Tinh thần dân tộc không nhất thiết phải bảo thủ, không nhất thiết phải đóng cửa. Ngược lại, giáo dục phải mở rộng, tiếp nhận những kiến thức khoa học kỹ thuật tân tiến trên thế giới, tiếp nhận tinh thần dân chủ, phát triển xã hội, giá trị văn hóa nhân loại để góp phần vào việc hiện đại hóa quốc gia và xã hội, làm cho xã hội tiến bộ tiếp cận với văn minh thế giới. (http://vi.wikipedia.org)
----------
Chắc chắn nhiều vị sẽ phát biểu về nhiều khía cạnh khác nhau của vấn đề rộng lớn này. Tôi chỉ xin chọn nói về một số khía cạnh sau đây, theo tôi là quan trọng. Và xin nói với tinh thần thẳng thắn như đã được kêu gọi.
A - Định nghĩa trí thức
1. Định nghĩa thế nào là trí thức là rất quan trọng, bởi từ đó mới có thể đặt đúng vấn đề vai trò của trí thức trong xã hội, cách ứng xử đúng đắn với trí thức, phát huy vai trò của trí thức...
Trí thức đương nhiên là người làm việc bằng trí óc. Nhưng không phải mọi người lao động trí óc đều là trí thức. Tôi tán thành anh Cao Huy Thuần khi anh nhắc lại định nghĩa sau đây của J.P. Sartre. Sartre gọi một người nghiên cứu trên hạt nhân để cho nổ ra trái bom nguyên tử càng lúc càng tinh vi là nhà bác học. Cũng nhà bác học đó, khi ý thức được cái khí giới giết người ghê gớm ông nắm trong tay, đứng lên hô hào chống bom nguyên tử, người đó ông gọi là người trí thức.
Như vậy một người được xác định là trí thức không phải căn cứ trên lượng kiến thức anh ta có, mà trên thái độ và hành vi xã hội của anh ta. Trí thức là người có trách nhiệm xã hội cao, dấn thân mạnh mẽ cho lý tưởng xã hội mà anh ta coi là đúng đắn, cao quý. Ở phương Đông ngày xưa người ta gọi người trí thức là "kẻ sĩ". Kẻ sĩ là người dấn thân vì lợi ích của toàn thiên hạ, sẵn sàng chiến đấu và hy sinh vì đại nghĩa của toàn thiên hạ. Trí thức như vậy là một phẩm cách đặc biệt, là một "chất" chứ không phải một "lượng". Một người có bằng cấp rất cao, một người có kỹ thuật rất tinh vi có thể là một nhà chuyên môn giỏi, một kỹ thuật viên cao cấp, nhưng chưa hẳn là một người trí thức.
Nhà văn Nguyên Ngọc. Ảnh: Nguyễn Á |
Cần phân biệt việc đào tạo một đội ngũ chuyên môn cao với việc xây dựng một lực lượng trí thức cần thiết cho đất nước. Chẳng hạn kế hoạch đào tạo hai vạn tiến sĩ của Bộ Giáo dục và Đào tạo không đồng nhất với việc tạo ra hai vạn trí thức. Có thể có hai vạn tiến sĩ mà vẫn không có trí thức.
Tôi không nói việc đào tạo bao nhiêu tiến sĩ đó là không quan trọng, nhưng đó là việc khác. Cứ coi như ta đã đào tạo được hai vạn tiến sĩ rồi, thì để cho hai vạn tiến sĩ đó trở thành hai vạn trí thức lại phải làm một việc khác, có thể còn khó khăn hơn rất nhiều, đó là làm cho họ có tư cách, phẩm tính trí thức. Việc ấy đòi hỏi những yêu cầu khác, mà tôi sẽ xin cố gắng nói sau đây.
Tôi nghĩ hội nghị trung ương lần này nên bàn vấn đề xây dựng lực lượng trí thức đúng nghĩa của nó, tạo cho xã hội ta thật sự có một lực lượng có phẩm cách trí thức cao, đó là một việc đang bức xúc, chứ không phải chỉ có việc đào tạo một lực lượng có chuyên môn cao mà không có phẩm cách trí thức.
2. Vì sao một xã hội lành mạnh cần có những người trí thức?
Do từ định nghĩa trên kia, người trí thức thường là người vượt ra khỏi lĩnh vực chuyên môn của mình, lo "bao đồng" những việc chừng như không dính dáng gì đến chuyên môn của mình. Sartre gọi như vậy là "s'occupe de ce qui ne le regarde pas", lo những việc chẳng ăn nhằm gì tới mình. Việc không phải của mình mà anh ta lại coi là việc của mình, thậm chí chằm chằm tham gia, ráo riết can thiệp vào đó, cãi vã, tranh luận, chiến đấu có khi đến mất mình vì nó...
Anh Cao Huy Thuần gọi đó là "xớ rớ", người trí thức xớ rớ, can dự vào việc của xã hội, của chính phủ, của nhà cầm quyền, "quấy rầy", không để cho người ta yên. Việc không phải của anh mà anh lại tha thiết coi là của anh, chính cái sự coi đó khiến anh trở thành người trí thức (chứ không phải là nhà chuyên môn đơn thuần).
Xã hội cần những người xớ rớ như vậy, người cầm quyền luôn cần có những người như vậy quanh mình, không để cho mình yên, không để cho mình được yên trí, bởi vì đã yên trí thì tất là bắt đầu trì trệ, thậm chí sa sút, biến chất.
Tự do là điều kiện sống còn của trí thức. Không có tự do tư tưởng thật sự, cụ thể, thiết thực thì không có trí thức. Xin nói rõ là họ cần tự do tư tưởng rộng rãi nhất, tuyệt đối, không có bất cứ rào cản, cấm kỵ nào. Họ phải có được quyền suy nghĩ đến cùng, trên mọi vấn đề, lật lại mọi vấn đề, không bị bất cứ sự cản trở nào.
Nguyên Ngọc
3. Bản chất của người trí thức là luôn đặt lại vấn đề, không bao giờ bằng lòng với những cái đã có sẵn, đã ổn định, đã được coi là xong xuôi, ngay cả trong chính anh ta. Như Marx nói: người trí thức "phê bình không nhân nhượng về những gì đang hiện hữu, không nhân nhượng với nghĩa rằng họ không thụt lùi dù trước kết luận của chính mình hoặc trước xung đột với chính quyền, bất cứ chính quyền nào".
Người trí thức như vậy là người luôn phê bình, trước hết là phê bình những kết luận tưởng đã xong của chính mình, không chịu dừng lại trong những kết luận ấy, không chịu coi đó đã là chân lý bất khả xâm phạm; rồi từ đó đối với xã hội cũng vậy, anh ta không bao giờ chịu dừng lại trước những điều đã được coi là chân lý "vĩnh cửu".
Một xã hội muốn tiến lên thì phải thường xuyên tự nhìn lại mình, tự ý thức lại về chính mình. Trí thức là sự tự ý thức lại thường trực của xã hội. Tự ý thức lại, tự phê bình lại thường trực, không ngừng. Phê bình như vậy, trí thức góp phần giúp xã hội không dừng lại trên bất cứ một trật tự được coi là bất biến nào, giúp xã hội luôn tiến tới một trật tự tốt hơn, nhân đạo hơn, hợp lý hơn. Người trí thức do vậy mà trở thành lương tâm của xã hội, phát ngôn nhân của những lực lượng tiến bộ trong xã hội ở bất cứ giai đoạn nào của lịch sử.
Trí thức là những người tự đặt mình ra khỏi thẩm quyền của mình. Thẩm quyền của họ chỉ là cái chuyên môn mà họ có. Khi vượt ra khỏi cái chuyên môn chật hẹp đó, bức xúc can thiệp, phê bình trật tự xã hội thì họ trở thành trí thức.
Tại sao họ làm vậy? Tại vì, Sartre trả lời, "trí thức là người ý thức được sự xung đột xảy ra trong lòng họ và trong lòng xã hội giữa việc đi tìm sự thật qua thực tiễn hành động và hệ ý thức đang đô hộ. Ý thức được điều đó tức là khám phá ra những mâu thuẫn căn bản của xã hội, nghĩa là những xung đột giai cấp và, ngay trong lòng giai cấp thống trị, một xung đột hữu cơ giữa sự thật mà giai cấp đó nhân danh để thống trị và những huyền thoại, giá trị, tập tục mà nó bám giữ và truyền nhiễm vào những giai cấp khác để thống trị"...
Giai cấp thống trị nào cũng cần tạo ra những "huyền thoại" và áp đặt vào xã hội để thống trị. Người trí thức là người ý thức được những huyền thoại đó, mâu thuẫn, xung đột giữa chúng và thực tiễn xã hội, quyết phá giải những huyền thoại đó, để cho xã hội tiến lên.
Nhận thức này rất quan trọng: phải phân biệt việc đất nước cần có một đội ngũ chuyên môn giỏi (cũng là hết sức cần thiết và cấp bách) với việc xã hội cần có một lực lượng trí thức làm "chức năng" luôn tự hỏi lại về chính những giá trị đang được coi là chính thống của xã hội, luôn cật vấn về những gì đang có, luôn đặt lại vấn đề về các chuẩn mực đã được khẳng định.
Có người đã nói theo một cách chơi chữ: trí thức giữ cho xã hội luôn "thức" chứ không ngủ. Đảng cần những người trí thức là vì như vậy, chứ không phải chỉ cần những nhà chuyên môn giỏi bảo gì nghe nấy, như những cái máy tinh xảo mà vô cảm. Nói cách khác Đảng và Nhà nước cần có những người trí thức chân chính để luôn bị quấy rầy, luôn có người quấy rầy mình hằng ngày, trong mọi việc, không bao giờ để cho mình yên mà tự thỏa mãn và dừng lại, khô cằn.
Do vậy, thường xảy ra tình trạng người cầm quyền khó ưa được trí thức. Biết quý người luôn quấy rầy mình, luôn buộc mình không bao giờ được kiêu căng thỏa mãn, là phẩm chất của người cầm quyền giỏi. Tôi nghĩ nếu lần này Đảng đặt vấn đề bàn về trí thức thì chính là đặt vấn đề bàn về việc xây dựng lực lượng luôn quấy rầy mình đó, xây dựng cho họ cái phẩm chất dám và biết quấy rầy ấy, mạnh mẽ trao cho họ cái quyền đó, để cho xã hội và dân tộc tiến lên. Bởi Đảng không có quyền lợi riêng của mình, Đảng không có quyền lợi nào khác ngoài sự tiến lên không ngừng của xã hội, của đất nước.
Bàn về vấn đề trí thức cũng là bàn về khả năng của Đảng, của người cầm quyền chấp nhận được sự quấy rầy thường trực của tiếng nói phản biện thường trực ấy. Nâng cao năng lực của Đảng, của người cầm quyền chịu đựng sự quấy rầy phản biện ấy, vì quyền lợi của đất nước.
Tập sách của Nguyên Ngọc vừa ra mắt bạn đọc, phát hành bởi Nhã Nam và NXB Phụ nữ Việt Nam, tháng 6.2022. Ảnh: Lam Điền
B - Nhận dạng trí thức Việt Nam
1. Đặc điểm quan trọng nhất của trí thức Việt Nam là rất yêu nước. Cách mạng tháng Tám 1945, rồi suốt chiến tranh cứu nước, tuyệt đại đa số trí thức Việt Nam đều đi với cách mạng và kháng chiến, cống hiến hết mình cho dân tộc. Trong khi chẳng hạn ở Nga, sau Cách mạng tháng Mười 1917, tuyệt đại đa số trí thức lớn nhất đều bỏ ra nước ngoài, không đi với cách mạng.
Đó là vì cách mạng Nga đậm tính giai cấp, trong khi cách mạng ta chủ yếu là vì vận mệnh của dân tộc, trí thức Việt Nam là trí thức của một dân tộc bị sa vào ách nô lệ phải đứng lên tự giải phóng cho mình. Đây là chỗ mạnh, đồng thời cũng tiềm tàng chỗ yếu của trí thức ở ta: họ thiết tha yêu nước, nhưng đồng thời cũng là trí thức nhỏ bé của một đất nước hàng trăm năm không có độc lập, được thực dân đào tạo chủ yếu nhằm phục vụ bộ máy thống trị của chúng. Những người ưu tú nhất trong số đó đã vượt lên, tận dụng ngay được bản chất ưu việt của nền văn hóa Pháp dầu nó được thực dân truyền bá với những mục đích khác, tự làm giàu cho mình và cho đất nước...
Theo một cách nào đó thậm chí có thể nói chính nền văn hóa Pháp với những tư tưởng chói lọi của nó đã từng góp phần tạo nên cả một thế hệ những nhà cách mạng hiện đại Việt Nam. Trí thức Nga thì khác, phần lớn họ không đi với cách mạng, nhưng mặt khác họ là trí thức lớn của một quốc gia độc lập lâu đời, có phẩm tính trí thức lớn. Yêu nước nhưng nhỏ bé, tư cách trí thức không cao là đặc điểm cố hữu của trí thức ta.
2. Sau cách mạng, nhất là từ sau 1950 (giải phóng biên giới, ảnh hưởng tư tưởng Mao tràn vào...), trí thức lại liên tục bị vùi dập, làm nhục, qua chỉnh huấn, cải cách ruộng đất, đấu tranh chống Nhân văn Giai phẩm, và nhiều cuộc đấu tranh khác, liên tục... Tư cách trí thức thuộc địa vốn đã nhỏ bé lại ngày càng bị làm cho nhỏ bé đi. Mỗi lần người trí thức muốn tự khôi phục lại vai trò, tư thế của mình, thì đều bị vùi dập thêm. Mặc dầu vậy, nhiều người trí thức đã vì lợi ích của dân tộc mà tự mình vượt lên, cống hiến hết mình cho sự nghiệp chung, nhiều người thật sự đã có đóng góp lớn, và đã làm vinh quang cho đất nước.
Theo dõi cuộc đời và sự nghiệp của nhiều trí thức lớn ở ta suốt nhiều chục năm qua đều có thể thấy tình trạng đó: họ đều đã dũng cảm vượt qua những lần bị vùi dập bất công, vì lợi ích cao nhất của dân tộc mà quên mình đi, lao động dũng cảm và cống hiến. Cứ nhìn lại một số người tiêu biểu thì có thể thấy rõ: Trần Đại Nghĩa, Lê Văn Thiêm, Tạ Quang Bửu, Hoàng Tụy... Theo tôi, những đóng góp đó chưa được đánh giá đúng.
