.0
|
Giáo dục 2.0
|
Giáo dục 3.0
|
Giáo dục 4.0
|
Thế kỷ 18
|
Khoảng
1960
|
Khoảng
2000
|
Hiện
nay
|
Một lần
|
Một lần
|
Suốt đời
|
Suốt đời, mở
|
Một chiều
|
Tương
tác hai chiều
|
Tương
tác hai chiều
|
Tương
tác hai chiều
|
Đồng loạt
|
Đồng loạt
|
Đồng loạt
|
Cá thể hóa
|
Chuẩn bị con người cho sản xuất công nghiệp
|
Chuẩn
bị con người cho cạnh tranh
|
Chuẩn
bị con người cho kinh tế tri thức
|
Chuẩn
bị con người cho canh tân, sáng tạo
|
"Việc áp dụng các mô hình dạy học tiên tiến như mô hình lớp học đảo ngược vẫn còn hạn chế, chưa triển khai rộng rãi và ít được chú tâm, dẫn đến việc giảng dạy tiếng Anh không kích thích được tính chủ động tích cực của người học. Việc thiết kế nội dung giảng dạy và triển khai chương trình đào tạo của các trường cũng ít tham khảo chuyên gia, nhà tuyển dụng và nhu cầu của người lao động, nên nội dung học chưa hữu dụng cho người học. Môi trường thực hành tiếng Anh ở các trường hiện chủ yếu diễn ra ở khuôn khổ lớp học, cùng với hạn chế về thời gian, dẫn đến hiệu quả học không cao."
...
"Một hạn chế nữa cũng được các đại biểu chỉ ra, đó là các trường CĐ-ĐH đã đưa ra các tiêu chuẩn về ngoại ngữ cho sinh viên khi tốt nghiệp, tuy nhiên các quy chuẩn đầu ra thường dựa vào bài thi đánh giá năng lực như TOEIC, TOEFL, IELTS…. Điều này dễ dẫn đến việc dạy và học chạy theo các bài thi hơn là hoàn thiện các kỹ năng cho sinh viên. Hệ thống các bài thi theo Khung năng lực ngoại ngữ dành cho Việt Nam vẫn chưa hoàn thiện.
Việc cấp phép cho các trường tổ chức thi chưa dựa trên năng lực và điều kiện để đảm bảo chất lượng bài thi như các tổ chức quốc tế, việc tổ chức còn để xảy ra những tiêu cực trong thi cử dẫn đến mất lòng tin của người học vào hệ thống bài thi năng lực ngoại ngữ dành cho Việt Nam."
Nguồn: Báo động việc dạy tiếng Anh tại các trường đại học, cao đẳng [SGGP][đọc]
-----
[Hoàn thiện quá trình “dạy ai, dạy cái gì, dạy như thế nào” tự khắc sẽ hình thành “Triết lý giáo dục” chứ không phải chỉ với một đề tài cấp quốc gia là có “triết lý”.]
Nguồn: Muốn có Triết lý giáo dục, thực sự rất đơn giản [giaoduc.net.vn][đọc]
-----
Iron man
Dũng khí để trở thành trí thức - Hồ Thị Phương Mai
Vấn đề của giới trí thức trong các tác phẩm của Hồ Anh Thái.
[Nhìn bề ngoài, lẫn với những bức chân dung đẹp, người đọc nhận thấy có những bức chân dung với những biểu hiện hài hước, lố bịch. Thế nhưng, đằng sau vẻ hài hước cười cợt ấy, nhà văn lại hướng đến thể hiện một quan niệm hết sức nghiêm túc về người trí thức. Quan niệm ấy không được đúc kết trong những phát ngôn cụ thể mà được thể hiện bên trong, đằng sau những gương mặt đã được ông xây dựng. Có khi nó thể hiện qua tiếng thở dài nén chặt, có khi qua cái cười mỉm đầy ngụ ý, có khi qua sự giễu nhại đầy hài hước, có khi lại qua thái độ như thờ ơ, như có như không... Nhiều khi độc giả không khỏi băn khoăn, rằng rốt cuộc thì thế nào mới là một trí thức đúng nghĩa như Hồ Anh Thái mong đợi? Xã hội này có phải chỉ toàn là những kẻ rệu rã, cơ hội, lệch lạc? Tại sao thế giới nhân vật của ông lại đầy rẫy những người nhố nhăng, bạc nhược hay nhỏ nhen, giả trá?... Đây hẳn là dụng ý nghệ thuật của Hồ Anh Thái. Như một chiếc gương lớn, chừng đó chân dung về những người được cho là trí thức đã cho thấy một cách chân thực hiện trạng xã hội mà chúng ta đang sống. Cũng từ chiếc gương này, người đọc phần nào hình dung ra một bức chân dung khác mà Hồ Anh Thái hướng đến với mong muốn rất nghiêm túc, chân thành. Người trí thức phải biết từ chối dục vọng thấp kém của bản thân, như Đức Phật năm xưa đành đoạn dứt áo ra đi tu đời hướng đạo. Sự đoạn tuyệt này không hề dễ dàng nhưng lại vô cùng cần thiết vì chỉ như thế người ta mới có thể chạm tay tới những giá trị đích thực của cuộc đời. Người trí thức cần được sống trong một không gian xã hội lành mạnh, ở đó có sự hài hòa giữa yếu tố vật chất và tinh thần, để họ có thể cất lên tiếng nói thành thực của mình, góp phần cải biến xã hội. Người trí thức không chỉ biết ước mơ mà còn biết theo đuổi ước mơ ấy đến cùng, có thể biến ước mơ thành mục đích sống để suốt đời trăn trở, nung nấu, kiếm tìm. Người trí thức cần biết gạt bỏ sự lọc lừa giả trá, biết thoát ra để hướng đến những nền tảng nhân văn. Để thành công (nếu có thể), người ta cần rất nhiều dũng khí để dấn thân và tranh đấu, cho ước mơ của mình cũng là cho đời sống, cho xã hội này... ]
Nguồn: vannghequandoi.vn [đọc]
-----
Thầy với chả bà....
[Giảng viên tên Linh huơ tay nói trước lớp: “Thế nên tôi cho mọi người topic là có lý do. Có cái đó của tôi thì tôi biết là sinh viên mình tôi chấm kiểu khác, còn những thằng nào không viết topic đấy tôi chấm kiểu khác. Hiểu chưa? Hiểu quan điểm của nhau đúng không ạ? Thế cho nên những sinh viên mình thì mình ưu tiên hơn, còn những thằng nào không ấy thì kệ”]
Nguồn: Tiền tỉ “chống trượt” đầu ra ngoại ngữ tại Đại học Công nghiệp Hà Nội [laodong.vn][đọc]
------
Trường Intek...
"Cuối năm 2016, một trường ĐH vô cùng đặc biệt ra mắt tại Mỹ đã làm xôn xao nền giáo dục ở nước này - trường học có tên 42, một chi nhánh của Học viện 42 tại Pháp, đào tạo khoảng 1.000 sinh viên mỗi năm về mã hóa và phát triển phần mềm.
Các nhà sáng lập Học viện 42 tuyên bố, phương pháp học tập của nơi này sẽ bù đắp được những nhược điểm trong hệ thống giáo dục truyền thống, vốn biến sinh viên thành các đối tượng tiếp nhận kiến thức một cách thụ động. Sinh viên được chọn các đề tài dự án, chẳng hạn như vào vị trí một của một kỹ sư phần mềm để thiết kế nên một trang web hoặc một trò chơi máy tính. Họ hoàn thành dự án thông qua sử dụng các nguồn tài nguyên miễn phí, sẵn có trên internet và sự giúp đỡ của các bạn học đang mày mò bên cạnh, trong một căn phòng lớn chứa đầy máy tính."
Nguồn: thanhnien.vn [đọc]
-----
Trí tuệ nhân tạo cho mọi người...
"Emily Fox - giáo sư về khoa học máy tính, kỹ thuật và thống kê tại Đại học Washington, cho biết: "Chúng tôi phải bắt đầu dạy cho các sinh viên - những người sẽ hành nghề và sử dụng trong phạm vi rộng của AI, chứ không chỉ là các nhà khoa học máy tính".
Giáo sư Fox đã phát triển một khóa học AI dành cho dân không chuyên và đã được áp dụng lần đầu tiên vào mùa xuân năm ngoái. Để đủ điều kiện theo học, sinh viên phải hoàn thành các khóa học về xác suất và lập trình cơ bản."
Nguồn: Trường đại học vất vả chạy theo... trí tuệ nhân tạo [tuoitre][đọc]
-----
Ý kiến của ông Cao Văn Sâm về Lao động chất lượng cao:
"Theo đó, lao động chất lượng cao không có nghĩa là những người có trình độ cao. Dù với trình độ nào, làm vị trí gì đi chăng nữa nhưng nếu cho ra năng suất lao động cao thì đều được gọi là lao động chất lượng cao.
“Nếu một người dọn vệ sinh làm tròn vai, lao động với năng suất, hiệu quả cao thì họ cũng là lao động chất lượng cao chứ đâu chỉ giáo sư, tiến sĩ. Việc đánh giá phải căn cứ vào thực tiễn, năng suất lao động. Có những người làm không đúng việc, hoặc làm đúng chuyên môn nhưng năng suất lao động không cao thì không thể gọi là lao động chất lượng cao”, ông Sâm lấy ví dụ.
Nếu có thể thay đổi cách đánh giá như vậy, ông Sâm cho rằng xã hội sẽ vô cùng trân trọng người lao động dù họ làm bất cứ công việc gì, vị trí nào bởi họ là những người làm ra của cải thực chất cho xã hội. Lúc này, xã hội cũng sẽ trở nên hơn văn minh hơn."
Nguồn: theleader.vn [đọc]
-----
Cám ơn NXB Tri thức. Đã đọc một số cuốn của NXB Tri thức, khá ấn tượng.
----
Tác giả truyện Dũng sĩ Hesman:
"- Sau khi có máy vi tính, năm 1998, tôi đi mua liền. Tôi không biết cách sử dụng, đến việc đặt đĩa mềm vào máy như nào cũng không biết. Tôi đi hỏi mấy em sinh viên học chương trình máy tính để sử dụng. Biết dùng máy tính nhưng tôi không biết sử dụng photoshop như lời bạn bè ở thành phố khuyên.
Tôi học, thấy quá trình người ta làm các phần mềm vẽ thì họ quên đi vấn đề phông chữ (font chữ).
