-------
1 The
computer
1.1
Đọc hiểu
1.1.1
Phương
pháp dịch
Bằng chứng để biết chúng ta đã hiểu một tài liệu tiếng Anh
là dịch được nó ra tiếng Việt. Ví dụ, cho một đoạn tiếng Anh sau:
“A computer is a machine with an
intricate network of electronic circuits that operate switches or magnetize
tiny metal cores. The switches, like the cores, are capable of being in one of
two possible states, that is, on or off; magnetized or demagnetized. The
machine is capable of storing and manipulating numbers, letters, and
characters. The basic idea of a computer is that we can make the machine do what
we want by inputting signals that turn certain switches on and turn others off,
or that magnetize or do not magnetize the cores.”
Làm sao để hiểu được đoạn văn bản
trên?
Chúng ta có thể chép cả đoạn này
rồi nhờ https://translate.google.com
dịch giúp, tuy nhiên về lâu dài cách này không tốt, nó làm triệt tiêu khả năng
đọc hiểu. Nó là lựa chọn sau cùng khi mình không thể tự đọc hiểu được.
Cách hay nhất là dùng từ điển để
tra nghĩa của từng từ, phải kiên trì thực hiện vì không có con đường tắt. Bạn có
thể dùng từ điển giấy, phần mềm từ điển, từ điển trực tuyến, hoặc Google
Translate; có thể kết hợp cả hai loại từ điển: từ điển thông thường và từ điển
chuyên ngành Công nghệ Thông tin.
Bước đầu có thể dùng từ điển Anh –
Việt (ví dụ: http://tratu.soha.vn), sau này
sẽ kết hợp và chủ yếu là sử dụng từ điển Anh – Anh.
Bạn nên chuẩn bị giấy nháp và cây
bút, viết lại từng từ ra và tra nghĩa của nó, viết một hai lần, không cần viết
lại quá nhiều lần. Sau này nếu gặp lại từ mà mình đã từng tra nghĩa nhưng bạn
vẫn chưa nhớ nghĩa, thì lại viết lại và tra nghĩa lại, cho tới khi nào thực sự
nhớ được từ và nghĩa của nó thì thôi.
Qua việc viết, từ mới cùng với
nghĩa của nó sẽ đi vào đầu mình lúc nào không hay!
Sau khi viết và biết nghĩa của nó
rồi thì mở một chương trình từ điển có giọng đọc của người bản ngữ tốt tốt một
chút, gõ chữ vào cho nó đọc rồi đọc theo. Ví dụ, https://www.ldoceonline.com/, hoặc http://dictionary.cambridge.org/, hoặc https://translate.google.com/
Bước đầu có thể đọc không giống họ
hoàn toàn bởi có một số âm của tiếng Anh không có trong hệ thống âm của người
Việt Nam. Các bạn sẽ củng cố khả năng phát âm khi học các khóa học về phát âm
một cách bài bản.
Câu (sentence)
Để dịch hay đọc hiểu được tài liệu tiếng Anh, cần phải trang
bị một chút ngữ pháp cơ bản. Phần này sẽ tìm hiểu về cấu tạo của một câu đơn
giản trong tiếng Anh.
Câu là một
tập hợp các từ, có thể tồn tại độc lập trong văn bản, để diễn đạt một ý trọn
vẹn. Khi dịch sẽ dịch từng câu, để rút ra được ý nghĩa của câu đó muốn nói gì,
tức là đã hiểu được ý của người viết. Câu thường kết thúc bằng dấu chấm (.),
dấu hỏi (?), dấu chấm cảm (!); đây cũng là dấu hiệu để nhận diện câu.
Để dễ hiểu,
hãy tìm hiểu cấu tạo của một câu đơn giản (câu đơn).
Trong tiếng Anh, câu đơn giản thường gồm các thành phần sau:
– Chủ ngữ: Subject, kí hiệu là S
– Động từ: Verb, kí hiệu là V
– Tân ngữ:
Object, kí hiệu là O
– Bổ ngữ:
Complement, kí hiệu là C
– Trạng ngữ:
Adverb, kí hiệu là A
Một câu bắt buộc
phải có hai thành phần là S và V, các thành phần còn lại có thể có hoặc không.
