Giáo dục tôn trọng giá trị truyền thống của dân tộc trong mọi sinh hoạt liên hệ tới gia đình, nghề nghiệp, và quốc gia. Giáo dục phải bảo tồn và phát huy được những tinh hoa hay những truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc. Dân tộc tính trong văn hóa cần phải được các thế hệ biết đến, bảo tồn và phát huy, để không bị mất đi hay tan biến trong những nền văn hóa khác. (http://vi.wikipedia.org)
------------
[Lịch sử ngày đầu tờ Vnexpress]
"Đó là một ngày thầm lặng, như những ngày làm việc bình thường. Không quảng cáo, không lễ khai trương, diễn văn và champagne. Chỉ có một thông báo qua e-mail cho các khách hàng của FPT Internet."
Nguồn: https://vnexpress.net/20-nam-truoc-4240376.html
------
[Ý kiến của tác giả Bùi Kiến Thành]
"Giờ đây, ở độ tuổi U90, con cháu đều rất thành đạt và định cư ở nước ngoài nhưng ông vẫn chọn Việt Nam để sống. Tôi hỏi ông: “Là một trong số những người hiếm hoi sống qua nhiều chế độ, bây giờ bác nghĩ gì?”. Ông trầm ngâm trả lời tôi mà như tự hỏi: “Ba chục năm chiến tranh, tiếp theo là 10 năm bao cấp, và tiếp theo là 20 năm đổi mới để học hỏi các phương thức hội nhập với nền kinh tế thị trường và hoà đồng cùng với các chế độ dân chủ, tự do, ta đã học được những gì? Việt Nam đang đứng trước ngưỡng cửa mới. Nhân ngày 30 tháng 4, người Việt chúng ta, bất kỳ ở nơi nào, cũng nên kiểm điểm lại những cơ hội đã bỏ lỡ, những quyết định sai lầm, và rút kinh nghiệm để phát huy đến đỉnh cao nhất nền độc lập, tự do, dân chủ, để đồng bào ta trong nước và khắp nơi trên thế giới luôn đoàn tụ dưới một mái nhà chung, tôn vinh tổ tiên, động viên con cháu, vui vầy hạnh phúc...”.
Lịch sử không bao giờ dừng lại, chúng ta không thể quay ngược bánh xe lịch sử nhưng suy ngẫm về nó một cách cẩn trọng để khỏi lặp lại những sai lầm của quá khứ là điều rất cần thiết. Đó cũng là tâm niệm của Bùi Kiến Thành, một doanh nhân, một tri thức gắn với vận mệnh của đất nước."
Nguồn: https://doanhnhansaigon.vn/chan-dung-doanh-nhan/bui-kien-thanh-vi-doanh-nhan-di-xuyen-qua-nhieu-che-do-1098379.html
-----
Trao đổi giữa nhà báo Phan Đăng và GS. Trần Ngọc Vương về dân tộc, thiên mệnh, ...
"Giáo sư, tiến sĩ Trần Ngọc Vương là một nhà nghiên cứu văn hóa, tư tưởng, triết học phương Đông lâu năm và đầy cá tính. Do vậy, khi nghĩ đến việc phải tìm hiểu cặn kẽ bản chất của các hoàng đế Trung Hoa, gắn liền với các thiết chế chính trị kéo dài hàng ngàn năm trong lịch sử Trung Hoa cổ, trung đại thì tôi đã nghĩ ngay đến ông.
Và, cứ mỗi lần được ngồi hầu chuyện ông về một đề tài liên quan đến chính trị - tư tưởng phương Đông cổ đại là tôi có cảm giác như đang được nhìn thấy một mũi khoan sắc sảo và uyên thâm vào quá khứ. Những mũi khoan ấy giúp chúng ta nhận thức chân xác về tâm lý tộc người, về gen văn hóa và tính di truyền văn hóa của một dân tộc, để từ đó có thể tìm ra một phương thức ứng xử hợp lý nhất trong đời sống thực tại đầy phức tạp hôm nay."
Nguồn: http://antgct.cand.com.vn/Tro-chuyen-cuoi-thang/Tham-vong-cua-cac-de-che-quan-chu-Trung-Hoa-la-vo-bien-567463/
--------
"Như vậy thì sẽ tệ hại vô cùng nếu nghĩ sâu xa đến giang sơn xã tắc. Người giỏi bị thui chột, mất niềm tin vào sự công chính, trong khi người không đủ năng lực nhưng thừa tiền, thừa quan hệ lại ung dung vào đại học, ra trường lại “chạy” vào chỗ ngon, chạy để được làm lãnh đạo.
Bi kịch của đất nước nhiều khi cũng xuất phát từ đây. Đó là người giỏi thì không có chỗ làm trong nhà nước, buộc phải ra đi, không muốn trở về Tổ quốc bởi sợ phải làm tớ cho thằng dốt, sợ phải làm việc trong một môi trường không lành mạnh, nặng về phe phái, bè cánh.
Trong khi thế giới người ta đã chuyển từ việc tuyển dụng dựa vào bằng cấp sang nhân lực sở hữu kỹ năng cụ thể, vào thực lực, thì ở ta bệnh sính bằng cấp, sính danh vẫn trầm kha. Tất yếu nhiều người sẽ chỉ lo “chạy” cho có tấm bằng chứ học thật thì lại thờ ơ.
Đó chỉ là lát cắt nhỏ bé trong vô vàn vấn đề của ngành giáo dục mà nhiều người cho rằng đã cần gióng lên hồi chuông, cần cải tổ lại thật căn cơ, trả lại sự trung thực. Có như vậy tương lai nước nhà mới có được nguồn nhân lực, cán bộ tốt, đủ sức đảm đương lãnh đạo, quản lý đất nước, phục vụ bộ máy chính trị, người tài mới không vắng bóng vì đã tìm “bến đỗ” phương xa.
Còn nếu không, nguy cơ suy vong cũng sẽ đến từ chính nền giáo dục nước nhà."
Nguồn: https://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/dachieu/vi-sao-the-he-can-bo-sau-it-nguoi-tai-hon-truoc-529532.html
------
Tiếng Anh...
"Nhưng chúng ta cũng cần lưu ý, việc người dân sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai không đảm bảo sự phồn thịnh về kinh tế. Chúng ta hay dùng sự phát triển ngoạn mục của Singapore để minh chứng cho việc dùng tiếng Anh trong giao tiếp. Nhưng xét ra, có rất nhiều nguyên nhân để tạo nên một “con rồng châu Á”, mà một yếu tố quan trọng là Singapore có nhà chiến lược quốc gia xuất sắc Lý Quang Diệu. Không quá xa chúng ta là Philippines có 90 triệu dân thành thạo tiếng Anh nhưng vẫn là nước đang phát triển. Nhìn xa nữa, Nhật Bản và Hàn Quốc cũng chưa sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức, nhưng với quyết tâm và văn hóa hành động, họ đã trở thành quốc gia giàu có từ rất lâu rồi."
Nguồn: https://doanhnhanplus.vn/tu-chuyen-tieng-anh-la-ngon-ngu-thu-hai-den-cho-con-di-du-hoc-401320.html
-----
Ý kiến của GS Trần Văn Thọ, đại học Waseda:
"Tôi đã học về kinh tế, nhất là kinh tế phát triển tại Nhật Bản và thấy đó là điều rất ý nghĩa. Nhật Bản là nước đi sau trong trong dòng thác công nghiệp của thế giới, đã tích cực du nhập công nghệ, luật lệ, tổ chức hành chính, tri thức quản lý từ các nước tiên tiến Âu, Mỹ và đã thành công trong việc đuổi kịp các nước đi trước. Có rất nhiều nghiên cứu về sự thành công của Nhật, riêng tôi đã thử tìm một nguyên nhân tổng hợp nhất để có thể tham khảo được cho các nước đi sau Nhật. Tôi tìm ra một từ khóa để chỉ nguyên nhân đó: Năng lực xã hội.
Đó là năng lực và tố chất của những nhân tố cấu thành xã hội, cụ thể là chính trị gia, quan chức, lãnh đạo kinh doanh, trí thức và tầng lớp lao động. Mỗi nhân tố cấu thành phải có những tố chất nào để thúc đẩy kinh tế phát triển? Dĩ nhiên tố chất quan trọng của chính trị gia là năng lực lãnh đạo, của quan chức là năng lực quản lý hành chính, của giới kinh doanh là tinh thần doanh nghiệp. Nhưng trong trường hợp Nhật Bản, không phải chỉ có các tố chất đó.
...
Thời trung học tôi đọc nhiều tiểu thuyết trong Tự lực văn đoàn. Trong một truyện dài, Nhất Linh đã để cho nhân vật chính của mình nói về lòng yêu nước mà tôi thấy rất thích hợp trong giai đoạn chưa phát triển của Việt Nam: “Biểu hiện cho đất nước không phải là những bậc vua chúa hay danh nhân mà là đám dân thường không tên không tuổi. Dân là nước, yêu nước là yêu chung đám thường dân, nghĩ đến sự đau khổ của đám thường dân”.
Nguồn: Năng lực xã hội - Vnexpress.net [đọc]
-----
Tại sao 5.8.1964 Mỹ lại tấn công Hòn Gai, Vinh, Đồng Hới (và rất nhiều thông tin về lịch sử):
"Thứ ba, tại sao làm sử nhưng không chịu nghĩ (liên hệ, so sánh) chuyện đã xảy của thời nay với thời "xưa"? Tôi đoan chắc, dẫu nhiều người biết nhưng các nhà sử học trên, chưa bao giờ chịu hiểu vì sao Mỹ lại chọn Hòn Gai, Vinh, Đồng Hới làm mục tiêu tấn công miền Bắc ngày 5.8.1964!
Xin trả lời như sau.
1, Đây là đòn "thăm dò" các phản ứng, một dạng test hoàn hảo. Mỹ ném bom để dò tìm phản ứng của Hà Nội, Bắc Kinh. Tôi dám nói là một phép thử bởi sau đòn đánh bất ngờ ấy, mãi 6 tháng sau, ngày 7.2.1965, Mỹ mới chính thức ồ ạt ném bom miền Bắc.
2, Ba địa điểm - số 3, ngầm ám chỉ, nếu miền Bắc không ngừng đưa quân vào miền Nam thì Mỹ sẽ tấn công toàn diện, toàn miền Bắc, từ địa phương đầu tiên, tỉnh Quảng Ninh đến tỉnh cuối cùng của miền Bắc, Quảng Bình (Vĩnh Linh là khu vực – khu phi quân sự, không phải cấp tỉnh. Số 3, theo quan niệm triết học, là con số của sự đầy đủ; như trời, đất, con người; hay như cha, mẹ, con cái...).
3, Hòn Gai cách Hà Nội và biên giới Việt - Trung gần 100 km: Nhằm dò xét phản ứng của cả 2 chính phủ, đồng thời ngầm "thông báo" với HN về sự tôn trọng - để "chừa ra" cần thiết... Nên hiểu là Mỹ ngầm thông báo là sẽ không xâm phạm "vùng ảnh hưởng trực tiếp đến lãnh thổ TQ".
4, Vinh là cái nôi của phong trào Cách mạng (1930-1931, lại là quê hương của HCM; Đồng Hới cũng cách vĩ tuyến 17 gần 100km, và Quảng Bình là điểm dừng chân sau cùng của hậu phương trước khi đến khu phi quân sự (Khu vực Vĩnh Linh) và cũng là quê hương của tướng Giáp, Bộ trưởng Quốc phòng. Thông điệp rất rõ và đủ (đừng nghĩ "chúng nó" không nghiên cứu kỹ càng lịch sử...).
5, Ngày 5.8.1964, tôi, 9 tuổi, đang trên đường đem cái săm xe đạp đi vá thì chứng kiến máy bay Mỹ ào đến, thả vài quả bom xuống chân núi Quyết, sông Lam, cách chỗ tôi đứng hơn 1 km - chứ chẳng phải "căn cứ quân sự” nào cả. ...
6, Cả TS LSPN và ông DTQ đều cho rằng lẽ ra (lại “nếu”!) Pháp sẽ đánh vào Thuận An bởi từ Thuận An đến Huế chỉ gần 15km!?
Trên đời này có nhà quân sự nào kém đến mức khi xâm lược nước khác, đòn phủ đầu là tấn công Kinh Đô?! Làm thế có khác gì tiếp sức cho hàng triệu người đứng lên để chống lạị! Lịch sử chứng minh là hầu hết các cuộc chiến tranh xâm lược đều diễn ra theo “kịch bản”: Kẻ xâm lược tiếp tục duy trì bổng lộc cho vua quan bản xứ để hòng dễ bề cai trị chứ chẳng hề muốn “nuốt chửng” các vua quan đâu…"
Nguồn: VHNA [đọc]
-----
Tác giả Dương Danh Dy, nhà nghiên cứu Trung Quốc vừa mất (19/9/2018)
Bài viết "Vài suy ngẫm về Trung Quốc" của tác giả rất có ích.
-----
"Cọp chết để da, người ta chết để tiếng"; tục ngữ thì như vậy. Song, da, dầu là da cọp, nhiều năm rồi sâu mọt đục cũng hết. Tiếng, trừ ra tiếng của một số ít vĩ nhân, làm sao mà còn mãi với thời gian?
"Trong lời cuối “Tổng tập Trần Văn Giàu”, ông trình bày một thao thức đáng để chúng ta suy ngẫm: “Phải chăng, vì tạo hóa vô tri đặt để Việt Nam nhỏ bé và trù phú ở bên cạnh người Khổng Lồ, và ở trên ngã ba đường thông thương quốc tế Bắc Nam Đông Tây? Ở vị thế địa lý ấy, Việt Nam khác nào món thịt ngon phơi trước mồm hổ đói, tránh sao khỏi cấu xé, lắm phen bị giẫm đạp… Trong cảnh ngộ đó, Việt Nam hoặc phải bị nghiền nát như tương, hoặc phải trở nên rắn như thép. Quyết không bị nghiền nát như tương, mà quyết làm tất cả để trở nên rắn như thép, đó là bản lĩnh Việt Nam. Bản lĩnh này không phải dân tộc Việt Nam sinh ra đã có, mà được hình thành trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước!”. Có lẽ đấy không chỉ là thao thức cho chuyện ngàn năm đã qua!"
Nguồn: Tâm tư một người nam bộ kháng chiến [nongnghiep.vn][đọc]
-----
Lịch sử Đà Lạt.
Ấp Hà Đông - Đà Lạt
Tổng đố Hoàng Trọng Phu
Di dân từ tỉnh Hà Đông (Hà Tây, Hà Nội) vào Đà Lạt - 1938, 33 người đầu tiên vào Đà Lạt
Nguồn: Tổng đốc Hoàng Trọng Phu và lần di dân vào Đà Lạt [ANTG][đọc]
-----
Nhận xét của GS Ohno Kenichi:
"Đối với doanh nghiệp và người dân VN, dẫu có đưa vào công cụ năng suất như 5S , QCC mà “TÂM THẾ” không sẵn sàng thì cũng không hiệu quả hoặc cũng không kéo dài bền vững.
Do giáo dục và do trong cuộc sống từ trước đén nay không chú trọng mục tiêu, tính hiệu quả, tính tự chủ nên người dân có khuynh hướng rơi vào cách suy nghĩ ngắn hạn, chủ nghĩa vị kỷ, không có kế hoạch và không hợp tác.Tình hình này bất lợi cho Việt Nam trong phát triển công nghiệp và tăng cường năng lực cạnh tranh. Không dễ dàng để thay đổi ý thức con người nhưng rõ ràng đã có những quốc gia, những lãnh vực thách thức điều này và đạt được thành công nên chắc chắn không phải là không thể nào thực hiện được....
Người dân Việt Nam chăm học, cần cù nên chắc chắn có thể tiếp nhận được việc cải cách ý thức và đây là điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao năng suất...” .
Người tài hết lòng vì Việt Nam thường không nịnh, thường nói thẳng vậy. Khó nghe nhỉ? Nhưng để tiến bộ và đủ sức cạnh tranh thời buổi này, đi vòng vòng đường nào, tránh tránh kiểu nào rồi cũng không thoát khỏi những điều họ nói thẳng mà mình phải cần đôi diện."
Nguồn: fb của cô Vũ Kim Hạnh [đọc]
------
Ý kiến của GS Trần Văn Thọ
"Rất nhiều nghiên cứu về sự thành công của Nhật. Riêng tôi đã thử tìm một nguyên nhân tổng hợp nhất để có thể tham khảo được cho các nước đi sau Nhật. Tôi đã tìm ra một từ khóa để chỉ nguyên nhân tổng hợp đó.
Đó là năng lực xã hội. Đó là năng lực và tố chất của những nhân tố cấu thành xã hội, cụ thể là chính trị gia, quan chức, lãnh đạo kinh doanh, trí thức và tầng lớp lao động. Mỗi nhân tố cấu thành phải có những tố chất nào để thúc đẩy kinh tế phát triển. Dĩ nhiên tố chất quan trọng của chính trị gia là năng lực lãnh đạo, của quan chức là năng lực quản lý hành chánh, của giới kinh doanh là tinh thần doanh nghiệp. Nhưng trong trường hợp Nhật Bản, không phải chỉ có các tố chất đó. Tôi nghiệm thấy rằng tố chất chung nhất của chính trị gia, của quan chức, của nhà kinh doanh Nhật Bản là lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc và phải là những người có văn hóa, có giáo dưỡng. Đặc biệt trong thời đại Minh Trị và thời kỳ phục hưng và phát triển hậu chiến, những tố chất đó biểu hiện mạnh mẽ nhất."
---------
Trí thức Phật giáo tại Việt Nam - sự nhập thế - Phan Đăng - ANTG [đọc]
Trí thức Nho giáo (khổng tử) tại Việt Nam - sự hành đạo - Phan Đăng - ANTG [đọc]
Trí thức Tây học tại Việt Nam - kết hợp Đông - Tây - Phan Đăng - ANTG [đọc]
Trí thức học tại Nga, Trung Quốc, Mỹ và Tây âu - Phan Đăng - ANTG [đọc]
---------
"Một ví dụ là băng nhạc Radiohead cho phép mọi người tải nhạc của mình xuống và trả tiền bao nhiêu cũng được (ai thích trả bao nhiêu thì trả bấy nhiêu, không thích thì không trả). Nếu là “duy lý trí” thì đáng nhẽ phải không trả gì. Nhưng trên thực tế có khoảng 50% số người tải nhạc xuống có trả tiền, và trả trung bình $6/người trả. Các con khỉ trong hoàn cảnh tương tự như vậy sẽ không có con nào trả gì hết.
Chẳng nhẽ người lại kém lý trí hơn khỉ thật à? Nghe rất là vô lý!
Như vậy, ta cần định nghĩ lại thế nào là lý trí. Làm cái gì có lợi cao nhất cho cá nhân mình (mà không cần biết đối phương thiệt lợi ra sao) thì là lý trí … của khỉ. Người trong xã hội khác khỉ ở chỗ còn biết nghĩ đến cả lợi ích của đối phương. Đó cũng là lý trí, một loại lý trí học được trong quá trình phát triển xã hội, cần có hợp tác thì tốt hơn cho toàn bộ các thành viên trong xã hội. Như vậy, trong ví dụ của Radiohead, thì những người trả tiền không phải là “irrational”, mà là “rational at societal level” (có lý trí ở mức xã hội, mức cao hơn là mức cá nhân của khỉ).
Ở cực ngược lại, có lẽ có thể đưa ra cả khái niệm lý trí của quỷ nữa: cốt làm sao làm hại đối phương, chứ không chỉ là không nghĩ đến đối phương có lợi hay không.
Ứng dụng bậc thang lý trí quỷ – khỉ – người vào các xã hội khá là thú vị. Xã hội văn minh thì lý trí ở mức người (quan tâm đến lợi ích của cả những người khác và của xã hội). Xã hội kém văn minh thì lý trí ở mức khỉ (ích kỷ, khôn lỏi), còn xã hội đồi bại thì lý trí ở mức quỷ :)"
Nguồn: Lý trí quỷ, lý trí khỉ và lý trí người (bác Zung)
-----------
Lấy về từ trang của bác Hieuminh.