Tôi mày mò học làm phông chữ với mong muốn vẽ truyện tranh được nhanh gọn, không sai chữ. Các phông chữ VniComic, Comic Books ra đời, rồi Comic1, Comic2, kiểu Brush, chữ Thư pháp… cứ như thế tôi cải tiến lên. Và bây giờ các họa sĩ vẽ truyện tranh sử dụng khá nhiều."
Nguồn: Zing [đọc]
----
chấm này, chấm kia, toàn chém gió...
"Tôi rất ngưỡng mộ và hỏi sâu về việc xây dựng ứng dụng tuyệt vời này. Họ nói nó được xây dựng và nâng cấp trong nhiều năm qua cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin. Tôi hào hứng nhắc đến khái niệm cách mạng 4.0, dữ liệu lớn (big data), trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây hay số hóa thì ngạc nhiên thay, họ bảo chẳng biết đến những trào lưu này. Họ chỉ đơn giản đã và vẫn làm như bao năm qua."
Nguồn: Ảo ảnh "bốn chấm không".[Đinh Hồng Kỳ][vnexpress.net]
-----
Ý kiến của tác giả Nguyễn Minh Hòa,
"Nhà tổ chức giỏi là người có khả năng phát kiến ra ý tưởng mới, biết tìm hướng đi cho nó sao đúng qui trình pháp lý, biết bày binh bố trận, biết tìm kiếm nguồn lực tài chính, lôi kéo mọi người phù hợp vào cuộc chơi, biết tìm kiếm sự hỗ trợ từ các phía (chính quyền, nhà tài trợ, đối tác) đồng thời tổ chức triển khai từ A đến Z để hiện thức hoá ý tưởng đó trong thực tế, kể cả việc thương mại hóa kết quả nghiên cứu."
Nguồn: Chúng ta thiếu loại người tài nào? [theleader.vn][đọc]
-----
Mô hình online to offline (O2O)
""Để tham gia vào lĩnh vực O2O, cơ bản phải chọn được sản phẩm/dịch vụ offline có nhu cầu lên online. Trong khi đó, một thực tế là ở Việt Nam chưa có quá nhiều ngành đủ lớn để có thể tham gia", ông Khôi nói.
Bên cạnh đó, CEO của Startup kết nối với phòng tập và các trung tâm chăm sóc sắc đẹp cho rằng hầu hết các đơn vị kinh doanh dịch vụ offline ở Việt Nam hầu như là các đơn vị truyền thống, đa phần là các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, và mang tính chất hộ gia đình.
"Nhiều đơn vị trong số họ không có khả năng xuất hóa đơn, thậm chí liên quan đến dòng tiền, khả năng cung cấp dịch vụ… Ví như một cô bán phở ngày nào cũng đủ khách, thì khó có nhu cầu cần thêm lượng khách online nữa vì năng lực không đủ để đáp ứng nếu có nguồn cầu thêm", Khôi phân tích.
Một số điểm hạn chế tiềm năng của mô hình O2O nữa được đưa ra là hạn chế về hạ tầng logistics và thanh toán online.
Hiện 15% giao dịch tại Wefit là online - một tỷ lệ khá cao. Tuy nhiên, cả thị trường tương đối bị xoáy theo phương pháp thanh toán COD do phương pháp nhận hàng/dịch vụ rồi mới trả tiền mang lại cảm giác an toàn cho khách hàng."
Nguồn: cafef.vn [đọc]
-----
Tổ hợp không gian khoa học đầu tiên của cả nước.
(vợ chồng GS Trần Thanh Vân, GS Ngô Bảo Châu, CERN...)
Nguồn: Zing [đọc]
------
"Học sinh giờ đây phải học chỉ vì phải thi. Thi xong là quên hết, quên thật nhanh để học một thứ khác, cũng nhàm chán và mệt mỏi y như thế, để rồi lại thi và tiếp tục quên đi. Đến khi hết đại học, họ mới bàng hoàng nhìn ra mình chẳng học được gì đáng kể. Khủng hoảng, hoang mang, chạy chọt bước vào đời.
Hẳn những ai đã làm công việc tuyển dụng nhân sự rồi mới thấy, để tuyển được một người trung thực và biết việc bây giờ là sự nỗ lực không nhỏ của phòng nhân sự. Tuyển được người biết việc, lại có khả năng viết được một trang văn bản dài mạch lạc rõ ràng, không sai chính tả thì đúng là cần phải ăn mừng. Cho dù, tất cả các ứng viên đều có bằng đại học."
Nguồn: Nỗi niềm sách giáo khoa [vnexpress][đọc]
-----
[Hãy đọc sách] Thầy Huỳnh Văn Thế
"Anh từng bảo với tôi "Sống cho là nhận". Điều anh vui nhất là nhiều câu nói, lời nhắn, bức thư nhỏ của phụ huynh và học sinh rất cảm động. Thực sự lúc đó anh hạnh phúc lắm. Chỉ cần câu khen "Sách hay lắm thầy ơi" của học trò là anh nghĩ đã bước đầu thành công, đã dạy được các em yêu sách. Và yêu là khởi nguồn của đam mê...”."
Nguồn: Vietnamnet [đọc]
------
Nhiều ý hay của GS. Hồ Ngọc Đại,
"Tôi hài lòng vô cùng, vì thế là tôi đã giáo dục thành công, để học trò của tôi trở thành chính nó chứ không phải trở thành ai khác, biết mình muốn gì, biết mình thích gì, chứ không bận tậm đến áp lực của bố mẹ hay sức ép của người đời."
Nguồn: GS Hồ Ngọc Đại: "Ngô Bảo Châu không phải học trò tôi tự hào nhất mà là một cậu sửa xe"[cafef.vn][đọc]
-----
Ý kiến của bà Phạm Chi Lan về Thông tư 19:
"Lo tình trạng nền kinh tế nước ta bị lệ thuộc khá nặng nề vào Trung Quốc, những mối lo về an ninh-quốc phòng, tình hình ở Biển Đông… khiến cho không một người Việt Nam yêu nước nào không cảnh giác, lo lắng trước bất cứ động thái nào mới trong quan hệ Việt-Trung có thể gây phương hại cho chúng ta.
Thông tư 19 ra đời trong bối cảnh đó, cùng với sự “bất đối xứng về thông tin” giữa nhà nước với dân, rồi việc những giải trình cần thiết về Thông tư đến với dân chậm hơn so với tốc độ lan truyền của văn bản khi chưa có sự giải thích và hiểu đầy đủ sẽ gây ra một số phản ứng. Sự “bất đối xứng về thông tin” thể hiện rõ nhất trong việc nước ta cùng với các nước láng giềng Căm-pu-chia, Lào, Trung Quốc đã cho phép thực hiện thanh toán các giao dịch thương mại biên giới bằng đồng tiền của hai bên từ năm 2004, nhưng đa số người dân đâu có biết! Thông tư 19 nói riêng và quy trình xây dựng các văn bản pháp quy liên quan đến lĩnh vực kinh tế nói chung nên có sự trao đổi trước với các chuyên gia kinh tế, pháp luật… để họ hiểu rõ cơ sở pháp lý và các quy định then chốt, đặc biệt là phạm vi áp dụng và các công cụ giám sát của Thông tư này, thì sẽ đỡ đi những lo lắng do cách hiểu và diễn giải khác về Thông tư này."
Nguồn: Một cách nhìn về thanh toán biên mậu tại khu vực biên giới Việt-Trung [vietnamnet][đọc]
----
Cô giáo cắm bản:
"Kết thúc buổi gặp gỡ ngắn ngủi, cô Hằng buồn bã níu giữ chúng tôi ở lại một đêm cho cô đỡ buồn. Vừa vẫy tay tạm biệt nước mắt cô lại không ngừng tuôn rơi nhìn theo chúng tôi."
Nguồn: Sự cô đơn "lạnh người" của cô giáo cắm bản giữa đại ngàn [dantri.com.vn][đọc]
-----
"TP - Nước ta vẫn còn nghèo, ấy vậy mà mỗi năm phụ huynh phải móc hầu bao hơn 1 nghìn tỷ đồng để mua khoảng 100 triệu cuốn SGK các loại. Ðiều đáng nói, sau 1 năm đa số “núi” sách khổng lồ trên không thể tái sử dụng vì học sinh đã giải bài tập thẳng vào sách. GS Ðinh Quang Báo, nguyên hiệu trưởng trường ÐH Sư phạm Hà Nội, cho rằng đây chính là thủ thuật, tiểu xảo để bán sách chứ không hề có ý nghĩa gì về mặt chuyên môn."
Nguồn: Cho học sinh viết vào SGK - 'tiểu xảo' để bán sách?[tienphong.vn][đọc]
-----
GS Vũ Hà Văn - Vingroup - viện nghiên cứu Big Data
GS Vũ Hà Văn làm Giám đốc khoa học Viện nghiên cứu Big Data của Vingroup [thanhnien.vn][đọc]
Phỏng vấn GS.Văn [xem,đọc]
-----
Ý kiến của ông Phan Thanh Bình...
"Cơ sở đào tạo cần xác định rõ sứ mệnh, mục tiêu đặt ra là trường nghiên cứu, trường ứng dụng hay thực hành. Từ đó xây dựng kế hoạch triển khai, thiết kế những điều kiện và hướng đến xem nghiên cứu, đào tạo và phục vụ cộng đồng ra sao. Thí dụ mục đích trở thành trường nghiên cứu thì thiết kế phục vụ cho nghiên cứu sẽ khác với trường đào tạo, ứng dụng."
Nguồn: Ðổi mới tư duy để nâng cao chất lượng giáo dục đại học [http://nhandan.com.vn][đọc]
------
Tưởng nhớ cô Đồng Thị Bích Thủy...
"Theo Bà, công cụ, kiến thức, phương pháp sẽ không hiệu quả nếu học chỉ để mà học, không vươn ra với cộng đồng, làm đòn bẫy tạo nên những cú hích cho xã hội. Bà đã thật sự khiến nhiều đồng nghiệp trong và ngoài nước ngạc nhiên bằng những gì đã làm được."
Nguồn: Vĩnh biệt "người đàn bà IT" (hcmus)[đọc]
----
"Chuẩn hóa và hội nhập quốc tế đòi hỏi nội dung giáo dục đại học phải mang tính hội nhập và phát triển, bảo đảm cơ cấu hợp lý giữa kiến thức khoa học cơ bản, ngoại ngữ và công nghệ thông tin với kiến thức chuyên môn và các bộ môn khoa học nền tảng, phát huy truyền thống tốt đẹp, bản sắc văn hóa dân tộc; tương thích với trình độ chung của khu vực và thế giới.