Nhận thức này rất quan trọng: phải phân biệt việc đất nước cần có một đội ngũ chuyên môn giỏi (cũng là hết sức cần thiết và cấp bách) với việc xã hội cần có một lực lượng trí thức làm "chức năng" luôn tự hỏi lại về chính những giá trị đang được coi là chính thống của xã hội, luôn cật vấn về những gì đang có, luôn đặt lại vấn đề về các chuẩn mực đã được khẳng định.
Nguyên Ngọc
Một ví dụ rất gần đây: năm vừa qua giáo sư Hoàng Tụy tròn 80 tuổi, thế giới toán học coi là một dịp quan trọng để vinh danh và bày tỏ sự kính trọng, biết ơn công lao sáng tạo của ông đối với toán học thế giới. Một hội nghị quốc tế về toán học đã được tổ chức ở Pháp, có mặt những nhà toán học lớn trên thế giới, tôn vinh ông. Trong khi đó cho đến nay Đảng và Nhà nước ta không hề có một lời đối với ông vào dịp này. Thật là một lỗi nặng của chúng ta... Còn có thể kể nhiều ví dụ như thế nữa.
Trong khi đó, cũng chính do cách nghĩ không đúng về vai trò của trí thức, tiếng nói phản biện xã hội vốn là thiên chức của trí thức, đối xử không đúng đối với những trí thức chân chính, định kiến nặng nề đối với những trí thức thẳng thắn và cương nghị, có tinh thần trách nhiệm cao với mọi vấn đề của xã hội, mặt khác, tất yếu, lại rất dễ tạo ra một loại trí thức dỏm, chuyên tâng bốc, nịnh hót những người cầm quyền, bao vây quanh họ những thông tin giả, gây rất nhiều tác hại. Loại đó hiện nay rất nhiều, làm ô nhiễm môi trường trí thức ở ta. Và rất nhiều khi lại được lãnh đạo ủng hộ, vì họ luôn nói dễ nghe, hóng gió mà nói theo.
Tôi nghĩ nếu quả thật lần này Đảng muốn thật sự bàn về vấn đề trí thức, xây dựng lực lượng trí thức xứng đáng với dân tộc, cho nhiệm vụ phát triển mới của đất nước, thì không thể không nghiêm khắc tự kiểm điểm lại về những khuyết điểm không nhỏ ấy, đã có hệ quả triệt tiêu vai trò có thể to lớn của một lực lượng trí thức dân tộc đã tự phấn đấu rất kiên cường để là những trí thức không hề tầm thường.
Quả thật, cho đến nay trong trí thức, còn có nhiều điều chưa được giải tỏa. Lòng tin của họ đối với lãnh đạo chưa cao. Đã đến lúc cần dũng cảm sòng phẳng trở lại một lần cho xong đối với một số vụ vùi dập trí thức từng xảy ra từ nhiều chục năm nay, nghiêm túc nhận khuyết điểm, nghiêm túc rút kinh nghiệm, để cho thanh thản với quá khứ và tránh mọi sai lầm lặp lại về sau.
Những người trí thức chân chính chỉ cần một thái độ thật sự chân thành như vậy của lãnh đạo, để có lòng tin vững chắc mà nhẹ nhàng, hết lòng cống hiến vì sự nghiệp lớn.
Một số trí thức Việt Nam tiêu biểu (từ trái): Trần Đại Nghĩa, Lê Văn Thiêm, Tạ Quang Bửu, Hoàng Tụy... Ảnh: TL
C - Để phát huy tốt vai trò của trí thức
Tôi nghĩ trước hết nên tránh cách nghĩ trí thức đòi hỏi sự đãi ngộ. Đối với người trí thức chân chính, nhấn mạnh đến đãi ngộ thậm chí đôi khi có thể là một sự xúc phạm đến họ.
Để xây dựng và phát huy lực lượng trí thức, theo tôi cần:
1. Trước hết nhận thức đúng về vai trò và chức năng của trí thức trong xã hội. Có thể nói một cách nôm na như thế này: trí thức sinh ra là để nói ngược. Chấp nhận tiếng nói ngược, ít nhất là bình đẳng với nó, tôn trọng nó, để tự ý thức rõ hơn về mình, công việc của mình, là bản lĩnh cần thiết của người lãnh đạo.
Trong công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa, hội nhập rộng lớn ngày nay, tiếng nói ngược như vậy càng quan trọng, bởi trong chiến tranh dù rất ác liệt nhưng về tư tưởng thì là theo chiều thuận, nó phù hợp sâu xa với tình thần dân tộc và lòng yêu nước vốn là sức mạnh lâu đời của người Việt. Xây dựng xã hội mới khó hơn nhiều, vì có rất nhiều điều không phải đã có sẵn trong bản chất hay truyền thống của con người Việt, phải phá vỡ rất nhiều quan niệm cũ, xây dựng những quan niệm mới, thật sự là một cuộc cách mạng có thể còn sâu sắc hơn bao giờ hết. Chính lúc này cần phát huy vai trò của trí thức, cần có một lực lượng trí thức có tính độc lập cao, để từ đó có nhiều suy nghĩ mới, táo bạo, mở đường, sáng tạo.
2. Yêu cầu cao nhất của người trí thức chân chính là được làm việc, được cống hiến, cống hiến tất cả tài năng, trí lực của mình cho đất nước, cho xã hội. Đãi ngộ họ đúng đắn là cần thiết, nhưng đãi ngộ rất nhiều mà không tạo điều kiện tốt nhất, rộng rãi nhất cho họ làm việc, thì đối với họ sẽ chẳng có nghĩa gì cả. Người trí thức chân chính thậm chí thường coi thường hình thức, ghét sự đãi bôi, khinh rẻ quyền lợi vật chất. Họ không cần những lời chào đón, đề cao hình thức, mà cần những điều kiện thiết thực để có thể làm việc, cống hiến nhiều nhất, hiệu quả nhất. Phải nói rằng chúng ta đang làm rất không tốt điều này.
Xin nêu một ví dụ: ngay một nhà bác học tầm cỡ thế giới như Pierre Darriulat, hết sức yêu Việt Nam, tự nguyện đến ở và làm việc tại Việt Nam, nguyện hết lòng làm việc cho Việt Nam như một chiến sĩ tình nguyện không công, mà cho đến nay một số ít điều kiện làm việc tối thiểu cũng không được những người có trách nhiệm tạo cho ông. Những ý kiến tâm huyết và hết sức sâu sắc, thiết thực của ông về nhiều lĩnh vực quan trọng cũng bị những người và tổ chức có trách nhiệm bỏ ngoài tai. Qua một việc cụ thể này chúng ta đang làm cho nhiều trí thức người Việt trong nước và ngoài nước nản lòng.
3. Bên cạnh những điều kiện về vật chất thật ra là rất ít ỏi người trí thức cần có, thì điều quan trọng, cơ bản, thiết yếu nhất đối với họ là tự do, tự do tư tưởng. Tự do là điều kiện sống còn của trí thức. Không có tự do tư tưởng thật sự, cụ thể, thiết thực thì không có trí thức. Xin nói rõ là họ cần tự do tư tưởng rộng rãi nhất, tuyệt đối, không có bất cứ rào cản, cấm kỵ nào. Họ phải có được quyền suy nghĩ đến cùng, trên mọi vấn đề, lật lại mọi vấn đề, không bị bất cứ sự cản trở nào.
Cần thật sự trao cho người trí thức quyền tự do tư tưởng cao nhất. Phải nói thật rằng chúng ta đang làm không tốt điều này. Tôi thấy chúng ta đang có tâm lý nặng nề sợ trao nhiều quyền tự do tư tưởng cho trí thức, viện những cớ rất giả tạo, vớ vẩn như kiểu "thù trong giặc ngoài" để hạn chế tự do. Tôi cũng thật sự không hiểu được tại sao một số người được bố trí vào một số cương vị nào đó thì bỗng nhiên tự thấy mình có quyền cho ai được tự do, ai không đủ trình độ để được tự do, quyền cho người ta được tự do đến đâu thì vừa, lúc nào thì được..v.v.
Vừa qua và hiện nay đang có một số việc làm vụng về, thiển cận, vô ích, và gây bất bình, mất lòng tin trong trí thức, làm cho tình hình nặng nề một cách không cần thiết, chẳng hạn như cách xử lý đối với tập thơ Trần Dần vừa rồi, hoặc theo chỗ tôi được biết những ý đồ tìm cách giải tán viện IDS, nơi đang có những tiếng nói phản biện của nhiều trí thức có trình độ, giàu tâm huyết, nghiêm túc... Nếu chúng ta cứ tiếp tục những việc làm kiểu đó thì mọi lời kêu gọi đóng góp trí tuệ, tài năng của trí thức cho sự nghiệp chung sẽ mất đi rất nhiều tác dụng, thậm chí vô nghĩa.
Đối với trí thức, không được dùng quyền lực. Những người trí thức chân chính không sợ quyền lực, thậm chí khinh rẻ quyền lực. Cùng lắm là họ sẽ đối phó lại bằng im lặng. Và chúng ta sẽ chẳng được gì cả, sẽ là mất mát rất lớn.
Chính vì vậy, nói xây dựng lực lượng trí thức thì trước hết lại là xây dựng thái độ đúng đắn của Đảng, của lãnh đạo đối với trí thức. Tôi xin nói: có được thái độ đó thì sẽ có trí thức, bằng không thì sẽ không bao giờ có, hoặc sẽ chỉ có trí thức dỏm, chỉ càng hại Đảng, hại cho sự nghiệp chung.
4. Để đào tạo một lực lượng trí thức lớn và mạnh, cần thiết cho sự phát triển lâu dài của đất nước thì một trong những điều kiện quan trọng nhất là phải có một nền đại học thật sự ra đại học, điều chúng ta hiện nay hầu như hoàn toàn không có. Cách đây mấy mươi năm, song song với vụ Nhân văn Giai phẩm, chúng ta đã phá tan mất một nền đại học rất đàng hoàng, với những trí thức lớn như Đào Duy Anh, Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường, Trần Đình Hượu..v.v., và từ đó đại học của ta, như nhiều người nói, chỉ còn là một kiểu phổ thông cấp 4.
Điều kiện cốt lõi của đại học là độc lập tư duy. Nhiệm vụ cơ bản của đại học là tạo nên những con người có dũng khí, tư cách và khả năng tư duy độc lập; có như vậy nó mới chuẩn bị được cho đất nước một lực lượng trí thức mạnh, dồi dào. Và muốn có một nền đại học như vậy, thì trước sau cũng phải thẳng thắn giải quyết vấn đề tự trị đại học.
Tôi đề nghị cần đặt ra vấn đề ấy, có kế hoạch thực hiện từng bước, để đi đến có được một nền đại học đàng hoàng, cho công cuộc hiện đại hóa của đất nước. Dự định đến năm nào đó ta sẽ có được đại học vào top này top nọ của thế giới sẽ hoàn toàn là ảo tưởng nếu ta cứ một mực duy trì một kiểu đại học chẳng khác gì phổ thông như hiện nay. Có thể có một số đại học không thua kém ai, thậm chí trong một thời gian không dài, nếu ta dám thật sự làm đại học tự trị. Trước sau chúng ta cũng phải nhất thiết tiến đến đó, cần bắt đầu những bước đi đầu tiên từ bây giờ.
Đấy là một trong những điều kiện thiết yếu để xây dựng lực lượng trí thức xứng đáng cho đất nước, dân tộc, đáp ứng yêu cầu của phát triển.
Nguyên Ngọc
_______________
(*) Bài viết này là phát biểu của nhà văn Nguyên Ngọc trong Hội nghị chuẩn bị Nghị quyết về trí thức do Ban Bí thư Trung ương Đảng triệu tập, năm 2008. Người Đô Thị trích đăng từ tập sách Dọc đường, phát hành bởi Nhã Nam và NXB Phụ nữ Việt Nam tháng 6.2022.
Thứ hai, Mỹ chi phối kinh tế thế giới, chi phối cả xu hướng tiêu dùng và sản xuất của thế giới. Đến hôm nay vẫn thế.
Thứ ba, Mỹ chi phối các tổ chức quốc tế, nhất là WTO. Toàn bộ hệ thống luật pháp của WTO là chuyển từ hệ thống luật pháp của Mỹ ra. Mỹ như ông hộ pháp, đứng dạng chân trước cửa WTO, anh nào vào cũng phải qua cửa này.
Thời gian đầu đàm phán, mình biết ít nên cứ để bên kia nói. Mình chỉ nghe, hỏi và học bài. Đến khi mình nắm được đầy đủ ý tưởng của họ, khoảng năm 1998, thì tôi mới có "bài" của mình. "
Blended learning có là giải pháp?
Những thách thức của giáo dục trực tuyến
TS. Huỳnh Thế Du - 11:01, 16/04/2020
TheLEADERThách thức lớn nhất của giáo dục trực tuyến là thiếu môi trường của lớp học thực sự mà ở đó tương tác, cạnh tranh, kiểm tra lẫn nhau giữa những người học và sự dõi theo của người dạy là những nhân tố then chốt thúc đẩy quá trình học tập.
Dịch Covid-19 buộc rất nhiều tổ chức giáo dục trên thế giới chuyển sang mô hình trực tuyến. Thoạt nhìn, đây là một bước tiến đáng kể của nền giáo dục toàn cầu cũng như Việt Nam. Tuy nhiên, nhìn lại quá trình phát triển của mô hình giáo dục này với rất nhiều nơi đang chật vật cho thấy, các chương trình trực tuyến khó có thể thay thế mô hình giáo dục truyền thống.
Những mặt được
Tiện lợi: Học trực tuyến không phải đi lại, không cần địa điểm, có thể trao đổi với các bạn học và giáo viên dễ dàng và tiện lợi, có thể hướng đến những nhu cầu chuyên biệt của từng nhóm, có thể truy cập được nhiều nguồn lực.