(trước trận chung kết 27/1/2018: U23 Vietnam - U23 Uzbekistan)
"Kết nối, hội nhập và cùng chiến thắng"
"Tuổi trẻ hãy cháy hết mình và cống hiến"
https://www.youtube.com/watch?time_continue=413&v=VqB1zhu2aLo
------------
Có những thứ làm người Việt Nam thấy gần và yêu nhau hơn....
Bóng đá.
https://www.youtube.com/watch?v=5jr7-Mgt_XQ
-----------
Đà Lạt - Ai giết nỗi buồn? 23:42 | Thứ sáu, 12/01/2018 0
Phố núi Đà Lạt vừa tổ chức đại lễ hoa lần thứ bảy (hai năm một lần). Cảm ơn hoa đã làm Đà Lạt còn ở trong lòng người gần xa. Nhưng giữa những ngày hoa rôm rả, tôi lại nghĩ về cái nền làm nên xứ sở này là một “Đà Lạt đô thị”, là cái định vị trước, an nhiên tự tại, chứ không phải thứ nông phẩm được lẩy ra sau đó, và ồn ào chớp nhoáng những ngày son phấn trên đường phố kia...
Một nhạc sĩ đã đóng đinh vào tâm tưởng người bốn phương rằng Đà Lạt là “Thành phố buồn”. “Buồn” trở thành thương hiệu. Chưa có nơi đâu oái ăm như nơi này, khi câu “Thành phố nào vừa đi đã mỏi” lại là câu khen. Yêu Đà Lạt nhưng lữ khách không ở lại lâu được. Vài bữa là “than buồn” mà đi. Nhưng đi rồi lại nhớ, thế mới khốn khổ cho họ. Hình như có một thứ “tình yêu không cưới” - để nó tinh khôi, day dứt, đẹp mãi. Và khối kẻ hay than “buồn” lại là người du lịch thông thái và sâu sắc, biết “xài” Đà Lạt để học cách sống chậm, tái tạo tâm hồn, trước một vùng đất, đô thị trên núi xa.
* * *
Có vị chuyên gia đô thị, kiến trúc sư người Hà Nội nhưng thậm hiểu Đà Lạt, trong nhiều hội thảo về đô thị Đà Lạt cứ tự tin khẳng định: “Cái buồn cũng là tài sản của thành phố này”. Hoàng Đạo Kính ạ, ông có yêu Đà Lạt quá không đấy, mà bảo cái buồn cũng là... của cải? Nhưng nên nhớ ấy là cái buồn mang hồn vía nơi chốn, không phải thành phố nào muốn cũng có, và không phải nỗi buồn đô thị nào cũng sang.
Nhưng Đà Lạt ạ, chỉ mỗi rừng thông thì không đủ tạo ra vẻ u hoài của đô thị, nhan sắc, vóc dáng của nỗi buồn...
Nơi đây là một nỗi buồn của đất trời hôn phối cùng thứ khác sáng tạo từ con người, khó có thể thấy ở đô thị nào trên đất nước này. Các chuyên gia đô thị từng giải phẫu núi đồi, rừng thông, và cái chất “Tây” thâm trầm trong thứ kiến trúc Pháp thời thuộc địa cổ xưa xinh đẹp nhưng không lạc thời, để thấy chính hệ thống biệt thự, công trình ấy sinh ra “nỗi buồn đặc sản”, là “linh hồn” đô thị của Đà Lạt.
Đà Lạt hình thành không phải từ sự quy tụ con người trước, mà bắt đầu từ quy hoạch, thiết kế, xây dựng, rồi đưa người lên sinh sống. Nên nó bài bản, mực thước, khoa học, mỹ thuật, và chan hòa. Hai thực thể vật chất kiến trúc và núi đồi cùng rừng thông không phải là giá trị gia tăng, mà là giá trị cơ bản của xứ sở này. Kiến trúc biệt thự đặt ở đâu cũng có thể đẹp, nhưng phải xây ở Đà Lạt, ngay dưới tàng cây, núp bóng thông ngàn, ven sườn núi, lũng đồi cao thấp ẩn hiện, như có như không, trước khói sương và nỗi trầm ngâm của thiên nhiên lẫn thời gian thì mới đạt đến đỉnh cao của sự xa xỉ.
Giờ đây tỉnh thành nào cũng xuất hiện kiến trúc biệt thự, thế mà ẩn chứa nhiều chiều sâu của nghệ thuật kiến trúc biệt thự nhất vẫn thuộc về những căn biệt thự bạc phơ ở phố núi Đà Lạt. Ngay ở Đà Lạt, nếu phá đi một căn biệt thự Pháp xưa, rồi cất lên một căn mới ngay khuôn đất, với chất liệu hiện đại hơn, thi công kỹ thuật cao hơn, thì cánh rừng thông và hồn đất chỗ ấy cũng đã khác rồi.
Hai ngàn căn biệt thự thời thuộc địa mang phong cách kiến trúc Pháp cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX từng được giới nghiên cứu kiến trúc trong nước nhận xét là hai ngàn tác phẩm kiến trúc tuyệt vời đến bất ngờ, không tác phẩm nào giống tác phẩm nào nhưng hài hòa với thiên nhiên Đà Lạt gần như tuyệt đối. Viện Nghiên cứu kiến trúc quốc gia còn cho là có cả một bảo tàng kiến trúc Pháp xưa ở Đà Lạt.
Hội Kiến trúc sư Việt Nam từng tiến cử Đà Lạt là “Thành phố di sản” bởi chỗ này. Lãnh đạo địa phương mỗi khi lên tivi cũng nhắc lại lời của các chuyên gia đô thị rằng xứ mình là “đô thị di sản”, nhưng dân Đà Lạt lại thấy quỹ biệt thự Pháp bị đập bỏ từng ngày, mỗi ngày đập nhanh và mạnh tay hơn, khắp nơi. Ai đó ước tính, trong vòng bốn mươi năm qua, quỹ ấy đã biến mất già phân nửa. Từ “Thành phố di sản”, Đà Lạt bỗng trở thành “Thành phố di tích”! Một khối quỹ đô thị - kiến trúc - văn hóa tổng thể nguyên vẹn có một không hai ở Đông Nam Á giờ tản mác, vỡ vụn.
Có những nơi chốn người ta đến để biết về bức tranh xã hội, đời sống, văn hóa một vùng đất, thời đã qua hay đang hiện hữu, khám phá và mở rộng hiểu biết. Lại có nơi người ta đến để thưởng thức những tiện nghi, hưởng thụ vật chất; để cảm nhận về sự xôn xao, sắc màu, hay những đặc trưng lịch sử khác; hoặc nữa có thể là để xả, rửa tiền... Nhưng ở Việt Nam này, với Đà Lạt, nó khác.
Không phải đô thị nào cũng “biết” buồn, và có thể buồn. Nỗi buồn của kiến trúc khi đã thành “văn hóa” là một thứ năng lượng, một hấp lực tâm hồn khó cắt nghĩa. Một thành phố đi tới mà không cần quá khứ sẽ không còn điểm tựa. Đà Lạt tựa vào nỗi buồn chuẩn mực đô thị văn minh phương Tây để làm trụ, để khác thị thành phong kiến phương Đông như Huế, Sài Gòn - Gia Định - TP.HCM, Thăng Long - Hà Nội... Thuộc địa hay không thuộc địa chẳng quan trọng nữa, phải chấp nhận khi nó có giá trị, vì nó do chính lịch sử đớn đau trầm luân trên quê hương này tạo ra...
* * *
Khi ngang qua những con đường được in bóng biệt thự xưa ở phố núi, cảm giác về một không gian sống đài các dễ chịu cứ nhả ra tự nhiên. Cái cảm giác chênh vênh của núi đồi, sự thay đổi vô tận của địa hình, sự uốn lượn bất ngờ của đường phố, vẻ trầm mặc của kiến trúc “Tây”, cùng sự mát lạnh của ngàn thông réo gọi người đời ước muốn nằm giữa một căn phòng bất kỳ trong ấy để thưởng lãm cho đã kiếp người. Những biệt thự của thứ kiến trúc biết nương tựa vào thiên nhiên, không đe nẹt, cưỡng bức thiên địa, không thị uy quyền lực hay nhân bản vô tính không gian đô thị.
Đấy là những căn biệt thự mà đứng bất cứ hướng nào, ta cũng nhìn không chán. Vì biệt thự nào cũng “biết nói”. Ví như chiếc ống khói lò sưởi nhô lên khỏi mái ngói kia cũng nhắc nhở cái lạnh nao lòng của Đà Lạt bên trong từng “tổ người” trong căn biệt thự ấy. Và nhiều tổ người chăm chút, tử tế như thế làm nên quỹ kiến trúc giá trị của Đà Lạt.
* * *
Từ rất nhiều năm rồi, người Đà Lạt hay thấy sinh viên các trường mỹ thuật ở Sài Gòn lên thuê nhà trọ để lặng lẽ hàng ngày lê giá đi vẽ những căn biệt thự trên đường Hùng Vương, Trần Hưng Đạo, hồ Vạn Kiếp, hồ Mê Linh, Lê Lai... Đâu riêng các hoạ sĩ trẻ kia, người Đà Lạt cũng chẳng xa lạ với hình ảnh “Tây ba lô” dạo quanh ngắm nghía các căn biệt thự, đứng lặng mà chụp hình...
Rồi còn những cô cậu cựu học sinh trung học Trần Hưng Đạo xưa, hay Thăng Long, Bùi Thị Xuân nay, rồi Viện Đại học Đà Lạt nữa, lưu lạc đây đó nhưng cứ thấy lang thang trong các blog trên mạng điện tử khi nhớ về “Thành phố buồn”. Trên mạng có người tâm sự nội cái tháp bút cô đơn nhưng mãnh liệt viết khát vọng lên trời xanh ở trường Lycée Yersin đã làm người ta quay quắt nhớ về Đà Lạt, cho dù phố núi này chưa hẳn là quê quán họ.
Người khác nữa bảo nhớ Ga xe lửa, Nha địa dư, Nhà thờ Con gà, Nhà thủy tạ lẻ loi trong sương sớm, và nhớ những cụm biệt thự cổ ở khu Mê Linh, Vạn Kiếp, Lê Lai, Hùng Vương, Quang Trung, Hoàng Diệu... Đó là chỉ dấu đô thị tinh tế, điềm nhiên, thanh tịnh, nhưng dễ gần với con người và mang một nỗi buồn lộng lẫy. Nỗi buồn lộng lẫy ấy đi vào thơ ca, nhạc họa, văn chương miền Nam, và làm Đà Lạt vang danh.
Đô thị lâu đài của nỗi buồn ấy, đang dần thành “kỷ niệm” với chính người Đà Lạt. Vóc dáng nỗi buồn kia đang tan vỡ, xộc xệch, khi mà bỗng một ngày từ đâu bắt chước tấu lên bản pop rock về kiến trúc cùng lối sống dưới xuôi, và nhất là sự bất chấp ký ức xứ sở, kiêu ngạo về quyền lực cai quản. Ngày càng không nhận ra “cái duyên” đặc sắc của Đà Lạt nữa. Khắp nơi là cảnh độn nhà xây mới vào di sản, biệt thự cổ sống chung với nhà cấp bốn. Mấy ông bạn đạo diễn điện ảnh của tôi đi tìm cảnh đặc trưng để quay phim bắt đầu vất vả. Nhà cửa xây mới nhiều, nhưng “kiến trúc” ít. Cửa hàng vật liệu xây dựng, rửa xe, ăn nhậu, massage, nhà nghỉ... nhảy tưng tửng sát mặt đường, ở bất cứ con phố trang nhã một thời nào.
Ngày nào xây dựng nhà cửa ở Đà Lạt phải lùi để ẩn vào, nay tất thảy đều chồm ra. Ngày nào Đà Lạt xây dựng không có bạt đồi, san núi, lấp suối, cạo phăng rừng xanh, nay những điều không thể kia đều vô tư, nhãn tiền. Mọi công trình xây dựng đều có thể đè lên bất cứ cánh rừng thông nào, và cánh rừng thông nào cũng bị “doanh nghiệp” rào lại: có chủ. Phố phường ngày cứ gần hơn, giống hơn với Sài Gòn, Hà Nội, Nha Trang, Vũng Tàu. Ngày nào mọi cánh rừng thông đều của nhân dân, giờ không cánh rừng nào thuộc về họ. Gả sạch, bán sạch, bán cho thật nhanh, từ bán sỉ đến bán lẻ.
Xưa nay, trong mắt người đời Đà Lạt đẹp như thiếu nữ. Chiếc áo mới đắt tiền nhưng không hợp với cơ thể và tâm hồn sẽ khiến người thiếu nữ kia mất tự tin, vẻ trâm anh thế phiệt phút chốc thành buông thả, bừa bãi, bình dân. Cô gái trắng trong đô thị sơn cước biến mình thành đô thị đàn bà, khi cũng điệu đàng, xôn xao, ưa khoe khoang, trình diễn, nói cười hơ hớ, bốp chát, thực dụng, chặt chém, và như tự mình chối bỏ nỗi buồn... Cấu trúc phố bị phá vỡ. Linh hồn phố lung lay, bại hoại.
* * *
Có những nơi chốn người ta đến để biết về bức tranh xã hội, đời sống, văn hóa một vùng đất, thời đã qua hay đang hiện hữu, khám phá và mở rộng hiểu biết. Lại có nơi người ta đến để thưởng thức những tiện nghi, hưởng thụ vật chất; để cảm nhận về sự xôn xao, sắc màu, hay những đặc trưng lịch sử khác; hoặc nữa có thể là để xả, rửa tiền... Nhưng ở Việt Nam này, với Đà Lạt, nó khác.
Tôi đang mơ về một Đà Lạt thông minh hiện đại, với sự phát triển tiếp nối, có vui có buồn, có sự lung linh của ký ức cùng sự tươi tắn của hiện tại, thấy rõ hoàng lộ của tương lai, chứ không phải chà đạp lên quá vãng.
Không được thế thì tôi đi làm thơ trên ký ức úa tàn kia vậy!
Bài và ảnh: Nguyễn Hàng Tình
Nguồn: Đà Lạt, ai giết nỗi buồn? (nguoidothi.net.vn)
-----------
"Việt Nam là một quốc gia đa tộc người. Trong diễn trình lập quốc trước đây, người Việt giữ vai trò chủ đạo, các tộc người khác ít nhiều xoay quanh cái lõi này. Từ đó hình thành một cái nhìn Việt tâm luận: nói đến Việt Nam tức là nói đến chỉ người Việt, và nói đến người Việt là nói đến cả Việt Nam. Cũng từ đó hình thành quan niệm người Việt “tiến bộ” hơn những người miền núi khác, nên có nhiệm vụ “giúp đỡ” họ tiến kịp mình.
Nguồn: Việt Nam hiểu để phát triển (nguoidothi)
------------
Giáo dục nào cho tương lai Việt Nam?
11/29/2017
Người Nhật không chỉ tham gia vào những cuộc chiến bằng súng đạn, mà ngay từ bây giờ, chúng ta phải tham gia vào cuộc chiến của các kỹ năng, bao gồm kỹ năng sống, kỹ năng của công nghiệp, thương mại, tri thức. Thua cuộc chiến kỹ năng sẽ dẫn đến thất bại ở cuộc chiến bằng súng đạn. Đất nước chúng ta phải tiến từ hạng ba lên hạng hai và sau cùng là lên đến vị trí hàng đầu trong cộng đồng các quốc gia thế giới. Con đường tốt nhất để thực hiện điều này là đặt nền móng cho giáo dục cơ bản” – đây là những lời sâu sắc của Bộ trưởng Bộ Giáo dục Mori Arinori, được xem như tuyên ngôn giáo dục của Nhật Bản trước thềm cuộc Duy tân vĩ đại năm 1868.
Mục đích của giáo dục
Lịch sử cho thấy, các quốc gia tiến hành công nghiệp hóa đều có quốc phòng hùng mạnh và đất nước phồn vinh. Công nghiệp hóa hay cách mạng công nghiệp là mệnh lệnh sống còn của các dân tộc bị tụt hậu. Vì chỉ bằng con đường đó, dân tộc mới lột xác và đổi đời. Việt Nam đang ở vào thời kỳ bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp thứ tư. Công nghệ phát triển nhanh, đang và sẽ định dạng thế giới trong tương lai, đồng thời có sức hủy hoại rất lớn đối với những cái cũ. Năm 2012, Kodak sau 100 năm chiếm thế thượng phong trên thị trường đã chịu phá sản trước các công nghệ mới. Nhiều công ty khởi nghiệp trong garage ở Thung lũng Silicon phát triển nhanh chóng thành những công ty trị giá hàng tỉ USD như công ty dịch vụ cho thuê phòng trực tuyến Airbnb, sau sáu năm khởi nghiệp có giá trị 10 tỉ USD trên thị trường chứng khoán, cao hơn giá trị của Hyatt Hotels Corporation (8,4 tỉ USD), mà không phải xây một viên gạch nào! Những “gã khổng lồ” hôm nay sống trong sự căng thẳng và lo âu, vì không biết lúc nào mình có thể bị loại khỏi thị trường. Họ phải liên tục tự đổi mới sáng tạo từ bên trong, cũng như phải mua các công ty khởi nghiệp mới để bổ sung thêm tri thức, tránh bị đào thải.
Một số công nghệ tương lai có thể kể đến là ngành robot, trí tuệ nhân tạo (AI), in 3D, công nghệ nano và công nghệ sinh học. Mười công ty công nghệ lớn nhất ở Thung lũng Silicon rộng 4.000km2 và 2,5 triệu cư dân đã tạo ra doanh số gần 600 tỉ USD! Trong khi TP. Hồ Chí Minh rộng 2.000km2 và 10 triệu người cho GDP đạt 44 tỉ USD. Rõ ràng, công nghệ chính là yếu tố quyết định giá trị của sản phẩm và là sức đẩy phản lực của nền kinh tế hiện đại.
Trong vài thập niên tới, lao động Việt Nam sẽ phải đối mặt với các đội quân robot ngày càng hùng mạnh và đông đảo ở các quốc gia công nghiệp! Xu hướng tự động hóa, robot hóa trên thế giới là không thể ngăn chặn được. Công ty dệt Parkdale Mills ở Gaffney (Nam Cali), chỉ sử dụng 140 công nhân để cho năng lực sản xuất bằng 2.000 lao động vào năm 1980. Tập đoàn Đài Loan Foxcom Technology vừa mới tuyên bố kế hoạch lắp đặt 1 triệu robot trong vòng ba năm tới để làm những công việc mà lao động Trung Quốc hiện đang làm!
Mục đích của đại học
Dòng chảy của tri thức khoa học cơ bản về thế giới tự nhiên thu hoạch được từ thời khai sáng đã thúc đẩy cuộc cách mạng công nghiệp và những đổi mới sáng tạo kỹ thuật, gây ra sự biến đổi kinh tế lớn đầu tiên ở phương Tây. Vai trò của đại học thể hiện đặc trưng nhất qua mối quan hệ giữa Đại học Stanford với Thung lũng Silicon, Đại học Harvard và MIT với Tuyến đường 128, Boston. Các cựu sinh viên MIT đã khởi nghiệp hơn 5.000 công ty, sử dụng hơn 1 triệu nhân viên, làm ra doanh thu hơn 230 tỉ USD/năm, cho thấy sức mạnh to lớn của đại học.
Và đó là lý do Việt Nam cần nâng cấp đại học một cách quyết liệt để nâng cao đóng góp của đại học vào sự phồn vinh của xã hội và quốc phòng. Các đại học phải là trung tâm cung cấp tri thức cho nền kinh tế. Không có đại học nghiên cứu thì không thể phát triển công nghiệp hóa và khởi nghiệp chất lượng cao. Việt Nam cũng cần được tư vấn dài hạn và có chương trình hợp tác với Stanford, Hardvard và MIT, để có từng bước đi trọng tâm, tạo nên những đại học đẳng cấp thế giới. Singapore cũng đã giành được sự hợp tác của ít nhất mười đại học đẳng cấp thế giới, trong đó có Đại học Graduate School of Business Chicago, MIT, Yale và Đại học y khoa Duke. Trung Quốc thì thuê chuyên gia Mỹ thiết kế China Ivy League để cạnh tranh với Ivy League Mỹ, đồng thời mua tri thức một cách ồ ạt như cách mà Nhật Bản từng làm trước đây.