Một vài lưu ý:
– Tính từ bổ
nghĩa cho danh từ, và đứng trước danh từ (red dress)
– Phân biệt tính từ và trạng từ (good-well, bad-badly,
quick-quickly). Trạng từ bổ nghĩa cho động từ, đứng sau động từ được bổ nghĩa
(I speak English well)
– Trong câu luôn phải có một động từ (hoặc là động từ
thường–hiểm nôm na là các từ chỉ hành động, hoặc là động từ Tobe), câu nào
không có động từ thường thì phải có động từ Tobe. Ví dụ, muốn nói “Tôi tự tin”
không thể nói là “I confident” mà phải thêm động từ Tobe vào thành “I am
confident”.
Vài mẫu câu đơn giản:
S + V (I + promise. Cats + meow)
S + V + O (I + read + a book)
S + V + C (I + am + confident)
S + V + O + C (I + consider + myself + as a responsible)
1.1.2
Từ vựng
Accumulator (n): Tổng |
Addition (n): Phép cộng |
Address (n): Địa chỉ |
Appropriate (adj): Thích hợp |
Arithmetic (n): Số học |
Capability (n): Khả năng |
Circuit (n): Mạch |
Complex (adj): Phức tạp |
Component (n): Thành phần |
Computer (n): Máy tính |
Computerize (v): Tin học hóa |
Convert (v): Chuyển đổi |
Data (n): Dữ liệu |
Decision (n): Quyết định |
Demagnetize (v): Khử từ |
Device (n): Thiết bị |
Disk (n): Đĩa |
Division(n): Phép chia |
Electronic (a): Điện tử |
Equal (a): Bằng |
Exponentiation (n): Lũy thừa, hàm mũ |
External (adj): Ngoài, bên ngoài |
Feature (n): Chức năng, đặc tính |
Firmware (n): Phần sụn, vi chương trình |
Function (n): hàm, chức năng |
Fundamental (a): Cơ bản, cơ sở |
Greater (adj): Lớn hơn |
Handle (v): Xử lý, điểu khiển |
Input (v,n): Nhập liệu, đầu vào |
Instruction (n): Lệnh, chỉ dẫn |
Internal (adj): Trong, bên trong |
Intricate (adj): Phức tạp |
Less (adj): Nhỏ hơn, ít hơn |
Logical (adj): Hợp logic, hợp lý |
Magnetic (adj): Có từ tính, (thuộc) nam châm |
Magnetize (v): Từ hóa, nhiễm từ |
Manipulate (n): Xử lý |
Mathematical (adj): (thuộc) Toán học |
Mechanical (adj): (thuộc) Cơ khí, Cơ học |
Memory (n): Bộ nhớ |
Microcomputer (n): Máy vi tính |
Microprocessor
(n): Bộ vi xử lý |
Minicomputer
(n) : Máy tính nhỏ |
Numeric (adj) : Thuộc về số học |
Operation (n): Sự vận hành, phép toán |
Output (v,n) : Xuất kết quả, đầu ra |
Perform (v): Thực hiện, thi hành |
Process (v): Xử lý |
Processor (n): Bộ xử lý |
Pulse (n): Xung, mạch xung |
Register (v,n): Đăng ký, thanh ghi |
Signal (n): Tín hiệu |
Solution (n): Giải pháp |
Store (v, n): Lưu trữ, kho hàng |
Subtraction (n): Phép trừ |
Switch (n): Chuyển |
Tape (v,n): ghi băng, băng |
Terminal (n): Máy trạm |
Transmit (v): Truyền |
|
1.1.3
Các ý chính trong bài
– Computers are machines capable of processing and
outputting data. Máy tính là các loại máy có khả năng xử lý và xuất ra dữ liệu.
– All computers accept and process information in the form instructions and characters. Mọi máy
tính đều nhận và xử lý thông tin dưới dạng các lệnh và ký tự.