Chi phí thấp: So với học trực tiếp, chi phí học trực tuyến thường có chi phí thấp hơn đáng kể. Những khoản chi phí lớn nhất có thể tiết kiệm được là chi phí đi lại, nhà ở và thu nhập bị mất đi do gián đoạn trong trường hợp học trực tiếp.
Công nghệ: Điều kiện cần cho việc học trực tuyến là máy tính có kết nối internet. Đây là điều nằm trong khả năng của rất nhiều người trên thế giới cũng như Việt Nam hiện nay. Việc học trực tuyến thường không bị giới hạn như học trực tiếp.
Những lợi ích khác: Có thể học tập với rất nhiều người ở những nơi và xuất phát điểm khác nhau, không bị phân biệt đối xử về giới, sắc tộc, việc tham gia đa dạng, đồng đều hơn so với lớp học trực tiếp vì thường chỉ có một vài người phát biểu, các phương pháp giảng dạy linh hoạt, sáng tạo.
Những thách thức của giáo dục trực tuyến
TS. Huỳnh Thế Du, giảng viên Trường Chính sách công và quản lý, Đại học Fulbright Việt Nam
Những khó khăn
Hạn chế trong tương tác xã hội: Đây là nhược điểm hay khó khăn lớn nhất của việc học trực tuyến. Việc học trực tuyến có ít cơ hội tương tác trực tiếp tạo ra sự gắn bó với các bạn cùng lớp và không có cơ hội tiếp xúc với những người khác trong trường. Điều này dẫn đến hạn chế trong khả năng thấu hiểu lẫn nhau, tạo dựng các mối quan hệ, mạng lưới có tính gắn bó với nhau. Không có tương tác trực tiếp với giảng viên, không có không khí giảng đường.
Chi phí về mặt công nghệ và sắp xếp lịch: Người học yêu cầu phải tiếp cận và học hỏi các công nghệ, chương trình mới, nhất là việc xử lý những trục trặc liên quan đến máy tính và mạng. Đây là vấn đề thương gây khó khăn và căng thẳng cho rất nhiều người. Lịch trình học có thể xung đột với lịch làm việc và sự không rõ ràng giữa công việc và học hành (việc công và việc tư).
Điều này có thể ảnh hưởng đến nghề nghiệp và cơ hội phát triển của từng cá nhân. Thêm vào đó, do ở khác các múi giờ nên việc học có thể rơi vào những thời gian rất bất lợi.
Khó đánh giá các kết quả: Cách thức và kết quả đánh giá từng học viên và chung của cả lớp là một trong những thách thức rất lớn của các lớp học trực tuyến. Vấn đề quan trọng nhất là khó đánh giá kết quả mà người học tiếp thu được từ lớp học nói chung, cách thức truyền đạt của người dạy nói riêng.
Thách thức đối với người dạy: Người dạy cũng thường xuyên phải cập nhật các tiến bộ công nghệ. Việc chuyển từ lớp học truyền thống với các bài giảng và tương tác trong lớp sang môi trường trực tuyến thường rất thách thức đối với người dạy. Để có thể học tốt thì người học phải tự có động cơ và kỷ luật mà không có giám sát của người dạy và áp lực từ bạn cùng lớp.
Thách thức lớn nhất: Thiếu áp lực và khuyến khích
Bản chất của con người là lười và hay trì hoãn, trong khi học là một việc hết sức nặng nề, căng thẳng. Đối với các lớp học trực tiếp, như đã nêu ở trên, người học thường chịu sự giám sát từ giảng viên và cạnh tranh hay áp lực từ bạn bè, trong khi các lớp học trực tuyến thường thiếu vắng điều này.
Khi tham gia các lớp học trực tiếp, người học luôn có cảm giác với ánh mắt theo dõi của giảng viên ở cả hai mặt tạo động cơ khuyến khích và áp lực. Việc nhận được những lời khuyến khích từ giảng viên có tác động rất lớn trong việc học tập và tìm tòi sáng tạo, và việc trong trạng thái luôn có sự dõi theo của giảng viên tạo áp lực cho người học giảm tâm lý trì hoãn hay làm những việc ảnh hưởng đến quá trình học tập.
Tương tự, do tiếp xúc hàng ngày nên người học biết được mình đang ở đâu trong lớp để phấn đấu hơn. Tâm lý con người thường muốn vươn lên, do vậy tất cả các thành viên trong lớp (nhóm khá nhất, nhóm ở giữa và nhóm yếu) đề có động cơ vươn lên tốt hơn. Nhóm đầu thì muốn tốt hơn nữa, nhóm giữa thì cải thiện với các cơ hội có được và nhóm phía sau thì có nỗ lực vươn lên để không bị trượt hay không đủ tiêu chuẩn yêu cầu của môn học.
Hai điều trên, thường thiếu ở các lớp học trực tuyến. Cảm giác có người thầy luôn nhìn sau gáy về việc học của mình thường không có và người học rất khó biết mình đang ở đâu trong lớp và những người bạn cùng lớp học như thế nào. Do vậy, người học thường không có cơ sở hay điểm tựa để cải thiện.
Tóm lại, giáo dục trực tuyến có những ưu điểm của nó. Tuy nhiên, thách thức quan trọng nhất là thiếu môi trường của lớp học thực sự mà ở đó tương tác, cạnh tranh và kiểm tra lẫn nhau giữa những người học và sự dõi theo của người dạy là những nhân tố then chốt thúc đẩy quá trình học tập.
Do vậy, chúng ta không nên kỳ vọng quá cao về mô hình học tập này, đặc biệt là nghĩ rằng mô hình này có thể thay thế tốt cho mô hình trường học truyền thống. Hai mô hình bổ trợ cho nhau nhiều hơn là thay thế cho nhau và mô hình giáo dục tại chỗ vẫn còn chỗ đứng rất lâu nữa. Điều mong mỏi lúc này là dịch bệnh sớm qua đi để các hoạt động và giao tiếp xã hội có thể trở lại.
(*) Bài viết thể hiện quan điểm của TS. Huỳnh Thế Du, giảng viên Trường Chính sách công và quản lý, Đại học Fulbright Việt Nam
Nguồn: https://theleader.vn/nhung-thach-thuc-cua-giao-duc-truc-tuyen-1587005715687.htm
------
Hướng tới một thế giới với hệ sinh quyển bền vững, cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường.
Sống trong sự tiết chế.
Nếu không sẽ đi tới sự hủy diệt.
[Covid-19 Đã Đặt Nhân Loại Ở Ngã Ba Đường
-----
Về Nguyễn Xuân Xanh.
[ “quy luật của Einstein”: ở đâu có những ý tưởng tích cực, sáng tạo, ở đó có năng lượng mới tuôn chảy, đừng lo.]
Nguồn: https://thanhnien.vn/giao-duc/nguyen-xuan-xanh-mot-doi-cung-sach-1133853.html
---------
Lãnh đạo hiện nay:
"Đó là một lý do hơn lúc nào hết, chúng ta cần thay đổi cách nghĩ về lãnh đạo. Thứ nhất, đó phải được coi là một hoạt động tập thể chứ không phải của một vài cá nhân. Trong thế giới phức tạp và đã đổi thay nhanh chóng, chúng ta không thể tiếp tục phụ thuộc vào ý chí của một vài người có thẩm quyền để đưa ra tất cả câu trả lời cho tổ chức, thậm chí đẩy đi những cá nhân khác nếu họ không ưa. Các tổ chức phải từ bỏ cách tư duy cũ, có phần vị kỷ và cảm xúc, cách làm việc không còn hiệu quả cao nhất nếu họ muốn phát triển mạnh, và thậm chí sống sót.
Thứ hai, vì sự thay đổi này đã diễn ra trên thế giới, chúng ta cần sử dụng từ lãnh đạo như một "động từ" chứ không phải là một "danh từ". Trong bối cảnh này, lãnh đạo là một hoạt động và không phải là một chiếc ghế. Vì là một động từ, bất cứ ai cũng nên được tạo điều kiện để có thể tham gia vào các hoạt động lãnh đạo, phát huy ý tưởng, năng lực trí tuệ, bất cứ ai cũng có thể tạo ra giải pháp mới.
Bởi mỗi người có quan điểm độc đáo của riêng mình do lịch sử, văn hóa, tôn giáo, chủng tộc, giới tính, dân tộc, nền tảng giáo dục, kinh nghiệm và nhiều thuộc tính khác. Nên nếu họ có cơ hội mang tư duy, ý tưởng và đề xuất tốt nhất để giải quyết thách thức của tổ chức, ta có các ý tưởng giá trị nhất."
Nguồn: https://vnexpress.net/goc-nhin/chat-xam-chay-di-3902405.html
-----
Giáo sư Lâm Quang Thiệp: Hiệp hội các trường Đại học và Cao đẳng Hoa Kỳ (AAC&U) đã đưa ra định nghĩa về Giáo dục khai phóng như sau: "Giáo dục khai phóng là một cách tiếp cận học tập tạo năng lực và chuẩn bị cho từng cá thể người học ứng phó với sự phức tạp, đa dạng và thay đổi. Nó cung cấp cho người học một nền kiến thức bao quát về thế giới rộng lớn (khoa học, văn hóa và xã hội) đồng thời đi sâu nghiên cứu một lĩnh vực quan tâm xác định. Giáo dục khai phóng giúp người học phát triển ý thức về trách nhiệm xã hội cũng như tri thức khả dụng mạnh mẽ và các kỹ năng thực tiễn như giao tiếp, phân tích và giải quyết vấn đề, cũng như thể hiện một năng lực áp dụng kiến thức và kỹ năng vào đời sống thực tế".
Đối với chương trình đào tạo đại học, có hai xu hướng phổ biến là xu hướng Giáo dục khai phóng như trên, để hình thành những con người toàn diện có tầm nhìn, có năng lực tư duy và tình cảm nhân văn (con người-mục đích); và xu hướng thực dụng đào tạo con người gắn với một nghề nghiệp xác định (con người-công cụ).
Trong lịch sử phát triển của mình, mục tiêu của giáo dục đại học dường như dao động giữa hai trạng thái nêu trên. Cho đến các thập niên đầu của thế kỷ 21, trên toàn cầu xu hướng Giáo dục khai phóng đã trở lại một cách mạnh mẽ. Vì lẽ, một là, công nghệ mới làm cho xã hội biến đổi nhanh chóng, cần một tầm nhìn rộng lớn mới định hướng được cuộc sống, như cần la bàn để đi biển. Hai là, người ta ngày càng nhận ra sự cần thiết của các "kỹ năng mềm" (khả năng giao tiếp, óc phê phán, tổng hợp và phân tích). Ba là, do vòng đời công nghệ quá ngắn, thế kỷ 21 không đảm bảo có một nghề nghiệp ổn định: thị trường nhân lực rất đa dạng và đầy biến động. Chương trình đào tạo chuyên môn hẹp không thích hợp với nền kinh tế tri thức đòi hỏi kiến thức rộng liên ngành và năng lực đổi mới.
Trong thời đại toàn cầu hóa ngày nay, giáo dục đại học Việt Nam tất yếu phải hòa vào dòng chảy chung của giáo dục đại học thế giới, do đó có dấu hiệu Giáo dục khai phóng phục hồi. Các trường đại học hiện đại nhất ở Việt Nam, như Đại học Fulbright và Đại học Việt - Nhật đã mở đầu tuyên bố áp dụng Giáo dục khai phóng trong chương trình đào tạo của mình. Tôi nghĩ xu hướng này sẽ lan tỏa ra các trường đại học khác, vì không thể nào khác nếu muốn đào tạo sinh viên thành những công dân toàn cầu trong thời đại mới.
Nguồn: https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-47433571
-----
Trao đổi giữa nhà báo Phan Văn Thắng và tác giả Nguyễn Thị Từ Huy về khai phóng:
"Đại học dạy cho sinh viên cách suy nghĩ chứ không chỉ là nội dung suy nghĩ, dạy cho học sinh biết cách học, chứ không chỉ là nội dung cần phải học. Nghĩa là dạy cho sinh viên khả năng phản biện, sáng tạo, chứ không phải chỉ là ghi nhớ và vận dụng."
"Ngày nay, châu Âu nói chung không có các trường đại học khai phóng hay chương trình khai phóng ở đại học như mô hình của Mỹ, nhưng phương pháp giảng dạy của giảng viên và phương pháp học tập của sinh viên trong các trường đại học thì luôn theo tinh thần khai phóng. Sinh viên không học thuộc lòng, mà họ học để hiểu, để phê phán và sáng tạo. Họ đọc các tác phẩm với tư duy phản biện, họ đọc để đồng tình hoặc phản đối, và luôn được dạy cách tìm ra những điểm có thể phê phán hoặc cần được xem xét lại của mỗi tài liệu, mỗi tác giả, mỗi trào lưu…"
"Tuy nhiên, tôi vẫn thấy rằng để thực sự có một nền giáo dục khai phóng trong bối cảnh hiện nay là vô cùng khó khăn. Khó khăn ấy đến từ thể chế, cơ chế, từ sức ỳ của xã hội, của nền giáo dục đã quá ư rệu rã và lạc hậu, từ cái văn hóa thủ cựu, lem nhem của chúng ta, từ mỗi chức sắc và từ mỗi người, trong đó có chúng ta"
Nguồn: http://www.vanhoanghean.com.vn/van-hoa-va-doi-song27/khach-moi-cua-tap-chi45/khai-phong-giao-duc-khai-pho-ng-chi-nh-mi-nh-khai-pho-ng-mo-i-ca-nhan
------
Ý kiến của nhà ngoại giao Phạm Quang Vinh,
"- Nói là "hàng đầu" thì tôi không dám nhận. Các cụ nói thì mình học thôi, "biết mình biết người", tức là mình phải nắm rất rõ lợi ích dân tộc và vị thế đất nước. Lợi ích dân tộc phải nắm để ứng xử làm sao đảm bảo mình là người đại diện cho quốc gia, trong bối cảnh lợi ích quốc gia tương tác và song trùng với lợi ích của nước khác. Còn "biết người" có nghĩa là cục diện thế giới bây giờ thay đổi rất nhiều, nếu mình không biết được thế giới họ đã thay đổi, không theo sát những điều chỉnh của đối tác thì mình không "khớp" được với họ. Đây là cuộc cờ làm sao gắn kết được lợi ích của dân tộc.