DN734-giao-duc-cho-tuong-lai-Viet-Nam-Vde-2017-ok
Việt Nam cần nâng cấp đại học một cách quyết liệt
Môi trường thông minh
Muốn phát triển khoa học, công nghệ, cần tạo ra môi trường văn hóa thông minh, truyền cảm hứng và kích thích óc tò mò, sáng tạo, kèm theo một cơ chế đãi ngộ xứng đáng dựa trên năng lực. Không phải ngẫu nhiên mà các phát minh quan trọng nhất về khoa học, công nghệ lại diễn ra ở những quốc gia có nền văn hóa phát triển. Văn hóa bao gồm nhiều thứ, nhưng tối thiểu phải có là cơ sở hạ tầng văn hóa và tri thức, như các viện bảo tàng khoa học, công nghệ, đài quan sát thiên văn, bảo tàng nghệ thuật thế giới, đại thính phòng giao hưởng, cơ sở hạ tầng tri thức, mạng lưới thư viện, đại thư viện, sách vở báo chí khoa học.
Môi trường thông minh giúp tăng chỉ số IQ của con người (Hiệu ứng Flynn). Hiện Việt Nam chưa có một tạp chí khoa học đại chúng kiểu như Nature, Science hay Scientific American, cũng như các tạp chí chuyên ngành, để giúp đại chúng hóa và kích thích nghiên cứu khoa học. Sách, sách hay, sách thông minh, sách để hiểu thế giới và xây dựng đất nước là nguồn tri thức vô tận của nhân loại không một xã hội phát triển nào có thể thiếu. Nhưng điều quan trọng hơn tất cả là phải có chính sách đãi ngộ tốt đối với các nhà khoa học. Việt Nam cũng cần quy tụ và kết nối các tài năng Việt với khách mời nước ngoài để tạo ra thời kỳ Phục hưng trí tuệ cho Việt Nam, như dòng họ Medici của Florence (Ý) từng quy tụ tài năng để tạo ra Phục hưng cho châu Âu.
Tương lai nào cho chúng ta?
Ranh giới cơ bản giữa các mô hình chính trị và kinh tế trong thế kỷ XXI chính là mở hay đóng cửa. Tại các môi trường ít cởi mở, đổi mới sáng tạo chắc chắn sẽ diễn ra ít hơn. Tri thức của thời đại sẽ chảy vào những vùng như Thung lũng Silicon, vì tài năng thế giới cảm nhận được IQ hỗn hợp và những cơ hội phát triển thông thoáng, văn hóa của sáng tạo, sự khoan dung và phong cách sống thú vị. Những xã hội có ít lực cản nhất đối với các doanh nhân là những xã hội sẽ có mức sống cao nhất.
Thế giới của con cháu chúng ta sẽ rất khác với thế giới của chúng ta bây giờ. Kinh tế 2.0 của sự giàu có hôm nay đặc trưng bằng đổi mới, sáng tạo, công nghệ tiến bộ, chứ không chỉ bằng đất đai, lao động và vốn liếng như kinh tế 1.0 của trong quá khứ. Vì thế, con cháu chúng ta phải được cung cấp đầy đủ những kỹ năng phù hợp, như sự tò mò, sáng tạo, khai phá, sự liên tưởng, trí tưởng tượng, quan sát, đặt câu hỏi, kết nối, tư duy liên ngành, thử nghiệm, dũng cảm chấp nhận, thậm chí yêu cả rủi ro. “Sáng tạo là kết nối các sự vật”, như Steve Jobs nói. Vì thế con người cần phải được giáo dục toàn diện và mang tính nhân văn cao.
Trong sâu thẳm, lằn ranh giới giữa Việt Nam và các con rồng châu Á không nằm ở nơi nào khác hơn là ở cách mạng công nghiệp, và chỉ ở đó mọi năng lực trí tuệ và tay chân của một dân tộc mới được phát triển vượt bậc. Giáo dục là để phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa này, chuyển hóa tri thức thành giá trị kinh tế, như người Nhật đã từng làm. Nếu không, giáo dục sẽ mất đi định hướng và ý nghĩa xã hội, và đất nước vẫn sa lầy mãi trong bẫy thu nhập trung bình.
Mặt khác, công nghiệp hóa cũng không thể thành công nếu không có lòng yêu nước nồng nàn của con người muốn thay hiện trạng xã hội. Mọi cuộc duy tân đều đòi hỏi “năng lượng cảm xúc” mạnh mẽ và sự bền bỉ. Đó chính là lòng yêu nước, yêu con người, lịch sử duy tân của Đức, Nhật và Hàn Quốc đã chứng minh rõ điều này!
Nguyễn Xuân Xanh (Tháng 11-2017)
Nguồn: http://www.doanhnhancuoituan.com.vn/giao-duc/giao-duc-nao-cho-tuong-lai-viet-nam.html
-----------
Ý kiến của tác giả Vũ Kim Hạnh (nguồn: Internet)
[TRƯỚC VÓ NGỰA CHINH PHẠT CỦA ALIBABA?
Vũ Kim Hạnh
11 giờ đêm qua, 13/11/2017, tôi còn nhận được thêm tin nhắn nữa, yêu cầu tôi viết tiếp câu chuyện các Start up Singapore tìm cách ngăn chận mạng Alibaba để bảo vệ các nhà bán lẻ nội địa. Tôi chợt nhớ là tôi còn chưa kể về câu kết mà anh bạn Singapore hôm đó đã nói: “Việt Nam các bạn đang bị xâm chiến lãnh thổ, sao không thấy ai và chính sách nào bảo vệ?".
Ý anh nói về quyền làm chủ không gian mạng. Để xác tín điều mình nói, anh còn chứng minh. Anh bảo tôi thử chọn mua một món hàng. Tôi chọn mua gach ceramic xây nhà. Và anh bắt đầu thao tác. Đây, tôi gõ tìm mua trên các trang mạng Việt Nam nhé. Kết quả, hầu hết là các địa chỉ công ty nước ngoài, và nhiều nhất là tên nhà cung ứng Alibaba. Rồi anh gõ tiếp yêu cầu này trên mạng có đuôi .sg của Singapore. Kết quả, chỉ thấy toàn là tên nhà sản xuất và cung ứng của Singapore. Anh kết luận. Các doanh nghiệp start up chúng tôi đã nỗ lực thành công, bịt được thị trường số, không cho Alibaba xâm chiếm, giành thị phần các doanh nghiệp nhỏ.
Ví dụ của anh bạn Singapore là rất thật vì tên món hàng tôi lựa là ngẫu nhiên. Nhưng, dù cảm phục “chủ nghĩa ái quốc” qua lời anh, sau đó, tôi vẫn cứ tìm cách đưa nó về với không gian thực của thị trường Singapore. Ở đó, có đến 65% giao dịch mua bán của dân là qua mạng. Tôi biết, với các bạn sành sõi tin học thì sử dụng thuật toán để ngăn chận và ưu tiên cho hiển thị những cái tên nào, để khi tra cứu là xuất hiện các cái tên, địa chỉ như ý, là điều không khó làm.
Vậy thì phải đặt tiếp các câu hỏi, cũng khá giản đơn: Alibaba giàu mạnh lắm, đâu dễ chịu thua những thuật toán thông dụng? Chính phủ Singapore dù muốn bảo vệ đa số doanh nghiệp của họ ( là DN nhỏ đang làm ăn trên mạng), họ đâu thể bóp méo môi trường cạnh tranh khi muốn duy trì vị thế "đất hứa" cho tất cả khách hàng kinh doanh mạng trên thế giới, mà Alibaba là tay chơi có máu mặt?.
Tại Singapore, chúng ta biết là Amazon cũng như Google và Facebook đều có đặt máy chủ ở đây. Cơ chế hoạt động của các ông lớn này là xây mạng lưới hàng trăm hàng ngàn máy chủ khắp nơi trên thế giới, những nơi có hạ tầng tốt và môi trường kinh doanh minh bạch, dung lượng thị trường đủ lớn. Hàng ngày họ dùng thuật toán để bắt mạch xem lượng truy cập, sử dụng nơi nào tăng cao, đột biến thì họ kích hoạt các máy chủ gần đó để giảm tải và để người tiêu dùng ở đó vẫn truy cập với tốc độ cao được.
Vậy Jack Ma đối phó cách nào? Anh Ma có bài rất ma, rất tinh quái. Tôi đoán, anh sợ bị dân Singapore ghét, bị doanh nghiệp nhỏ Singapore công khai chống đối, bèn đưa công ty con của anh vào. Đó là mang Taobao. Tao bao làm gì? Câu chuyện diễn ra lý thú lắm mà khuôn khổ một stt khó nói đủ (đành mời bạn hãy đọc Thế giới Tiếp thị, mình đang viết bài khá dài nộp tòa soạn bản in hay bạn hãy đọc ở www.tiepthithegioi ngày mai). Độc chiêu của anh Ma chính là… giá rẻ. Chiêu này xưa như trái đất mà vẫn đủ sức “phế võ công” ngay cả những cao thủ thượng thừa.
Tôi gọi điện thoại cho một anh bạn Singapore khác, hỏi về chuyện người Sing shopping vào hôm Lễ độc thân, là ngày ta đã đọc nhiều câu chuyện về doanh số dữ dằn nhất của Alibaba ở Trung Quốc...Anh bạn kể nhiều chuyện khá vui và lý thú.
Tôi hỏi, vậy rồi các doanh nghiệp nhỏ Singapore làm sao sống? Anh nói tỉnh bơ: CHÍNH PHỦ SINGAPORE MUỐN SỐNG THÌ PHẢI LÀM SAO CHO DOANH NGHIỆP SỐNG CHỨ SAO? Đó là chuyện sống còn của mỗi chính phủ mà.
Nên họ phải đổ nhiều trăm triệu đô và đưa đề toán khó cho nhiều giới cùng giải. Kết quả là họ vừa đưa ra chương trình mới rất thiết thực: SMEs Go Digital. Giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ xây dựng khả năng kỹ thuật số để nắm bắt cơ hội phát triển trong nền kinh tế kỹ thuật số. Dù nhỏ, các doanh nghiệp phải được trang bị cách tiếp cận có cấu trúc và toàn diện hơn, ví dụ, họ được học việc bán hàng trực tuyến, nhận đơn đặt hàng và thanh toán số, tối ưu hóa chuỗi cung ứng, quản lý tài nguyên và thanh toán. DN thích giải pháp khác, cũng có. Chính phủ còn lập ra Trung tâm Công nghệ Kỹ thuật số SME để đồng hành tư vấn sát sao cho doanh nghiệp. Và nên nhớ, mọi chi phí tư vấn là free nhé.
Trong khi đó, các công ty Mỹ hay các nước, muốn sống cũng phải đua với Taobao. Anh bạn Singapore hào hứng kể. Mẹ tôi vừa lên mạng đặt mua thử 2 két nước ngọt Coca Cola và được hứa sẽ giao hàng ngay sau 2 giờ với phí chuyển hàng là 2 đô Sing. Và đúng 2 giờ sau, hàng chở đến giao tận cửa, chỉ thu 2 đô Sing thật. Ai vậy? Hãng Amazon chứ ai. Giờ họ đã chớp nhoáng hoàn thiện mạng lưới giao hàng nhanh, rẻ khắp Singapore. Sốc không?
Và tuy không nói ra, chính phủ ủng hộ, thưởng đậm cho những sáng kiến giúp các DN nhỏ, start up bảo vệ được mạng lưới bán hàng của mình.
Như vậy, chính phủ vẫn để thị trường tự vận hành trong môi trường kinh doanh tự do, nhưng chính họ cũng phải làm vai trò quyết định như mọi chính phủ: đặt và thực thi luật chơi, ủng hộ, bảo vệ doanh nghiệp nhỏ nước mình đúng luật, chuyên nghiệp, hiệu quả. Anh bạn Singapore kết luận. Chính phủ phải vận hành một hệ sinh thái bảo vệ và phát triển DN, nhất là DN nhỏ. Phải chơi đúng kiểu thị trường. Alibaba mạnh lắm, mà né Alibaba này thì cũng có…40 tên cướp khác. Mình phải biết cách tự bảo vệ để phát triển, thế thôi. Phẩm chất của một chính phủ, lòng tin cậy hay không của dân và DN là ở chỗ CP có thiết lập được hệ sinh thái đó và thực lòng vận hành nó hay không, vậy thôi.]
-----------
Muốn giữ vững độc lập dân tộc, phải xây dựng nền văn hóa phát triển
Đây là nội dung bài phát biểu của tác giả tại Đại học Fulbright Việt Nam ngày 30/9/2017, thể hiện tâm tư và trăn trở của Tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng đối với việc xây dựng nền văn hóa phát triển và vai trò của giáo dục đại học.
Tòa soạn xin trân trọng giới thiệu bài viết này đến quý bạn đọc và cảm ơn Tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng!
Nội dung, văn phong bài viết thể hiện quan điểm của tác giả. Tiêu đề bài viết và các đề mục phụ do Tòa soạn đặt.
Thưa các bạn!
Tôi rất hân hạnh được có mặt tại đây hôm nay để được chúc mừng các thầy cô giáo, các bạn sinh viên về những gì các anh chị đã đạt được trong năm học vừa qua.
Và nhân đây, tôi xin phép được trao đổi vài ý kiến xung quanh câu hỏi: “Hiện nay việc gì là quan trọng nhất đối với Việt Nam ta, và nên tiếp cận vấn đề đó như thế nào?”
Nền văn hóa Việt Nam trường tồn qua mấy ngàn năm đã thể hiện rõ mặt mạnh nổi trội là văn hóa giữ nước và mặt yếu lớn nhất thuộc về văn hóa phát triển.
Nói văn hóa giữ nước hay văn hóa phát triển là nói rút gọn, nói tắt, chứ đúng ra nói đầy đủ phải là văn hóa trong giữ nước và trong xây dựng-phát triển đất nước.
Không chăm lo xây dựng văn hóa phát triển, dễ đánh mất độc lập
Từ thời hai bà Trưng đến nay đã có hàng chục cuộc chiến tranh lớn để bảo vệ Tổ quốc.
Trong đó, chiến tranh với phương Tây cũng có, nhưng ít, còn hầu hết là với các thế lực xâm lăng từ phương Bắc, nhất là với phương Bắc phong kiến trước kia.
Đối thủ thường mạnh hơn ta gấp nhiều chục lần, xét về tương quan lực lượng vật chất.
Một dân tộc tha thiết yêu hòa bình, nhưng sự lâm nguy của Tổ quốc buộc cha ông ta phải cầm súng. Và họ đã chiến đấu với tinh thần thượng võ.
Dân tộc Việt Nam đã chiến thắng trong hầu hết các lần chiến tranh ấy, giữ vững độc lập dân tộc và bảo vệ được Tổ quốc.
Có thời kỳ dân tộc ta đã bị phương Bắc đô hộ trực tiếp gần một ngàn năm, họ đã dùng mọi thủ đoạn để đồng hóa dân tộc Việt.
Nhưng cuối cùng, Việt Nam đã giành lại độc lập và trường tồn với tư cách là một dân tộc văn hiến.
Xét tới cùng, nguyên nhân sâu xa của các cuộc bị xâm lăng và mất nước ấy không phải do ta thiếu anh hùng, cũng không phải do ta nhỏ, mà là do nước ta lạc hậu.
Tất nhiên cũng còn có những nguyên nhân khác nữa, nhưng nguyên nhân chính yếu – vừa sâu xa vừa trực tiếp - là do nước ta lạc hậu.
Ta lạc hậu nên bị mất nước, bằng anh hùng ta lấy lại đất nước, nhưng sau đó vẫn lạc hậu, không phát triển được, và lại mất nước.
Lịch sử đã từng lặp lại không ít lần như vậy.
Thời gian xây dựng trong hòa bình vẫn chiếm tỷ lệ phần lớn, có thể nói là đại bộ phận, nhiều hơn gấp bội so với thời gian có chiến tranh.
Nhưng cho đến nay nước ta vẫn là quốc gia chưa phát triển, có nhiều mặt còn tụt hậu và lạc hậu đến mức đáng phải lưu ý.
Nếu không phát triển được thì không khéo sẽ lại mất độc lập dân tộc.
Ngày nay, trong thời hội nhập, cơ hội và thách thức đều lớn ngang nhau, nếu yếu kém kéo dài, thì việc mất độc lập có thể bằng cách khác.
Không có chiến tranh, không phải bằng sự thua trận trong chiến đấu chống xâm lược như ngày xưa, nhưng chúng ta vẫn có thể đánh mất độc lập ngay trong hòa bình.
Độc lập có thể bị đánh mất ngay trong chính sự cạnh tranh phát triển kinh tế, trong quan hệ làm ăn, buôn bán và dần dần lệ thuộc.
Trước tiên là lệ thuộc về kinh tế rồi sau đó dẫn đến lệ thuộc về chính trị.
Việc mất độc lập trong trường hợp như vậy thì không thể lấy lại bằng sự chiến đấu anh hùng theo cách truyền thống trước đây.
Đối với truyền thống văn hóa giữ nước, thì hôm nay và mai sau vẫn mãi mãi cần học tập cha ông đến cùng.
Học để biết, để tự hào về những giá trị lớn lao của nền văn hóa dân tộc;
Học để có kinh nghiệm, để khôn lớn và trưởng thành, để noi theo và xứng đáng, để tiếp tục giữ nước bền lâu cho muôn đời mai sau.
Nhưng điều đó là chưa đủ, hoàn toàn chưa đủ.
Thời kỳ này, hơn bao giờ hết, chúng ta cần phải học tập một cách nghiêm túc, thật sự cầu thị, tinh hoa của văn hóa nhân loại;
Nhất là phải học tập kinh nghiệm của các quốc gia phát triển, tức là không ngừng bổ sung vào văn hóa dân tộc những giá trị về văn hóa phát triển.
Chính điều này sẽ bổ khuyết cho phần yếu kém của văn hóa Việt Nam, để trên cơ sở đó mà thực hiện một cuộc cải cách căn bản và toàn diện nhằm phát triển đất nước và dân tộc.
Biết khiêm tốn học tập người khác là con đường để trưởng thành, và cũng là biểu hiện bắt đầu của một sự trưởng thành.
Phải phát triển! Đó là yêu cầu lớn nhất, quan trọng nhất, là mệnh lệnh của cuộc sống.
Muốn tránh nguy cơ mất nước, muốn giữ vững lâu dài nền độc lập dân tộc, muốn xứng đáng với truyền thống giữ nước vẻ vang của cha ông;
Muốn cải thiện đời sống nhân dân và xây dựng một xã hội tốt đẹp…thì đất nước và dân tộc này phải phát triển.
Nếu không phát triển được thì mọi lý tưởng dù đẹp đẻ bao nhiêu cũng sẽ chỉ là những mơ ước xa xôi và không bao giờ thành hiện thực.
Trong công cuộc phát triển quốc gia thì sự phát triển của con người, từng con người, những con người, cả một cộng đồng dân tộc, là quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định.
Khi có sự phát triển của con người thì đất nước nhất định sẽ phát triển, vì đất nước như thế này hay thế kia đều là sản phẩm của con người.
Kinh tế hay chính trị đều do con người làm nên, do con người thực hiện.
Và văn hóa là con người, với chữ Người viết hoa. Vậy nên, văn hóa là nền tảng quan trọng nhất của sự phát triển một quốc gia.
Mặt khác, mọi sự phát triển của một quốc gia cuối cùng cũng là để phát triển con người với nhân cách văn hóa.
Cho nên, văn hóa – con người không chỉ là nền tảng, mà còn là mục tiêu chiến lược lớn nhất. Để có một cộng đồng phát triển thì trước nhất cần có một tầng lớp trí thức thật sự trưởng thành, để từ đó lan tỏa ra.
Giáo dục đại học và trách nhiệm đào tạo ra đội ngũ trí thức tự do và trách nhiệm
Giáo dục đại học có nhiệm vụ quan trọng nhất là góp phần trực tiếp tạo ra tầng lớp trí thức ấy.