Tất cả các trình độ được đào tạo cần thông thạo ít nhất một ngoại ngữ tiếng Anh và giao tiếp được bằng một ngoại ngữ khác. Việc “học ngoại ngữ” đặt ra mức độ cao hơn đối với giáo dục phổ thông, lên đại học thì phải là ngoại ngữ nâng cao và ngoại ngữ chuyên ngành."
Nguồn: Giáo dục đại học VN: Chuẩn hóa và hội nhập quốc tế như thế nào? [vietnamnet][đọc]
----
Giáo dục Việt Nam: Sự sợ hãi đánh mất quyền lực [vanhoanghean.com.vn][đọc]
Thầy giáo kể chuyện đi thi chứng chỉ Tin học mà "vừa buồn cười vừa tức" [giaoduc.net.vn] [đọc]
-----
----- 3/8/2018 -----
"Theo giáo sư Ju, kinh nghiệm của Đài Loan là cứ phát triển kinh tế thật tốt, xã hội thật văn minh thì người tài, bao gồm cả kiều bào lẫn người nước ngoài sẽ tự khắc trở về làm việc. Đối chiếu với trường hợp của K., tôi mới hiểu là giáo sư Ju nói đúng. "
Chuyện ít biết về những “công nhân khoa học” lang thang (http://antgct.cand.com.vn) [đọc]
----- 27/7/2018 -----
"...thế giới đang tồn tại 3 “hệ sinh thái”: đại học tinh hoa, đại học đại chúng và đại học phổ cập. Trong đó, lý tưởng là mô hình “tinh hoa” với chức năng của trường đại học là định hình tầng lớp quản lý, chuẩn bị lực lượng tinh hoa, giảng dạy theo hình thức 1-1 hoặc theo lớp. Năm 2018 được xem là bước chuyển tiếp từ giai đoạn “tinh hoa” sang “đại chúng”."
...tại Việt Nam, sự chuyển dịch từ “tinh hoa” sang “đại chúng” mới chỉ thể hiện qua số lượng người học, bởi quan điểm quản lý nhà nước và giáo dục vẫn phần nhiều nặng về “tinh hoa”, các chuyển dịch theo hướng “đại chúng” chậm và không hiệu quả. “Để chuẩn bị cho giai đoạn giáo dục phổ cập sẽ diễn ra trong khoảng 20 năm nữa, giáo dục đại học Việt Nam cần phải có sự chuẩn bị kỹ càng để thích ứng được với sự thay đổi của xã hội”
...“Những vấn đề thiết yếu cho giáo dục đại học bao gồm gắn việc dạy và học với thực hành, tăng cường công nghệ và ngoại ngữ, đa dạng hóa lộ trình giáo dục, mở rộng cửa trường đại học, đặc biệt biến trường đại học trở thành trung tâm học tập suốt đời” ..
Nguồn: Chuyên gia giáo dục tìm lối ra cho giáo dục đại học (motthegioi.vn) [đọc]
-----
Tiến sĩ Bùi Trân Phượng: Không thể dạy người khác rung cảm nếu chính mình không có khả năng rung cảm…(http://antgct.cand.com.vn)[đọc]
----- 20/7/2018 -----
Mười đề xuất của tác giả Lương Hoài Nam về hệ thống giáo dục - vanhoanghean [đọc]
----- 19/7/2018 -----
Ý kiến của tác giả Lê Thanh Phong:
"Hãy tổ chức thi học kỳ thật tốt, em nào đủ điểm thì lên lần lượt các lớp. Học sinh thi đủ điểm hai học kỳ lớp 12 coi như tốt nghiệp THPT. Còn thi đại học thế nào? Hãy trả lại quyền tuyển sinh cho các trường đại học, Bộ GDĐT không cần tham gia.
Tự chủ đại học là tự chủ học thuật, tự chủ tài chính và tự chủ tuyển sinh, thậm chí là xét tuyển. Các trường sẽ cạnh tranh bằng chất lượng đào tạo, danh tiếng thương hiệu, thị trường sẽ quyết định sự sống còn của các trường đại học. Trường nào đào tạo lôi thôi, chất lượng kém thì sẽ không ai vào học, vì cho dù có cầm tấm bằng của trường đó cấp, cũng khó kiếm việc làm." - laodong.vn [đọc]
---- 6/7/2018 -----
- "thoát công"
[Từ “thoát công” ở cấp phổ thông trung học sẽ đến “thoát công” ở bậc đại học. Để đến lúc, Việt Nam xuất hiện những trường đại học tư tên tuổi, có chất lượng sánh ngang với các trường đại học của các nước trong khu vực. Việt Nam chưa có những trường đại học tư danh tiếng, có nguyên nhân một phần vì chưa thoát được công. Sau đại học sinh viên bước ra đời, những trí thức trẻ bỏ ngay tư duy bám bầu sữa Nhà nước, cha mẹ không phải bỏ tiền ra chạy trường công từ khi còn đi học, học xong ra trường lại bỏ tiền chạy cho vào làm công chức. Họ tự tin “thoát công”, mạnh dạn đi gõ cửa tư nhân, thi thố tài năng và khẳng định bản thân mình. Họ có thể thành đạt, giàu có mà không cần phải bám vào cửa công.] - laodong.vn [đọc]
----- 17/6/2018 -----
- Những điều lưu tâm trong phép ăn uống - trang của bác Đỗ Hồng Ngọc [đọc]
----- 16/6/2018 -----
- Đốn tim - fb Vũ Kim Hạnh [đọc]
----- 13/6/2018 -----
- Luật An ninh mạng: Những thông tin bị cấm và hình thức xử lý - PLTP [đọc]
----- 11/6/2018 -----
- TẤN CÔNG VÀO AN NINH TIỀN TỆ VIỆT NAM, TỈ SỐ 1-0 ? - fb Vu Kim Hanh [đọc]
----- 5/6/2018 -----
- Ý kiến của bà Phạm Chi Lan về đặc khu - cám ơn bà - [Xem]
----- 30/5/2018 -----
- Sống "chậm" mà "chất" ở Bhutan - tuoitre.vn [đọc]
----- 29/5/2018 -----
- "trẻ thì chọi nhau, già thì chọi con" ẹ ẹ - VNN [đọc]
----- 27/5/2018 -----
- Cô và các em dễ thương, thể dục toàn thân, trí não,...muốn tập thể dục rồi he he - thanhnien.vn [xem]
----- 20/5/2018 -----
- Thời đại của Stackoverflow - ngminhtrung [travisnguyen.net]
----- 17/5/2018 -----
- Hệ thống giáo dục đóng kín cửa sớm muộn gì cũng sẽ thoái hóa, lạc hậu - Vũ Ngọc Hoàng (giaodục)[đọc]
----- 14/5/2018 -----
- GS Phan Đình Diệu qua đời (VNN)[đọc]
- Để biết là mình không biết... - GS Phan Đình Diệu (chungta)[đọc]
----- 12/5/2018 -----
- "Vậy thì rốt cuộc những việc mà giáo dục làm sẽ đưa xã hội tương lai đến đâu?" "Vậy thì cuối cùng, chúng ta muốn học sinh, con em mình thành người thế nào?" - (facebook Nguyễn Quốc Vương)[đọc]
----- 11/5/2018 -----
- Chuẩn đại học - Giản Tư Trung (vnexpress) [đọc] -- cuốn "Đúng việc" của tác giả rất hay
----- 9/5/2018 -----
- Ông vua hữu cơ - gạo hữu cơ Việt - Nguyễn Quang Cua (facebook Vũ Kim Hạnh) [đọc]
----- 6/5/2018 -----
- Blended learning - kết hợp "học trực tuyến" và "học trực diện"(blog giaoducvietnam) [đọc]
- Nông nghiệp sạch (facebook Vũ Kim Hạnh) [đọc]
- Đồng nghiệp tiếc nuối khi GS Trương Nguyện Thành không được công nhận chuẩn hiệu trưởng -----(laodong) [đọc]
----- 4/5/2018 -----
- Buổi nói chuyện nhiều thông tin có ích về bệnh cột sống của bs Võ Xuân Sơn ----- Facebook[video]
Có nên vứt bỏ code cũ? -----Kipalog
Rất nhiều thông tin từ khảo sát các lập trình viên của Stackoverflow 2018:
https://insights.stackoverflow.com/survey/2018
- Các cơ sở dữ liệu đang được quan tâm:
- Các framework đang được quan tâm:
- Một số ngôn ngữ được dùng nhiều:
- Sau khi có kiến thức nền, hầu hết là tự học tiếp:
---------
Bố mẹ muốn này muốn kia thì tự mà đi học nhé, lúc nào cũng tính với chả tính, mỗi con người muốn trưởng thành phải có quá trình, cứ mang kinh nghiệm mấy chục năm trong đời ra để ép các em, thấy mà tội:
"Với bọn trẻ mới lớn cũng thế. Áp lực học hành do ngành giáo dục tạo ra chiến lược “ngọng líu ngọng lô”. Năm nay thi 3 môn, năm sau thi 4 môn, rồi tổ hợp, rồi trắc nghiệm với đủ “sáng tạo” của mấy ông ngồi salon máy lạnh nghĩ ra.
Áp lực từ cha mẹ bắt con học ngành mà phụ huynh muốn hơn là để con chọn ngành con thích và có khả năng. Muốn giỏi lĩnh vực nào đều phải có đam mê, từ đam mê mới có hy vọng giỏi.
...
Nguồn: trang của bác hieuminh.org
----------
Nhân bản - dân tộc - khai phóng:
Triết lý giáo duc của Đại học Tokyo:
----------
(người Việt u mê)
Ý kiến của Nguyễn Quốc Vương:
"Quan sát xung quanh tôi nhận thấy hiện nay trong xã hội tồn tại xu hướng tư duy sau.
- Cho rằng mọi bệnh tật, tai nạn, bất hạnh của mình là do số trời quyết định nên tặc lưỡi bảo "chết có số" để rồi không bao giờ nhìn lại sửa đổi bản thân và nỗ lực cải tạo môi trường sống theo cách và bằng năng lực của mình cho nó tốt lên.