– The information necessary for solving problems is found in
the memory of the computer. Thông tin cần để giải quyết các “bài toán” được lấy
trong bộ nhớ của máy tính.
– Computers can still be useful machines even if they can’t
communicate with the user. Máy tính vẫn là công cụ có ích kể cả khi nó không
thể giao tiếp với người dùng.
– There are many different devices used for feeding
information into a computer. Có thể sử dụng nhiều thiết bị khác nhau để đưa
thông tin vào cho máy tính.
– There aren’t many different types of devices used for
giving results as there are for accepting information. Các thiết bị xuất kết
quả không nhiều bằng các thiết bị nhập thông tin.
– Computers can work endlessly without having stop to rest
unless there is a breakdown. Máy tính có thể làm việc liên tục không nghỉ trừ
khi có trục trặc nào đó.
1.1.4
Bài đọc
1.
A computer is a machine with an intricate network of
electronic circuits that operate switches or magnetize tiny metal cores. The
switches, like the cores, are capable of being in one of two possible states,
that is, on or off; magnetized or demagnetized. The machine is capable of
storing and manipulating numbers, letters, and characters. The basic idea of a
computer is that we can make the machine do what we want by inputting signals
that turn certain switches on and turn others off, or that magnetize or do not
magnetize the cores.
2.
The basic job of computers is the processing of
information. For this reason, computer can be defined as devices which accept
information in the form of instructions called a program and characters called
data, perform mathematical and/or logical operations on the information, and
then supply results of these operations. The program, or part of it, which
tells the computers what to do and the data, which provide the information
needed to solve the problem, are kept inside the computer in a place called
memory.
3.
Computers are thought to have many remarkable powers.
However, most computers, whether large or small have three basic capabilities.
First, computers have circuits for performing arithmetic operations, such as:
addition, subtraction, division, multiplication and exponentiation. Second,
computers have a means of communicating with the user. After all, if we
couldn't feed information in and get results back, these machines wouldn't be
of much use. However, certain computers (commonly minicomputers and
microcomputers) are used to control directly things such as robots, aircraft
navigation systems, medical instruments, etc.
4.
Some of the most common methods of inputting
information are to use punched cards, magnetic tape, disks, and terminals. The
computer's input device (which might be a card reader, a tape drive or disk
drive, depending on the medium used in inputting information) reads the information
into the computer. For outputting information, two common devices used are a
printer which prints the new information on paper, or a CRT display screen
which shows the results on a TV-like screen.
5.
Third, computers have circuits which can make decisions.
The kinds of decisions which computer circuits can make are not of the type:
"Who would win a war between two countries?" or "Who is the
richest person in the world?" Unfortunately, the computer can only decide
three things, named: Is one number less than another? Are two numbers equal?
and, Is one number greater than another?
6.
A computer can solve a series of problems and make
hundreds, even thousands, of logical decisions without becoming tired or bored.
It can find the solution to a problem in a fraction of the time it takes a
human being to do the job. A computer can replace people in dull, routine
tasks, but it has no originality; it works according to the instructions given
to it and cannot exercise any value judgements. There are times when a computer
seems to operate like a mechanical "brain", but its achievements are
limited by the minds of human beings. A computer cannot do anything unless a
person tells it what to do and gives it the appropriate information; but
because electric pulses can move at the speed of light, a computer can carry
out vast numbers of arithmetic logical operations almost instantaneously. A
person can do everything a computer can do, but in many cases that person would
be dead long before the job was finished.
Bài dịch tham khảo
1.
Máy tính là cỗ máy có một mạng các mạch điện tử phức
tạp điều hành các công tắc hay từ hóa các lõi kim loại nhỏ tý. Công tắc cũng
như lõi từ, có khả năng ở một trong hai trạng thái, tắt hoặc mở, từ hóa hay không
bị từ hóa. Máy có khả năng lưu trữ và thao tác các con số, mẫu tự và ký tự. Ý
niệm cơ bản về máy tính là ta có thể khiến máy thực hiện những điều mình muốn
bằng cách đưa vào các tín hiệu để mở công tắc này, tắt công tắc kia, hoặc từ
hóa hay khử từ các lõi từ.