Họ là những con người có trách nhiệm cao với đất nước và cộng đồng dân tộc, có tầm rộng và chiều sâu về văn hóa;
Họ là những con người thật sự tự do, trong xã hội và với chính mình, có tự do tư tưởng và tư duy độc lập, có bản lĩnh để bảo vệ các chân lý khoa học.
Đất nước thật sự cần những con người như vậy, chứ không phải những con người chỉ biết nói theo, dựa dẫm, không có chính kiến, luôn thực dụng, đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích của cộng đồng quốc gia.
Để có thể tạo ra những người trí thức chân chính và đẳng cấp ấy, nhất thiết cần có một nền đại học có tính tự chủ cao.
Quan trọng nhất là tự chủ về chương trình, và thực hiện tự do học thuật, với một đội ngũ giảng viên giỏi.
Tự chủ đại học, tự do học thuật, tự do tư tưởng và tự do ngôn luận là bộ phận hợp thành quan trọng bậc nhất của công cuộc đổi mới căn bản, không chỉ riêng đối với nền giáo dục quốc gia, mà còn đối với tất cả các lĩnh vực khác của đời sống xã hội nói chung.
Đất nước ta rất cần phải đổi mới đồng bộ và căn bản như vậy.
Tất nhiên chúng ta hiểu đó là sự tự do trong tất yếu, tự do gắn với trách nhiệm xã hội, trách nhiệm đối với cộng đồng.
Đồng thời cần có một phương pháp đào tạo đúng, giúp cho người học phát triển được tối đa năng lực của chính mình.
Trong nền đại học ấy, sinh viên là những con người có tinh thần tự học rất cao, biết tư duy độc lập và tự đào tạo mình trong môi trường học tập hiện có.
Lâu nay, tại Việt Nam, và trên thế giới cũng vậy, các trí thức lớn chủ yếu nhờ tự học mà thành, họ chủ động tự tạo ra mình, chứ không phải nhà trường nặn ra được họ.
Còn nhà trường là môi trường hết sức quan trọng, nơi tạo mọi điều kiện cần thiết và các thầy cô giáo là những người hướng dẫn phương pháp tự học.
Chứ thày cô không phải là những người cung cấp đầy đủ tất cả kiến thức có sẵn theo cách áp đặt một chiều.
Thầy cô giáo là người bạn lớn, đồng hành cùng học sinh trong quá trình đi tìm chân lý;
Thầy cô là người giúp đỡ về phương pháp tiếp cận để học sinh có thể vượt thầy, vượt sách, chứ không phải là những người nắm giữ độc quyền các chân lý để cấp phát cho học trò.
Trường Fulbright là cơ sở đào tạo có điều kiện rất thuận lợi trong quan hệ với các trường đại học lớn của Hoa Kỳ, để có thể thường xuyên trao đổi kinh nghiệm trong công tác đào tạo.
Hoa Kỳ có một nền giáo dục đại học, nhất là sau đại học, có nhiều ưu điểm.
Chúng ta cần hết sức cầu thị để học hỏi và chủ động tiếp thu có chọn lọc được nhiều nhất những kinh nghiệm tốt và phù hợp cho giáo dục của Việt Nam.
Trong chương trình Fulbright trước đây cũng như trong quá trình chuẩn bị và triển khai dự án đại học Fulbright hiện nay, có nhiều nhà khoa học-giáo dục và hoạt động xã hội ở Mỹ đã rất tận tâm, hết lòng góp công sức và trí tuệ cho công việc phát triển giáo dục ở Việt Nam.
Đó là những người bạn lớn, những người bạn tốt. Chúng ta thật sự cảm kích và rất cảm ơn những người bạn chân tình ấy.
Trong quá khứ giữa hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ rất đáng tiếc đã xảy ra một cuộc chiến tranh như mọi người đã biết.
Những năm qua cả hai nước đã cùng nhau xây dựng mối quan hệ hữu nghị, hợp tác ngày càng phát triển với nhiều ý nghĩa chiến lược lâu dài.
Hai dân tộc Việt Nam và Hoa Kỳ đều yêu chuộng độc lập và tự do, đều có tinh thần thượng võ.
Trong lịch sử của mỗi bên đã từng có những trường hợp từ cựu thù trong chiến tranh trước đó đã trở thành bạn lớn, thành đối tác tốt đáng tin cậy của nhau sau chiến tranh.
Tôi nghĩ và tin rằng, mối quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ ngày càng tốt đẹp và bền chặt hơn.
Trường Đại học Fulbright ngoài công việc đào tạo, nghiên cứu khoa học sẽ còn có vai trò quan trọng, góp phần đáng kể tham gia tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp ấy.
Xin chúc các bạn thành công ./.
Thành phố Hồ Chí Minh ngày 30.9.2017.
Tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng
Nguồn: GDVN
----------
Lê Tú Chinh chạy!
https://www.youtube.com/watch?v=IM9CIyXGyJw
-----------
Đôi uyên ương đẹp nhất hôm nay là đôi gì? ...là đôi vịt!
"Vừa rồi trong dịp kỷ niệm 50 năm ngày cưới, vợ chồng tôi được thân nhân bạn bè gởi lời chúc tụng qua thư điện tử, có cả thơ và thiệp với hai chữ “uyên ương”. Thành thật mà nói, hồi nào tới giờ tôi hiểu hai chữ “uyên ương” một cách rất qua loa. Tôi hiểu theo nghĩa bóng, “uyên ương” là vợ chồng; đôi uyên ương là đôi vợ chồng khắng khít. Trước đây tôi cứ tưởng uyên ương theo nghĩa đen là một loài chim đẹp nào đó, như loan phụng, yến oanh chẳng hạn. Bây giờ tôi mới vỡ lẽ ra uyên ương chẳng phải loài chim sang cả nào hết mà là một giống thuộc họ hàng nhà vịt."
Nguồn: Uyên ương (baotreonline)
-----
"Tiền đề thống nhất nhân tâm
Nguồn: Thừa nhận Việt Nam cộng hòa là bước tiến quan trọng (tuoitre)
-----
"Đất nước VN chúng ta hình thành trên cơ sở sự phát triển của ba nền văn hoá tương ứng với ba vương quốc cổ đại là: văn hoá Đông Sơn với vương quốc Âu Lạc, văn hóa Sa Huỳnh với nhà nước Chăm Pa, văn hóa Óc Eo với vương quốc Phù Nam.
Chúng tôi đã tránh được điều mà nhiều nhà sử học trước đây mắc phải là viết lịch sử VN nhưng chủ yếu là lịch sử của người Việt gắn với vương quốc Âu Lạc.
...
Câu chuyện về các chúa Nguyễn và nhà Nguyễn cũng phải đánh giá cho đúng. Chúng ta phải ghi nhận các chúa Nguyễn đã có công tổ chức cho người Việt khai phá vùng đất Nam Bộ bây giờ.
..
- Chính quyền Việt Nam cộng hoà là một thực thể ở miền Nam Việt Nam. Nó tồn tại trong gần 21 năm. Năm 1954 còn có một thể chế nữa gọi là Quốc gia VN. Sau đó đến năm 1955 thì Ngô Đình Diệm mới phế Bảo Đại để làm quốc trưởng, sau đó trưng cầu dân ý, bầu Tổng thống."
Nguồn: Nhìn nhận công lao nhà Mạc và chúa Nguyễn (tuoitre)
--------
"Dòng sông nào cũng có đôi bờ, đôi bờ nào cũng có bên bồi, bên lở. Dẫu lịch sử có biến động, con người có cố tình đắp đập ngăn sông thì dòng sông vẫn chảy.
Nguồn: Có dòng sông nào không bên lở bên bồi? - Xuân Dương - (GD)
------------
"Monique đã có mặt trong ngày vui đó giữa vòng tay bạn bè. Suốt nửa tháng trở về quê hương Việt Nam, Monique được các bạn cũ đưa đi thăm lại những nơi đã từng nuôi dưỡng mình suốt thuở thiếu niên. Bà luôn khẳng định, hai chị em bà luôn khắc cố ghi tâm Việt Nam là quê hương thứ hai. Nhờ vòng tay đùm bọc yêu thương của Nhân dân Việt Nam, hai bà có được cơ hội trưởng thành vững chãi."
Nguồn: Chuyện về hai Học sinh miền Nam có màu da đặc biệt (ANTG)
---------
"Thẩm mỹ kiểu gì mà cứ sính tên Tây
“Tôi cũng không rõ là thẩm mỹ kiểu gì mà lại cứ sính tên Tây. Quyền lấy nghệ danh là quyền tự do, hiện cũng không có gì áp vào để cấm được. Nhưng nó phản ánh việc những người đó sính ngoại. Mình là người VN, tên VN xịn sao lại không dám dùng mà lại phải mượn một cái gì đó mà không dựa vào tài năng thực sự. Thế bây giờ các vĩ nhân Nguyễn Đình Thi hay Văn Cao mà cũng đổi thành Andrey hết thì buồn cười. Có lẽ phải làm thế nào để các bạn nhận thức lại.
Các phương tiện truyền thông phải nên gọi đúng tên của người ta, nhất là truyền hình. Cứ đúng tên thật mà gọi. Nếu tất cả cùng hợp tác thì nắn được điều đó thôi chứ việc gì phải dùng đến luật pháp. Các bạn ấy chẳng qua muốn dùng tên đó để thu hút sự chú ý của công chúng. Nên nếu truyền thông không cho tên đó xuất hiện thì chả cần luật pháp”.
(Thứ trưởng Bộ VH-TT-DL Vương Duy Biên)"
Nguồn: Rộ mốt nghệ sĩ Việt mang tên 'ngoại' (TN)
-----------
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Nước non bờ cõi đã chia
Nguồn: lấy từ trang của bác THD
"Quảng nam hay cãi, Quảng ngãi hay co, Bình Định hay lo, Phú Yên hưởng trọn"
"Không ít lần tôi nghe một câu vè truyền miệng của những người vùng Nam – Ngãi – Bình – Phú (Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên): “Quảng Nam hay cãi, Quảng Ngãi hay co, Bình Định hay lo, Phú Yên hưởng trọn” (có bản khác là “Thừa Thiên ních hết” nhưng tôi cho rằng câu vè này nói về 4 tỉnh liền kề và có hoàn cảnh lịch sử tương tự nhau thì có lý hơn).
Nhìn từ lịch sử văn hóa của vùng đất Nam – Ngãi – Bình – Phú tôi hiểu câu nói trên như sau: Người vùng Quảng Nam, Quảng Ngãi hay cãi lý, đôi co không ai chịu ai, có lẽ bắt nguồn từ việc nơi này là “địa đầu” của quá trình tiếp xúc giữa người Chăm và người Việt từ khoảng thế kỷ 15, cũng là nơi vua quan nhà Lê để lại nhiều binh lính và gia đình sau những lần Nam tiến… Buổi đầu “cộng sinh” khi mà ngôn ngữ, văn hóa, lối sống Chăm - Việt còn nhiều khác biệt nên nảy sinh sự tranh luận, giải thích, thậm chí áp đặt lẫn nhau. Lâu dần trở thành “cá tính” cương cường, không dễ chấp nhận, khuất phục… Người vùng Bình Định “thất thế” từ sau khi vua Lê Thánh Tông san bằng kinh thành Đồ Bàn vào năm 1471, rồi từ thế kỷ 19 thời Nguyễn lại phải chịu một “định kiến” là quê hương của nhà Tây Sơn nên thường phải lo lắng cho hiện tại và tương lai (hay phải lo lót để được yên thân?). Họ phải thu mình lại nhằm tránh mọi sự thóc mách nghi ngờ, lối sống ấy lâu dần trở thành thói quen luôn “thủ thế”. Tuy dân Bình Ðịnh "hay lo" nhưng không quên thời oanh liệt của Tây Sơn hào kiệt, vì vậy có thể sẽ phản ứng bất ngờ dữ dội khi không thể chịu đựng được mãi sự thua thiệt, bất công. Trong khi đó Phú Yên là vùng tương đối yên bình từ thời Lê đến thời Nguyễn vì những cuộc chiến ác liệt đều xảy ra bên kia đèo Cù Mông. Bên này đèo là miền đồng bằng màu mỡ đất rộng người thưa. Cùng với Quảng Nam, Phú Yên là một trong hai đồng bằng lớn ở miền Trung, tránh được chiến trường chính của binh đao trong thời gian dài nên đời sống khoan hòa, “hưởng trọn” những thuận lợi, thoải mái."
Nguồn: Ngoài cửa sông là biển - Nguyễn Thị Hậu (THD)
------------
"Truyền thống hiếu học vẫn luôn được khẳng định là tài sản tinh thần to lớn của dân tộc Việt. Nhưng tại sao một dân tộc được xem là hiếu học lại có những vấn đề nảy sinh trong lĩnh vực giáo dục mà các chuyên gia hàng đầu của đất nước đã tốn rất nhiều giấy mực và công sức vẫn chưa có những giải quyết triệt để. Phải chăng, có những hạn chế trong chính truyền thống hiếu học của dân tộc, mà nếu không nhìn nhận thấu đáo để có những quyết sách đúng đắn, thì những chủ trương đổi mới và chấn hưng nền giáo dục khó lòng có kết quả tốt?"
=>
Một số hạn chế liên quan đến:
..Nho giáo..
..Nhà nho..
..Nho học..
Nguồn: Một cách nhìn khác về truyền thống hiếu học (VHNA)
-------------
Hồ Phi Phục viết về Phan Ngọc:
"Nghiên cứu văn hóa Việt Nam, đặc biệt là về mảng nông thôn, ông đã rút ra được cái hồn cốt lâu đời để dẫn đến 7 điều hấp dẫn. Dân làng sinh ra trong quang cảnh nên thơ của làng; con người lao động chân bùn tay lấm, thuần phong mỹ tục, công dung ngôn hạnh; thơ ca và những lời khấn; đồ tế lễ trên bàn thờ gia tiên; hàng thủ công mỹ nghệ riêng có… và rải rác mồ mả, nghĩa địa làng. Ông nói và viết về những vấn đề này bâng quơ nhưng nặng trĩu, đầy ám ảnh. Văn hóa làng đã là sợi dây bền chắc níu kéo sự cố kết mọi người, mọi nhà, mọi họ tộc. Một cuộc đời, nhiều cuộc đời và những cuộc đời vĩnh viễn mất đi, - dù ai đi đâu, về đâu, thì cuối cùng đều nhận ra: chỗ quê hương đẹp hơn cả!"
“đừng nói chết là hết, tấm gương nhân hậu trong thản nhiên lo khắc phục gian lao. Chớ bảo sống là yên, cuộc sống khiêm nhường, ngoài lặng lẽ, chứa đấu tranh quyết liệt…”
"Trên mặt bằng chung, sự lo ngại “Những chân trời không có người bay” dường như được yên tâm hơn, khi có những đôi cánh nghiên cứu độc đáo với cách tiếp cận hiện đại như Phan Ngọc, là rất cần thiết, để góp phần xác lập tầm nhìn văn hóa Việt Nam - một tầm nhìn tự tin, có bệ phóng bản sắc dân tộc vững vàng, tung cánh vào bầu trời hội nhập."
Nguồn: Tản mạn về một nhà văn hóa lớn (VHNA)
------------
Xì dầu (nước tương): của người Trung Quốc
Tương (tương bần): của người miền bắc Việt Nam
Nước mắm: của người miền trung, miền nam Việt Nam
-----
"Xin nói ngay đây là một nhận định sai lầm. Bởi lẽ, ngoài người Việt, thì còn có người Hàn Quốc, người Pháp, người Thụy Điển…cũng biết cách làm ra “nước mắm” và sử dụng “nước mắm” như một thứ thực phẩm."
"Nước mắm chính là linh hồn của ẩm thực Việt, là thứ làm cho ẩm thực Việt khác với ẩm thực của các nước khác, thậm chí, có người còn cho rằng nước mắm là thứ có thể làm biến đổi món ăn của tha nhân thành món ăn Việt: “…bất cứ món ăn nào của Trung Hoa hoặc Pháp có sự góp mặt của nước mắm trongđó, đã trở thành món ăn Việt Nam. Giá trị của nước mắm vì thế trở nên độc nhất vô nhị trong nghệ thuậtẩm thực nói riêng, trong sức sống mạnh mẽ của văn hóa Việt Nam nói chung”"
“Ăn thật mặn là sở thích của đông đảo người Quảng mà cũng là nhược điểm khiến người Quảng từng mang tiếng “chặt to kho mặn”trong kỹ thuật/nghệ thuật nêm nếm/nấu nướng. Tiêu biểu cho sở thíchăn thật mặn của người Quảng là cách ăn nước mắm không pha thêm bất cứ thứ gì có thể làm nước mắm nhạt đi/bớt mặn đi như chanh, đường…”.
"Vậy thì, nước mắm không chỉ là món ăn, là gia vị của người Việt; nước mắm còn là một phần của lịch sử, của văn hóa Việt nữa đấy."
Nguồn: Nước mắm trong lịch sử và văn hóa Việt Nam (VHNA)
-----------
"Và để chống lại việc người Mỹ nhìn người châu Á bằng con mắt khái quát và đầy sai lệch như thế, Viet Thanh Nguyen đã chọn cách buộc họ phải tìm hiểu về văn hoá Việt Nam qua The Sympathizer. Trong toàn bộ quyển sách, những từ tiếng Việt như phở, Tết... được viết nguyên văn (chỉ bỏ dấu) mà không hề có một sự giải thích hoặc chú thích về ý nghĩa của những từ này."
...
"...Không thể đòi hỏi hay cho rằng, bất cứ ai yêu thích môn học lịch sử đều trở thành “nhà sử học”, bởi vì để trở thành người nghiên cứu khoa học thì đòi hỏi cần có một số tố chất, cá tính phù hợp. Vì vậy, sau khi tốt nghiệp phổ thông các em có thể không theo học ngành sử ở đại học nhưng tình yêu và kiến thức lịch sử giúp các em có thái độ và phương pháp đúng đắn trong việc nhìn nhận, đánh giá các hiện tượng xã hội trong quá khứ cũng như hiện nay. Mặt khác, lịch sử là một dòng chảy quan trọng của văn hóa Việt Nam, thông qua những nhân vật, sự kiện lịch sử truyền thống văn hóa dân tộc sẽ trở thành hành trang không thể thiếu được trong quá trình các em trưởng thành.
Kinh nghiệm và bài học của nhiều quốc gia đã cho thấy, việc gìn giữ và bảo vệ những truyền thống lịch sử - văn hóa dân tộc là một trong những cơ sở, nền tảng quan trọng nhất cho quốc gia phát triển bền vững."
Nguồn: Cùng con học sử - tác giả: Nguyễn Thị Hậu/TBKTSG
-------------
Người Việt rầm rộ làm giàu từ nhiều năm nay, tập bỏ quên mọi thứ khác chung quanh mình, mà tưởng chừng miếng cơm manh áo no đủ sẽ giải quyết tất cả, nhưng mọi thứ lại không phải như vậy.
Chưa bao giờ người Việt ào ạt in và ngấu nghiến đọc những công thức dạy làm giàu, dạy thành đạt như bây giờ. Thậm chí liều thuốc cường dương dựng đứng giấc mơ thành đạt của Mã Vân (Jack Ma) cũng được nhắc đi nhắc lại như một kim chỉ nam “quá 35 tuổi mà còn nghèo là tại bạn”. Thế nhưng những phong trào uống, chích các loại thuốc như vậy không hề có việc ghi chú chống chỉ định rằng việc thành đạt nóng, phải giàu có cho bằng được đôi khi cũng tạo ra loại ác thú núp kín sau bộ mặt niềm nở với đồng loại của mình.
Rất nhiều người trẻ ở Việt Nam muốn nhanh giàu có, nên đã bơm hoá chất vào heo gà và rau xanh, hoặc trở thành những kẻ cướp máu lạnh. Tệ hơn nữa là những kẻ luồn lách và làm giàu bằng gian lận và tham nhũng tiền thuế của nhân dân. Làm giàu và khoe giàu đã trở thành một tín chỉ quan trọng để vuơn lên, leo vào một chuồng trại khác trong xã hội Việt Nam hôm nay. Già hay trẻ cũng vậy! Sự tôn thờ vật chất đã có rất nhiều ví dụ đau lòng như con giết cha mẹ để lấy nhà, lấy đất cho đời thụ hưởng.