Cá nhân tôi thì chỉ gửi gắm hai điều: Một là phải rèn được bản lĩnh của người làm công tác đối ngoại, dũng cảm không chỉ trong lúc triển khai thực hiện chiến lược mà ngay cả trong lúc kiến nghị chính sách, tham mưu cho cấp trên. Hai là phải liên tục học hỏi, làm đối ngoại bây giờ không phải là nói dăm câu ba điều cho sướng tai người này người kia hay vài ba chữ ngoại ngữ là xong."
Nguồn: https://news.zing.vn/viet-nam-va-cuoc-co-loi-ich-dan-toc-trong-the-gioi-day-bien-dong-post913648.html
----
Khoa học dữ liệu:
-----
Ý kiến của Nguyễn Thành Nam (Funix)
"Tôi luôn tin vào những người mơ mộng và dám theo đuổi giấc mơ của mình. Rất nhiều phát minh vĩ đại trên thế giới xưa nay đã bắt nguồn từ những ý tưởng ban đầu tưởng như rất điên rồ. Đến bây giờ nhiều người vẫn chưa hình dung được siêu máy tính và siêu kính thiên văn dùng để làm gì, thì tôi tin khi mới được phôi thai, đây có thể cũng là một ý tưởng bị coi là “lãng mạn”. Trung Quốc đã biến sự lãng mạn này thành hiện thực.
Điều nghịch lý là trong khi dè bỉu những mặt hàng kém chất lượng của nước láng giềng, dân ta dường như lại cũng mặc định rằng, họ là nước lớn, đương nhiên sẽ làm được những thứ lớn lao. Tôi thì lại nghĩ, họ làm được những thứ lớn lao vì họ có những giấc mơ lớn. "
Nguồn: Trung Quốc quen hay lạ?
------
GS Hồ Tú Bảo...
"GS Hồ Tú Bảo có những suy nghĩ, kiến giải sâu sắc về khoa học và vai trò của khoa học trong cuộc sống. Ông nói công bố quốc tế không phải mục đích tối thượng của khoa học.
Khoa học suy cho đến tận cùng phải xuất phát từ cuộc sống và phục vụ cuộc sống. Trong trào lưu mà người người, nhà nhà nói về cách mạng công nghiệp lần thứ tư, ông là một trong số ít những người hiểu thật, nói thật chứ không "chém gió".
Ông nói: “Chỉ một số ít quốc gia sẽ thắng và thu về tất cả”, ngắn gọn, súc tích mà đầy đủ. Nói cách mạng công nghiệp lần thứ tư nhưng cái đột phá về công nghệ số dẫn đến sự thay đổi ở mọi mặt của xã hội, chứ không chỉ trong công nghiệp. Vì sao ta phải thắng? Làm thế nào để thắng? Không thắng thì sẽ tiếp tục làm thuê sao? Nhưng đó là việc khó, muốn thắng thì phải làm, phải xây dựng đội ngũ chứ ngồi "chém gió" thì sao tiến lên?"
Nguồn: GS Hồ Tú Bảo - từ AK đến AI và chân dung nhà khoa học gốc lính [nguoidothi.net.vn][đọc]
------
Tiền là xăng xe - Công ty là chiếc xe hơi
Công ty có ý tưởng hay như xe hơi có thiết kế vượt trội, xe không xăng sẽ không chạy được.
Chức năng của công ty chỉ để kiếm tiền, thì cũng giống như mua xe chỉ để đi kiếm thật nhiều xăng.
Vấn đề là bạn muốn dùng xe hơi để đi đến đâu? và làm sao để có đủ xăng giúp xe hơi đi được tới nơi mà bạn muốn. Mục đích của công ty là để làm được một cái gì đó, để thúc đẩy các động lực khác phát triển, và đóng góp cho xã hội. Tiền là công cụ giúp công ty đi đến đích.
Tiền quan trọng và là thứ cần thiết, nhưng đó không phải là lý do đầu tiên khiến chúng ta mua xe.
Vấn đề là có nhiều người muốn đến đích mà không cần dùng tới xe hơi, họ thích đi bộ, đi xe đạp, đi bằng trí tưởng tượng thì lại không cần xăng.
Nguồn: https://www.facebook.com/CafeF/videos/496007447551304/
(coi xong triết lý cao siêu ở trên, thấy bụng đói, kiểm tra ví, còn đúng 10 ngàn, đi mua tạm mấy gói mì cho bữa sáng)
-----
Nụ cười Stan Shih (vê giá trị gia tăng)
"Cách nhìn mang lại phúc lợi và cuộc sống tốt hơn cho những lao động không có kỹ năng - nhóm có phúc lợi hay đời sống thấp nhất trong xã hội nêu trên khớp với Thuyết công bằng của John Rawls. Triết gia người Mỹ ở thế kỷ 20 cho rằng: “Phúc lợi của xã hội được đo bằng phúc lợi của những người có phúc lợi thấp nhất trong xã hội. Do vậy, nhiệm vụ của xã hội đơn giản là tập trung nâng cao phúc lợi của những người này.”
Giờ đây, Việt Nam đã thu hút được rất nhiều vốn FDI, nhưng vẫn chưa tận dụng được các cơ hội để bước lên những nấc thang giá trị cao hơn. Chúng ta vẫn đang quanh quẩn ở vùng đáy, cặm cụi khâu giày cho Nike, lắp bo mạch cho Intel và điện thoại cho Samsung ... 4.0 của Việt Nam đang là như vậy."
Nguồn: Fb Huỳnh Thế Du [đọc]
-----
[... giáo dục Việt Nam chú trọng quá nhiều vào điểm số, vào các kỳ thi, các bậc phụ huynh thì quá kỳ vọng vào con và muốn can thiệp quá sâu vào tương lai của con, đặt cho con mục tiêu quá cụ thể như bằng cấp, việc làm, dẫn đến đa số các bạn trẻ thụ động, không có hay không dám có hoài bão của riêng mình, không đủ động lực, nỗ lực để thực hiện ước mơ của mình, không thể trở thành một người mà chính mình mong muốn.
Các bạn trẻ của chúng ta không có đủ khoảng trống để suy nghĩ xem mình muốn làm gì trong đời mình, muốn trở thành ai trong tương lai.
Tôi muốn khơi gợi trong họ tiềm năng cá nhân đang ngủ yên, ước mơ nào lớn hơn một việc làm đang ẩn khuất, và chỉ cho các bạn cách tìm ra con đường của chính mình, chuẩn bị để đón bắt cơ hội tiến thủ, thúc đẩy ý chí, nỗ lực để khai phóng hoài bão...
...
Trên đường đời, không cần cạnh tranh với ai, chỉ cạnh tranh với bản thân mình là đủ. Không cần cố gắng làm một người thành công với những mục tiêu cụ thể, mà hãy cố gắng để trở thành một người có giá trị với chính mình, với gia đình, bạn bè, tổ chức nơi mình làm việc, xã hội mà mình sống, quê hương mà mình mong nhớ. Thành công sẽ tự đi đến sau những giá trị đó.
...nếu chăm chăm vào đích đến, ắt sẽ sinh ra tâm lý muốn đi tắt đón đầu, tâm lý muốn vượt lên trên người khác bằng mọi giá, và chúng ta lại bỏ qua cơ hội nhìn ngắm rất nhiều cảnh sắc đẹp trên đường đi, mà đó mới chính là những giá trị của chuyến đi]
Nguồn: Khơi gợi tiềm năng ngủ yên của giới trẻ - Trương Nguyện Thành [tuoitre]
-----
Ý kiến của tác giả Trương Nguyện Thành về giáo dục đại học hiện nay:
- Cần nhận diện sản phẩm đầu ra là gì? từ đó mới biết được cần làm gì để có được sản phẩm như vậy?
- Xác định được sinh viên ra trường sẽ làm ở phân khúc nào của thị trường lao động?
- Giảng viên và mô hình vận hành: [“Giáo dục sẽ có thay đổi rất lớn, không còn đơn giản sinh viên lên giảng đường và nghe giảng viên nói. Nếu như bây giờ mà giảng viên cứ ngồi đấy và cứ đem những bài giảng từ cả 20 năm nay xào đi xào lại thì như thế là các anh chị đang tự đào thải chính bản thân mình”, GS Thành nhấn mạnh.
Khi đề cập đến chuyện thay đổi, GS khuyên mỗi giảng viên nên thay đổi từ từ. “Giảng viên cần có những lớp đào tạo để làm quen, gặp gỡ và học hỏi từ những người đã từng có kinh nghiệm giảng dạy sáng tạo dựa trên công nghệ. Bởi giảng viên cần có cơ hội để nâng cao, thay đổi khả năng giảng dạy vì thế hệ trẻ bây giờ rất nhạy công nghệ. Bên cạnh đó, nên ứng dụng thêm mô hình cho sinh viên tự học, đưa cho sinh viên những bài tập để sinh viên lên thế giới mạng nghiên cứu tìm câu trả lời. Và cần có những lớp học mẫu, vì nếu để cho tất cả giảng viên đồng loạt làm thì họ sẽ không biết phải làm thế nào. Nên có những lớp mẫu để tạo cơ hội cho những giảng viên đã có kinh nghiệm làm và từ đó sẽ lan rộng mô hình ra”, GS khuyên.
Vấn đề thứ 4 theo GS Thành là sáng tạo trong vận hành. “Thường các doanh nghiệp khởi nghiệp hay các trường đại học quen những thói quen là bắt đầu từ những nhóm nhỏ rồi phát triển lên. Từ lúc đầu chỉ có 10 người, nhân lên 50 người, 100 người,… Nhưng khi lớn mạnh lên lại đem những quy trình vận hành lúc chỉ có 10 người áp dụng cho mô hình cả 200 người thì không ổn chút nào”.]
Nguồn: GS Trương Nguyện Thành: Sáng tạo hay là chết? [thanhnien.vn][đọc]
-----
"Muốn ĐH trở thành nơi sáng tạo ra tri thức mới thì những nhà khoa học, những người quản lý khoa học phải biết được hướng nghiên cứu của thế giới về vấn đề đó, lĩnh vực đó trong những năm tới ra sao. Họ tiếp xúc, họ đưa về, họ mở ra những cái mới, đi theo hướng nghiên cứu mới.
“Vậy thì làm gì có bộ nào có thể làm được việc này. Các bộ liên quan chỉ có nhiệm vụ đưa ra những đơn đặt hàng. Đương nhiên, họ không phải là bộ chủ quản. Nhưng thực tế ở Việt Nam, bộ chủ quản có nhiệm vụ cấp tiền. Nên đương nhiên, bộ chủ quản giống như ông chủ. Họ có rất nhiều quyền, họ can thiệp vào công việc chuyên môn, can thiệp vào tổ chức. Vì bộ chủ quản can thiệp các vấn đề trên nên các trường ĐH coi như không có tự chủ” - GS Vũ Minh Giang khẳng định. Theo ông, không có bộ chủ quản gần như phải là hoạt động song hành với tự chủ giáo dục ĐH. Lúc đó, Bộ GD&ĐT cũng không phải là bộ chủ quản mà là cơ quan thay mặt chính phủ quản lý về mặt nhà nước lĩnh vực hoạt động này. "
Nguồn: Vì sao nhiều cơ sở Đại học 'sợ' tự chủ [tienphong.vn][đọc]
-----
Lê Viết Quốc - Google - Deep learning - AutoML
"Nghiên cứu của Quốc đặt nền móng cho AutoML, một bộ sản phẩm của Google được thiết kế cho các nhà phát triển có chuyên môn về machine learning và tài nguyên hạn chế. Google đã ra mắt AutoML Vision vào đầu năm nay. Tháng trước tại hội nghị Cloud Next của Google, công ty đã phát hành các công cụ dịch thuật và ngôn ngữ tự nhiên."
Nguồn: Lê Viết Quốc: Nhà nghiên cứu đứng sau AutoML của Google [cafef.vn][đọc]
-----
Ngưỡng mộ để thêm một chút động lực cho bản thân.
GS Đàm Thanh Sơn với giải thưởng Dirac [https://www.ictp.it]
Xem GS giảng bài [video-youtube]
----------
Mindset - cách tư duy mở
Chia sẻ của thầy Trương Nguyện Thành [video]
----------
Lấy về từ trang của bác THDũng.
"Daniela Rus: Rise of the robots: are you ready?
Sự suy thoái của Thế hệ trẻ hay sự chuyển dịch Hệ hình tư duy?
Bookhunter
10:46' SA - Thứ tư, 17/01/2018
Nhiều người cho rằng thế hệ trẻ là một thế hệ vứt đi, văn hóa đọc xuống cấp, nghệ thuật – tư tưởng đang trên đà suy thoái. Điều này có đúng hay không? Đó có thể chỉ là góc nhìn tiêu cực đầy định kiến. Book Hunter đã có dịp thực hiện một bài phỏng vấn PGS – TS phê bình văn học Đỗ Lai Thúy, tác giả của các cuốn phê bình văn học như “Mắt Thơ”, “Bút pháp của ham muốn”, “Thơ như là Mỹ học của cái Khác” về vấn đề này. Trong tác phẩm mới xuất bản năm 2012 “Thơ như là Mỹ học của cái Khác”, ông Đỗ Lai Thúy đã có nhắc đến sự chuyển dịch Hệ hình tư duy và ông cho rằng những hiện tượng xung đột giữa các thế hệ hiện nay là dấu hiệu của một cuộc chuyển dịch lớn.
Book Hunter: Trước hết, rất mong ông có thể giúp các bạn đọc hiểu Hệ hình tư duy là gì? Loài người đã trải qua bao nhiêu Hệ hình tư duy? Và hiện nay Việt Nam của chúng ta đang ở trong Hệ hình tư duy nào?