- Cho rằng những gì bất hạnh, thiếu may mắn, rủi ro , bệnh tật của mình là do vì mắc nghiệp chướng, mình bị ma quỷ quấy phá...vì thế mà tìm kiếm giải pháp ở tâm linh, tôn giáo từ đó né tránh hoặc không nhận ra vấn đề ở hiện thực mà nỗ lực cải tạo nó.
Ví dụ, ung thư hiện nay là nỗi sợ của đại đa số. Giàu hay nghèo đều có nguy cơ đối diện.
Nhưng thay vì nhìn thẳng vào sự thật là môi trường sống (nước, không khí, thực phẩm, đất đai) quanh mình đang bị ô nhiễm trầm trọng và dịch vụ an sinh xã hội (y tế, giáo dục, giao thông..) đang gặp vấn đề không đảm bảo tốt cho việc chăm sóc sức khỏe cho đại chúng, rất nhiều người lại suy luận rằng đó là do "số", là do "nghiệp" là do "quả báo"... để rồi suốt ngày cầu cúng, rước thầy này thầy nọ.
Nếu muốn tư duy theo hướng ấy thì có lẽ phải tư duy rằng "nghiệp" ấy chính là hậu quả của việc các thế hệ đi trước đã sai lầm trong tư duy và hành động để dẫn tới kết quả hiện thực tồi tệ này và chúng ta-những người đang sống đây nếu như không làm gì tích cực để cải thiện thì cái "nghiệp" (các vấn đề không được giải quyết) sẽ lại truyền lại , đặt nặng lên vai con cháu chúng ta và ngày một lớn thêm.
Các cụ Phan Châu Trinh, Nguyễn Trường Tộ, Phan Bội Châu...không phải có tài tiên tri mà là các vấn đề người Việt đối mặt đã không được giải quyết tốt nên nó còn lại đến nay và ngày càng tệ.
Ở Nhật giai đoạn 1960-1980 cũng là "thời đại của ung thư". Ở Nhật bói toán được công nhận là một nghề, có đào tạo, có chứng chỉ, có nộp thuế, chương trình truyền hình của Nhật cũng phát công khai nhiều chương trình về các nhân vật có năng lực huyền bí, dị thường (chị Hoàng Thị Thiêm-người ba mắt của Việt Nam cũng từng được mời đến Nhật tham gia một chương trình dạng này).
Nhưng nước Nhật chinh phục được bệnh tật, nâng cao tuổi thọ là nhờ vào các chính sách vĩ mô và nỗ lực của từng công dân trong việc cải tạo môi trường sống (tái cấu trúc các khu công nghiệp, dịch chuyển cơ cấu công nghiệp, nâng cao tiêu chuẩn môi trường, giải quyết các vấn đề đô thị, phát triển các phong trào công dân, tổ chức dân sự bảo vệ môi trường, nâng cấp hệ thống y tế, cải cách giáo dục chú trọng giáo dục tôn trọng sinh mệnh, tôn trọng thiên nhiên và sống hài hòa với thiên nhiên...).
Ai đã từng đến Nhật một lần hẳn đều rõ, môi trường sạch đẹp của họ có được là kết quả cố gắng cả ngàn năm của từng người từ kẻ vô danh cho đến vua chúa. Nó có được không phải là nhờ cầu cúng.
Ở nước Nhật hiện đại ngày nay, hầu như ai qua đời cũng được tiễn đưa bằng nghi lễ tôn giáo (Phật giáo, Thiên chúa giáo) kể cả những người "vô thần nhất".
Nhưng là người Nhật, họ đồng cảm sâu sắc triết lý "Thánh thần chỉ có thể giúp mình khi mình biết tự giúp mình".
Điều đó có lý vì nếu có thánh thần, thì thánh thần đương nhiên sẽ khác con người và vì thế sẽ làm những việc không thuộc về thế giới con người hoặc những việc mà con người hoàn toàn không làm được.
Cải tạo môi trường sống để có cuộc sống tốt hơn là công việc của Người không phải công việc của thần."
Nguồn:https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=563035064075239&id=100011062518050
--------
(người Việt u mê)
Ý của Lê Ngọc Sơn:
"Đang có những chỉ dấu cho thấy, không ít người, từ quan chức đến dân thường, thay vì hướng đến việc xây dựng một “thiên đường” trên trần thực, nơi quan hệ người - người trở nên... người hơn, nhân văn hơn... lại mụ mị với tín điều, hay muốn nhảy cóc sang một viễn lai đẹp đẽ nhưng không kém phần hư ảo bằng “phương pháp” của trần tục, như hối lộ với cả thánh thần để mưu cầu lợi ích cho mình.
...
Chúng ta đang nặng về sống hình thức, mà quên hẳn phần nội dung; hướng ngoại (tìm kiếm sự trợ giúp của các thế lực siêu nhiên) mà quên đi nội tại (dựa vào năng lực bản thân, và cải tạo chính bản thân). Với người có tư duy truy nguyên lý tính, người ta sẽ tìm hiểu các thói quen sống lành mạnh, ăn uống khoa học... để giữ sức khỏe, tránh các nguy cơ tai nạn; học các tri thức, kỹ năng mới để thăng tiến trong sự nghiệp v.v.. Nhưng những người tin vào các thế lực ngoại lai sẽ cầu thánh thần ban các điều may, chẳng hạn như dễ dàng “thăng quan tiến chức”, hay “mua may bán đắt”... Khi một nền văn hóa mà một bộ phận không nhỏ thành viên trong đó không còn tin vào năng lực của chính mình, tin và trông chờ vào năng lực siêu nhiên, đó là một nền văn hóa thiếu lý tính, mụ mị, bị tổn thương và lệch lạc."
Nguồn: “Nhảy cóc” lên thiên đường, và sự khốn cùng của văn hóa (nguoidothi)
------------
Các em sinh viên lười học nên không thể đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp, chỉ thích hợp để làm công nhân.
Nguồn: Vì sao doanh nghiệp FDI 'chê' chất lượng lao động Việt Nam (baomoi)
--------
Bác sĩ Nguyễn Anh Trí,
"Một môi trường vừa công bằng, vừa chuyên nghiệp mà không thiếu tình người"
Nguồn: http://cafef.vn/gs-nguyen-anh-tri-neu-kiem-tien-mot-cach-chinh-danh-toi-la-mot-trong-nhung-giao-su-giau-nhat-vn-20180326152956028.chn
-------
Giáo dục giới tính cho trẻ
"PV: Đối với xã hội Việt Nam, trẻ ở độ tuổi nào thì người lớn nên cởi mở và chấp nhận chuyện quan hệ tình dục của các em?
Tiến sĩ Trần Thành Nam: Tôi cho rằng phụ huynh và người lớn nên cởi mở và chấp nhận chuẩn bị giáo dục giới tính, tình yêu, tình dục cho con từ khi sinh ra.
Mục tiêu giáo dục đến 3 tuổi là giúp trẻ gọi tên chính xác các bộ phận cơ thể bao gồm cả bộ phận sinh dục. Dạy con về sự riêng tư, không riêng tư cũng như sự khác biệt giữa bé trai và bé gái.
Đến giai đoạn 4-5 tuổi, cần dạy trẻ về chức năng các bộ phận cơ thể bao gồm cả bộ phận sinh dục, giáo dục trẻ về động chạm an toàn và không an toàn, giới và mối quan hệ xã hội.
Trong giai đoạn từ 6-10 tuổi, phải cung cấp các thông tin cơ bản về hệ thống sinh sản, quá trình dậy thì và những thay đổi thể chất, các xu hướng tình dục khác nhau (đồng tính, song tính)…
Từ 11 tuổi trở lên, cần giáo dục trẻ về quan hệ tình dục và tình dục an toàn; tình yêu là gì, trinh tiết và quan hệ trước hôn nhân; cũng cần dạy trẻ kỹ năng lựa chọn các kênh thông tin phù hợp, kiểm tra độ tin cậy của thông tin khi tìm hiểu về tình dục và những vấn đề các em quan tâm.
PV: Gia đình, nhà trường và xã hội nên có thái độ thế nào trước việc yêu đương của các em?
Tiến sĩ Trần Thành Nam: Gia đình, nhà trường và xã hội trước tiên cần phải thay đổi với những suy nghĩ sai lầm của bản thân về việc giáo dục giới tính, tình dục cho các em. Cần đấu tranh với suy nghĩ nói về vấn đề này là vẽ đường cho hươu chạy, là người lớn có quan điểm thoáng và cho phép vấn đề này. Những suy nghĩ kiểu thế hệ trước có giáo dục chúng ta đâu mà chúng ta vẫn ổn cũng cần phải được thay thế.
Thứ đến, chúng ta cần phải ý thức việc giáo dục về tình bạn – tình yêu – tình dục trước hết thuộc về gia đình và nhà trường với sự chung tay của cộng đồng xã hội. Không cần quá lo lắng về việc chúng ta không phải là chuyên gia. Chính thái độ quan tâm, tin tưởng và định hướng giá trị của gia đình và nhà trường sẽ là những “bộ thắng” cho trẻ mỗi khi dự định đi quá đà.
Cũng cần ý thức rằng, việc giáo dục giới tính, tình yêu, tình dục ở gia đình và nhà trường hiện nay nếu có cũng chỉ là nói cho có, nói cho qua. Các em cần chúng ta nói cho ra chứ không phải nói cho qua vấn đề."
Nguồn: Thực trạng bất ngờ về tình dục học đường ở Việt Nam hiện nay (vov.vn)
---------
Người lớn “quỳ” hết rồi, trẻ con biết học “đứng” ở đâu?
"Nhưng tôi nghĩ, người đang buồn nhất là tụi nhỏ, vì các em học sinh có lẽ đang hoang mang vì không biết phải học đứng cho thẳng ở đâu, khi người lớn đã quỳ hết cả. Tôi muốn nhìn nhận sự việc này một cách thật công bằng, không thành kiến, không thiên vị từ góc nhìn của cá nhân.
Cô giáo bắt cả tập thể lớp phải quỳ chỉ vì một số em nói chuyện trong lớp. Cô giáo muốn dạy các em điều gì? Là cô giáo thì được làm bất kỳ hành động nào, kể cả là phản giáo dục để răn đe học sinh? Là phải biết cam chịu và im lặng khuất phục ngay cả trước những sự sai trái của cô giáo – một người bề trên, được tin tưởng giao trọng trách giáo dục con người, nhưng lại đi dạy bài học về làm nhục con người. Là phải chịu trách nhiệm vô lý với cả những việc mình không làm và bản thân không có cách gì giải quyết được, bởi học sinh đến lớp là để học chữ, học làm người, chứ không phải làm nhiệm vụ giữ trật tự cho cả lớp (trừ khi là lớp trưởng có nhiệm vụ nhắc nhở các bạn).