Nguồn: Người Việt cố giàu lên, để làm gì?/TuanKhanhBlog
-------------
Sơ lược định nghĩa văn hóa của Unesco: "Văn hóa là toàn thể những nét riêng biệt, về tâm linh cũng như về vật chất, trí thức cũng như tình cảm, tạo thành đặc tính của một xã hội, bao gồm không những nghệ thuật và văn chương mà còn có cả cách sống, những quyền căn bản của con người, những hệ thống giá trị, những tập quán và tín ngưỡng" (trang 166, Chuyện trò, Cao Huy Thuần, NXB Trẻ, 2013)
-------------
Tiếng ta lang thang - Trần Chiến
Lang thang từ: Hán -> Nôm -> Hán Nôm -> Pháp -> Quốc Ngữ -> âm Hán -> Nga -> Anh -> gì nữa...đúng là sinh ngữ.
"
- Bình dân hoá. Cách nói, viết không cần chuẩn, cốt hiểu được. Từ mới phát sinh theo những “quy luật” thật vui: “vấn nạn”, “cảnh báo”, “hơi bị hay”... Do tiếng Việt dậy trong trường phổ thông, thậm chí trường báo chí khá nham nhở, nhiều tòa soạn dùng bài sử dụng từ sai, câu không đủ thành phần. Quy tắc viết hoa, phiên âm dường như không có. Nhiều hàng ăn, có lẽ nghĩ đến câu “ăn cơm Tàu”, dựng biển có chữ “quán” sau cùng, thậm chí cả “Dân tộc quán” dù cách ghép từ này chả hề dân tộc. Văn viết là vậy, văn nói – chủ yếu trên truyền hình – lại càng lơ lớ. Lơ lớ nhưng lại là thời thượng.
-Quốc tế hoá. Thời tiếng Tây, người đô thị học nói “phi dê”, “gác đờ bu”, “sếp”. Sang thời nay, câu bị động sử dùng nhiều: “Nàng bị quấy rối tình dục bởi giám đốc”, “hội ăn thịt chó dẫn đầu bởi kẻ vừa trúng mánh...”. Chả biết đến một lúc người ta có nói “mắm tôm dậy mùi bởi chanh” không? “Đến từ” là một cách nói sành điệu thì vừa rối rắm lại rất đáng ngờ về sự chính xác. “A. xếp sau B. trong danh sách phá lưới với 3 bàn ít hơn” thật lơ lớ nhưng rất được ưa dùng. Sắc thái, tiếng vang trong âm nước ngoài thấy rõ trong những “xâu (show) diễn”, “đi toa lét”, “nâu (no) vấn đề”... Lối thoại cộc, ít từ phái sinh kiểu “à ư nhỉ nhé”, có lẽ ảnh hưởng từ văn hoá bình dân Mỹ được dùng nhiều. Và một điều không thể không lan đến tiếng ta là cách xưng hô dân chủ, ít tôn ty, chỉ dùng có vài đại từ nhân xưng của người Âu Mỹ. Có thể vì điều này mà những người của công chúng, khi xuất hiện trước đám đông thường xưng tên, vừa giản tiện vừa không mất khiêm nhường. Cái cách xưng tên này cũng được đã vài lão sáu mươi sử dụng, đã sinh ra hiệu quả hài hước.
- Cá thể hoá. Những tập người khác nhau về tuổi tác, văn hoá, tầm mức kinh tế... có cách “lập ngôn” khác nhau rõ ràng. Rõ nhất là trong câu thoại, diễn ra trong cộng đồng của họ. Văng tục đa phần bị cho là thiếu văn hoá, nhưng nhiều người bảo không thể trộn nó với cách nói tục; “nói” khác với “văng”, có chọn lựa, để thể hiện một nội dung không có cách thể hiện khác. Báo “Người cao tuổi” không “híc híc” như “Hoa học trò”, báo Đảng nghiêm trang, giọng giầu chính luận hơn báo đoàn thể. Cùng một báo, chuyên mục này luôn phải giữ tính định hướng, giáo huấn, trong khi chuyên mục khác cứ phải bông phèng mới xong. Lứa 8X nói khác lứa 9X. Lại có loại “văn” chít chát, nhắn tin, tất nhiên lấy ngắn gọn làm đầu, tỉ như “j” là “gì”, “ko” là “không”, “k” là “nghìn (đồng)”. Có người đặt vấn đề về vai trò “văn mạng”, nhưng cho đến lúc này, những “tác phẩm” đa lên mạng mà đứng lại được đều phải chỉn chu cả về nội dung lẫn nghệ thuật. Còn đâu, do chả ai biên tập, chả phải chịu trách nhiệm nhiều lắm, đa phần mỏng manh trước thử thách trường tồn; nghĩa là giá trị chính của mạng vẫn là ở chỗ “ai đến ai đi cũng được”, nghĩa là còn lâu nó mới trèo được đến vị trí của “văn học giấy”.
Tiếng Việt dễ tiếp nhận các ảnh hưởng, và người Việt cũng hồn nhiên giữa các tiếp biến. Vì thế, rất khó đoán các xu hướng trên phát triển đến đâu. Nhưng chúng ở ngoài ta, ghét hay thích chúng cứ độc lập vận động. Sinh ngữ là vậy, luôn luôn mở, ngọ nguậy đón chào không nghỉ, cái vừa là mới đã có thể thay bằng cái khác. Có lẽ vì thế mà sách, tạp chí, nhất là báo (báo mạng thì “thôi rồi”) không ai có thể chuẩn hoá được việc viết hoa, để nguyên hay phiên âm tiếng nước ngoài... Không ổn định tức là không định hình, thì chuẩn hóa thế nào, dù ai ai cứ gào lên mãi."
Tiếng ta lang thang/VHNA
-------------
"Cộng đồng Hàn ngữ chúng tôi luôn tâm niệm, tiếng Anh đơn thuần chỉ là một công cụ, đúng hơn là một phương tiện cần thiết trong công việc, trong giao dịch, chứ chẳng có liên quan gì đến đẳng cấp hay địa vị của người sử dụng cả. Tiếng Đức, tiếng Pháp cũng vậy!
...một dân tộc chỉ thật sự là nó, một khi người dân của dân tộc đó nói được bằng chính ngôn ngữ dân tộc mình. Thế giới ngày càng phẳng thì ý thức gìn giữ bản sắc dân tộc lại càng trở nên quan trọng. Bởi vậy, người Hàn Quốc dù sinh sống ở đâu, luôn có một tâm cảm chung, đó là hướng về cội rễ; đặc biệt, về ngôn ngữ mẹ đẻ. Mỗi người Hàn chỉ cần phát hiện một phần dù rất nhỏ những giá trị tinh thần của ông cha (như việc nghe tôi nói tiếng Hàn chẳng hạn), cũng được coi là một việc rất tốt để trả nghĩa tổ tiên. Chả thế mà khi phóng chiếu tâm thức dân tộc Việt vào "Truyện Kiều" của đại thi hào Nguyễn Du, học giả Phạm Quỳnh đã nói một câu bất hủ: "Truyện Kiều còn, tiếng ta còn. Tiếng ta còn, nước ta còn", cũng vì một lẽ ấy"
Đầu năm nghĩ đôi điều về tiếng Việt/cand
-------------
Một quan niệm rất sai về tiếng Việt - Hữu Đạt
"Trước năm 1945, do tiếng Việt bị chính quyền thực dân coi rẻ, cho nên khi giành được độc lập rồi nhiều người bị ảnh hưởng nền giáo dục Pháp đã còn cho rằng tiếng Việt không thể giảng dạy ở bậc đại học. Nhưng sự thực là chính quyền cách mạng, sau tháng Tám, tiếng Việt đã được đưa vào giảng dạy ở mọi cấp học. Ngày nay, tiếng Việt không những chỉ được dùng ở bậc đại học mà còn được dùng ở bậc cao hơn để đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ. Tôn vinh tiếng Việt, đưa vị trí của tiếng Việt từ địa vị thứ yếu (bị trị) sang địa vị chính thống, độc tôn chính là ý thức bảo vệ văn hóa, tư duy của người Việt, cái làm nên bản sắc của dân tộc Việt Nam.
Từ trước đến nay, có nhiều bài viết bàn về tiếng Việt, về từ vay mượn tiếng nước ngoài ( nhất là tiếng Hán), về chuẩn đã làm cho ngôn ngữ của ta rối rắm thêm vì: một là họ không hiểu rõ bản chất của ngôn ngữ cũng như qui luật vận hành, tiếp xúc của ngôn ngữ; hai là, có không ít người có nhầm lẫn tai hại là đồng nhất ngôn ngữ với văn tự, hoặc đồng nhất ngôn ngữ với cách phát âm. Những sự nhầm lẫn này dẫn đến nhiều suy lý sai và hiểu không đúng về bản chất cũng như tính năng động của tiếng Việt."
Một quan niệm rất sai về tiếng Việt/VHNA
--------------
Nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo - vừa được trao giải thưởng "Vì dự nghiệp văn hóa giáo dục" của Quỹ văn hóa Phan Chu Trinh lần 9.
Phút 18:39: "...khi mình còn yêu cái văn hóa của mình, nghệ thuật của mình, tiếng nói của mình, thì mình còn là người Việt Nam, mình còn giữ nước được. Còn khi mà mình yêu cái văn hóa của người khác hơn cái văn hóa nghệ thuật của mình, thì tất nhiên mình mất nước..."
Nguồn Youtube
--------------
Tiếng Việt đã từ từ biến dạng - Đào Văn Bình
"
Tiếng Việt đã từ từ biến dạng/honviet
[Ý kiến của tác giả Bùi Kiến Thành]
"Giờ đây, ở độ tuổi U90, con cháu đều rất thành đạt và định cư ở nước ngoài nhưng ông vẫn chọn Việt Nam để sống. Tôi hỏi ông: “Là một trong số những người hiếm hoi sống qua nhiều chế độ, bây giờ bác nghĩ gì?”. Ông trầm ngâm trả lời tôi mà như tự hỏi: “Ba chục năm chiến tranh, tiếp theo là 10 năm bao cấp, và tiếp theo là 20 năm đổi mới để học hỏi các phương thức hội nhập với nền kinh tế thị trường và hoà đồng cùng với các chế độ dân chủ, tự do, ta đã học được những gì? Việt Nam đang đứng trước ngưỡng cửa mới. Nhân ngày 30 tháng 4, người Việt chúng ta, bất kỳ ở nơi nào, cũng nên kiểm điểm lại những cơ hội đã bỏ lỡ, những quyết định sai lầm, và rút kinh nghiệm để phát huy đến đỉnh cao nhất nền độc lập, tự do, dân chủ, để đồng bào ta trong nước và khắp nơi trên thế giới luôn đoàn tụ dưới một mái nhà chung, tôn vinh tổ tiên, động viên con cháu, vui vầy hạnh phúc...”.
Lịch sử không bao giờ dừng lại, chúng ta không thể quay ngược bánh xe lịch sử nhưng suy ngẫm về nó một cách cẩn trọng để khỏi lặp lại những sai lầm của quá khứ là điều rất cần thiết. Đó cũng là tâm niệm của Bùi Kiến Thành, một doanh nhân, một tri thức gắn với vận mệnh của đất nước."
Nguồn: https://doanhnhansaigon.vn/chan-dung-doanh-nhan/bui-kien-thanh-vi-doanh-nhan-di-xuyen-qua-nhieu-che-do-1098379.html
-----
Trao đổi giữa nhà báo Phan Đăng và GS. Trần Ngọc Vương về dân tộc, thiên mệnh, ...
"Giáo sư, tiến sĩ Trần Ngọc Vương là một nhà nghiên cứu văn hóa, tư tưởng, triết học phương Đông lâu năm và đầy cá tính. Do vậy, khi nghĩ đến việc phải tìm hiểu cặn kẽ bản chất của các hoàng đế Trung Hoa, gắn liền với các thiết chế chính trị kéo dài hàng ngàn năm trong lịch sử Trung Hoa cổ, trung đại thì tôi đã nghĩ ngay đến ông.
Và, cứ mỗi lần được ngồi hầu chuyện ông về một đề tài liên quan đến chính trị - tư tưởng phương Đông cổ đại là tôi có cảm giác như đang được nhìn thấy một mũi khoan sắc sảo và uyên thâm vào quá khứ. Những mũi khoan ấy giúp chúng ta nhận thức chân xác về tâm lý tộc người, về gen văn hóa và tính di truyền văn hóa của một dân tộc, để từ đó có thể tìm ra một phương thức ứng xử hợp lý nhất trong đời sống thực tại đầy phức tạp hôm nay."
Nguồn: http://antgct.cand.com.vn/Tro-chuyen-cuoi-thang/Tham-vong-cua-cac-de-che-quan-chu-Trung-Hoa-la-vo-bien-567463/
--------
"Như vậy thì sẽ tệ hại vô cùng nếu nghĩ sâu xa đến giang sơn xã tắc. Người giỏi bị thui chột, mất niềm tin vào sự công chính, trong khi người không đủ năng lực nhưng thừa tiền, thừa quan hệ lại ung dung vào đại học, ra trường lại “chạy” vào chỗ ngon, chạy để được làm lãnh đạo.
Bi kịch của đất nước nhiều khi cũng xuất phát từ đây. Đó là người giỏi thì không có chỗ làm trong nhà nước, buộc phải ra đi, không muốn trở về Tổ quốc bởi sợ phải làm tớ cho thằng dốt, sợ phải làm việc trong một môi trường không lành mạnh, nặng về phe phái, bè cánh.
Trong khi thế giới người ta đã chuyển từ việc tuyển dụng dựa vào bằng cấp sang nhân lực sở hữu kỹ năng cụ thể, vào thực lực, thì ở ta bệnh sính bằng cấp, sính danh vẫn trầm kha. Tất yếu nhiều người sẽ chỉ lo “chạy” cho có tấm bằng chứ học thật thì lại thờ ơ.
Đó chỉ là lát cắt nhỏ bé trong vô vàn vấn đề của ngành giáo dục mà nhiều người cho rằng đã cần gióng lên hồi chuông, cần cải tổ lại thật căn cơ, trả lại sự trung thực. Có như vậy tương lai nước nhà mới có được nguồn nhân lực, cán bộ tốt, đủ sức đảm đương lãnh đạo, quản lý đất nước, phục vụ bộ máy chính trị, người tài mới không vắng bóng vì đã tìm “bến đỗ” phương xa.
Còn nếu không, nguy cơ suy vong cũng sẽ đến từ chính nền giáo dục nước nhà."
Nguồn: https://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/dachieu/vi-sao-the-he-can-bo-sau-it-nguoi-tai-hon-truoc-529532.html
------
Tiếng Anh...
"Nhưng chúng ta cũng cần lưu ý, việc người dân sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai không đảm bảo sự phồn thịnh về kinh tế. Chúng ta hay dùng sự phát triển ngoạn mục của Singapore để minh chứng cho việc dùng tiếng Anh trong giao tiếp. Nhưng xét ra, có rất nhiều nguyên nhân để tạo nên một “con rồng châu Á”, mà một yếu tố quan trọng là Singapore có nhà chiến lược quốc gia xuất sắc Lý Quang Diệu. Không quá xa chúng ta là Philippines có 90 triệu dân thành thạo tiếng Anh nhưng vẫn là nước đang phát triển. Nhìn xa nữa, Nhật Bản và Hàn Quốc cũng chưa sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức, nhưng với quyết tâm và văn hóa hành động, họ đã trở thành quốc gia giàu có từ rất lâu rồi."
Nguồn: https://doanhnhanplus.vn/tu-chuyen-tieng-anh-la-ngon-ngu-thu-hai-den-cho-con-di-du-hoc-401320.html
-----
Ý kiến của GS Trần Văn Thọ, đại học Waseda:
"Tôi đã học về kinh tế, nhất là kinh tế phát triển tại Nhật Bản và thấy đó là điều rất ý nghĩa. Nhật Bản là nước đi sau trong trong dòng thác công nghiệp của thế giới, đã tích cực du nhập công nghệ, luật lệ, tổ chức hành chính, tri thức quản lý từ các nước tiên tiến Âu, Mỹ và đã thành công trong việc đuổi kịp các nước đi trước. Có rất nhiều nghiên cứu về sự thành công của Nhật, riêng tôi đã thử tìm một nguyên nhân tổng hợp nhất để có thể tham khảo được cho các nước đi sau Nhật. Tôi tìm ra một từ khóa để chỉ nguyên nhân đó: Năng lực xã hội.
Đó là năng lực và tố chất của những nhân tố cấu thành xã hội, cụ thể là chính trị gia, quan chức, lãnh đạo kinh doanh, trí thức và tầng lớp lao động. Mỗi nhân tố cấu thành phải có những tố chất nào để thúc đẩy kinh tế phát triển? Dĩ nhiên tố chất quan trọng của chính trị gia là năng lực lãnh đạo, của quan chức là năng lực quản lý hành chính, của giới kinh doanh là tinh thần doanh nghiệp. Nhưng trong trường hợp Nhật Bản, không phải chỉ có các tố chất đó.
...
Thời trung học tôi đọc nhiều tiểu thuyết trong Tự lực văn đoàn. Trong một truyện dài, Nhất Linh đã để cho nhân vật chính của mình nói về lòng yêu nước mà tôi thấy rất thích hợp trong giai đoạn chưa phát triển của Việt Nam: “Biểu hiện cho đất nước không phải là những bậc vua chúa hay danh nhân mà là đám dân thường không tên không tuổi. Dân là nước, yêu nước là yêu chung đám thường dân, nghĩ đến sự đau khổ của đám thường dân”.
Nguồn: Năng lực xã hội - Vnexpress.net [đọc]
-----
Tại sao 5.8.1964 Mỹ lại tấn công Hòn Gai, Vinh, Đồng Hới (và rất nhiều thông tin về lịch sử):
"Thứ ba, tại sao làm sử nhưng không chịu nghĩ (liên hệ, so sánh) chuyện đã xảy của thời nay với thời "xưa"? Tôi đoan chắc, dẫu nhiều người biết nhưng các nhà sử học trên, chưa bao giờ chịu hiểu vì sao Mỹ lại chọn Hòn Gai, Vinh, Đồng Hới làm mục tiêu tấn công miền Bắc ngày 5.8.1964!
Xin trả lời như sau.
1, Đây là đòn "thăm dò" các phản ứng, một dạng test hoàn hảo. Mỹ ném bom để dò tìm phản ứng của Hà Nội, Bắc Kinh. Tôi dám nói là một phép thử bởi sau đòn đánh bất ngờ ấy, mãi 6 tháng sau, ngày 7.2.1965, Mỹ mới chính thức ồ ạt ném bom miền Bắc.
2, Ba địa điểm - số 3, ngầm ám chỉ, nếu miền Bắc không ngừng đưa quân vào miền Nam thì Mỹ sẽ tấn công toàn diện, toàn miền Bắc, từ địa phương đầu tiên, tỉnh Quảng Ninh đến tỉnh cuối cùng của miền Bắc, Quảng Bình (Vĩnh Linh là khu vực – khu phi quân sự, không phải cấp tỉnh. Số 3, theo quan niệm triết học, là con số của sự đầy đủ; như trời, đất, con người; hay như cha, mẹ, con cái...).
3, Hòn Gai cách Hà Nội và biên giới Việt - Trung gần 100 km: Nhằm dò xét phản ứng của cả 2 chính phủ, đồng thời ngầm "thông báo" với HN về sự tôn trọng - để "chừa ra" cần thiết... Nên hiểu là Mỹ ngầm thông báo là sẽ không xâm phạm "vùng ảnh hưởng trực tiếp đến lãnh thổ TQ".
4, Vinh là cái nôi của phong trào Cách mạng (1930-1931, lại là quê hương của HCM; Đồng Hới cũng cách vĩ tuyến 17 gần 100km, và Quảng Bình là điểm dừng chân sau cùng của hậu phương trước khi đến khu phi quân sự (Khu vực Vĩnh Linh) và cũng là quê hương của tướng Giáp, Bộ trưởng Quốc phòng. Thông điệp rất rõ và đủ (đừng nghĩ "chúng nó" không nghiên cứu kỹ càng lịch sử...).