2.
Công việc cơ bản của máy tính là xử lý thông tin. Vì lý
do này máy tính có thể được định nghĩa như là thiết bị tiếp nhận thông tin dưới
hình thức các chỉ thị được gọi là chương trình và các ký tự gọi là dữ liệu,
thực hiện các phép tính logic và/hoặc toán học về thông tin rồi cho kết quả.
Chương trình hay một phần chương trình ra lệnh cho máy những điều cần thực
hiện, và dữ liệu vốn cung cấp thông tin cần để giải quyết “bài toán”, được lưu trong
máy tính tại một nơi gọi là bộ nhớ.
3.
Người ta cho rằng máy tính có nhiều năng lực đáng kể.
Tuy nhiên tất cả các máy tính dù lớn hay nhỏ đều có ba khả năng cơ bản. Một là máy
tính có các mạch để thực hiện những phép tính số học như cộng trừ nhân chia và
lũy thừa. Hai là máy tính có phương tiện giao tiếp với người sử dụng. Sau các
tính toán, nếu ta không thể đưa thông tin vào và nhận lại kết quả, máy tính sẽ
chẳng có tác dụng gì nhiều. Tuy nhiên một số máy tính nhất định (thông thường
là máy mini và máy vi tính) được dùng để điều khiển trực tiếp những thứ như
người máy, hệ thống điều hành không lưu, thiết bị y khoa…v.v.
4.
Một số phương pháp thông dụng nhất để nhập thông tin là
sử dụng cạc đục lỗ, băng từ, đĩa và thiết bị đầu cuối. Thiết bị nhập của máy
tính (có thể là bộ đọc cạc, ổ băng hay ổ đĩa, tùy thuộc vào phương tiện được
dùng khi nhập thông tin ) đọc thông tin vào máy tính. Để xuất thông tin, hai
thiết bị thường được sử dụng là máy in để in thông tin mới lên giấy, hoặc màn
hình hiển thị CRT, hiển thị kết quả trên một màn hình giống như màn hình tivi.
5.
Ba là, máy tính có những mạch (logic) có thể đưa ra các
quyết định. Các loại quyết định do mạch máy tính đưa ra không thuộc loại câu
hỏi: Ai là người thắng trận giữa hai quốc gia? hay Ai là người giàu nhất thế
giới? Tiếc thay máy tính chỉ quyết định được ba điều, đó là: có phải số này nhỏ
hơn số kia? hai số có bằng nhau không? hay số này lớn hơn số kia?
6.
Máy tính có thể giải một loạt bài toán và làm hàng trăm
thậm chí hàng ngàn quyết định logic mà không hề mệt mỏi hay buồn chán. Nó có
thể tìm giải pháp cho một bài toán trong một thời gian rất ngắn so với con
người cần có để thực hiện công việc. Máy tính có thể thay thế con người trong
những công việc buồn tẻ, lặp lại hằng ngày, nhưng nó không có tính sáng tạo; nó
làm việc theo những chỉ thị được cung cấp cho nó và không thể thực hiện bất cứ
phán đoán có giá trị nào. Nhiều lúc máy tính dường như hoạt động giống như một “bộ
não” cơ học, nhưng những thành tựu của nó bị giới hạn bởi bộ óc của con người. Máy
tính không thể làm bất cứ điều gì trừ khi con người nói cho nó các việc cần làm
và cung cấp cho nó thông tin thích hợp; nhưng vì các mạch điện tử có thể di chuyển
với tốc độ ánh sáng, nên máy tính có thể thực hiện một lượng lớn các phép toán
logic, số học gần như ngay lập tức. Một người có thể làm mọi thứ mà máy tính có
thể làm được, nhưng trong nhiều trường hợp, người đó sẽ chết rất lâu trước khi
hoàn thành công việc.