Cô giáo muốn dạy các em là nhà trường không chỉ là nơi dạy kiến thức, mà còn là nơi dạy người ta những cách xử phạt gớm ghiếc và đáng sợ???
Cô giáo dễ dàng quỳ gối trước phụ huynh để thị phạm cho học sinh là chấp nhận đầu hàng trước áp lực, bất kể đúng sai?
Cô giáo xem thường nhân phẩm của người khác và cả chính mình thì sao dạy được học sinh sống cho chính trực?
Còn những Phụ huynh muốn cô giáo phải quỳ. Họ đang muốn dạy con họ điều gì?
Là phải ăn miếng trả miếng, phải dùng cái sai để ứng xử với cái sai? Là phải ăn thua tới cùng và không cần dùng tới pháp luật, là tự hành xử theo ý muốn cá nhân bất chấp các giá trị đạo đức và nhân cách con người. Phụ huynh, họ không quỳ, nhưng thực tế họ đã quỳ sụp thất bại trước nhân cách của người làm cha, làm mẹ - những người đáng ra phải là tấm gương sáng về đạo đức để con cái trông cậy vào. Bố mẹ sai trái thì sao dạy được con ngay thẳng!
Thầy hiệu trưởng nói vài câu rồi bỏ đi khi các vị phụ huynh đang căng thẳng, để cô giáo phải quỳ tại chính ngôi trường mà ông là người đứng đầu. Thầy đang muốn dạy các em điều gì? Là “thấy ăn tìm đến, thấy đánh tìm đi”, là nếu có thể thoái thác được trách nhiệm của chính mình thì cứ tránh. Là cứ hèn nhát và lảng tránh đi để “im lặng hưởng thái bình”?
Thầy ứng xử như vậy thì sao dạy được trò dũng cảm?
Tôi tự nhủ, nếu một sự việc này xảy ra ở một quốc gia Châu Âu thì sẽ như thế nào nhỉ? Cô giáo bị cho thôi việc và bị cấm hành nghề, thậm chí bị kiện vì làm nhục học sinh, thầy hiệu trưởng từ chức vì không làm tròn chức trách và chịu trách nhiệm liên đới, còn phụ huynh ngoài bị kiện vì làm nhục cô giáo thì còn có thể bị tước quyền nuôi con vì có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến nhân cách trẻ nhỏ….
Còn ở nước mình, xử lý sự việc ra sao hay ồn ào một chút, rồi thôi?
Thế đấy, trong khi sứ mệnh quan trọng nhất của ngành giáo dục là “dạy người” thì qua những sự việc đáng buồn thế này lại bị đọc chệch đi thành “lạy người”…."
Nguồn: infonet.vn
-------
Cô giáo phải quỳ "vì không còn đường lui"....
- Chuẩn mực còn đâu?
- Sao cứ phải bắt học sinh phải quỳ? không còn cách khác à?
- Cô giáo thiếu bản lĩnh nghề nghiệp, bản lĩnh sống?
- Quản lý (hiệu trưởng) sợ trách nhiệm?
- Hội trưởng hội phụ huynh sợ va chạm?
- Phụ huynh cậy thế, cậy quyền, cậy tiền?
- Đứa con của vị phụ huynh này sẽ trở thành cái gì?
Đau quá, nhục ơi là nhục!!!
"Trong tình hình bản thân đứng trước sức ép lớn từ phía phụ huynh, đồng thời cũng nhận thấy bản thân mình sai trước, tôi không nghĩ được gì khác, chỉ muốn mọi việc được giải quyết xong nên có suy nghĩ buông xuôi, hơn nữa hiệu trưởng cũng không có ý gì về thái độ của phụ huynh."
Nguồn: Cô giáo nói phải quỳ 40 phút vì 'không còn đường lui' (tuoitre)
...
-------
Loạt bài nói chuyện vui, có ích (mặc dù từ năm 2012)
1. Super Investors' Day - TS. Lê Đăng Doanh
2. Super Investors' Day 2012 - TS. Alan Phan
3. Lê Thành Ân
4. Đặng Doãn Kiên
5. Đặng Lê Nguyên Vũ
6. Lê Quốc Vimh
7. Chu Tiến Dũng
9. Super Investors' Day 2012 - TS. Hồ Công Hưởng (chứng khoán)
10-11. Super Investors' Day 2012 - Ông Lê Hùng Dũng và ông Phạm Đỗ Chí (vàng)
11. Super Investors' Day 2012 - TS. Phạm Đỗ Chí - (vàng)
14. Super Investors' Day 2012 - Ông David Jensen (chứng khoán)
23. Tổng kết của bác Alan Phan (tạo dòng tiền)
--------
"Bốn năm cụ một bầu rượu (khoảng 1/4 lít), mỗi người mỗi chiếc chén “hột mít”, thỉnh thoảng nhấp môi và khà lên một tiếng thật dài, với tâm trạng khoan khoái, thoải mái.
...
Còn uống rượu thời nay, trên bàn tiệc hầu hết là chai 75 (750 ml), hết chai này đến chai khác, “nếu trong chai hết rượu tích tinh tình thì còn trong can”.
Rót rượu phải lên tận “Cao Bằng” (rượu đầy ngang miệng chén), khi đã cầm ly đưa lên miệng là phải dốc đến “Bắc Kạn” (trong ly không còn giọt rượu nào).
Đặt ly rượu xuống người nọ soi ly người kia, nếu ai còn “long đen” không được chấp nhận. Rồi tìm mọi duyên cớ để chúc nhau, ép nhau hết 100% này đến 100% khác…
Không những vậy, để tạo cảm hứng, trước khi “nốc” rượu mọi người cùng đồng thanh “một, hai, ba dô” với âm lượng rền vang phố phường.
Chính vì những cuộc rượu như vậy mà rất nhiều người tham gia bàn tiệc khi ra về chân đi xoắn quẩy, miệng phát âm như người liệt dây thần kinh số 7.
Không ít người trong số đó rơi xuống hạng “Tục tửu”, “Cuồng tửu” quậy phá, đánh chửi nhau. Vì vậy, nhiều án mạng đã xảy ra …
Nguồn: Tiên tửu, Phật tửu, Nhân tửu, Cuồng tửu, Tục tửu và Cẩu tửu (GDVN)
------
"Tất cả những bất cập trên tất nhiên không làm mất đi lợi ích khổng lồ của mạng xã hội. Tuy nhiên, cũng giống như những tiến bộ công nghệ khác, để tối đa hóa hiệu quả, người dùng cần nhìn nhận nó một cách đa chiều hơn. Bill Gates có lẽ là nhân vật quan trọng nhất trong cuộc cách mạng máy tính và Internet tỏ thái độ rất dè chừng với công nghệ. Ông chỉ đọc sách giấy, và không cho phép con cái sử dụng các thiết bị điện tử cầm tay cho đến năm 14 tuổi.
Không phải ai cũng là Bill Gates, và không phải những gì Bill Gates làm cũng đúng, nhưng xu hướng hạn chế bớt công nghệ, đặc biệt là Internet và mạng xã hội, đang dần được chú ý nhiều hơn. Nhiều người dần quay lại với cách sống tiền Internet: giao tiếp trực tiếp nhiều hơn, trở về hòa mình vào thiên nhiên, tham gia các hoạt động thiện nguyện, hay dấn thân vào các cuộc hành trình, để tự giải thoát khỏi “cộng đồng mạng”. Nhiều người bạn của tôi thậm chí đã đóng hẳn trang Facebook cá nhân của mình. Và họ cho rằng mình thực sự làm được nhiều thứ có ý nghĩa hơn khi không bị đắm chìm trong cạm bẫy của Mark Zuckerberg."
Nguồn: Mất tích trên mạng (thesaigontimes.vn)
-------
Học ngành gì để không bị robot cướp việc...
"Tốc độ mất việc còn khủng khiếp hơn đối với các công nhân tại nhà máy tại Long Biên. Dây chuyền bột giặt tuổi đời hơn 20 năm ở đây, vốn có 100 người nhưng khi máy móc vào thì sẽ chỉ cần có 10-15 người vận hành.
Nguồn: Thời 4.0: Hàng chục ngàn nhân viên ngân hàng, giao dịch viên mất việc (vietnamnet.vn)
--------
Bảo tàng gia đình...
"Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên là một câu chuyện lớn về cuộc đời cụ và vợ - cụ bà Vi Kim Ngọc do con cái kể theo dòng trình tự thời gian. Kết cấu trưng bày tại đây vừa dung dị, gần gũi nhưng cũng thật đặc biệt. Tầng 1: Giới thiệu nền tảng của gia đình, dòng họ; tầng 2: trưng bày Tuổi trẻ của bố mẹ; tầng 3 là câu chuyện: Bố chúng tôi, một nhà bác học; tầng 4: Bố chúng tôi, một người hành động. Người xem sẽ gặp ở đây nhiều tư liệu, hình ảnh, hiện vật, hồi ký… mà gia đình kỳ công lưu giữ của nhiều nhân chứng về cuộc đời và sự nghiệp giáo dục của cố Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên. Nhiều người đã biết, cụ là Bộ trưởng Giáo dục gần 30 năm, từ năm 1946 – 1975, xuyên suốt qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Mấy chục năm liền, vị bộ trưởng ấy đã đóng góp không ngừng nghỉ để lãnh đạo tổ chức nền giáo dục mới trên nền tảng của tinh thần dân tộc, khoa học và đại chúng. Nhưng từ những câu chuyện kể ở bảo tàng này, người xem có cơ hội tìm hiểu về những đóng góp của cụ trong quá trình gìn giữ bản sắc văn hóa của người Việt, thông qua lối thuyết trình rất gần gũi, đủ sức mạnh kết nối giữa quá khứ và hiện tại: “ Đến Pháp năm 1926 bố học đại học Văn chương ở Montpellier."
Nguồn: http://www.daidoanket.vn/tinh-hoa-viet/chuyen-o-vuon-ky-uc-tintuc394686
-----------
Networking và connecting
Networker, với ý niệm gây dựng mối quan hệ với những người chưa quen biết, thường lặp đi lặp lại những câu tán dương “Ôi anh/chị có cái áo đẹp quá!” hay tỏ ra mình cũng rất thời thượng như “Ồ, anh cũng dùng Iphone trắng à?”…nghe có chán không các bạn?