PGS-TS Đỗ Lai Thúy: Tôi phân chia Hệ hình tư duy dựa vào hệ hình văn hóa. Trong văn hóa có 3 hệ hình: Tiền Hiện đại, Hiện đại và Hậu Hiện đại. Quy chiếu sang tư duy sẽ có Tư duy Tiền Hiện đại, Hiện đại và Hậu hiện đại. Ở thế giới phương Tây, các hệ hình này chuyển dịch một cách kế tiếp, tức là hệ hình này kết thúc thì sẽ chuyển sang một hệ hình khác: Hệ hình Tiền Hiện đại kết thúc rồi đến hệ hình Hiện Đại, sau đó mới đến Hệ hình Hậu hiện đại. Ở Việt Nam, các hệ hình này không nối tiếp nhau mà “gối tiếp nhau”. Chính sự gối tiếp đó, tạo ra sự đồng tồn, các hệ hình cùng tồn tại song song với nhau. Cùng một lúc, trong xã hội nước ta hiện nay, tồn tại cả Hệ hình Tiền Hiện đại, Hiện đại và Hậu Hiện đại. Trong đó, Hệ hình Tiền Hiện đại vẫn giữ vai trò chủ đạo, ở vị trí trung tâm và có khả năng chi phối các Hệ hình khác.
Khi phân định các hệ hình, chúng ta cần phân định ở mặt chủ yếu nhất. Mỗi giai đoạn lịch sử đều nổi lên một vài mặt chủ yếu nhất. Tuy nhiên, vẫn có thể có các ngoại lệ, các cá nhân không theo hệ hình của thời đại mình đang sống và nằm ở ngoại vi. Nhiều học thuyết có hơi hướng Hiện đại, thậm chí là Hậu hiện đại xuất hiện ở thời kỳ của Tiền Hiện đại, nhưng đó không phải là chủ đạo.
PGS-TS, nhà phê bình văn học Đỗ Lai Thúy: Sinh năm 1948 tại Sơn Tây, tốt nghiệp Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội. Sau xuất lính 10 năm, ông về làm biên tập tại NXB Ngoại văn (Thế giới), sau đó phụ trách tạp trí Etudes Vietnamiennes, rồi chuyển sang tạp chí Văn hoá Nghệ thuật làm Phó Tổng biên tập.
Book Hunter: Vậy biểu hiện của các Hệ hình này như thế nào và lấy tiêu chuẩn nào để phân định các Hệ hình?
PGS- TS Đỗ Lai Thúy: Nếu chia ra thành các hệ hình văn hóa lớn, ta có thể thấy rằng văn hóa ở cấp độ tổng thể luôn thể hiện trình độ phát triển của loài người. Tiêu chí để phân biệt các Hệ hình phải tương ứng với cấp độ của văn hóa, bởi thế tiêu chí ở đây là quan niệm thực tại.
Tiền Hiện đại có quan niệm rằng Thế giới xung quanh ta là một thế giới khách quan tồn tại độc lập với ý thức của con người. Ý thức của con người phản ánh thực tại đó một cách trung thực.
Đến cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, khi thuyết tương đối của Einstein và thuyết Lượng tử ra đời thì quan niệm về thế giới ấy bị sụp đổ. Thế giới chúng ta đang sống, theo quan niệm Tiền Hiện đại, được tạo nên bởi vật chất, mà vật chất được cấu thành bởi các hạt nguyên tử. Cuối cùng, các nhà khoa học khám phá ra rằng nguyên tử không phải là các hạt rắn đặc mà là hạt rỗng. Trong nguyên tử còn rất nhiều các hạt hạ nguyên tử, các hạt hạ nguyên tử nảy sinh hoặc biến mất trong một chớp mắt. Bởi thế, nguyên tử không còn nữa, vậy nên có thể coi rằng vật chất không có thật. Một quan điểm nữa dẫn dến nhận định thế giới này không thực sự có thật. Trước đây, các nhà khoa học đều cho rằng kết quả nghiên cứu thế giới là khách quan, thế nên người nghiên cứu không có vai trò tác động đến kết quả; nhưng sau đó thì họ nhận ra rằng kết quả nghiên cứu bị tác động bởi chính người nghiên cứu, nói ngắn gọn là cái vốn dĩ khách quan giờ đây không còn khách quan nữa, cái khách thể giờ đây có sự tham gia của chủ thể. Với một quan niệm thực tại như vậy, con người bước vào thế giới Hiện đại. Như thế có nghĩa là thế giới khách quan mà con người cảm thấy bằng giác quan trong tính liên tục giờ đây đã bị vỡ. Những người chịu ảnh hưởng quan niệm về thế giới của Hệ hình Hiện đại thấy rằng cần phải có một điều gì đó có thể hàn gắn thế giới. Sự hàn gắn này không chỉ nằm ở bề mặt, mà còn nằm ở bề sâu, mà chủ nghĩa cấu trúc là một ví dụ. Cấu trúc là một thứ rất vô hình, nhưng bằng cấu trúc đó, các mảnh vỡ sẽ được thống nhất với nhau. Trong bản thể của con người, cái vô thức được tìm ra với mục đích gắn kết những mảnh vỡ trong tâm trí con người với nhau. Vì thế, trong thế giới Hiện Đại, người ta đi tìm tổng thể mà tổng thể lại vô hình.
Từ năm 1960 trở đi, có một quan niệm rằng thế giới tồn tại rất nhiều các khả năng, khi ý thức con người va chạm với một trong các khả năng đó thì khả năng trở thành thế giới như chúng ta thấy hiện nay. Điều đó có nghĩa là có đồng thời song song nhiều thế giới và một người có thể tham gia vào nhiều thế giới khác nhau. Mỗi khi tham gia vào một thế giới thì con người lại có một cái Tôi, nhưng khi tham gia vào thế giới khác thì con người lại có một cái Tôi khác… Điều này dẫn đến một con người có rất nhiều cái Tôi. Đây chính là quan niệm thực tại của Hậu Hiện đại. Lúc bấy giờ, thế giới tồn tại 2 trường phái Vật lý. Một trường phái cho rằng dù thế nào cũng vẫn tồn tại một thế giới khác quan, có điều con người chưa nhận thức được nó, và càng hiểu biết thì càng tiếp cận gần hơn với thế giới khách quan. Ngay cả Einstein cũng có quan niệm như vậy. Nhưng trường phái đối lập là lượng tử thì cho rằng không có thế giới khách quan mà thế giới chỉ là những khả năng và có nhiều thế giới chồng chéo lên nhau.
Book Hunter: Theo ông, sự phân định các Hệ hình này đang diễn ra ở Việt Nam như thế nào?
PGS – TS Đỗ Lai Thúy: Ở xã hội Việt Nam hiện nay tồn tại song song cả 3 hệ hình mà chủ đạo lại là Tiền Hiện đại và có khả năng chi phối 2 hệ hình còn lại. Khi tồn tại một lúc cả 3 hệ hình như vậy thì xã hội sẽ có xu hướng lấy tiêu chí của hệ hình này để đánh giá hệ hình kia. Ví dụ như các họa sĩ có tư duy theo Hệ hình Tiền Hiện đại thì sẽ không thể cảm nhận được tranh Picasso, bởi tranh Picasso không mô tả thế giới khách quan mà bằng trường phái lập thể ông đã cấu trúc hóa lại thế giới. Vì thế, đúng như bây giờ dư luận đang nói, xã hội Việt Nam đang rơi vào tình trạng “loạn chuẩn”. Một cách công bằng mà nói, thành tựu nghệ thuật không có cao và thấp, không có hơn kém, bởi vì các tác phẩm ở các Hệ hình khác nhau thì sẽ có các tiêu chuẩn khác nhau. Vì thế, để đánh giá một tác phẩm, chúng ta phải đặt mình vào Hệ hình của nó. Một tác phẩm hay thuộc Hệ hình Tiền Hiện đại đương nhiên còn giá trị hơn rất nhiều so với tác phẩm dở của Hậu Hiện đại.
Book Hunter: Có phải các nhà Cách tân ở Việt Nam hiện nay đều đang hướng đến Hệ hình Hiện đại? Vậy còn số phận Hậu Hiện đại thì đang ra sao?
PGS TS Đỗ Lai Thúy: Đúng. Ví dụ như trong Hội họa hiện nay, các họa sĩ Việt Nam đang đi theo hướng Lập Thể, đó chính là xu hướng cấu trúc lại, xu hướng của Hiện đại. Sự thay đổi đó rất khó vì chúng ta đã có những cái chuẩn trong hệ hình Tiền Hiện đại, dù là hội họa hay văn chương, và cái chuẩn ấy đang định hướng xã hội.Tâm lý con người nói chung thường cho rằng những tác phẩm chuẩn mực và kinh điển có sức sống muôn đời nên những người đi sau phải dựa vào đó. Chúng ta không phủ nhận được các thành tựu nghệ thuật Tiền Hiện đại, nhưng nếu đặt thành tựu ấy không đúng chỗ thì những chuẩn mực ấy lại trở thành lực cản cho sự phát triển.
Hậu Hiện đại vào Việt Nam còn phức tạp và gặp nhiều khó khăn hơn. Nguyên nhân là bởi Hậu Hiện đại là một trào lưu văn hóa chưa định hình, hoặc thậm chí có khả năng là sẽ không định hình. Bởi thế, người nào cũng có quyền có định nghĩa Hậu Hiện đại cho riêng mình. Ở Việt Nam, quá trình tiếp nhận Hậu Hiện đại thông qua rất nhiều hướng khác nhau. Ví dụ như ông Hoàng Ngọc Hiến thì gói gọn Hậu Hiện đại trong “tính dục, vô liêm sỉ và trộn lẫn văn hóa cao thấp”. Có người khác lại coi Hậu Hiện đại là chống lại đại tự sự. Vì lý do này, Hậu Hiện đại không được chính thống ủng hộ. Chính bởi vì các tác giả Việt Nam đa phần không hiểu Hậu Hiện đại ở khía cạnh Triết học mà chỉ hiểu ở góc độ thủ pháp thế nên người ta thấy rằng Hậu Hiện đại không có gì mới, thậm chí còn có vẻ như giống với Tiền Hiện đại. Thế nên, dư luận hoặc là không chấp nhận hoặc là coi thường Hậu Hiện đại. Tuy nhiên, nếu đặt Hậu Hiện đại trong một cơ sở triết học (như đã nói ở trên) thì sẽ thấy rất khác. Bên cạnh đó, Hậu Hiện đại có nhiều yếu tố từ Hiện đại, vì các mầm mống của Hiện đại đã có sẵn trong Hậu Hiện đại rồi. Ví dụ như giễu nhại hay cắt dán thì đã có từ thời của chủ nghĩa Dada. Có nhiều người cho rằng không có Hậu Hiện đại mà chỉ có Hiện đại hậu kỳ, tiêu biểu nhất cho lập luận này là ông Nguyễn Văn Dân.
Trong một bối cảnh như thế, từ Tiền Hiện đại sang Hiện đại vẫn khó khăn hơn Hiện đại sang Hậu Hiện đại bởi vì sự chuyển dịch đầu tiên cần có sự thay đổi thủ pháp rất lớn. Từ Hiện đại sang Hậu Hiện đại, sự chuyển dịch có phần dễ dàng bởi có nhiều sự tương đồng. Chính vì sự dễ dàng ấy nên nhiều tác giả, thậm chí cả nhà văn Nguyễn Huy Thiệp cũng lao vào cuộc chuyển dịch này, nhưng thực chất có chuyển dịch được hay không thì lại là vấn đề khác. Thế nhưng, hiện nay số đông đều nghĩ rằng chuyển dịch từ Hiện đại sang Hậu Hiện đại rất dễ bởi vì chỉ cần thay đổi một vài thủ pháp sáng tác, bởi thế các nhà văn, nhà thơ ào ạt chuyển sang Hậu Hiện đại, thế nhưng những cái chuyển đó chỉ mang tính hình thức, bởi chừng nào chưa có được quan niệm thực tại của Hậu Hiện đại thì chưa thể gọi là viết theo Chủ nghĩa Hậu Hiện đại.
Book Hunter: Theo ông có phải chính Internet đã góp phần thúc đẩy Hậu Hiện đại phát triển?
PGS TS Đỗ Lai Thúy: Nhờ có Internet, thế hệ trẻ ở Việt Nam có thể nhanh chóng tiếp xúc được với thế giới và cập nhật được thông tin đa dạng, đa chiều. Điều này khác hoàn toàn với thế hệ trước. Các thế hệ trước thường suy nghĩ theo một kênh định sẵn, người nào phá phách thì cũng chỉ phá phách trong kênh của mình, cùng lắm chỉ nới rộng đường biên của kênh ấy, kể cả có cố gắng đảo ngược dấu thì người đó vẫn ở trong giới hạn đó. Nhưng ở thế hệ trẻ, các bạn không mất nhiều công sức để có thể nhảy từ kênh này sang kênh khác, hay nói một cách khác là có thể tham gia cùng một lúc nhiều kênh khác nhau.
Điều đột phá diễn ra khi có nhiều bạn trẻ không xuất thân trong các ngành Khoa học Xã hội & Nhân văn mà từ nhiều lĩnh vực khác như Khoa học, Công nghệ, Kinh tế… nhưng lại đọc rất nhiều sách về các lĩnh vực này và có khả năng tiếp cận những tri thức mới mà không bị giới hạn bởi các định kiến do sự chuyên nghiệp tạo ra. Thường những người ở trong ngành lại khó khăn cho việc tiếp thu những điều mới bởi vì để có được chuyên môn họ phải trải qua một quá trình bị đào tạo từ thời phổ thông cho đến đại học, dần dần hình thành định kiến. Để có thể tiếp thu được cái mới, họ cần sự chuyển mình rất lớn và không dễ dàng gì.
Qủa là tất cả các ưu thế của Internet đã thúc đẩy Hậu Hiện đại diễn tiến nhanh hơn.
Book Hunter: Nhiều người cho rằng Văn hóa đọc hiện giờ đang xuống cấp. Ông đánh giá sao về nhận định này?
PGS TS Đỗ Lai Thúy: Không thể nói rằng Văn hóa đọc bây giờ kém hoặc không thích đọc, mà chúng ta nên nói rằng người đọc bây giờ bị phân hóa. Người đọc hiện nay rất đông đảo và có sự phân hóa rõ ràng, đây không phải điều đáng lo mà đây là một hiện tượng lành mạnh. Trong số những người đọc ấy dần dần sẽ hình thành những người đọc cao cấp có thể đọc được các sách mang tính học thuật và tri thức mới.