5, Ngày 5.8.1964, tôi, 9 tuổi, đang trên đường đem cái săm xe đạp đi vá thì chứng kiến máy bay Mỹ ào đến, thả vài quả bom xuống chân núi Quyết, sông Lam, cách chỗ tôi đứng hơn 1 km - chứ chẳng phải "căn cứ quân sự” nào cả. ...
6, Cả TS LSPN và ông DTQ đều cho rằng lẽ ra (lại “nếu”!) Pháp sẽ đánh vào Thuận An bởi từ Thuận An đến Huế chỉ gần 15km!?
Trên đời này có nhà quân sự nào kém đến mức khi xâm lược nước khác, đòn phủ đầu là tấn công Kinh Đô?! Làm thế có khác gì tiếp sức cho hàng triệu người đứng lên để chống lạị! Lịch sử chứng minh là hầu hết các cuộc chiến tranh xâm lược đều diễn ra theo “kịch bản”: Kẻ xâm lược tiếp tục duy trì bổng lộc cho vua quan bản xứ để hòng dễ bề cai trị chứ chẳng hề muốn “nuốt chửng” các vua quan đâu…"
Nguồn: VHNA [đọc]
-----
Tác giả Dương Danh Dy, nhà nghiên cứu Trung Quốc vừa mất (19/9/2018)
Bài viết "Vài suy ngẫm về Trung Quốc" của tác giả rất có ích.
-----
"Cọp chết để da, người ta chết để tiếng"; tục ngữ thì như vậy. Song, da, dầu là da cọp, nhiều năm rồi sâu mọt đục cũng hết. Tiếng, trừ ra tiếng của một số ít vĩ nhân, làm sao mà còn mãi với thời gian?
"Trong lời cuối “Tổng tập Trần Văn Giàu”, ông trình bày một thao thức đáng để chúng ta suy ngẫm: “Phải chăng, vì tạo hóa vô tri đặt để Việt Nam nhỏ bé và trù phú ở bên cạnh người Khổng Lồ, và ở trên ngã ba đường thông thương quốc tế Bắc Nam Đông Tây? Ở vị thế địa lý ấy, Việt Nam khác nào món thịt ngon phơi trước mồm hổ đói, tránh sao khỏi cấu xé, lắm phen bị giẫm đạp… Trong cảnh ngộ đó, Việt Nam hoặc phải bị nghiền nát như tương, hoặc phải trở nên rắn như thép. Quyết không bị nghiền nát như tương, mà quyết làm tất cả để trở nên rắn như thép, đó là bản lĩnh Việt Nam. Bản lĩnh này không phải dân tộc Việt Nam sinh ra đã có, mà được hình thành trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước!”. Có lẽ đấy không chỉ là thao thức cho chuyện ngàn năm đã qua!"
Nguồn: Tâm tư một người nam bộ kháng chiến [nongnghiep.vn][đọc]
-----
Lịch sử Đà Lạt.
Ấp Hà Đông - Đà Lạt
Tổng đố Hoàng Trọng Phu
Di dân từ tỉnh Hà Đông (Hà Tây, Hà Nội) vào Đà Lạt - 1938, 33 người đầu tiên vào Đà Lạt
Nguồn: Tổng đốc Hoàng Trọng Phu và lần di dân vào Đà Lạt [ANTG][đọc]
-----
Nhận xét của GS Ohno Kenichi:
"Đối với doanh nghiệp và người dân VN, dẫu có đưa vào công cụ năng suất như 5S , QCC mà “TÂM THẾ” không sẵn sàng thì cũng không hiệu quả hoặc cũng không kéo dài bền vững.
Do giáo dục và do trong cuộc sống từ trước đén nay không chú trọng mục tiêu, tính hiệu quả, tính tự chủ nên người dân có khuynh hướng rơi vào cách suy nghĩ ngắn hạn, chủ nghĩa vị kỷ, không có kế hoạch và không hợp tác.Tình hình này bất lợi cho Việt Nam trong phát triển công nghiệp và tăng cường năng lực cạnh tranh. Không dễ dàng để thay đổi ý thức con người nhưng rõ ràng đã có những quốc gia, những lãnh vực thách thức điều này và đạt được thành công nên chắc chắn không phải là không thể nào thực hiện được....
Người dân Việt Nam chăm học, cần cù nên chắc chắn có thể tiếp nhận được việc cải cách ý thức và đây là điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao năng suất...” .
Người tài hết lòng vì Việt Nam thường không nịnh, thường nói thẳng vậy. Khó nghe nhỉ? Nhưng để tiến bộ và đủ sức cạnh tranh thời buổi này, đi vòng vòng đường nào, tránh tránh kiểu nào rồi cũng không thoát khỏi những điều họ nói thẳng mà mình phải cần đôi diện."
Nguồn: fb của cô Vũ Kim Hạnh [đọc]
------
Ý kiến của GS Trần Văn Thọ
"Rất nhiều nghiên cứu về sự thành công của Nhật. Riêng tôi đã thử tìm một nguyên nhân tổng hợp nhất để có thể tham khảo được cho các nước đi sau Nhật. Tôi đã tìm ra một từ khóa để chỉ nguyên nhân tổng hợp đó.
Đó là năng lực xã hội. Đó là năng lực và tố chất của những nhân tố cấu thành xã hội, cụ thể là chính trị gia, quan chức, lãnh đạo kinh doanh, trí thức và tầng lớp lao động. Mỗi nhân tố cấu thành phải có những tố chất nào để thúc đẩy kinh tế phát triển. Dĩ nhiên tố chất quan trọng của chính trị gia là năng lực lãnh đạo, của quan chức là năng lực quản lý hành chánh, của giới kinh doanh là tinh thần doanh nghiệp. Nhưng trong trường hợp Nhật Bản, không phải chỉ có các tố chất đó. Tôi nghiệm thấy rằng tố chất chung nhất của chính trị gia, của quan chức, của nhà kinh doanh Nhật Bản là lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc và phải là những người có văn hóa, có giáo dưỡng. Đặc biệt trong thời đại Minh Trị và thời kỳ phục hưng và phát triển hậu chiến, những tố chất đó biểu hiện mạnh mẽ nhất."
---------
Trí thức Phật giáo tại Việt Nam - sự nhập thế - Phan Đăng - ANTG [đọc]
Trí thức Nho giáo (khổng tử) tại Việt Nam - sự hành đạo - Phan Đăng - ANTG [đọc]
Trí thức Tây học tại Việt Nam - kết hợp Đông - Tây - Phan Đăng - ANTG [đọc]
Trí thức học tại Nga, Trung Quốc, Mỹ và Tây âu - Phan Đăng - ANTG [đọc]
---------
"Một ví dụ là băng nhạc Radiohead cho phép mọi người tải nhạc của mình xuống và trả tiền bao nhiêu cũng được (ai thích trả bao nhiêu thì trả bấy nhiêu, không thích thì không trả). Nếu là “duy lý trí” thì đáng nhẽ phải không trả gì. Nhưng trên thực tế có khoảng 50% số người tải nhạc xuống có trả tiền, và trả trung bình $6/người trả. Các con khỉ trong hoàn cảnh tương tự như vậy sẽ không có con nào trả gì hết.
Chẳng nhẽ người lại kém lý trí hơn khỉ thật à? Nghe rất là vô lý!
Như vậy, ta cần định nghĩ lại thế nào là lý trí. Làm cái gì có lợi cao nhất cho cá nhân mình (mà không cần biết đối phương thiệt lợi ra sao) thì là lý trí … của khỉ. Người trong xã hội khác khỉ ở chỗ còn biết nghĩ đến cả lợi ích của đối phương. Đó cũng là lý trí, một loại lý trí học được trong quá trình phát triển xã hội, cần có hợp tác thì tốt hơn cho toàn bộ các thành viên trong xã hội. Như vậy, trong ví dụ của Radiohead, thì những người trả tiền không phải là “irrational”, mà là “rational at societal level” (có lý trí ở mức xã hội, mức cao hơn là mức cá nhân của khỉ).
Ở cực ngược lại, có lẽ có thể đưa ra cả khái niệm lý trí của quỷ nữa: cốt làm sao làm hại đối phương, chứ không chỉ là không nghĩ đến đối phương có lợi hay không.
Ứng dụng bậc thang lý trí quỷ – khỉ – người vào các xã hội khá là thú vị. Xã hội văn minh thì lý trí ở mức người (quan tâm đến lợi ích của cả những người khác và của xã hội). Xã hội kém văn minh thì lý trí ở mức khỉ (ích kỷ, khôn lỏi), còn xã hội đồi bại thì lý trí ở mức quỷ :)"
Nguồn: Lý trí quỷ, lý trí khỉ và lý trí người (bác Zung)
-----------
Lấy về từ trang của bác Hieuminh.
(trước trận chung kết 27/1/2018: U23 Vietnam - U23 Uzbekistan)
"Kết nối, hội nhập và cùng chiến thắng"
"Tuổi trẻ hãy cháy hết mình và cống hiến"
https://www.youtube.com/watch?time_continue=413&v=VqB1zhu2aLo
------------
Có những thứ làm người Việt Nam thấy gần và yêu nhau hơn....
Bóng đá.
https://www.youtube.com/watch?v=5jr7-Mgt_XQ
-----------
Đà Lạt - Ai giết nỗi buồn? 23:42 | Thứ sáu, 12/01/2018 0
Phố núi Đà Lạt vừa tổ chức đại lễ hoa lần thứ bảy (hai năm một lần). Cảm ơn hoa đã làm Đà Lạt còn ở trong lòng người gần xa. Nhưng giữa những ngày hoa rôm rả, tôi lại nghĩ về cái nền làm nên xứ sở này là một “Đà Lạt đô thị”, là cái định vị trước, an nhiên tự tại, chứ không phải thứ nông phẩm được lẩy ra sau đó, và ồn ào chớp nhoáng những ngày son phấn trên đường phố kia...
Một nhạc sĩ đã đóng đinh vào tâm tưởng người bốn phương rằng Đà Lạt là “Thành phố buồn”. “Buồn” trở thành thương hiệu. Chưa có nơi đâu oái ăm như nơi này, khi câu “Thành phố nào vừa đi đã mỏi” lại là câu khen. Yêu Đà Lạt nhưng lữ khách không ở lại lâu được. Vài bữa là “than buồn” mà đi. Nhưng đi rồi lại nhớ, thế mới khốn khổ cho họ. Hình như có một thứ “tình yêu không cưới” - để nó tinh khôi, day dứt, đẹp mãi. Và khối kẻ hay than “buồn” lại là người du lịch thông thái và sâu sắc, biết “xài” Đà Lạt để học cách sống chậm, tái tạo tâm hồn, trước một vùng đất, đô thị trên núi xa.
* * *
Có vị chuyên gia đô thị, kiến trúc sư người Hà Nội nhưng thậm hiểu Đà Lạt, trong nhiều hội thảo về đô thị Đà Lạt cứ tự tin khẳng định: “Cái buồn cũng là tài sản của thành phố này”. Hoàng Đạo Kính ạ, ông có yêu Đà Lạt quá không đấy, mà bảo cái buồn cũng là... của cải? Nhưng nên nhớ ấy là cái buồn mang hồn vía nơi chốn, không phải thành phố nào muốn cũng có, và không phải nỗi buồn đô thị nào cũng sang.
Nhưng Đà Lạt ạ, chỉ mỗi rừng thông thì không đủ tạo ra vẻ u hoài của đô thị, nhan sắc, vóc dáng của nỗi buồn...
Nơi đây là một nỗi buồn của đất trời hôn phối cùng thứ khác sáng tạo từ con người, khó có thể thấy ở đô thị nào trên đất nước này. Các chuyên gia đô thị từng giải phẫu núi đồi, rừng thông, và cái chất “Tây” thâm trầm trong thứ kiến trúc Pháp thời thuộc địa cổ xưa xinh đẹp nhưng không lạc thời, để thấy chính hệ thống biệt thự, công trình ấy sinh ra “nỗi buồn đặc sản”, là “linh hồn” đô thị của Đà Lạt.
Đà Lạt hình thành không phải từ sự quy tụ con người trước, mà bắt đầu từ quy hoạch, thiết kế, xây dựng, rồi đưa người lên sinh sống. Nên nó bài bản, mực thước, khoa học, mỹ thuật, và chan hòa. Hai thực thể vật chất kiến trúc và núi đồi cùng rừng thông không phải là giá trị gia tăng, mà là giá trị cơ bản của xứ sở này. Kiến trúc biệt thự đặt ở đâu cũng có thể đẹp, nhưng phải xây ở Đà Lạt, ngay dưới tàng cây, núp bóng thông ngàn, ven sườn núi, lũng đồi cao thấp ẩn hiện, như có như không, trước khói sương và nỗi trầm ngâm của thiên nhiên lẫn thời gian thì mới đạt đến đỉnh cao của sự xa xỉ.
Giờ đây tỉnh thành nào cũng xuất hiện kiến trúc biệt thự, thế mà ẩn chứa nhiều chiều sâu của nghệ thuật kiến trúc biệt thự nhất vẫn thuộc về những căn biệt thự bạc phơ ở phố núi Đà Lạt. Ngay ở Đà Lạt, nếu phá đi một căn biệt thự Pháp xưa, rồi cất lên một căn mới ngay khuôn đất, với chất liệu hiện đại hơn, thi công kỹ thuật cao hơn, thì cánh rừng thông và hồn đất chỗ ấy cũng đã khác rồi.
Hai ngàn căn biệt thự thời thuộc địa mang phong cách kiến trúc Pháp cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX từng được giới nghiên cứu kiến trúc trong nước nhận xét là hai ngàn tác phẩm kiến trúc tuyệt vời đến bất ngờ, không tác phẩm nào giống tác phẩm nào nhưng hài hòa với thiên nhiên Đà Lạt gần như tuyệt đối. Viện Nghiên cứu kiến trúc quốc gia còn cho là có cả một bảo tàng kiến trúc Pháp xưa ở Đà Lạt.
Hội Kiến trúc sư Việt Nam từng tiến cử Đà Lạt là “Thành phố di sản” bởi chỗ này. Lãnh đạo địa phương mỗi khi lên tivi cũng nhắc lại lời của các chuyên gia đô thị rằng xứ mình là “đô thị di sản”, nhưng dân Đà Lạt lại thấy quỹ biệt thự Pháp bị đập bỏ từng ngày, mỗi ngày đập nhanh và mạnh tay hơn, khắp nơi. Ai đó ước tính, trong vòng bốn mươi năm qua, quỹ ấy đã biến mất già phân nửa. Từ “Thành phố di sản”, Đà Lạt bỗng trở thành “Thành phố di tích”! Một khối quỹ đô thị - kiến trúc - văn hóa tổng thể nguyên vẹn có một không hai ở Đông Nam Á giờ tản mác, vỡ vụn.
Có những nơi chốn người ta đến để biết về bức tranh xã hội, đời sống, văn hóa một vùng đất, thời đã qua hay đang hiện hữu, khám phá và mở rộng hiểu biết. Lại có nơi người ta đến để thưởng thức những tiện nghi, hưởng thụ vật chất; để cảm nhận về sự xôn xao, sắc màu, hay những đặc trưng lịch sử khác; hoặc nữa có thể là để xả, rửa tiền... Nhưng ở Việt Nam này, với Đà Lạt, nó khác.
Không phải đô thị nào cũng “biết” buồn, và có thể buồn. Nỗi buồn của kiến trúc khi đã thành “văn hóa” là một thứ năng lượng, một hấp lực tâm hồn khó cắt nghĩa. Một thành phố đi tới mà không cần quá khứ sẽ không còn điểm tựa. Đà Lạt tựa vào nỗi buồn chuẩn mực đô thị văn minh phương Tây để làm trụ, để khác thị thành phong kiến phương Đông như Huế, Sài Gòn - Gia Định - TP.HCM, Thăng Long - Hà Nội... Thuộc địa hay không thuộc địa chẳng quan trọng nữa, phải chấp nhận khi nó có giá trị, vì nó do chính lịch sử đớn đau trầm luân trên quê hương này tạo ra...
* * *
Khi ngang qua những con đường được in bóng biệt thự xưa ở phố núi, cảm giác về một không gian sống đài các dễ chịu cứ nhả ra tự nhiên. Cái cảm giác chênh vênh của núi đồi, sự thay đổi vô tận của địa hình, sự uốn lượn bất ngờ của đường phố, vẻ trầm mặc của kiến trúc “Tây”, cùng sự mát lạnh của ngàn thông réo gọi người đời ước muốn nằm giữa một căn phòng bất kỳ trong ấy để thưởng lãm cho đã kiếp người. Những biệt thự của thứ kiến trúc biết nương tựa vào thiên nhiên, không đe nẹt, cưỡng bức thiên địa, không thị uy quyền lực hay nhân bản vô tính không gian đô thị.
Đấy là những căn biệt thự mà đứng bất cứ hướng nào, ta cũng nhìn không chán. Vì biệt thự nào cũng “biết nói”. Ví như chiếc ống khói lò sưởi nhô lên khỏi mái ngói kia cũng nhắc nhở cái lạnh nao lòng của Đà Lạt bên trong từng “tổ người” trong căn biệt thự ấy. Và nhiều tổ người chăm chút, tử tế như thế làm nên quỹ kiến trúc giá trị của Đà Lạt.
* * *
Từ rất nhiều năm rồi, người Đà Lạt hay thấy sinh viên các trường mỹ thuật ở Sài Gòn lên thuê nhà trọ để lặng lẽ hàng ngày lê giá đi vẽ những căn biệt thự trên đường Hùng Vương, Trần Hưng Đạo, hồ Vạn Kiếp, hồ Mê Linh, Lê Lai... Đâu riêng các hoạ sĩ trẻ kia, người Đà Lạt cũng chẳng xa lạ với hình ảnh “Tây ba lô” dạo quanh ngắm nghía các căn biệt thự, đứng lặng mà chụp hình...
Rồi còn những cô cậu cựu học sinh trung học Trần Hưng Đạo xưa, hay Thăng Long, Bùi Thị Xuân nay, rồi Viện Đại học Đà Lạt nữa, lưu lạc đây đó nhưng cứ thấy lang thang trong các blog trên mạng điện tử khi nhớ về “Thành phố buồn”. Trên mạng có người tâm sự nội cái tháp bút cô đơn nhưng mãnh liệt viết khát vọng lên trời xanh ở trường Lycée Yersin đã làm người ta quay quắt nhớ về Đà Lạt, cho dù phố núi này chưa hẳn là quê quán họ.
Người khác nữa bảo nhớ Ga xe lửa, Nha địa dư, Nhà thờ Con gà, Nhà thủy tạ lẻ loi trong sương sớm, và nhớ những cụm biệt thự cổ ở khu Mê Linh, Vạn Kiếp, Lê Lai, Hùng Vương, Quang Trung, Hoàng Diệu... Đó là chỉ dấu đô thị tinh tế, điềm nhiên, thanh tịnh, nhưng dễ gần với con người và mang một nỗi buồn lộng lẫy. Nỗi buồn lộng lẫy ấy đi vào thơ ca, nhạc họa, văn chương miền Nam, và làm Đà Lạt vang danh.
Đô thị lâu đài của nỗi buồn ấy, đang dần thành “kỷ niệm” với chính người Đà Lạt. Vóc dáng nỗi buồn kia đang tan vỡ, xộc xệch, khi mà bỗng một ngày từ đâu bắt chước tấu lên bản pop rock về kiến trúc cùng lối sống dưới xuôi, và nhất là sự bất chấp ký ức xứ sở, kiêu ngạo về quyền lực cai quản. Ngày càng không nhận ra “cái duyên” đặc sắc của Đà Lạt nữa. Khắp nơi là cảnh độn nhà xây mới vào di sản, biệt thự cổ sống chung với nhà cấp bốn. Mấy ông bạn đạo diễn điện ảnh của tôi đi tìm cảnh đặc trưng để quay phim bắt đầu vất vả. Nhà cửa xây mới nhiều, nhưng “kiến trúc” ít. Cửa hàng vật liệu xây dựng, rửa xe, ăn nhậu, massage, nhà nghỉ... nhảy tưng tửng sát mặt đường, ở bất cứ con phố trang nhã một thời nào.