Connector không cần phải tán dương ai để lấy lòng ai cả vì bạn hoàn toàn không cần phải gây dựng mối quen biết vì vụ lợi. Chúng ta cũng không phải đến những chỗ mà ta không thích như bàn nhậu và buộc phải nhậu để lấy lòng ai. Connector xây dựng mối quan hệ trên sự tin tưởng, chân thành và tìm thấy hạnh phúc khi giúp được một ai đó.
Nguồn: https://dotchuoinon.com/2012/07/23/networking-vs-connecting/
-----------
Cày đi các bạn sinh viên IT:
Nhân sự CNTT tiếp tục "hot" trong năm nay
"Công việc “hot” nhất ngành IT hiện nay là senior developers, lập trình viên có thể suy nghĩ sáng tạo và đề xuất cách giải quyết vấn đề. Phân nửa các công ty được khảo sát cho biết đây là vị trí họ mong muốn tuyển nhiều nhất.
Junior hoặc middle developers, những lập trình viên có thể làm theo hướng dẫn và viết code sạch là vị trí được săn đón nhiều thứ hai, với 37% công ty nói họ tuyển vị trí này nhiều nhất.
Nguồn:http://www.thesaigontimes.vn/268432/Nhan-su-CNTT-tiep-tuc-hot-trong-nam-nay.html
------
Đốt bằng đại học???
"Bùi Hoàng Diệp, Giám đốc điều hành công ty Lion Bui Agency, cũng khẳng định: “Với vai trò nhà tuyển dụng, tôi đánh giá nhân sự tuyển vào có thực sự phù hợp với công việc mình đang tuyển hay không, về trình độ, kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, thái độ... Đánh giá con người không qua một hành vi nào đó, góc nhìn sự việc mà phải là cả một quá trình. Vì ở góc độ tuyển dụng, nếu bạn đó phù hợp và đạt được các tiêu chuẩn yêu cầu, lại ham học hỏi, có đam mê trong công việc của mình đang tuyển thì tôi vẫn sẽ tuyển. Biết trước chuyện này, đánh giá về thái độ thì tôi sẽ kiểm tra bằng câu hỏi đòi hỏi tư duy chứ không ảnh hưởng đến việc đánh giá”.
...
GS Nguyễn Văn Tuấn, Viện Y khoa Gravan (Úc), cho biết ngay cả ở nước ngoài, những nước tự do hơn, cũng rất hiếm khi nào thấy sinh viên đốt bằng cấp. Đó là một chứng từ quan trọng trong đời người. Hành động này rất bậy. Có thể chính những người đốt bằng không biết họ làm gì (từ tiềm thức), mà chỉ muốn thể hiện sự tuyệt vọng hay khinh bỉ. Nhưng nó phản ánh sự loạn chuẩn đạo đức xã hội và đạo đức học thuật.
Ngày nay, ra trường với cái bằng cử nhân có khi làm việc thư ký hay thậm chí bồi phòng trong khách sạn. Sinh viên có khi thấy cái bằng đó không cần thiết cho họ đi xin việc làm
GS Nguyễn Văn Tuấn, Viện Y khoa Gravan (Úc)
“Ngày xưa, bằng tú tài đã là trân quí lắm rồi. Đến cử nhân thì coi như “ông cử” hay “bà cử”. Một phần là thời xưa học hành đàng hoàng, nghiêm chỉnh, rất khó tốt nghiệp. Còn ngày nay, ra trường với cái bằng cử nhân có khi làm việc thư ký hay thậm chí bồi phòng trong khách sạn (tôi đã gặp). Sinh viên có khi thấy cái bằng đó không cần thiết cho họ đi xin việc làm” – ông Tuấn nói.
Nguồn: https://thanhnien.vn/giao-duc/doanh-nghiep-khong-quan-tam-den-bang-cap-cua-cu-nhan-dot-bang-926881.html
----------
Giáo dục phổ thông Việt Nam mãi đì đẹt vì chưa tháo được nút thắt tư duy
TRƯƠNG QUANG ĐỆ 06:55 19/01/18 THẢO LUẬN (2)
(GDVN) - Buồn thay, giáo dục vẫn lẩn quẩn với những cách làm, cách suy nghĩ cũ kỹ của thế kỷ trước, chưa thoát khỏi những xiếng xích vô hình cản bước tiến của dân tộc.
LTS: Đó là những chia sẻ của thầy Trương Quang Đệ, nguyên là chủ nhiệm khoa Ngoại ngữ (Trường Đại học sư phạm Huế).
Thầy từng là chuyên gia giáo dục Việt Nam sang hỗ trợ các nước châu Phi trong những thập niên 70, 80 và là chủ biên bộ sách giáo khoa tiếng Pháp chương trình Trung học phổ thông (sử dụng từ năm 1994 đến 2004).
Trước những thực tế tồn tại của nền giáo dục nước nhà, thầy đã có những chia sẻ, trăn trở gửi đến Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam.
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả.
Một giảng viên Đại học Bách khoa Hà Nội gần đây có bài đăng trên mạng cho biết, số sinh viên Campuchia theo học trường này giảm hẳn từ hơn năm nay.
Số sinh viên còn lại mà ông tiếp xúc tâm sự với ông rằng: Campuchia có ông Bộ trưởng Giáo dục mới chủ trương lấy trung thực làm gốc, học hành thi cử được đánh giá đúng thực chất, xóa bỏ mọi thứ gian dối trong quản lý, dạy và học.
Nhờ thế mà chỉ một thời gian ngắn, chất lượng giáo dục từ tiểu học đến đại học thay đổi như có phép thần thông.
Giới trẻ ở Campuchia hiện nay, thấy không cần phải đổ xô ra nước ngoài học như trước đây nữa.
Buồn thay, giáo dục nước ta vẫn lẩn quẩn với những cách làm và cách suy nghĩ cũ kỹ của thế kỷ trước, chưa thoát ra khỏi những xiếng xích vô hình cản trở bước tiến của dân tộc.
Trước hết là bệnh ngụy thành tích trầm kha của các cấp quản lý, của đội ngũ giáo viên và gia đình xã hội.
Trường nào cũng phấn đấu (ảo là chủ yếu) đạt tỷ lệ học sinh khá giỏi ở mức gần như tuyệt đối.
Tỉnh A thấy phấn khởi vì có nhiều học sinh đỗ đại học hơn tỉnh B, có nhiều cử nhân, thạc sỹ, tiến sỹ hơn tỉnh B.
Sở Giáo dục và các vị Hiệu trưởng tỉnh B ăn ngủ không yên với tình hình đó. Không ai nghĩ một cách nghiêm túc rằng: mục tiêu của giáo dục không phải như vậy.
Trong một nền giáo dục chân thực, nhà trường không phải là nơi đào tạo người giỏi, ở bậc phổ thông không cần gì đến trường chuyên lớp chọn.
Người giỏi, tức là người có năng lực vượt trội hơn người khác mà ta quen gọi là nhân tài chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ trong đông đảo quần chúng học sinh không phải là đối tượng chủ yếu của nhà trường.
Thông qua sự liên thông giữa trường học và các viện khoa học, các hội đoàn chuyên ngành, các quỹ hỗ trợ tài năng, người giỏi sẽ có sự quan tâm riêng.
Nhà trường chỉ cần cung cấp, ngoài những hiểu biết cơ bản, cần thiết cho đời sống công dân, những kỹ năng giao tiếp như: lắng nghe, diễn đạt, ghi chép… Và thói quen tham gia công tác xã hội, biết chơi thể thao, thưởng thức nghệ thuật...
Báo chí truyền thông lâu nay chỉ đề cao những học sinh được huy chương vàng, bạc quốc tế, coi đó là con đường vinh quang của cánh trẻ.
Không mấy ai quan tâm đến những em tham gia tốt công tác xã hội như: chăm sóc người già, lo việc gia đình, giúp đỡ láng giềng.
Lấy lại ví dụ về hai tỉnh A và B. Tỉnh A có nhiều học sinh đỗ Đại học, nhiều Thạc sĩ, Tiến sĩ hơn tỉnh B, nhưng đa số không có việc làm hay có việc không đúng ngành nghề đã học.
Tỉnh B có rất ít, thậm chí không có Thạc sĩ hay Tiến sĩ, nhưng số học sinh tốt nghiệp phổ thông biết bắt tay vào công việc thực tế, biết cách khởi nghiệp và đóng góp cho tỉnh nhà nhiều cơ hội phát triển kinh tế, nâng cao đời sống xã hội.
Thử hỏi, người dân tỉnh A hay tỉnh B, ai tự hào về con em mình hơn?
Đại học nước ta khép kín trong lĩnh vực hàn lâm với vòng kiềm tỏa của các vị Giáo sư không mấy cởi mở.
Ít thấy đại học nào mời các doanh nhân thành đạt, những chính khách có kinh nghiệm, các tướng lĩnh có đầu óc xét đoán hơn người… đến chuyện trò với sinh viên.
Giáo dục suy cho cùng nhằm giúp đỡ từng cá nhân tìm được hướng đi cho cuộc đời mình, chứ không phải ôm một mớ hiểu biết vô ích.
Muốn thi vào ngành ngoại ngữ vẫn phải đạt ba môn: Văn, Toán, Ngoại ngữ. Không biết lô-gic đó từ đâu ra, có lẽ từ thới Liên xô cũ.
Có lần, một học sinh quê Ngệ An thi vào khoa Pháp ở Đại học Huế, tuy được 10 điểm môn Pháp văn mà vẫn trượt vì toán chỉ 2 điểm. Tôi lấy làm băn khoăn tiếc nuối cho trường hợp đó.
Nguồn: giaoduc.net.vn
---------
Ý kiến của GS Trần Văn Thọ (Đại học Waseda, Tokyo):
"Việt Nam cứ nghĩ tới cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 cao xa mà có những vấn đề đơn giản chúng ta không làm như muốn rút ngắn khoảng cách công nghệ với thế giới phải nhập khẩu công nghệ ứng dụng vào sản xuất".
Theo GS. Thọ, để đạt được điều này, Nhật Bản đã đẩy mạnh cải thiện năng suất lao động như trong những năm 1955-1960, Nhật Bản chủ yếu là nhập khẩu công nghệ từ nước ngoài. Năng suất tăng nhờ phân bổ lại lao động, tăng quy mô nhà máy và cải tiến công nghệ.