Các thống kê điều tra về số người đọc đều không chính xác vì khi khảo sát người ta đa phần chỉ có thể khảo sát những người mua sách giải trí, còn những người đọc sách học thuật thường không lồ lộ ra để họ có thể khảo sát. Hơn thế nữa, một độc giả theo kiểu tư duy Hậu Hiện Đại vẫn có thể vừa đọc sách giải trí vừa đọc sách học thuật mà vẫn rút ra được các giá trị cho riêng mình. Nên các thống kê đến giờ không còn chính xác và không thể dựa trên các thống kê ấy để nói rằng văn hóa đọc xuống cấp.
Bạn đọc thời xưa thường thống nhất với nhau cao bởi vì họ có cùng một kênh đọc, thế nên khi một quyển sách được xuất bản thì sẽ có số lượng người đọc rất lớn. Do vậy, những nhà quản lý, thẩm định, thậm chí Nhà xuất bản và tác giả đều tưởng rằng văn hóa đọc thời trước cao hơn bây giờ. Chính có sự phân hóa mới là tốt. Vấn đề ở đây là làm sao để gia tăng số người đọc cao cấp lên và làm sao để những người đọc ấy có một hiệu ứng nào đó tác động tới xã hội. Bởi vì xã hội Việt Nam hiện nay không có tầng lớp ưu tú (elite). Ở một xã hội văn minh bao giờ cũng phải có một tầng lớp ưu tú để tạo ra các chuẩn văn hóa cho xã hội. Cụ thể hơn, sẽ có những tác phẩm (sách, tranh, phim ảnh, nghệ thuật trình diễn …v…v…) không nhất thiết dành cho số đông mà chỉ dành cho tầng lớp ưu tú, họ có vai trò thẩm định các tác phẩm này và lúc ấy ngay cả truyền thông đại chúng hay số đông người đọc cũng phải tôn trọng sự thẩm định của họ. Như vậy sẽ tránh được tình trạng “hoa sen xuống dưới, bèo trèo lên trên” như hiện nay. Điều đáng tiếc là hiện nay những người đọc cao cấp chưa tạo ra được hiệu ứng xã hội vì họ chỉ đọc và biết với nhau thôi. Nếu hiệu ứng xã hội được tạo ra, văn hóa đọc của chúng ta chắc hẳn sẽ đi theo hướng lành mạnh hơn.
Book Hunter: Nhưng ông có nghĩ rằng với tình trạng “loạn chuẩn” hiện nay, tầng lớp elite hình thành sẽ khó hơn?
PGS TS Đỗ Lai Thúy: Để hình thành tầng lớp tinh hoa thì trước hết cần phải có sự phân hóa xã hội. Trước năm 1945, các tầng lớp trong xã hội được phân hóa rất rõ ràng: nông dân, công nhân, trí thức, quan chức, binh lính, thương gia… ;và người ta có thể nhận biết các đặc trưng của tầng lớp dễ dàng thông qua trang phục, thái độ, kiến thức, lối sống… Nhưng sau Cách mạng và các cuộc cải cách, các đặc trưng này bị xóa nhòa do sự nhầm lẫn giữa thái độ và đối xử bình đằng với việc cào bằng tất cả mọi tầng lớp. Nhiều người nông dân, công nhân lại ngồi vào vị trí của thương gia, quan chức thậm chí là trí thức… vậy nên dù địa vị xã hội được xác lập nhưng thái độ, kiến thức, tư duy… lại chưa theo kịp. Quãng thời gian để “theo kịp” có lẽ cần vài thế hệ để sự phân hóa mang tính ổn định, khi trình độ văn hóa tương ứng với địa vị.
Mặc dù tầng lớp ưu tú đa phần xuất thân từ giai cấp thượng lưu nhưng tầng lớp ưu tú vẫn là một tầng lớp phi giai cấp. Không có nghĩa những người thượng lưu là những người ưu tú. Những người ưu tú thậm chí xuất thân từ các giai cấp thấp hơn, nhưng trước tri thức các con người đều bình đẳng.
Book Hunter: Có vẻ như trong xã hội hiện thực, chúng ta đi theo Tiền Hiện đại, nhưng trong tư tưởng lại diễn ra bước chuyển dịch sang Hậu hiện đại?
PGS- TS Đỗ Lai Thúy: Đó là một sự thay đổi quan niệm lớn trong xã hội. Mỗi lần sự chuyển dịch diễn ra thường dẫn đến những sự xung đột vô cùng lớn. Bởi không phải ai cũng chấp nhận sự chuyển dịch này. Một người thường bị gắn bó chặt chẽ với Hệ hình cũ bởi quá trình tiếp nhận kiến thức từ bé cho đến lớn, gắn bó bởi các thành tựu, quyền hành, lợi ích mà bản thân có được do đi theo Hệ hình cũ. Không dễ gì để một người theo Hệ hình tư duy cũ có thể thoát khỏi cái Tôi của chính mình, vì khi thay đổi quan niệm, có thể rằng họ sẽ mất hết cả sự nghiệp và thành tựu. Chỉ có những người nào dũng cảm, yêu mến sâu sắc Sự Thật thì mới có đủ dũng cảm để vứt bỏ những quan niệm cũ của mình để tìm hiểu cái mới. Tuy nhiên, thế hệ trẻ mà cụ thể là tầng lớp 8X, 9X có sự thuận lợi hơn bởi các bạn chưa có những sự ràng buộc chặt chẽ với Hệ hình cũ như những người đi trước.
Lý thuyết Hệ hình giúp chúng ta nhìn thế giới trong sự vận động, mô tả được vận động đó mà không sợ những sự đứt đoạn giữa các thế hệ. Bởi chính sự đứt gãy là những dấu hiệu cho sự thay đổi. Để đánh giá về 8X, 9X, nếu những người đi trước đứng trên cơ sở của quan niệm Tiền Hiện Đại, thậm chí là Hiện Đại thì sẽ thấy các bạn trẻ đúng là một Thế hệ vứt đi. Nhưng nếu những người thuộc thế hệ của tôi nhìn họ như những con người thuộc Hệ hình tư duy mới thì sẽ thấy sự khác biệt ở họ là một hiện tượng đầy tích cực.
Trong xã hội kinh nghiệm Tiền Hiện đại, các tầng bậc tôn ti trật tự phần nhiều dựa vào tuổi tác. Xã hội kinh nghiệm quan niệm rằng những người càng lớn tuổi thì càng có nhiều kiến thức, càng sáng suốt và họ có vai trò dẫn dắt đám trẻ. Nhưng ở xã hội hiện đại, tuổi tác trở thành cản trở. Người càng già đi bao nhiêu, sự tiếp thu cái mới càng kém hơn. Vì thế, đứng ở góc độ mới thì giới trẻ lại giữ vị trí tiên phong. Trong giới học thuật hiện nay, nhiều học giả vẫn còn giữ thái độ cha chú để đánh giá về giới trẻ, đây thật sự là một sai lầm. Chúng ta có thể thấy, nhiều trí thức cứ cố gắng gắn tên tuổi của mình với thế hệ khác, chẳng hạn như nhận mình là học trò của các học giả lớn đã quá cố và đi đâu cũng vỗ ngực tự hào về điều này, hoặc cố gắng phấn đấu để giỏi hơn thày; trong khi với các học giả trẻ thì họ lại tách biệt và có phần nào coi thường.
Nhưng thực tế là trong giai đoạn chuyển dịch, các học giả đi trước càng tiếp xúc và học hỏi từ những người đi sau thì lại càng khá. Trong lịch sử Việt Nam đã có hiện tượng này, ví dụ như ông Trương Vĩnh Ký, cùng thế hệ với Phan Đình Phùng – những nhà Nho khởi nghĩa, nhưng lại có tư tưởng cùng với thế hệ sau đó là “đám trẻ” Phạm Quỳnh, Phan Chu Trinh… và ông trở thành người đi trước thời đại. Hay như ông Nguyễn Văn Vĩnh sinh ra cùng thời với Phạm Quỳnh, Phan Chu Trinh nhưng lại có tư tưởng hiện đại hóa đất nước theo hướng Âu Châu mà Nhất Linh đề ra. Họ đều là những người vượt trước thời đại nhờ quyết định đồng hành với thế hệ trẻ. Khi một Hệ hình mới ra đời thì sau đó sẽ bước vào giai đoạn hoàn thiện Hệ hình, tức là những người tiên phong trong Hệ hình đó phải xây dựng các chuẩn mực của Hệ hình mới và thuyết phục những người thuộc Hệ hình cũ gia nhập, đẩy Hệ hình đó lên đỉnh cao bằng chính thành tựu của bản thân mình.
Book Hunter: Xin cảm ơn PGS-TS Đỗ Lai Thúy! Hi vọng rằng trong thời gian sắp tới thế hệ trẻ, với sự giúp đỡ của những người đi trước có thể tạo ra đột phá và hoàn thiện Hệ hình Hậu Hiện đại ở Việt Nam.
Nguồn:Bookhunter (chungta.com)
----------
Ý kiến của tác giả Giáp Văn Dương:
Khi không trả lời được câu hỏi “nhà giáo là ai?” thì một người, dù có dạy học mấy chục năm đi chăng nữa, vẫn chỉ là một thợ dạy chứ chưa phải là một nhà giáo đích thực. Vì một lẽ hiển như, người ta không thể là một thứ mà người ta không biết. Người ta cũng không thể làm tốt một việc mà người ta không hiểu. Về mặt hình thức, một thợ dạy có thể vượt qua mọi kiểm tra chuyên môn bởi các thợ dạy khác, nhưng từ trong sâu thẳm, người đó không phải là một nhà giáo đích thực, và chỉ đang thực hiện công việc đó như một công việc để kiếm sống.
...
Tuy nhiên, tuổi sinh học có thể khác hoàn toàn so với tuổi tuổi trí tuệ. Một người có tuổi sinh học 60 chưa chắc đã có tuổi trí tuệ tương ứng. Người đó thậm chí vẫn còn trong giai đoạn vị thành niên về mặt trí tuệ. Vì thế, tình trạng vị thành niên mà Kant nói đến, ắt hẳn phải là vị thành niên về mặt trí tuệ, chứ không phải là vị thành niên về mặt sinh học, vì vị thành niên sinh học sẽ tự động chấm dứt khi một người bước qua tuổi 16.
...
Tuy nhiên, với những người sống ở phương Đông, thì khai sáng sẽ không chỉ đơn thuần là câu chuyện của của lý tính, của tư duy độc lập. Với văn hóa phương Đông, khai sáng còn mang trong mình nội hàm về sự giác ngộ. Đó là sự giác ngộ về chính bản thân mình và cuộc sống xung quanh. Đó là đi xuyên qua các giới hạn của ngôn ngữ và lý tính. Đó là một truyền thống văn hóa và một thực hành khai sáng khác hẳn so với phương Tây.
Vì lẽ đó, khai sáng của người phương Đông là một câu chuyện thú vị và phức tạp hơn câu chuyện ở phương Tây rất nhiều. Trải nghiệm khai sáng ở phương Đông cũng chấn động và sâu sắc hơn chuyện hãy dám biết rất nhiều. Vì biết thì còn nằm trong tư duy và lý tính. Còn giác ngộ thì vượt qua các giới hạn của tư duy và lý tính. Đó là một trải nghiệm chủ quan – bản thể chỉ người trong cuộc mới cảm nhận được, chứ không thể diễn giải bằng ngôn từ cho người khác hiểu. Một người nếu đã đi qua trải nghiệm này sẽ trở thành một con người tự do và tỉnh thức, vượt thoát khỏi các ước định của xã hội, về chính họ và về chính xã hội.
Nguồn: Nhà giáo khai sáng - TiaSang
----------
Jack Ma nói chuyện: "chưa có???? > hãy tạo ra nó"
https://www.youtube.com/watch?v=fBCqRftHyQc
----------
Chuyện về một TS. Harvard người Việt
"Một trong những nghiên cứu sinh Ph.D xuất sắc nhất của Havard", "một tiến sĩ đẳng cấp thế giới trong lĩnh vực kinh tế học phát triển". Ít ai ngờ lời khen ngợi của một trong những nhà kinh tế học nổi danh nhất thế giới, G.S Dale Jorgenson, lại dành cho một nghiên cứu sinh đến từ VN: TS. Vũ Minh Khương.
Phóng to |
Phát biểu của Mark Zuckerberg tại Harvard 2017
https://www.youtube.com/watch?v=lu8bxnAf4wk
---------
Ý kiến của Dương Quốc Việt:
"Những chỉ tiêu bốc đồng, thường được đề ra, trước hết bởi những người rất thiếu hiểu biết, thứ nữa là rất thiếu xây dựng, trách nhiệm, hay có thể học đòi mà không hiểu bản chất của công việc, hoặc đôi khi còn là những thủ đoạn để hướng đến những mục đích khác... Thông thường những chỉ tiêu bốc đồng được áp đặt xuống công chúng, sẽ để lại những hệ quả nghiêm trọng. Nó có thể sẽ gây hoang mang trong công chúng, kích thích “làm thì láo báo cáo thì hay”... Tệ hại hơn, đâu đó còn ứng xử với nghiên cứu khoa học như kiểu lao động tạo ra những sản phẩm theo quý-theo mùa, rất xa lạ với sáng tạo khoa học. Điều này sẽ gây bất lợi cho những cá nhân đeo đuổi những công bố có chất lượng cao.
Cuối cùng người viết cho rằng, thay vì tạo sức ép phi thực tế lên môi trường học thuật hiện nay, đặc biệt trong sáng tạo khoa học, nên đòi hỏi chất lượng cao hơn, hay theo chuẩn hội nhập đối với tiến sĩ, phó giáo sư và giáo sư. Để làm sao có sự cân đối giữa số lượng học hàm học vị cao với số lượng và chất lượng các công bố quốc tế. Và hơn tất cả, là cần biết đưa ra những mục tiêu đúng đắn-phù hợp-khả thi, để động viên kích thích sự phát triển không ngừng. Rằng đó mới chính là cách làm bài bản, kiến tạo. Rằng cần phải nghiêm khắc xử lý với những nơi đưa ra những chỉ tiêu bốc đồng, làm suy giảm lòng tin, gây hoang mang trong cộng đồng. Đặc biệt ở những nơi cần sự “tĩnh lặng” như môi trường học thuật."