Ngày nào xây dựng nhà cửa ở Đà Lạt phải lùi để ẩn vào, nay tất thảy đều chồm ra. Ngày nào Đà Lạt xây dựng không có bạt đồi, san núi, lấp suối, cạo phăng rừng xanh, nay những điều không thể kia đều vô tư, nhãn tiền. Mọi công trình xây dựng đều có thể đè lên bất cứ cánh rừng thông nào, và cánh rừng thông nào cũng bị “doanh nghiệp” rào lại: có chủ. Phố phường ngày cứ gần hơn, giống hơn với Sài Gòn, Hà Nội, Nha Trang, Vũng Tàu. Ngày nào mọi cánh rừng thông đều của nhân dân, giờ không cánh rừng nào thuộc về họ. Gả sạch, bán sạch, bán cho thật nhanh, từ bán sỉ đến bán lẻ.
Xưa nay, trong mắt người đời Đà Lạt đẹp như thiếu nữ. Chiếc áo mới đắt tiền nhưng không hợp với cơ thể và tâm hồn sẽ khiến người thiếu nữ kia mất tự tin, vẻ trâm anh thế phiệt phút chốc thành buông thả, bừa bãi, bình dân. Cô gái trắng trong đô thị sơn cước biến mình thành đô thị đàn bà, khi cũng điệu đàng, xôn xao, ưa khoe khoang, trình diễn, nói cười hơ hớ, bốp chát, thực dụng, chặt chém, và như tự mình chối bỏ nỗi buồn... Cấu trúc phố bị phá vỡ. Linh hồn phố lung lay, bại hoại.
* * *
Có những nơi chốn người ta đến để biết về bức tranh xã hội, đời sống, văn hóa một vùng đất, thời đã qua hay đang hiện hữu, khám phá và mở rộng hiểu biết. Lại có nơi người ta đến để thưởng thức những tiện nghi, hưởng thụ vật chất; để cảm nhận về sự xôn xao, sắc màu, hay những đặc trưng lịch sử khác; hoặc nữa có thể là để xả, rửa tiền... Nhưng ở Việt Nam này, với Đà Lạt, nó khác.
Tôi đang mơ về một Đà Lạt thông minh hiện đại, với sự phát triển tiếp nối, có vui có buồn, có sự lung linh của ký ức cùng sự tươi tắn của hiện tại, thấy rõ hoàng lộ của tương lai, chứ không phải chà đạp lên quá vãng.
Không được thế thì tôi đi làm thơ trên ký ức úa tàn kia vậy!
Bài và ảnh: Nguyễn Hàng Tình
Nguồn: Đà Lạt, ai giết nỗi buồn? (nguoidothi.net.vn)
-----------
"Việt Nam là một quốc gia đa tộc người. Trong diễn trình lập quốc trước đây, người Việt giữ vai trò chủ đạo, các tộc người khác ít nhiều xoay quanh cái lõi này. Từ đó hình thành một cái nhìn Việt tâm luận: nói đến Việt Nam tức là nói đến chỉ người Việt, và nói đến người Việt là nói đến cả Việt Nam. Cũng từ đó hình thành quan niệm người Việt “tiến bộ” hơn những người miền núi khác, nên có nhiệm vụ “giúp đỡ” họ tiến kịp mình.
Khẩu hiệu “nông thôn tiến kịp thành thị, miền núi tiến kịp miền xuôi” đã tạo ra sự nhất loạt hóa, một kiểu “thực dân nội địa”, làm mất đi sự đa dạng không chỉ lối sống, văn hóa, mà còn cả môi trường sống, cảnh quan địa lý, động vật, cây cối.
Cần quan niệm Việt Nam là một chỉnh thể, trong đó các tộc người là những yếu tố thuộc về chỉnh thể ấy nên đều có giá trị tự thân, có tính tự trị tương đối. Nếu một yếu tố nào đó lấn át các yếu tố khác thì sẽ phá vỡ chỉnh thể ấy, hay ít nhất cũng làm cho chỉnh thể ấy bị yếu đi vì mất sự cố kết nội tại. Có lẽ đã đến lúc phải có một quan niệm mới về Việt Nam như một quốc gia đa tộc."Nguồn: Việt Nam hiểu để phát triển (nguoidothi)
------------
Giáo dục nào cho tương lai Việt Nam?
11/29/2017
Người Nhật không chỉ tham gia vào những cuộc chiến bằng súng đạn, mà ngay từ bây giờ, chúng ta phải tham gia vào cuộc chiến của các kỹ năng, bao gồm kỹ năng sống, kỹ năng của công nghiệp, thương mại, tri thức. Thua cuộc chiến kỹ năng sẽ dẫn đến thất bại ở cuộc chiến bằng súng đạn. Đất nước chúng ta phải tiến từ hạng ba lên hạng hai và sau cùng là lên đến vị trí hàng đầu trong cộng đồng các quốc gia thế giới. Con đường tốt nhất để thực hiện điều này là đặt nền móng cho giáo dục cơ bản” – đây là những lời sâu sắc của Bộ trưởng Bộ Giáo dục Mori Arinori, được xem như tuyên ngôn giáo dục của Nhật Bản trước thềm cuộc Duy tân vĩ đại năm 1868.
Mục đích của giáo dục
Lịch sử cho thấy, các quốc gia tiến hành công nghiệp hóa đều có quốc phòng hùng mạnh và đất nước phồn vinh. Công nghiệp hóa hay cách mạng công nghiệp là mệnh lệnh sống còn của các dân tộc bị tụt hậu. Vì chỉ bằng con đường đó, dân tộc mới lột xác và đổi đời. Việt Nam đang ở vào thời kỳ bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp thứ tư. Công nghệ phát triển nhanh, đang và sẽ định dạng thế giới trong tương lai, đồng thời có sức hủy hoại rất lớn đối với những cái cũ. Năm 2012, Kodak sau 100 năm chiếm thế thượng phong trên thị trường đã chịu phá sản trước các công nghệ mới. Nhiều công ty khởi nghiệp trong garage ở Thung lũng Silicon phát triển nhanh chóng thành những công ty trị giá hàng tỉ USD như công ty dịch vụ cho thuê phòng trực tuyến Airbnb, sau sáu năm khởi nghiệp có giá trị 10 tỉ USD trên thị trường chứng khoán, cao hơn giá trị của Hyatt Hotels Corporation (8,4 tỉ USD), mà không phải xây một viên gạch nào! Những “gã khổng lồ” hôm nay sống trong sự căng thẳng và lo âu, vì không biết lúc nào mình có thể bị loại khỏi thị trường. Họ phải liên tục tự đổi mới sáng tạo từ bên trong, cũng như phải mua các công ty khởi nghiệp mới để bổ sung thêm tri thức, tránh bị đào thải.
Một số công nghệ tương lai có thể kể đến là ngành robot, trí tuệ nhân tạo (AI), in 3D, công nghệ nano và công nghệ sinh học. Mười công ty công nghệ lớn nhất ở Thung lũng Silicon rộng 4.000km2 và 2,5 triệu cư dân đã tạo ra doanh số gần 600 tỉ USD! Trong khi TP. Hồ Chí Minh rộng 2.000km2 và 10 triệu người cho GDP đạt 44 tỉ USD. Rõ ràng, công nghệ chính là yếu tố quyết định giá trị của sản phẩm và là sức đẩy phản lực của nền kinh tế hiện đại.
Trong vài thập niên tới, lao động Việt Nam sẽ phải đối mặt với các đội quân robot ngày càng hùng mạnh và đông đảo ở các quốc gia công nghiệp! Xu hướng tự động hóa, robot hóa trên thế giới là không thể ngăn chặn được. Công ty dệt Parkdale Mills ở Gaffney (Nam Cali), chỉ sử dụng 140 công nhân để cho năng lực sản xuất bằng 2.000 lao động vào năm 1980. Tập đoàn Đài Loan Foxcom Technology vừa mới tuyên bố kế hoạch lắp đặt 1 triệu robot trong vòng ba năm tới để làm những công việc mà lao động Trung Quốc hiện đang làm!
Mục đích của đại học
Dòng chảy của tri thức khoa học cơ bản về thế giới tự nhiên thu hoạch được từ thời khai sáng đã thúc đẩy cuộc cách mạng công nghiệp và những đổi mới sáng tạo kỹ thuật, gây ra sự biến đổi kinh tế lớn đầu tiên ở phương Tây. Vai trò của đại học thể hiện đặc trưng nhất qua mối quan hệ giữa Đại học Stanford với Thung lũng Silicon, Đại học Harvard và MIT với Tuyến đường 128, Boston. Các cựu sinh viên MIT đã khởi nghiệp hơn 5.000 công ty, sử dụng hơn 1 triệu nhân viên, làm ra doanh thu hơn 230 tỉ USD/năm, cho thấy sức mạnh to lớn của đại học.
Và đó là lý do Việt Nam cần nâng cấp đại học một cách quyết liệt để nâng cao đóng góp của đại học vào sự phồn vinh của xã hội và quốc phòng. Các đại học phải là trung tâm cung cấp tri thức cho nền kinh tế. Không có đại học nghiên cứu thì không thể phát triển công nghiệp hóa và khởi nghiệp chất lượng cao. Việt Nam cũng cần được tư vấn dài hạn và có chương trình hợp tác với Stanford, Hardvard và MIT, để có từng bước đi trọng tâm, tạo nên những đại học đẳng cấp thế giới. Singapore cũng đã giành được sự hợp tác của ít nhất mười đại học đẳng cấp thế giới, trong đó có Đại học Graduate School of Business Chicago, MIT, Yale và Đại học y khoa Duke. Trung Quốc thì thuê chuyên gia Mỹ thiết kế China Ivy League để cạnh tranh với Ivy League Mỹ, đồng thời mua tri thức một cách ồ ạt như cách mà Nhật Bản từng làm trước đây.
DN734-giao-duc-cho-tuong-lai-Viet-Nam-Vde-2017-ok
Việt Nam cần nâng cấp đại học một cách quyết liệt
Môi trường thông minh
Muốn phát triển khoa học, công nghệ, cần tạo ra môi trường văn hóa thông minh, truyền cảm hứng và kích thích óc tò mò, sáng tạo, kèm theo một cơ chế đãi ngộ xứng đáng dựa trên năng lực. Không phải ngẫu nhiên mà các phát minh quan trọng nhất về khoa học, công nghệ lại diễn ra ở những quốc gia có nền văn hóa phát triển. Văn hóa bao gồm nhiều thứ, nhưng tối thiểu phải có là cơ sở hạ tầng văn hóa và tri thức, như các viện bảo tàng khoa học, công nghệ, đài quan sát thiên văn, bảo tàng nghệ thuật thế giới, đại thính phòng giao hưởng, cơ sở hạ tầng tri thức, mạng lưới thư viện, đại thư viện, sách vở báo chí khoa học.
Môi trường thông minh giúp tăng chỉ số IQ của con người (Hiệu ứng Flynn). Hiện Việt Nam chưa có một tạp chí khoa học đại chúng kiểu như Nature, Science hay Scientific American, cũng như các tạp chí chuyên ngành, để giúp đại chúng hóa và kích thích nghiên cứu khoa học. Sách, sách hay, sách thông minh, sách để hiểu thế giới và xây dựng đất nước là nguồn tri thức vô tận của nhân loại không một xã hội phát triển nào có thể thiếu. Nhưng điều quan trọng hơn tất cả là phải có chính sách đãi ngộ tốt đối với các nhà khoa học. Việt Nam cũng cần quy tụ và kết nối các tài năng Việt với khách mời nước ngoài để tạo ra thời kỳ Phục hưng trí tuệ cho Việt Nam, như dòng họ Medici của Florence (Ý) từng quy tụ tài năng để tạo ra Phục hưng cho châu Âu.
Tương lai nào cho chúng ta?
Ranh giới cơ bản giữa các mô hình chính trị và kinh tế trong thế kỷ XXI chính là mở hay đóng cửa. Tại các môi trường ít cởi mở, đổi mới sáng tạo chắc chắn sẽ diễn ra ít hơn. Tri thức của thời đại sẽ chảy vào những vùng như Thung lũng Silicon, vì tài năng thế giới cảm nhận được IQ hỗn hợp và những cơ hội phát triển thông thoáng, văn hóa của sáng tạo, sự khoan dung và phong cách sống thú vị. Những xã hội có ít lực cản nhất đối với các doanh nhân là những xã hội sẽ có mức sống cao nhất.
Thế giới của con cháu chúng ta sẽ rất khác với thế giới của chúng ta bây giờ. Kinh tế 2.0 của sự giàu có hôm nay đặc trưng bằng đổi mới, sáng tạo, công nghệ tiến bộ, chứ không chỉ bằng đất đai, lao động và vốn liếng như kinh tế 1.0 của trong quá khứ. Vì thế, con cháu chúng ta phải được cung cấp đầy đủ những kỹ năng phù hợp, như sự tò mò, sáng tạo, khai phá, sự liên tưởng, trí tưởng tượng, quan sát, đặt câu hỏi, kết nối, tư duy liên ngành, thử nghiệm, dũng cảm chấp nhận, thậm chí yêu cả rủi ro. “Sáng tạo là kết nối các sự vật”, như Steve Jobs nói. Vì thế con người cần phải được giáo dục toàn diện và mang tính nhân văn cao.
Trong sâu thẳm, lằn ranh giới giữa Việt Nam và các con rồng châu Á không nằm ở nơi nào khác hơn là ở cách mạng công nghiệp, và chỉ ở đó mọi năng lực trí tuệ và tay chân của một dân tộc mới được phát triển vượt bậc. Giáo dục là để phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa này, chuyển hóa tri thức thành giá trị kinh tế, như người Nhật đã từng làm. Nếu không, giáo dục sẽ mất đi định hướng và ý nghĩa xã hội, và đất nước vẫn sa lầy mãi trong bẫy thu nhập trung bình.
Mặt khác, công nghiệp hóa cũng không thể thành công nếu không có lòng yêu nước nồng nàn của con người muốn thay hiện trạng xã hội. Mọi cuộc duy tân đều đòi hỏi “năng lượng cảm xúc” mạnh mẽ và sự bền bỉ. Đó chính là lòng yêu nước, yêu con người, lịch sử duy tân của Đức, Nhật và Hàn Quốc đã chứng minh rõ điều này!
Nguyễn Xuân Xanh (Tháng 11-2017)
Nguồn: http://www.doanhnhancuoituan.com.vn/giao-duc/giao-duc-nao-cho-tuong-lai-viet-nam.html
-----------
Ý kiến của tác giả Vũ Kim Hạnh (nguồn: Internet)
[TRƯỚC VÓ NGỰA CHINH PHẠT CỦA ALIBABA?
Vũ Kim Hạnh
11 giờ đêm qua, 13/11/2017, tôi còn nhận được thêm tin nhắn nữa, yêu cầu tôi viết tiếp câu chuyện các Start up Singapore tìm cách ngăn chận mạng Alibaba để bảo vệ các nhà bán lẻ nội địa. Tôi chợt nhớ là tôi còn chưa kể về câu kết mà anh bạn Singapore hôm đó đã nói: “Việt Nam các bạn đang bị xâm chiến lãnh thổ, sao không thấy ai và chính sách nào bảo vệ?".
Ý anh nói về quyền làm chủ không gian mạng. Để xác tín điều mình nói, anh còn chứng minh. Anh bảo tôi thử chọn mua một món hàng. Tôi chọn mua gach ceramic xây nhà. Và anh bắt đầu thao tác. Đây, tôi gõ tìm mua trên các trang mạng Việt Nam nhé. Kết quả, hầu hết là các địa chỉ công ty nước ngoài, và nhiều nhất là tên nhà cung ứng Alibaba. Rồi anh gõ tiếp yêu cầu này trên mạng có đuôi .sg của Singapore. Kết quả, chỉ thấy toàn là tên nhà sản xuất và cung ứng của Singapore. Anh kết luận. Các doanh nghiệp start up chúng tôi đã nỗ lực thành công, bịt được thị trường số, không cho Alibaba xâm chiếm, giành thị phần các doanh nghiệp nhỏ.
Ví dụ của anh bạn Singapore là rất thật vì tên món hàng tôi lựa là ngẫu nhiên. Nhưng, dù cảm phục “chủ nghĩa ái quốc” qua lời anh, sau đó, tôi vẫn cứ tìm cách đưa nó về với không gian thực của thị trường Singapore. Ở đó, có đến 65% giao dịch mua bán của dân là qua mạng. Tôi biết, với các bạn sành sõi tin học thì sử dụng thuật toán để ngăn chận và ưu tiên cho hiển thị những cái tên nào, để khi tra cứu là xuất hiện các cái tên, địa chỉ như ý, là điều không khó làm.
Vậy thì phải đặt tiếp các câu hỏi, cũng khá giản đơn: Alibaba giàu mạnh lắm, đâu dễ chịu thua những thuật toán thông dụng? Chính phủ Singapore dù muốn bảo vệ đa số doanh nghiệp của họ ( là DN nhỏ đang làm ăn trên mạng), họ đâu thể bóp méo môi trường cạnh tranh khi muốn duy trì vị thế "đất hứa" cho tất cả khách hàng kinh doanh mạng trên thế giới, mà Alibaba là tay chơi có máu mặt?.
Tại Singapore, chúng ta biết là Amazon cũng như Google và Facebook đều có đặt máy chủ ở đây. Cơ chế hoạt động của các ông lớn này là xây mạng lưới hàng trăm hàng ngàn máy chủ khắp nơi trên thế giới, những nơi có hạ tầng tốt và môi trường kinh doanh minh bạch, dung lượng thị trường đủ lớn. Hàng ngày họ dùng thuật toán để bắt mạch xem lượng truy cập, sử dụng nơi nào tăng cao, đột biến thì họ kích hoạt các máy chủ gần đó để giảm tải và để người tiêu dùng ở đó vẫn truy cập với tốc độ cao được.
Vậy Jack Ma đối phó cách nào? Anh Ma có bài rất ma, rất tinh quái. Tôi đoán, anh sợ bị dân Singapore ghét, bị doanh nghiệp nhỏ Singapore công khai chống đối, bèn đưa công ty con của anh vào. Đó là mang Taobao. Tao bao làm gì? Câu chuyện diễn ra lý thú lắm mà khuôn khổ một stt khó nói đủ (đành mời bạn hãy đọc Thế giới Tiếp thị, mình đang viết bài khá dài nộp tòa soạn bản in hay bạn hãy đọc ở www.tiepthithegioi ngày mai). Độc chiêu của anh Ma chính là… giá rẻ. Chiêu này xưa như trái đất mà vẫn đủ sức “phế võ công” ngay cả những cao thủ thượng thừa.
Tôi gọi điện thoại cho một anh bạn Singapore khác, hỏi về chuyện người Sing shopping vào hôm Lễ độc thân, là ngày ta đã đọc nhiều câu chuyện về doanh số dữ dằn nhất của Alibaba ở Trung Quốc...Anh bạn kể nhiều chuyện khá vui và lý thú.
Tôi hỏi, vậy rồi các doanh nghiệp nhỏ Singapore làm sao sống? Anh nói tỉnh bơ: CHÍNH PHỦ SINGAPORE MUỐN SỐNG THÌ PHẢI LÀM SAO CHO DOANH NGHIỆP SỐNG CHỨ SAO? Đó là chuyện sống còn của mỗi chính phủ mà.
Nên họ phải đổ nhiều trăm triệu đô và đưa đề toán khó cho nhiều giới cùng giải. Kết quả là họ vừa đưa ra chương trình mới rất thiết thực: SMEs Go Digital. Giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ xây dựng khả năng kỹ thuật số để nắm bắt cơ hội phát triển trong nền kinh tế kỹ thuật số. Dù nhỏ, các doanh nghiệp phải được trang bị cách tiếp cận có cấu trúc và toàn diện hơn, ví dụ, họ được học việc bán hàng trực tuyến, nhận đơn đặt hàng và thanh toán số, tối ưu hóa chuỗi cung ứng, quản lý tài nguyên và thanh toán. DN thích giải pháp khác, cũng có. Chính phủ còn lập ra Trung tâm Công nghệ Kỹ thuật số SME để đồng hành tư vấn sát sao cho doanh nghiệp. Và nên nhớ, mọi chi phí tư vấn là free nhé.