Nguồn: GS. Trần Văn Thọ: “Cái đơn giản không làm, Việt Nam cứ nghĩ tới Cách mạng 4.0 cao xa” (bizlive.vn)
Có nhiều cách giải thích cho bí ẩn kể trên. Tài khoản có thể thuộc về một người nào đó và người này đã làm mất khóa riêng tư. Hoặc tài khoản không phải của một cá nhân mà thuộc về một nhóm người, một người giữ một phần khóa và một trong số này có khả năng là ông Hal Finney."
Theo giải thích thông dụng nhất, bitcoin là một loại tiền tệ kỹ thuật số được phát hành dưới dạng phần mềm mã nguồn mở. Đồng tiền ảo này có thể được trao đổi trực tiếp bằng thiết bị kết nối Internet mà không cần thông qua một tổ chức tài chính trung gian nào.
Với những đặc tính quan trọng như tài khoản ẩn danh, giao dịch không cần lệ phí, bitcoin được tán tụng là có độ bảo mật cao, xuất hiện và được phân chia hoàn toàn tự động dựa trên các thuật toán.
Ai cũng có thể sở hữu bitcoin thông qua giải mã các phương trình toán học và đưa ra đáp án, hay còn gọi là "đào" bitcoin.
Khái niệm "đào" trên thực tế là việc bitcoin được cấp tới các máy tính (của người tham gia ở bất kỳ nơi nào có nối mạng) để trả công tham gia vào hoạt động xác minh giao dịch, mã hóa và ghi vào chuỗi khối (blockchain).
Mức trả công tưởng thưởng lúc đầu là 12,5 đồng bitcoin. Bitcoin có thể được chia nhỏ hơn tới 100 triệu đơn vị nhỏ hơn nữa gọi là satoshi, được đặt theo tên người sáng lập.
Blockchain giống như sổ cái kế toán với mỗi trang gọi là khối (block) nối thành chuỗi. Blockchain được phân tán trong mạng ngang hàng (không qua máy chủ điều phối) và sử dụng bitcoin là đơn vị kế toán. Công nghệ blockchain là dạng chuỗi dữ liệu phi tập trung.
1.000 người nắm 40% bitcoin - Có một số người nắm giữ số lượng bitcoin nhiều đến mức có thể gây xáo trộn thị trường. Những cá nhân này được gọi là "cá voi bitcoin"
Kẻ tạo ra phần mềm tìm kiếm bitcoin cũng rất khôn ngoan khi khuyến khích thiên hạ tham gia "đào" bitcoin bằng cách thưởng ngay cho tài khoản mới 12,5 đồng bitcoin nếu giải được thuật toán đầu tiên lúc mới gia nhập đội quân "đào".
Ban đầu, những người tham gia "đào" sử dụng máy tính thông thường để "cày" bitcoin. Dần dà họ nhận ra khi sử dụng cùng lúc nhiều card đồ họa để "đào", các giao dịch xử lý được thực hiện nhanh hơn.
Tuy nhiên, chỉ có một số dòng card như GTX 1060 hay AMD RX 570 mang lại hiệu quả, luôn được các "dân cày" săn lùng.
Thậm chí người ta đã tạo ra một con chip riêng biệt cho công việc "đào" bitcoin có tên gọi là vi mạch tích hợp chuyên dụng (ASIC). ASIC có chức năng duy nhất là giải mã các hàm với hiệu quả mang lại cao hơn rất nhiều so với card đồ họa. Trên thị trường hiện nay có các loại ASIC xịn (ít hao điện, công suất cao) thường được nêu tên như Antminer S7, Antminer S9.
Đồng tiền ảo Bitcoin - Kỳ 2: Bitcoin là gì?
Đồng tiền ảo Bitcoin - Kỳ 3: 1.000 người nắm 40% bitcoin
Đồng tiền ảo Bitcoin - Kỳ 4: Thợ đào bitcoin
Nguồn: http://vietnamfinance.vn/ty-phu-thai-om-53-co-phan-sabeco-dung-chi-suy-nghi-ve-vai-ty-usd-20171219100444333.htm
Chỉ những ai thực sự có đam mê với dịch thuật và may mắn tìm được một người thầy tận tâm hướng dẫn và huấn luyện thì mới có cơ hội gắn bó được với nghề. Theo anh Đình Huy, con số này hiện tại là không nhiều."
-----
Giảng viên chỉ ra nhiều hạn chế trong dạy tiếng Anh bậc đại học
Tác phẩm: Bộ sách 7 cuốn về nghiên cứu lịch sử (tác giả Nguyễn Duy Chính);
Dịch phẩm: Định chế totem hiện nay (tác giả Claude Lévi – Strauss, dịch giả Nguyễn Tùng).
Dịch phẩm: Những mục tiêu của giáo dục và các tiểu luận khác (tác giả Alfred North Whitehead, dịch giả Hoàng Phú Phương, Tiết Hùng Thái, Hà Dương Tường).
Tác phẩm: Một vành đai - Một con đường (OBOR): Chiến lược của Trung Quốc và hàm ý chính sách với Việt Nam (tác giả Phạm Sỹ Thành/ chủ biên);
Dịch phẩm: Bí Ẩn Của Vốn (tác giả Hernando De Soto, dịch giả Nguyễn Quang A).
Tác phẩm: Bộ sách 7 cuốn về quản trị kinh doanh (tác giả Alan Phan);
Dịch phẩm: Tương lai của quản trị (tác giả Gary Hamel, Bill Breen, dịch giả Hoàng Anh và Phương Lan).
5. Hạng mục Sách Thiếu nhi:
Tác phẩm: Hành trình yêu thương - Nhật ký Thiện Nhân (tác giả Trần Mai Anh);
Dịch phẩm: Cánh Tay Cha Là Con Thuyền Vững Chãi (tác giả Stein Erik Lunde, Øyvind Torseter, dịch giả Mẹ Ong Bông).
6. Hạng mục Sách Văn học: Tác phẩm: Tình cát (tác giả Nguyễn Quang Lập);
Dịch phẩm: Bảo tàng ngây thơ (tác giả Orhan Pamuk, dịch giả Giáp Văn Chung).
7. Hạng mục Sách Phát hiện mới:
Đà Lạt một thời hương xa: Du Khảo Văn Hóa Đà Lạt 1954 - 1975 (tác giả Nguyễn Vĩnh Nguyên);
Mộ phần tuổi trẻ (tác giả Huỳnh Trọng Khang);
Từ điển tiếng Việt của GS. Nguyễn Lân - Phê bình và Khảo cứu (tác giả Hoàng Tuấn Công).
Anh bảo ngày ấy tôi đói như một con hắc tinh, như con ma địa ngục ấy. Nhớ có lần tôi với mấy anh giáo viên trẻ nhìn thấy xa xa trên rừng có một nương sắn của đồng bào, đói quá rủ nhau đi đào trộm; khi đi loanh quanh thế nào từ đầu giờ chiều đến gần tối vẫn không tới, hóa ra bị lạc lối, thế là đành quay về, đã đói lại đói hơn… Anh kể: “Nhớ có lần một anh bạn bắn được một con chim to, giống con diều hâu thì phải, rồi vặt lông làm thịt. Khi mổ ra, trong dạ dày có một con rắn đang còn cựa quậy. Anh ta đem cái dạ dày đi chôn. Khi nấu xong, tanh lợm giọng, tôi không dám ăn. Có một anh giáo người Hà Nội, trông thì to cao, lịch lãm, tiếc của, khi đêm xuống đi đào cái dạ dày đó, lấy con rắn để làm thịt. Nấu xong, anh ấy gọi tôi dậy ăn, bảo thịt rắn nhiều chất bổ lắm, tôi sợ khiếp vía. Thế mà mấy anh em giáo viên trẻ xì xụp ăn hết đấy. Đói quá mà…”."
Rõ ràng, các cấu trúc quyền lực công truyền thống không thể suốt ngày chạy theo sau để giải quyết từng sự vụ được phản ánh bởi mạng xã hội, bộ máy nhà nước cần được thiết kế và tu chỉnh để hướng tới tạo ra những khuôn thước, chuẩn mực nhằm bảo toàn công lý cho xã hội, tiên phong giải quyết các bài toán quản trị xã hội."
Và, hình ảnh những sinh viên sư phạm ra trường, thậm chí những thầy cô đang đi dạy cũng ngay ngáy nỗi lo bị cắt hợp đồng thì tâm trí đâu để chuyên tâm giảng dạy. Có lẽ chưa bao giờ bức tranh nhân lực của ngành sư phạm lại xót xa như bây giờ."
Điều này giúp cho năng suất lao động của cả xã hội tăng lên. Niềm tin vì thế đang hoạt động như một thứ vốn đặc biệt. Nhờ có loại vốn này mà xã hội vận hành hiệu quả hơn. Còn ở ta, có cả một bộ máy hùng hậu ăn lương để chỉ làm một việc là kiểm tra lẫn nhau. Và cũng một bộ máy hùng hậu khác, tìm cách qua mặt nhau. Vì thế mà mất thời gian, vì thế mà kém hiệu quả."
Suy cho cùng, bài toán mà chúng ta cần phải giải quyết trước mắt, khẩn cấp không kém việc chống tham nhũng, đó là giải quyết vấn đề chất lượng nhân sự của lĩnh vực công!"
...
---------
"Chưa bao giờ ở nước ta phong trào lập nghiệp được quan tâm, khuyến khích như bây giờ. Mỗi người trẻ trên con đường lập nghiệp có muôn vàn lựa chọn, cách đến, cách đi. Nhưng chỉ có đi vào con đường tự lực, tự cường, biết phát huy tiềm năng vô tận là trí tuệ, tri thức, chất xám của chính mình, của người Việt và toàn nhân loại thì sự khởi nghiệp mới thực sự thành công, lâu dài và bền vững."
Trong ngắn hạn, một việc có thể làm nhanh là gỡ bỏ những điều kiện, rào cản kinh doanh để doanh nghiệp tư nhân tham gia mạnh mẽ vào đào tạo nghề. Hiện tại, việc thành lập, hoạt động của trường nghề tư nhân vẫn còn vướng rất nhiều với các loại “giấy phép con”, thủ tục phức tạp. Chính phủ cần kiên quyết gây áp lực để Bộ LĐTBXH cải cách nhanh thị trường đào tạo quan trọng này."
Đánh đổi cái thiết thực để lấy cái hư danh không ngoài mục đích chỉ làm đẹp thêm bảng thành tích của lãnh đạo nhà trường mà thôi”."