(16/9/2017)
Nguồn: Bàn về những chỉ tiêu bốc đồng (tiasang)
----------
Mới đi nghe thầy Nguyễn Hùng Sơn seminar về Rough Set theory (nghe xong thấy trời đất quay quay, chả hiểu gì ẹ ẹ) (dalat 29/7/2017)
"Chợt nhận ra rằng, trí tuệ nhân tạo hiện đang là ngành “hot” bậc nhất thế giới. Không phải ngẫu nhiên báo chí đưa tin, mới tháng 9/2016 vừa rồi, 5 ông lớn là Facebook, Amazon, Google, IBM và Microsoft đã công bố kế hoạch hợp tác để phát triển trí tuệ nhân tạo. Và trí tuệ nhân tạo trước mắt đang “cướp” dần công việc của những thủ thư trên toàn cầu với cỗ máy tìm kiếm Google, “cướp” dần nghề mưu sinh của các bác tài với những đội xe Uber tự lái…
Bạn tôi, GS.TSKH Nguyễn Hùng Sơn – người đang giảng dạy và nghiên cứu tại Đại học Tổng hợp Warszawa (Ba Lan), với chuyên môn về trí tuệ nhân tạo. Đồng thời là Phó Tổng biên tập phụ trách điều hành của Tạp chí Khoa học Fundamenta Informaticae (Cơ sở của tin học) – một tạp chí quốc tế (trong danh sách ISI) có tòa soạn tại Ba Lan, và là biên tập viên, người phản biện của một số tạp chí chuyên ngành quốc tế khác."
Nguồn: Chuyện với người nhân tạo trí tuệ (tienphong)
----------
"Có lần tôi phải đi công tác ở đại bản doanh tại thành phố Mountain View, buổi trưa đang xếp hàng lấy cơm, một lúc có ông nào cao to đang bàn luận chuyện gì say sưa lắm sau lưng, quay lại thì đụng ngay ông Urs Holzle – ông trùm của mạng nhện các trung tâm tính toán của Google khi đó.
Nguồn: Sếp Google, sếp IBM và văn hóa lãnh đạo ở Mỹ trong mắt một kỹ sư Việt (soha)
----------
Đại học 4.0 - tác giả Vương Thanh Sơn
"Nếu hiểu cách mạng công nghiệp 1.0 vào cuối thế kỷ 18 là cơ khí hóa với máy chạy bằng thủy điện và hơi nước, cách mạng công nghiệp 2.0 vào đầu thế kỷ 20 là sản xuất hàng loạt qua động cơ điện và dây chuyền sản xuất, và cách mạng công nghiệp 3.0 vào đầu thập niên 1970là tự động hóa qua máy tính, cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay là Internet vạn vật (Internet of Things – IOT) hay còn gọi là Hệ thống Thực Ảo (Cyber Physical Systems – CPS)."
"Trong mô hình giáo dục đại học truyền thống, “Thầy" là yếu tố quan trọng nhất nếu không nói đó là yếu tố duy nhất; trong mô hình này thông thường thầy giảng và trò nghe thụ động, với sự tương tác một chiều là chính. Trong mô hình mới ICH, yếu tố “liên kết tương tác” và yếu tố “công cụ thông minh” được nhấn mạnh, do đó vai trò của sinh viên trở thành quan trọng nòng cốt, sinh viên có thể học bất cứ lúc nào, bất kỳ chỗ nào, bất cứ ai với trình độ nào đều có cơ hội học theo cách thức phù hợp. Phương pháp học dựa vào sinh viên là chính, thầy chỉ phụ trách giữ nhịp, tạo động lực, giám sát và đánh giá. Giáo trình, tài liệu và công cụ học tập được cung cấp trước cho sinh viên; sinh viên phải học tập, nghiên cứu, thực tập theo năng lực, tính cách và điều kiện của mình, chỉ gặp gỡ thầy và trợ giảng khi cần thiết, khi cần thảo luận về những vấn đề phức tạp, tinh tế, nâng cao. Đó là mô hình học hỏi dựa trên sinh viên và đánh giá theo năng lực (student-based flip learning and competency based assessment). "
"Một điều quan trọng cần nhấn mạnh là mô hình Đại học 4.0 hay mô hình ICH không thể hiểu lầm là mô hình trực tuyến (online) đơn thuần khi so sánh với mô hình đại học truyền thống. Mô hình Đại học 4.0 hay mô hình ICH là mô hình thông minh: mở và thoáng, nâng cao, mới mẻ, hiệu quả, chất lượng, trộn lẫn học trong lớp và học trực tuyến (open flexible blended learning model). Mô hình 4.0 có yếu tố kết nối thông minh đa dạng theo nghĩa rộng; không phải là mô hình trực tuyến (online) giới hạn, đồng hóa với đào tạo chất lượng thấp. "
Nguồn: Đại học Việt Nam cần liên tục nghiên cứu cải cách theo hướng Đại học 4.0 (nguoidothi)
----------
Cách mạng công nghiệp 4.0 - Hồ Tú Bảo
"Báo chí thường mô tả Công nghiệp 4.0 với các thành tựu của Trí tuệ Nhân tạo, với máy móc tự động và thông minh như ô-tô tự lái, in ấn 3 chiều, kết nối vạn vật (IoT), công nghệ sinh học và công nghệ nano,… Nhưng cốt lõi của những đột phá này là gì? Có hay không điểm chung của các đột phá đó?"
...
Ý kiến của tác giả Trần Ngọc Vương
"Tiếp đó là yêu cầu về chất lượng: Tôi nhiệt liệt ủng hộ việc quốc tế hóa các sản phẩm nghiên cứu, giáo dục và đào tạo, nhưng cũng cực lực phản đối lối “quốc tế hóa” kiểu “thầy bói xem voi” như đang được đề xuất!
Việc yêu cầu các ứng viên cho cả học hàm và học vị phải có công bố quốc tế đang diễn ra một cách vô lối. Cụ thể, quy định yêu cầu các ứng viên phải có công bố khoa học ở hai tạp chí quốc tế là ISI (Viện thông tin khoa học của Công ty Thomson có trụ sở tại Mỹ) và tạp chí Scopus (cơ sở dữ kiện của tập đoàn xuất bản Elsevier ở Hà Lan) là chưa hợp lý.
Bởi lẽ, đây là hai tổ chức công bố khoa học phi chính phủ, bị nhiều tạp chí quốc tế không thừa nhận giá trị, thậm chí bị yêu cầu cho ra khỏi các thống kê khoa học nghiêm túc.
Trong khi có nhiều công trình khoa học mang tính lịch sử, văn hóa có ý nghĩa với Việt Nam sẽ không bao giờ được đăng trên hai tạp chí trên vì các cơ sở ấy không quan tâm đến những chủ đề này. Điều đó dẫn đến hệ quả nhiều nhà khoa học có những công trình có giá trị sẽ bị loại bỏ ra khỏi danh sách.
Ngoài ra, mảng khoa học xã hội và nhân văn khó có công bố quốc tế là điều có thể hình dung được. Câu hỏi “Có còn hay không đường biên giới trong khoa học hiện nay” chắc dễ trả lời thôi!
Hơn nữa, chúng ta cũng nên chú ý đến vấn đề tạo ra công bố quốc tế của chính mình , cho chính mình, chẳng hạn, có thể coi hội thảo quốc tế về Việt Nam học là công bố quốc tế, nơi các nhà khoa học Việt Nam công bố những nghiên cứu về chính mình cho thế giới biết.
Con đường mà chúng ta nên lựa chọn là tạo ra sản phẩm khoa học mang tầm cỡ quốc tế thu hút mối quan tâm của khoa học quốc tế chứ không phải chỉ nhăm nhăm mang sản phẩm của chúng ta công bố ra bên ngoài, cầu cạnh để được thừa nhận!
Một số ngành “mũi nhọn”, “có đẳng cấp quốc tế”, chẳng hạn Viện Toán học có những nhà khoa học nổi tiếng, có cả Viện Toán cao cấp, chúng ta hoàn toàn có thể làm được điều này.
Tôi nghĩ, để nâng cao chất lượng đội ngũ GS cũng như PGS chúng ta nên thay đổi một số quy định cứng nhắc áp dụng cho mọi đối tượng, mọi lĩnh vực.
Đòi hỏi “thành thạo ngoại ngữ trong chuyên môn” đối với các khoa học khác nhau chắc chắn là tạo ra áp lực, tạo ra những thách thức rất khác nhau trong các khoa học khác nhau, và giữa các khoa học tự nhiên – công nghệ với các khoa học xã hội nhân văn càng là những sự khác biệt rất lớn.
Việc dịch những sáng tạo phẩm của tâm hồn và tinh thần, cho dẫu từ một ngôn ngữ “láng giềng” sang một ngôn ngữ “láng giềng” khác, đã khiến bao nhiêu dịch giả xuất sắc trên thế giới “vò đầu bứt tai”, chắc chắn khác việc dịch và lĩnh hội những sáng tạo phẩm thuộc lĩnh vực tự nhiên và công nghệ!
Năng lực sử dụng ngoại ngữ hãy cứ là đòi hỏi bắt buộc đối với các ứng viên cho học vị tiến sĩ, các ứng viên cho các chức danh giáo sư và phó giáo sư, nhưng cần cụ thể hóa hơn nhiều nữa để cho các quy định, các tiêu chí, tiêu chuẩn như vậy không trở thành “vô kế khả thi” rồi rốt cuộc “đề ra rồi để đấy”!"
Nguồn: Tiêu chuẩn GS,PGS: Tôi cực lực phản đối "quốc tế hóa" kiểu “thầy bói xem voi” (infonet)
----------
Ý kiến của Pierre Darriulat:
"Các trường đại học nên hiểu rằng việc cử hàng loạt sinh viên của mình ra nước ngoài là điều sai lầm. Họ nên xây dựng các chương trình nhằm thu hút nhà khoa học nước ngoài đồng thời hấp dẫn sinh viên tài năng ở lại trong nước. Chúng ta cần khiến thế hệ trẻ thay đổi quan niệm định kiến rằng muốn thành tài thì không thể học ở trong nước mà phải du học nước ngoài."
Nguồn: Hãy giữ người tài ở lại (tiasang)
----------
"Vả chăng về chuyện số đông hay số ít, còn có thể có một điều khác nữa. Cứ nhìn quanh ra xa một chút mà xem, ngay cả ở những nước giàu có nhất và tiên tiến nhất thì giáo dục của người ta cũng không cứ một mực quyết đào tạo ra toàn những con người tinh hoa cho xã hội đâu. Không có xã hội nào toàn tinh hoa. Có tinh hoa, và có số đông. Đều cần. Văn hóa là vậy. Giáo dục cũng hẳn là vậy. Có cái đại chúng được học rộng rãi làm lực lượng. Và có bộ phận nhỏ tinh hoa dắt dẫn sự phát triển, và từng bước nâng cái số đông rộng rãi kia lên. Các nền văn minh, từ rất xa xưa, đều đã tiến hóa như vậy.
Có lẽ giáo dục ở ta chưa rõ được điều này. Ta chưa giải quyết đúng bài toán có thật về mối quan hệ giữa yêu cầu số lượng và yêu cầu chất lượng theo hướng này. Chắc đó cũng là nguyên nhân khiến ta lúng túng, loay hoay, như đang thấy."
Nguồn: Đại chúng hay tinh hoa - Nguyên Ngọc (http://www.thesaigontimes.vn/156031/Dai-chung-hay-tinh-hoa.html)
----------
"Cánh đây đã lâu, Peter Drucker (một nhà quản trị lỗi lạc) nói, “Hệ thống giáo dục truyền thống luôn dạy cho người học một thế giới không còn tồn tại… Ba mươi năm nữa, các khuôn viên đại học sẽ chỉ còn là phế tích. Chúng ta phải bắt đầu giảng dạy cho các lớp học ở bên ngoài trường đại học, qua vệ tinh và video hai chiều, với chi phí thấp nhất.”
Nguồn: Đổi mới tư duy quản trị (kimdunghn)
---------
"Trân trọng những nỗ lực tìm tòi theo kiểu Hai Lúa tự chế trực thăng, sinh viên và kỹ thuật viên làm robot, nhưng người ta không thể không thấy rằng đó là kiểu nỗ lực cũ người mới ta. Không sáng tạo ra cái mới, chỉ là đổ công của để mô phỏng những gì mà nhân loại đã sáng tạo ra từ lâu. Dù có chế tác nó trong điều kiện của riêng ta, bằng nguyên vật liệu của xứ ta, thêm thắt những ý tưởng nho nhỏ của ta, thì không ai hồn nhiên mà nghĩ rằng đó là phát minh."
Nguồn: Thụ hưởng và nhái (THD)
----------
5 người Việt lọt vào tốp những nhà khoa học hàng đầu thế giới
"Như mọi năm, qua trang web hcr.stateofinnovation.thomsonreuters.com, Thomson Reuters đã công bố danh sách 3.266 nhà khoa học thuộc 21 chuyên ngành khoa học tự nhiên và khoa học xã hội có công bố có hệ số trích dẫn cao (Highly Cited Papers). Danh sách các nhà khoa học thuộc tốp 1% được trích dẫn nhiều nhất này được Thomson Reuters xác định dựa trên cơ sở các chỉ số khoa học cốt lõi (Essential Science Indicators ESI)1 của tổng số 128.887 bài báo có hệ số trích dẫn cao trong giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2014.
Mỗi công bố của các nhà khoa học được xếp hạng trong tốp 1% được tính theo sự phân bố của chỉ số ESI trong từng lĩnh vực và theo năm của công bố. Thomson Reuters cũng lựa chọn mỗi lĩnh vực nghiên cứu một tạp chí chuyên ngành đại diện và chỉ xét các công bố trên các tạp chí đó, với trường hợp các tạp chí đa ngành như Science, Nature, Proceedings of the National Academy of Sciences (Mỹ)… thì tính theo một phương pháp phân tích riêng."
