Ngu ngơ học làm web (x1) - CakePHP2/3 - Cài đặt

Tiếp theo của: Ngu ngơ học làm web (x) -
-----

Phần x1. CakePHP2/3 – Cài đặt


Đọc qua lý thuyết trước:


– Vào đường dẫn sau để tải nguồn về, lấy bản CakePHP2 (ví dụ 2.10.17), bấm vào chữ zip để tải file zip về:


– Giải nén tập tin cakephp-2.10.17.zip, rồi chép thư mục đã được giải nén vào webroot (ví dụ xampp\htdocs).

– Cấu hình để chạy Cake Console trên Windows:

Cake Console là một tiện ích chạy ở chế độ dòng lệnh, tiện ích này có sẵn trong framework CakePHP. Tiện ích này giúp tạo project dựa trên CakePHP được dễ dàng mà không cần phải copy toàn bộ framework CakePHP cho mỗi dự án khác nhau; giúp sinh mã tự động theo mô hình MVC, giúp người học dễ dàng tìm hiểu và học theo cách viết mã dựa trên CakePHP; giúp tạo template dựa trên Bootstrap.

Để chạy được tiện ích Cake Console cần thiết lập biến môi trường trên Windows.

Đọc thêm về biến môi trường trên Windows tại đây:


Hiểu nôm na:

– Biến môi trường được sử dụng để tham chiếu tới ứng dụng

– Giá trị của biến chính là đường dẫn tới tập tin thực thi (.exe) của ứng dụng, các giá trị của biến được ngăn cách nhau bằng dấu chấm phẩy (;)

– Trong cửa sổ dòng lệnh, gõ lệnh “set” để xem các biến môi trường và giá trị tương ứng

– Biến môi trường gồm hai loại: biến hệ thống và biến người dùng; biến hệ thống cho phép mọi người đều dùng được, admin mới được phép thay đổi biến này; biến người dùng chỉ cho một người cụ thể được thay đổi giá trị và sử dụng.

Cần thiết lập biến môi trường cho lệnh php.exe và cake.exe. Mục đích là: để khi vào cửa sổ dòng lệnh, gõ lệnh “cake” và “php” ở mọi vị trí thì Windows đều tìm được hai tập tin cake.exe và php.exe để thực thi.


Ví dụ, thiết lập biến môi trường trên cho lệnh php.exe, và cake.exe Windows 10,

– Nhấn phím window (biểu tượng cửa sổ) trên bàn phím

– Nhập chữ “system”, sẽ thấy xuất hiện mục System (control panel), bấm vào mục System

– Tại cửa sổ System, chọn mục Advanced system settings

– Trong cửa sổ System Properties, tab Advanced, chọn mục Environment Variables…

– Trong cửa sổ Environment Variables, mục User variables for…, chọn Path, chọn Edit

– Trong cửa sổ Edit environment variable, bấm nút New và nhập giá trị của biến môi trường, ví dụ: C:\xampp\php và D:\WEBROOT\myapp\app\Console (đây chính là thư mục Cakephp vừa tải về, vào thư mục app\Console, trong đó sẽ có tập tin cake.exe)

­– Bấm OK (một số lần) để hoàn thành việc thiết lập biến môi trường


– Để kiểm tra xem việc thiết lập thành công hay chưa, mở cửa sổ dòng lệnh (cmd), nhập lệnh “php –v”, hoặc cake, nếu các lệnh này chạy được, nghĩa việc thiết lập biến môi trường đã thành công


- Tạo dự án bằng Cake Console:

+ Mở cửa sổ dòng lệnh (Run > cmd).

+ Tại dấu nhắc lệnh: gõ lệnh cake bake

+ Hệ thống sẽ hiển thị câu hỏi: What is the path to the project you want to bake? (đường dẫn và tên dự án sẽ tạo), ví dụ sẽ nhập là: E:\webroot\chickenrainshop hoặc C:\xampp\htdocs\chickenrainshop

+ Hệ thống hỏi tiếp: What is the path to the directory layout you wish to copy? (đường dẫn của dự án mẫu (khung dự án) sẽ được nhân bản sang dự án của bạn), ví dụ, lấy luôn cái mẫu mặc định của CakePHP là […Console\Templates\skel], không cần nhập gì, chỉ việc gõ Enter.

+ Look okay? (kiểm tra lại thông tin vừa nhập xem được chưa): bấm Enter.

+ Sang tới phần cấu hình database.

Gồm các thông tin sau:
                        'datasource' => 'Database/Mysql',
                        'persistent' => false,
                        'host' => ,
                        'login' =>,
                        'password' => ,
                        'database' => ,
                        'prefix' => '',
                        'encoding' => 'utf8',

+ Name: tên của datasource, để mặc định, gõ Enter.

+ Persistent: để mặc định là false hay [n], gõ Enter.

+ Database host: để mặc định là localhost, gõ Enter.

+ Port: để mặc định, gõ Enter.

+ User: để mặc định là root, gõ Enter.

+ Password: để mặc định là trống, gõ Enter. Nó hỏi là có chắc là sử dụng mật khẩu trắng không? Gõ y (yes).

+ Database name: nhập tên của cơ sở dữ liệu, ví dụ: chickenrainshop, cứ nhập tên vào đây trước, tí nữa sẽ tạo database sau.

+ Table prefix: để mặc định, gõ Enter.

+ Table encoding: nhập utf8, gõ Enter.

+ Hệ thống sẽ xuất lại các thông tin đã cấu hinh, và hỏi thế đã được chưa (look ok?), bấm Enter.

+ Hệ thống hỏi có muốn cấu hình thêm database khác nữa không? Đủ rồi! bấm Enter.

+ Vào thư mục webroot\chickenrainshop hoặc htdocs\chickenrainshop để xem dự án kết quả đã được tạo ra.

Xem thêm clip này để rõ thêm (clip số 1 – chickenrainshop): https://www.youtube.com/watch?v=OTYeFyVxVCQ&list=PLCAoQYeCcECgTO5zuWfh5rHj7sqVMu73E

Cấu hình tên miền cho dự án là: local.chickenrainshop. Tham khảo cách tạo tên miền ảo tại đây: https://thachpham.com/thu-thuat/cach-them-ten-mien-ao-cho-localhost-voi-xampp.html

Mở trình duyệt lên để kiểm tra trang web.

Xem thêm hướng dẫn cài DebugKit, không cần làm, vì sau này sẽ tự debug (clip số 2 – chickenrainshop):

Xem clip về yêu cầu của dự án sẽ cài đặt (clip số 3 – chickenrainshop):

-----------
Cập nhật: 11/7/2019 (21/4/2017)
-----------
Xem thêm:
Tổng hợp các bài viết về Ngu ngơ học làm web