Nguyễn Trí trả lời ngay rằng: không. Người ta không đọc sách cho vui, người ta vẫn hiểu giá trị của sách và trong xã hội ngày càng có nhiều người đứng ra vận động tìm sách cho nhau đọc, đưa sách về những vùng sâu, xa, cho những người không có điều kiện tự mua sách... “Tôi quan niệm tác phẩm phải làm được một cái gì đó cho xã hội. Nhưng văn tôi chỉ bày ra những cái xấu của xã hội, chứ sức tôi không giải quyết nổi, tôi mong là mọi người sẽ cùng nhau giải quyết vậy”."
---------
-----
-----
Hoang phí vì sĩ diện và phông văn hóa thấp
"Đỉnh cao văn hóa thực sự nằm ở sự giản dị và tinh tế chứ không phải ở những thứ hoa hòe hoa sói"
Nguồn: http://infonet.vn/ba-pham-chi-lan-nguoi-viet-hoang-phi-cho-tet-vi-si-dien-va-phong-van-hoa-thap-post219410.info
------------
Cũng là một giải pháp cho vấn đề đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội...
8 dự báo về giáo dục năm 2017
1. Tuyển sinh đại học sẽ khởi sắc. Hàng loạt trường CĐ-TC không tuyển được sinh viên và phải đóng cửa hoặc sáp nhập.
2. Xuất hiện các mô hình CĐ-TC tiên tiến, hướng tới việc làm thông qua đào tạo các chuyên ngành khác hẳn đào tạo đại học.
3. Phân luồng giáo dục phổ thông là nhiệm vụ trọng yếu của giáo dục nghề nghiệp.
4. Các trường đại học công lập tự chủ gây tranh cãi.
5. Cuộc đua nghiên cứu khoa học tăng tại các trường đại học.
6. Kiểm định trường đại học thành tâm điểm. Xếp hạng quốc tế ít được quan tâm
7. Xu thế dịch chuyển sinh viên quốc tế diễn ra mạnh mẽ.
8. Ứng dụng công nghệ vào chương trình giảng dạy và đào tạo. Các chuyên gia người Việt sẽ tiếp tục đầu tư vào mảng ứng dụng di động dành cho giáo dục. Năm 2017 sẽ tiếp tục chứng kiến các công ty khởi nghiệp cho ra những sản phẩm mới về giáo dục.
|
Để yên ổn, ổn định thì mọi người phải giống nhau. Nếu trồi lên khác người thì sẽ phá vỡ sự ổn định và do vậy sẽ bị dập xuống…"
"- Trong gia đình, mục tiêu ngoan theo nghĩa biết vâng lời khiến cho người Việt Nam từ xưa đến nay hầu như chưa bao giờ được là chính mình.
Nhờ thế mà có kết quả là gia đình cực kỳ ổn định, êm thấm, dù đôi khi chứa đựng cả một bi kịch bên trong."
Còn xuất phát điểm của chúng ta là xã hội nông thôn, con người nông dân. Mà giữa nông thôn với đô thị, nông dân với thị dân, nông dân với công nhân thì văn hóa (suy nghĩ, hành động, ứng xử...) khác nhau rất nhiều. Tức là chúng ta bị hụt hẫng, có một khoảng cách rất xa về văn hóa - con người."
Còn người Phương Tây cùng ăn với nhau xong thì cưa đôi, phần ai người ấy trả, rất tự nhiên và vô tư, vì văn hóa của họ là văn hóa đi, con người luôn di chuyển. Hôm nay gặp nhau đây mà có khi không có cơ hội gặp nhau lần thứ hai, vì vậy ứng xử sòng phẳng, không nợ nần, sẽ khiến cho cả hai đều thấy thoải mái."
Nguồn: Đã qua thời 'con ngoan, trò giỏi' (nguoidothi)
Nguồn: Giàu có và sự thanh cao tao nhã (VHNA)
Nguồn: Việt Nam cần áp dụng theo hệ thống giáo dục Bologna (nguoidothi)
----------
"Bắt đầu với những loại vấn đề dễ, vừa sức, rồi dần dần tiến lên, đó là cách đi khôn ngoan."
---------
Lâu nay trong nhiều công ty, văn phòng, cơ quan… thường tồn tại sinh hoạt “đi ăn kiểu Mỹ”. Những nơi đó không có bếp tập thể, về nhà thì xa, buổi trưa nhân viên mang cặp lồng cơm nhấm nháp xong ngả lưng ra bàn chợp mắt đợi buổi làm chiều. Cách xơi này tiện là tiết kiệm tiền bạc lẫn thời gian, sạch sẽ do “của nhà trồng được”, nhưng mỗi ông mỗi góc khua thìa xúc xúc quẹt quẹt khí không được hùng dũng, có vẻ hợp với loại đo lọ nước mắm đếm củ dưa hành hay đang dành tiền mua sữa cho con. Nhân viên, nhất là thanh niên, không thích thế, bèn rủ nhau ra hiệu ăn, bình dân thôi mà hòa hợp, tếu táo được, tất nhiên ngon miệng hơn. Nhưng trưa nào cũng “họp” thì phát sinh vấn đề ai trả, cái người đến lân trả thì ốm bận gì đó, hoặc anh này gọi bia anh kia coca anh thứ ba chả động gì không khỏi phát sinh tâm trạng mà khó nói. Chuyện tiền nong ngày nào cũng chạm vào thì chả thể đùa. Nên sinh ra “ăn kiểu Mỹ”, cả mâm chia đều tiền thanh toán, chi li nữa có thể ai nhai nuốt thêm món gì thời trả lấy.
Họ có định hướng hết sức rõ ràng, từng năm sinh viên phải hoàn thành được những nhiệm vụ gì, phải có đề tài hết sức cụ thể và giảng viên chỉ đóng vai trò hướng dẫn, giúp sinh viên hoàn thành công trình.
Tại cuộc họp thứ nhất Ban chỉ đạo đề án đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức đầu năm 2013, khi còn là Phó thủ tướng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lúc đó thẳng thắn đặt vấn đề: “Hiện cả nước có khoảng 2,8 triệu cán bộ, công chức, viên chức nhưng thực sự 2,8 triệu công chức ấy có cống hiến hết mình hay không?
Median Base Salary: $70,000
Popular Entry-Level Jobs: Software Engineer, Systems Engineer, Web Developer
"Làm như chơi là cuốn sách thứ hai của tác giả Minh Niệm sau cuốn sách Hiểu về trái tim rất được đông đảo độc giả yêu thích suốt nhiều năm nay. Cuốn sách lần này là kết quả sau một thời gian dạy thiền và tâm lý trị liệu ở trong và ngoài nước của tác giả, đồng thời mong muốn đồng hành với những người bận rộn trút bỏ đi gánh nặng của công việc, giúp cho họ có cuộc sống thư thái hơn, bình an hơn.
Từ đó Làm như chơi cũng giúp độc giả thoát khỏi không gian xô bồ, uẩn ức do chính mình tạo ra từ những suy nghĩ và hành động tiêu cực, ảnh hưởng lên chính bản thân, gia đình và cho người xung quanh, để rồi nhẹ nhàng bước đến một thế giới tràn đầy yêu thương, bao dung và công bằng"
Nguồn: http://www.nguoidothi.vn/vn/news/van-hoa-giai-tri/nghe-xem-doc/5485/thien-su-minh-niem-ra-mat-cuon-sach-thu-hai.ndt
--------
FUNiX???
"Tuy nhiên, dù có nhiều ưu điểm, trường vẫn phải lưu ý nhiều yếu tố. Trước hết, để có bài học tốt, vấn đề không chỉ thông tin truyền qua mà phải có cơ sở lý thuyết, có sự tương tác giữa thầy và trò trong quá trình giảng dạy. Việc kiểm tra đánh giá cần thực hiện nghiêm túc, đảm bảo quản lý và đánh giá đúng chất lượng. "
Nguồn: http://vnexpress.net/tin-tuc/giao-duc/cong-dan-so/bo-truong-phung-xuan-nha-danh-gia-cao-mo-hinh-dai-hoc-truc-tuyen-3473850.html
Coursera?
MOOC?
Giapschool?
Youtube?
---------
"Con người vốn là một sinh thể phức tạp, lúc buồn lúc vui; khi cứng cáp, khi mềm yếu; khi hào hứng với tương lai, lúc lại trầm ngâm nhớ về quá khứ và ai lại chẳng có chuyện tình yêu của mình mà trong đó có khối chuyện tình buồn, chia ly, đổ vỡ... Không lẽ lúc nào con người cũng căng cứng, sống trong tâm trạng người chiến binh, người hùng? Bolero hay nhạc tình buồn nói chung đã nói lên nỗi lòng đó của con người bình thường. Dù thích hay không, nó vẫn có vị thế đường hoàng trong đời sống âm nhạc.
Như trên có nói, đời sống tinh thần con người vốn đa dạng và phức tạp, cho nên âm nhạc - món ăn tinh thần của con người - cũng không thể đơn điệu, một chiều. Một nền âm nhạc lành mạnh luôn cần sự cân bằng, phong phú với nhiều thể loại, nhiều dòng nhạc, đáp ứng nhu cầu thưởng ngoạn của nhiều giới (ngay cả trong nhạc tình cũng cần nhiều sắc thái, phong cách khác nhau). Thử hỏi, nhạc thính phòng, dân ca, sử ca, nhạc thiếu nhi, nhạc sinh hoạt cộng đồng,... bao giờ được xuất hiện thường xuyên hơn trong các giờ vàng truyền hình và chính sách hỗ trợ để phổ biến, phát triển các dòng nhạc này đã thích đáng chưa, có hiệu quả ra sao?"
Nguồn: http://www.thesaigontimes.vn/151652/Khi-bolero-troi-day.html
------
Lấy về từ chia sẻ của bác sĩ Phan Xuân Trung, để nghĩ thêm:
EMR tại Việt Nam
http://www.star9999.vn/
-------
- Chất lượng nhiều thầy cô chưa đảm bảo
Dẫu biết ngành giáo dục “làm dâu trăm họ” vì việc của ngành liên quan đến người học, đến toàn dân nhưng giáo dục là quốc sách hàng đầu, tác động đến vận mệnh tương lai của đất nước. Vì vậy, cách “đổi mới” theo “tư duy tiểu nông”, nay làm chỗ này, mai sửa chỗ khác thì nền giáo dục không thể nào phát triển được.
Nguồn: Tiếng Anh chưa xong, học chi tiếng khác! (nguoidothi)