Nguồn: http://bizlive.vn/nhan-vat/5-nguoi-viet-lot-vao-top-nhung-nha-khoa-hoc-hang-dau-the-gioi-2218765.html
----------
Xây dựng một ngôi trường trên mây - Sugata Mitra
https://www.ted.com/talks/sugata_mitra_build_a_school_in_the_cloud?language=vi#t-12213
---------
Ý kiến của GS Ngô Bảo Châu:
"Tôi nghĩ vấn đề của chúng ta là sự thiếu chuẩn bị về mặt khoa học, bao gồm môi trường làm việc cũng như vấn đề con người. Cho đến nay, trong giới khoa học VN vẫn có một quan niệm sai lầm là quan hệ quốc tế là để tạo… quan hệ, vì thế vẫn rất mất thời gian với các màn giao đãi như đón tiếp, gặp lãnh đạo, bắt tay, chụp ảnh, mời chào nhau đi ăn, đi tham quan.v.v… Cần phải thay đổi cách nhìn đó để tạo ra một mối quan hệ hợp tác bình đẳng, để các nhà khoa học quốc tế thấy họ sang ta không chỉ để đi “đổi gió”. Muốn vậy chúng ta phải có các nhà khoa học đang làm khoa học một cách tích cực, hợp tác với các nhà khoa học quốc tế trên tâm thế chúng ta cần làm việc chứ không phải lợi dụng uy tín khoa học hay tên tuổi của họ. Việc hợp tác chỉ bền vững khi mà họ cảm thấy những gì họ trao đổi với cộng sự VN có sự tiến bộ về mặt khoa học, bởi đấy là cái khiến họ cảm thấy không bị mất thời gian.
Thực tiễn của VIASM cho thấy để tạo một môi trường khoa học tích cực, từ đó thu hút sự tham gia cộng tác các nhà khoa học quốc tế không khó như mình tưởng và cũng không quá tốn kém (kinh phí hoạt động của VIASM mỗi năm chỉ 14 – 15 tỷ đồng). Vấn đề là mình phải tạo một không gian làm việc mà ở đó chất lượng học thuật được đặt ưu tiên hàng đầu thì tự mỗi nhà nghiên cứu sẽ hăng say làm việc một cách tự nhiên bởi nhu cầu nội tại của mỗi người, chứ không phải vì bị lãnh đạo ép làm. Không một nhà khoa học nào vì bị lãnh đạo ép mà làm việc được cả."
Nguồn: https://hocthenao.vn/2015/12/22/moi-giao-su-quoc-te-den-viet-nam-dung-huu-hao-phong-van-ngo-bao-chau-quy-hien/
----------
Nobel Y học 2016
"Thế là giải Nobel y sinh học 2016 (trị giá 937,399 USD) lọt về tay của một nhà khoa học Nhật: Giáo sư Yoshinori Oshumi thuộc Học Viện Công nghệ Tokyo (Tokyo Institute of Technology). Chỉ một người duy nhất! Ông sinh năm 1945, và nay là 71 tuổi. Gs Yoshinori Oshumi là người Nhật thứ 4 được trao giải Nobel y sinh học, và người Nhật thứ 25 được trao giải Nobel. Với giải thưởng này, thuật ngữ autophagy bây giờ có lẽ không còn quá xa lạ với công chúng."
"Gs Yoshinori Oshumi có vài lời khuyên cho giới khoa học trẻ rất chí lí. Ông nói rằng sau một thời gian loay hoay với hướng đi của người khác mà không thành công, ông nhận ra là ông phải có hướng đi riêng."
Nguồn: http://tuanvannguyen.blogspot.com/2016/10/giai-nobel-y-sinh-hoc-2016-tai-sinh-te.html#more
----------
Bài học về phát triển đại học của Nhật Bản - tóm tắt của tác giả NVT
"Thời gian mà các đại học vương triều ra đời trùng hợp với giai đoạn cách mạng kĩ nghệ ở Nhật. Cuộc cách mạng kĩ nghệ chủ yếu xảy ra ở ngành dệt và kĩ nghệ nhẹ, và chính các ngành “nhẹ” này đã là những viên gạch lót đường để Nhật trở thành một cường quốc kĩ nghệ sau này. Các đại học vương triều có nhiệm vụ phải đào tạo các kĩ sư và khoa học gia, chuyên gia để đáp ứng nhu cầu của cuộc cách mạng kĩ nghệ. Mặc dù ý thức được rằng đại học còn phải đào tạo các nhà nghiên cứu, nhưng trong giai đoạn này khi mà công nghệ của Nhật còn quá thô sơ, nên họ chủ yếu nhắm vào việc đào tạo chuyên gia lành nghề, và việc đào tạo chuyên gia nghiên cứu chỉ tập trung ở các đại học lớn như Tokyo và Kyoto.
Song song với sự ra đời của các đại học vương triều, Nhật còn thành lập một số trường cao đẳng kĩ thuật (technical college). Các trường cao đẳng có nhiệm vụ giới thiệu các công nghệ của thế giới phương Tây nhưng có ứng dụng thực tế vào điều kiện phát triển ở Nhật. Đến năm 1910, Nhật đã có 17 trường cao đẳng kĩ thuật, và mỗi năm huấn luyện được hàng ngàn chuyên viên kĩ thuật."
----------
Bài nói chuyện hay của tác giả: Giản Tư Trung
(sách, thầy, trải nghiệm, tấm gương, Internet)
https://www.youtube.com/watch?v=YNnHVEA_X4U
---------
Xã hội tri thức: kĩ năng thay cho giáo dục? (Bùi Văn Nam Sơn)
"Khái niệm kỹ năng đang chiếm ưu thế tuyệt đối trong tư duy giáo dục của xã hội tri thức với những ưu điểm không thể phủ nhận của nó, ít nhất về mặt lợi ích kinh tế.Nhưng mặt khác, cái giá phải trả cho việc tăng cường và tinh vi hóa các biện pháp “kỷ luật hóa” để thống trị và điều khiển cá nhân cũng không hề nhỏ. Các lý thuyết và mô hình về kỹ năng không tránh khỏi sẽ xung đột ngày càng gay gắt với lý tưởng và khát vọng khai phóng cố hữu của giáo dục. Khái niệm kỹnăng không đủ sức nắm bắt trọn vẹn mối quan hệ tinh tế giữa giáo dục (theo nghĩa đào luyện văn hóa) và tính chủ thể. Pongratz đi đến nhận định có tính phê phán như sau: “Những gì đã được lý thuyết giáo dục cổ điển hiểu về tính chủ thể - sự phong phú nội tâm của chủ thể, bề sâu của mối tương quan với chính mình, bề rộng của chân trời cá nhân, năng lực trải nghiệm và tự phản tỉnh của tri thức – tất cả bị co lại dưới viễn tượng chức năng luận, trở thành một thứ“đầu ra” bị tiêu chuẩn hóa và đơn điệu”.
Bài viết của Bùi Văn Nam Sơn...
...
"LÒNG HIẾU TRI NGUYÊN THỦY"
Con người ai cũng ham hiểu biết. Trong đời sống hàng ngày, ta cần và muốn biết nhiều thứ để có thể đạt được những mục đích nhất định. Chị đi học tiếng Anh, anh đi học vi tính... để dễ tìm việc. Nhưng, đạt được mục đích rồi thì thôi, chuyển sang nhu cầu hiểu biết mới. "Lòng hiếu tri nguyên thủy" thì khác! Nó thể hiện trong việc đi tìm chân lý trong đại học. Nơi đây, thầy và trò gắn bó với nhau vì cùng chia sẻ một đam mê bất tận, một khát vọng không bao giờ thỏa mãn là luôn vươn tới trong nhận thức, dù biết rằng không có chỗ dừng lại và không thể dừng lại. "Ý niệm đại học" chính là sự nuôi dưỡng lòng hiếu tri nguyên thủy khôn nguôi ấy. Không có nó soi đường, đại học sẽ sa đọa thành... trường phổ thông cấp 4 hay cơ sở khổng lồ chỉ biết cung cấp nhân lực cho nền kinh tế và bộ máy cai trị. Tinh thần đại học, như thế, ngay từ bản tính và từ đầu, không thể tương thích với mọi chính sách công cụ hóa dù về chính trị hay kinh tế.
...
Nguồn: "Ý niệm đại học": Linh hồn của giáo dục cấp cao/VHNA
Văn hóa niềm tin
Có một câu ngạn ngữ cổ nói về người Phần Lan như sau: “Phần Lan là một gã khổng lồ nhìn người bằng cặp mắt ngây thơ”. Câu nói này hàm ý người Phần Lan có văn hóa tin người và họ cũng áp dụng văn hóa này vào trong hệ thống giáo dục của mình.
Nhà trường không áp đặt thành tích điểm số, xếp loại hay thi đua khen thưởng lên giáo viên và học sinh. Mục tiêu tối thượng của họ là làm cho học sinh cảm thấy vui, hạnh phúc và tự tin khi các em thành công cũng như khi các em thất bại.
Bà Petra Packalen, cán bộ Hội đồng giáo dục quốc gia Phần Lan, nói với nhóm nhà báo chúng tôi rằng sự khác biệt giữa hệ thống giáo dục Phần Lan và các nước phương Tây khác chính là trong khi hệ thống giáo dục phương Tây dựa vào “việc đánh giá kết quả bằng cách kiểm tra” thì hệ thống giáo dục Phần Lan dựa vào “văn hóa đặt niềm tin vào chuyên môn của nhà giáo và hiệu trưởng trong việc phán đoán cái gì là tốt nhất cho học sinh”.
Giáo viên được tự do thể hiện giáo trình. Họ tự quyết định phương pháp giảng dạy và sử dụng sách giáo khoa, tài liệu phù hợp. Quy định thanh tra trường học được bãi bỏ vào năm 1990 và cũng không có đánh giá nội bộ giáo viên. Ngoài ra, hệ thống giáo dục Phần Lan chính là ít có sự đánh giá và hoàn toàn không có sự cạnh tranh. Cụ thể là không có đánh giá kết quả quốc gia hằng năm, chỉ có đánh giá trúng tuyển vào đại học và đánh giá các môn học chỉ diễn ra mỗi vài năm.
Cường quốc giáo dục Phần Lan/tuoitre
----------
Từ chiếc vé xem kịch đến một trường đại học
Bài học lớn nhất của chúng tôi là từ ông Hoàng Tụy. Ông từng viết bài trên Tia Sáng, nói vấn đề ở VN là luôn chỉ tự so sánh với chính mình, từ khoa học, y dược đến mọi ngành khác. VN chỉ tự kết nối với bản thân. Quan điểm của ông Hoàng Tụy là muốn trở thành xuất sắc thì anh phải kết nối với thế giới" - Thomas Vallely
Từ chiếc vé xem kịch đến một trường đại học/tuoitre
----------------
Bùi Văn Nam Sơn viết về triết hiện sinh
"Triết hiện sinh, như thế, không phải là triết học trường ốc với sách vở mốc meo, mà là hoạt động: triết học là làm triết lý. Ý nghĩa của hoạt động này, nói như Karl Jaspers, là góp phần "soi sáng" hiện hữu của con người trong một hoàn cảnh nhất định. Chức năng của nó là cho ta thấy rằng cá nhân mình là duy nhất, là tự do, là có thể chọn lựa, dù ở trong bất kỳ tình huống nào."
Triết hiện sinh: "tiến lên để sống"/VHNA
---------------
Đặng Hoàng Nhu thể hiện bài hát "Có nhau trọn đời" bằng Ngôn ngữ kí hiệu (sign language) rất ấn tượng. (youtube)
Bài hát "Cô gái đến từ hôm qua" - do Thanh Hoa thể hiện (youtube)
- Chỉ là được giao tiếp thôi thì người câm - điếc đã phải cố gắng tới mức nào.
- Thầm khâm phục những người đã vì người khuyết tật.
"Thực ra, NNKH (ngôn ngữ kí hiệu) chính là cuộc sống, vì nó bắt nguồn từ cuộc sống. Dù có hay không nhận thức ra, nhưng chúng ta vẫn đã và đang sử dụng NNKH rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày. Khoa học đã chứng minh chúng ta truyền tải ngôn ngữ 70% thông qua các biện pháp không lời, tức là cử chỉ, điệu bộ, nét mặt… Một biện pháp đơn giản để nhận ra tầm quan trọng của ngôn ngữ không lời là bạn hãy thử nói chuyện mà nhắm mắt và hoàn toàn không cử động thân thể. Chỉ 30 phút thôi, bạn sẽ ngạc nhiên nhận thấy hiệu quả câu chuyện rất thấp. Chúng ta hoàn toàn mất phương hướng và khả năng phán đoán nếu không có các cử chỉ, điệu bộ, nét mắt của người đối thoại "hướng dẫn", cũng như nếu không dùng tay chân thì hiệu quả truyền đạt củng giảm hẳn.
Bạn làm thế nào để diễn đạt tính từ "to lớn"? Có phải dùng 2 tay khoát một vòng tròn lớn trong không khí? Thế nếu ai đó giả bộ cầm micro đung đưa nhún nhảy trước miệng thì bạn nghĩ đến động từ gì? Có phải "hát" không? Bạn làm thế nào để biểu hiện đang "gõ cửa"? Có phải giả bộ gõ gõ vào một cái cửa không khí trước mặt không? Diễn tả động từ "ngủ" thì sao? Có phải áp tay lên má và nhắm mắt lại không?
Như thế, NNKH tràn ngập trong cuộc sống của chúng ta, chúng ta có thể không nhận thức, nhưng nó vẫn tồn tại, phát triển và giúp cho cuộc sống tiện lợi, thoải mái hơn. Nói cách khác, chính những người bình thường "phát minh" ra NNKH, người câm điếc làm một việc là mô phỏng và hệ thống hóa tất cả lại thành một thứ ngôn ngữ của riêng họ.
Vậy tại sao không học NNKH để hoàn thiện hơn 70% khả năng truyền tải thông tin trong mỗi chúng ta?"
(vi.wikipedia)
---------------
Từ tật xấu của người Việt nghĩ về xã hội văn minh - Giản Tư Trung
"...
Từ tật xấu của người Việt nghĩ về xã hội văn minh/giantutrung.vn
---------------
"Tôi nói rõ là ngay cả những nước trước đây đã từng có lịch sử giáo dục huy hoàng như Trung Quốc, Ấn Độ... từ lâu đã phải chuyển sang học tập các nền giáo dục kể trên (Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Nga), vì vậy Việt Nam đừng mong trở thành ông trưởng họ thứ 6, mà hãy học tập người ta làm cho tốt."
Việt Nam đừng mơ trở thành "ông trưởng họ" thứ 6/GDVN
---------------