Trong khi đó, các công ty Mỹ hay các nước, muốn sống cũng phải đua với Taobao. Anh bạn Singapore hào hứng kể. Mẹ tôi vừa lên mạng đặt mua thử 2 két nước ngọt Coca Cola và được hứa sẽ giao hàng ngay sau 2 giờ với phí chuyển hàng là 2 đô Sing. Và đúng 2 giờ sau, hàng chở đến giao tận cửa, chỉ thu 2 đô Sing thật. Ai vậy? Hãng Amazon chứ ai. Giờ họ đã chớp nhoáng hoàn thiện mạng lưới giao hàng nhanh, rẻ khắp Singapore. Sốc không?
Và tuy không nói ra, chính phủ ủng hộ, thưởng đậm cho những sáng kiến giúp các DN nhỏ, start up bảo vệ được mạng lưới bán hàng của mình.
Như vậy, chính phủ vẫn để thị trường tự vận hành trong môi trường kinh doanh tự do, nhưng chính họ cũng phải làm vai trò quyết định như mọi chính phủ: đặt và thực thi luật chơi, ủng hộ, bảo vệ doanh nghiệp nhỏ nước mình đúng luật, chuyên nghiệp, hiệu quả. Anh bạn Singapore kết luận. Chính phủ phải vận hành một hệ sinh thái bảo vệ và phát triển DN, nhất là DN nhỏ. Phải chơi đúng kiểu thị trường. Alibaba mạnh lắm, mà né Alibaba này thì cũng có…40 tên cướp khác. Mình phải biết cách tự bảo vệ để phát triển, thế thôi. Phẩm chất của một chính phủ, lòng tin cậy hay không của dân và DN là ở chỗ CP có thiết lập được hệ sinh thái đó và thực lòng vận hành nó hay không, vậy thôi.]
-----------
Muốn giữ vững độc lập dân tộc, phải xây dựng nền văn hóa phát triển
Đây là nội dung bài phát biểu của tác giả tại Đại học Fulbright Việt Nam ngày 30/9/2017, thể hiện tâm tư và trăn trở của Tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng đối với việc xây dựng nền văn hóa phát triển và vai trò của giáo dục đại học.
Tòa soạn xin trân trọng giới thiệu bài viết này đến quý bạn đọc và cảm ơn Tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng!
Nội dung, văn phong bài viết thể hiện quan điểm của tác giả. Tiêu đề bài viết và các đề mục phụ do Tòa soạn đặt.
Thưa các bạn!
Tôi rất hân hạnh được có mặt tại đây hôm nay để được chúc mừng các thầy cô giáo, các bạn sinh viên về những gì các anh chị đã đạt được trong năm học vừa qua.
Và nhân đây, tôi xin phép được trao đổi vài ý kiến xung quanh câu hỏi: “Hiện nay việc gì là quan trọng nhất đối với Việt Nam ta, và nên tiếp cận vấn đề đó như thế nào?”
Nền văn hóa Việt Nam trường tồn qua mấy ngàn năm đã thể hiện rõ mặt mạnh nổi trội là văn hóa giữ nước và mặt yếu lớn nhất thuộc về văn hóa phát triển.
Nói văn hóa giữ nước hay văn hóa phát triển là nói rút gọn, nói tắt, chứ đúng ra nói đầy đủ phải là văn hóa trong giữ nước và trong xây dựng-phát triển đất nước.
Không chăm lo xây dựng văn hóa phát triển, dễ đánh mất độc lập
Từ thời hai bà Trưng đến nay đã có hàng chục cuộc chiến tranh lớn để bảo vệ Tổ quốc.
Trong đó, chiến tranh với phương Tây cũng có, nhưng ít, còn hầu hết là với các thế lực xâm lăng từ phương Bắc, nhất là với phương Bắc phong kiến trước kia.
Đối thủ thường mạnh hơn ta gấp nhiều chục lần, xét về tương quan lực lượng vật chất.
Một dân tộc tha thiết yêu hòa bình, nhưng sự lâm nguy của Tổ quốc buộc cha ông ta phải cầm súng. Và họ đã chiến đấu với tinh thần thượng võ.
Dân tộc Việt Nam đã chiến thắng trong hầu hết các lần chiến tranh ấy, giữ vững độc lập dân tộc và bảo vệ được Tổ quốc.
Có thời kỳ dân tộc ta đã bị phương Bắc đô hộ trực tiếp gần một ngàn năm, họ đã dùng mọi thủ đoạn để đồng hóa dân tộc Việt.
Nhưng cuối cùng, Việt Nam đã giành lại độc lập và trường tồn với tư cách là một dân tộc văn hiến.
Xét tới cùng, nguyên nhân sâu xa của các cuộc bị xâm lăng và mất nước ấy không phải do ta thiếu anh hùng, cũng không phải do ta nhỏ, mà là do nước ta lạc hậu.
Tất nhiên cũng còn có những nguyên nhân khác nữa, nhưng nguyên nhân chính yếu – vừa sâu xa vừa trực tiếp - là do nước ta lạc hậu.
Ta lạc hậu nên bị mất nước, bằng anh hùng ta lấy lại đất nước, nhưng sau đó vẫn lạc hậu, không phát triển được, và lại mất nước.
Lịch sử đã từng lặp lại không ít lần như vậy.
Thời gian xây dựng trong hòa bình vẫn chiếm tỷ lệ phần lớn, có thể nói là đại bộ phận, nhiều hơn gấp bội so với thời gian có chiến tranh.
Nhưng cho đến nay nước ta vẫn là quốc gia chưa phát triển, có nhiều mặt còn tụt hậu và lạc hậu đến mức đáng phải lưu ý.
Nếu không phát triển được thì không khéo sẽ lại mất độc lập dân tộc.
Ngày nay, trong thời hội nhập, cơ hội và thách thức đều lớn ngang nhau, nếu yếu kém kéo dài, thì việc mất độc lập có thể bằng cách khác.
Không có chiến tranh, không phải bằng sự thua trận trong chiến đấu chống xâm lược như ngày xưa, nhưng chúng ta vẫn có thể đánh mất độc lập ngay trong hòa bình.
Độc lập có thể bị đánh mất ngay trong chính sự cạnh tranh phát triển kinh tế, trong quan hệ làm ăn, buôn bán và dần dần lệ thuộc.
Trước tiên là lệ thuộc về kinh tế rồi sau đó dẫn đến lệ thuộc về chính trị.
Việc mất độc lập trong trường hợp như vậy thì không thể lấy lại bằng sự chiến đấu anh hùng theo cách truyền thống trước đây.
Đối với truyền thống văn hóa giữ nước, thì hôm nay và mai sau vẫn mãi mãi cần học tập cha ông đến cùng.
Học để biết, để tự hào về những giá trị lớn lao của nền văn hóa dân tộc;
Học để có kinh nghiệm, để khôn lớn và trưởng thành, để noi theo và xứng đáng, để tiếp tục giữ nước bền lâu cho muôn đời mai sau.
Nhưng điều đó là chưa đủ, hoàn toàn chưa đủ.
Thời kỳ này, hơn bao giờ hết, chúng ta cần phải học tập một cách nghiêm túc, thật sự cầu thị, tinh hoa của văn hóa nhân loại;
Nhất là phải học tập kinh nghiệm của các quốc gia phát triển, tức là không ngừng bổ sung vào văn hóa dân tộc những giá trị về văn hóa phát triển.
Chính điều này sẽ bổ khuyết cho phần yếu kém của văn hóa Việt Nam, để trên cơ sở đó mà thực hiện một cuộc cải cách căn bản và toàn diện nhằm phát triển đất nước và dân tộc.
Biết khiêm tốn học tập người khác là con đường để trưởng thành, và cũng là biểu hiện bắt đầu của một sự trưởng thành.
Phải phát triển! Đó là yêu cầu lớn nhất, quan trọng nhất, là mệnh lệnh của cuộc sống.
Muốn tránh nguy cơ mất nước, muốn giữ vững lâu dài nền độc lập dân tộc, muốn xứng đáng với truyền thống giữ nước vẻ vang của cha ông;
Muốn cải thiện đời sống nhân dân và xây dựng một xã hội tốt đẹp…thì đất nước và dân tộc này phải phát triển.
Nếu không phát triển được thì mọi lý tưởng dù đẹp đẻ bao nhiêu cũng sẽ chỉ là những mơ ước xa xôi và không bao giờ thành hiện thực.
Trong công cuộc phát triển quốc gia thì sự phát triển của con người, từng con người, những con người, cả một cộng đồng dân tộc, là quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định.
Khi có sự phát triển của con người thì đất nước nhất định sẽ phát triển, vì đất nước như thế này hay thế kia đều là sản phẩm của con người.
Kinh tế hay chính trị đều do con người làm nên, do con người thực hiện.
Và văn hóa là con người, với chữ Người viết hoa. Vậy nên, văn hóa là nền tảng quan trọng nhất của sự phát triển một quốc gia.
Mặt khác, mọi sự phát triển của một quốc gia cuối cùng cũng là để phát triển con người với nhân cách văn hóa.
Cho nên, văn hóa – con người không chỉ là nền tảng, mà còn là mục tiêu chiến lược lớn nhất. Để có một cộng đồng phát triển thì trước nhất cần có một tầng lớp trí thức thật sự trưởng thành, để từ đó lan tỏa ra.
Giáo dục đại học và trách nhiệm đào tạo ra đội ngũ trí thức tự do và trách nhiệm
Giáo dục đại học có nhiệm vụ quan trọng nhất là góp phần trực tiếp tạo ra tầng lớp trí thức ấy.
Họ là những con người có trách nhiệm cao với đất nước và cộng đồng dân tộc, có tầm rộng và chiều sâu về văn hóa;
Họ là những con người thật sự tự do, trong xã hội và với chính mình, có tự do tư tưởng và tư duy độc lập, có bản lĩnh để bảo vệ các chân lý khoa học.
Đất nước thật sự cần những con người như vậy, chứ không phải những con người chỉ biết nói theo, dựa dẫm, không có chính kiến, luôn thực dụng, đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích của cộng đồng quốc gia.
Để có thể tạo ra những người trí thức chân chính và đẳng cấp ấy, nhất thiết cần có một nền đại học có tính tự chủ cao.
Quan trọng nhất là tự chủ về chương trình, và thực hiện tự do học thuật, với một đội ngũ giảng viên giỏi.
Tự chủ đại học, tự do học thuật, tự do tư tưởng và tự do ngôn luận là bộ phận hợp thành quan trọng bậc nhất của công cuộc đổi mới căn bản, không chỉ riêng đối với nền giáo dục quốc gia, mà còn đối với tất cả các lĩnh vực khác của đời sống xã hội nói chung.
Đất nước ta rất cần phải đổi mới đồng bộ và căn bản như vậy.
Tất nhiên chúng ta hiểu đó là sự tự do trong tất yếu, tự do gắn với trách nhiệm xã hội, trách nhiệm đối với cộng đồng.
Đồng thời cần có một phương pháp đào tạo đúng, giúp cho người học phát triển được tối đa năng lực của chính mình.
Trong nền đại học ấy, sinh viên là những con người có tinh thần tự học rất cao, biết tư duy độc lập và tự đào tạo mình trong môi trường học tập hiện có.
Lâu nay, tại Việt Nam, và trên thế giới cũng vậy, các trí thức lớn chủ yếu nhờ tự học mà thành, họ chủ động tự tạo ra mình, chứ không phải nhà trường nặn ra được họ.
Còn nhà trường là môi trường hết sức quan trọng, nơi tạo mọi điều kiện cần thiết và các thầy cô giáo là những người hướng dẫn phương pháp tự học.
Chứ thày cô không phải là những người cung cấp đầy đủ tất cả kiến thức có sẵn theo cách áp đặt một chiều.
Thầy cô giáo là người bạn lớn, đồng hành cùng học sinh trong quá trình đi tìm chân lý;
Thầy cô là người giúp đỡ về phương pháp tiếp cận để học sinh có thể vượt thầy, vượt sách, chứ không phải là những người nắm giữ độc quyền các chân lý để cấp phát cho học trò.
Trường Fulbright là cơ sở đào tạo có điều kiện rất thuận lợi trong quan hệ với các trường đại học lớn của Hoa Kỳ, để có thể thường xuyên trao đổi kinh nghiệm trong công tác đào tạo.
Hoa Kỳ có một nền giáo dục đại học, nhất là sau đại học, có nhiều ưu điểm.
Chúng ta cần hết sức cầu thị để học hỏi và chủ động tiếp thu có chọn lọc được nhiều nhất những kinh nghiệm tốt và phù hợp cho giáo dục của Việt Nam.
Trong chương trình Fulbright trước đây cũng như trong quá trình chuẩn bị và triển khai dự án đại học Fulbright hiện nay, có nhiều nhà khoa học-giáo dục và hoạt động xã hội ở Mỹ đã rất tận tâm, hết lòng góp công sức và trí tuệ cho công việc phát triển giáo dục ở Việt Nam.
Đó là những người bạn lớn, những người bạn tốt. Chúng ta thật sự cảm kích và rất cảm ơn những người bạn chân tình ấy.
Trong quá khứ giữa hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ rất đáng tiếc đã xảy ra một cuộc chiến tranh như mọi người đã biết.
Những năm qua cả hai nước đã cùng nhau xây dựng mối quan hệ hữu nghị, hợp tác ngày càng phát triển với nhiều ý nghĩa chiến lược lâu dài.
Hai dân tộc Việt Nam và Hoa Kỳ đều yêu chuộng độc lập và tự do, đều có tinh thần thượng võ.
Trong lịch sử của mỗi bên đã từng có những trường hợp từ cựu thù trong chiến tranh trước đó đã trở thành bạn lớn, thành đối tác tốt đáng tin cậy của nhau sau chiến tranh.
Tôi nghĩ và tin rằng, mối quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ ngày càng tốt đẹp và bền chặt hơn.
Trường Đại học Fulbright ngoài công việc đào tạo, nghiên cứu khoa học sẽ còn có vai trò quan trọng, góp phần đáng kể tham gia tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp ấy.
Xin chúc các bạn thành công ./.
Thành phố Hồ Chí Minh ngày 30.9.2017.
Tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng
Nguồn: GDVN
----------
Lê Tú Chinh chạy!
https://www.youtube.com/watch?v=IM9CIyXGyJw
-----------
Đôi uyên ương đẹp nhất hôm nay là đôi gì? ...là đôi vịt!
"Vừa rồi trong dịp kỷ niệm 50 năm ngày cưới, vợ chồng tôi được thân nhân bạn bè gởi lời chúc tụng qua thư điện tử, có cả thơ và thiệp với hai chữ “uyên ương”. Thành thật mà nói, hồi nào tới giờ tôi hiểu hai chữ “uyên ương” một cách rất qua loa. Tôi hiểu theo nghĩa bóng, “uyên ương” là vợ chồng; đôi uyên ương là đôi vợ chồng khắng khít. Trước đây tôi cứ tưởng uyên ương theo nghĩa đen là một loài chim đẹp nào đó, như loan phụng, yến oanh chẳng hạn. Bây giờ tôi mới vỡ lẽ ra uyên ương chẳng phải loài chim sang cả nào hết mà là một giống thuộc họ hàng nhà vịt."
Nguồn: Uyên ương (baotreonline)
-----
"Tiền đề thống nhất nhân tâm
Chiến tranh đã chấm dứt từ năm 1975. Đã đến lúc dân tộc phải tiến hành công cuộc hòa giải. Thống nhất đất nước phải là tiền đề cho thống nhất nhân tâm, thống nhất tinh thần dân tộc...
Có như thế dân tộc mới mạnh, mới đoàn kết để chống xâm lược, để giữ gìn giang sơn, đất trời và biển.
Ai cũng vui mừng vì đã đến lúc ta phải gọi cho đúng tên các thực thể dân tộc trong quá khứ.
Việt Nam cộng hòa là một thực thể lịch sử. Thừa nhận chính thể Việt Nam cộng hòa như nó đã tồn tại ta sẽ làm giàu có thêm cho dân tộc vì đã có một nền giáo dục, một nền văn học, pháp chế, kinh tế... mà chúng ta cần nghiên cứu để thừa kế những giá trị và gạt bỏ những khuyết điểm, những yếu kém...
Và trên hết là hòa giải dân tộc, tiếp thêm sức mạnh cho dân tộc trong cuộc cạnh tranh và sống còn trong một thế giới còn nhiều thách thức.
Nhà nghiên cứu Trần Viết Ngạc"Nguồn: Thừa nhận Việt Nam cộng hòa là bước tiến quan trọng (tuoitre)
-----
"Đất nước VN chúng ta hình thành trên cơ sở sự phát triển của ba nền văn hoá tương ứng với ba vương quốc cổ đại là: văn hoá Đông Sơn với vương quốc Âu Lạc, văn hóa Sa Huỳnh với nhà nước Chăm Pa, văn hóa Óc Eo với vương quốc Phù Nam.
Chúng tôi đã tránh được điều mà nhiều nhà sử học trước đây mắc phải là viết lịch sử VN nhưng chủ yếu là lịch sử của người Việt gắn với vương quốc Âu Lạc.
...
Câu chuyện về các chúa Nguyễn và nhà Nguyễn cũng phải đánh giá cho đúng. Chúng ta phải ghi nhận các chúa Nguyễn đã có công tổ chức cho người Việt khai phá vùng đất Nam Bộ bây giờ.
..
- Chính quyền Việt Nam cộng hoà là một thực thể ở miền Nam Việt Nam. Nó tồn tại trong gần 21 năm. Năm 1954 còn có một thể chế nữa gọi là Quốc gia VN. Sau đó đến năm 1955 thì Ngô Đình Diệm mới phế Bảo Đại để làm quốc trưởng, sau đó trưng cầu dân ý, bầu Tổng thống."
Nguồn: Nhìn nhận công lao nhà Mạc và chúa Nguyễn (tuoitre)
--------
"Dòng sông nào cũng có đôi bờ, đôi bờ nào cũng có bên bồi, bên lở. Dẫu lịch sử có biến động, con người có cố tình đắp đập ngăn sông thì dòng sông vẫn chảy.
Liệu có thể tìm thấy trên hành tinh này một dòng sông không có bên lở bên bồi?
Nhạc sĩ Phó Đức Phương trong bài hát “Chảy đi sông ơi” viết: “Sông mấy ngàn năm tuổi, miệt mài chảy mãi không nguôi, chuyện bao đời sông biết cả, mà sao vẫn trẻ mãi, không già”.
Dòng sông trong ca khúc vừa là hình ảnh thực của những “dòng sông Mẹ” đã tạo nên đồng bằng Sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, đó cũng là hình ảnh của dòng sông thời gian, dòng chảy lịch sử đã góp phần hình thành nên nước Việt và dân tộc Việt hôm nay.
Góp phần làm thay đổi hiện trạng suy thoái văn hóa, trì trệ kinh tế của đất nước bằng những tiếng nói chân tình bao giờ cũng khó hơn là đả phá và kích động.
Nhìn vào truyền thống nhân ái, lòng yêu nước của người Việt để tin tưởng, rằng dân tộc này đã kịp nhận ra những sai lầm về làm ăn kinh tế, bảo vệ môi trường, xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo dục thế hệ trẻ,…
Đã nhận được cái giá phải trả cho những quyết định duy ý chí và vì thế chắc chắn sẽ vượt qua khó khăn để xứng đáng với truyền thống dựng nước và giữ nước mà thế giới ngưỡng mộ."Góp phần làm thay đổi hiện trạng suy thoái văn hóa, trì trệ kinh tế của đất nước bằng những tiếng nói chân tình bao giờ cũng khó hơn là đả phá và kích động.
Nhìn vào truyền thống nhân ái, lòng yêu nước của người Việt để tin tưởng, rằng dân tộc này đã kịp nhận ra những sai lầm về làm ăn kinh tế, bảo vệ môi trường, xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo dục thế hệ trẻ,…
Nguồn: Có dòng sông nào không bên lở bên bồi? - Xuân Dương - (GD)
------------
"Monique đã có mặt trong ngày vui đó giữa vòng tay bạn bè. Suốt nửa tháng trở về quê hương Việt Nam, Monique được các bạn cũ đưa đi thăm lại những nơi đã từng nuôi dưỡng mình suốt thuở thiếu niên. Bà luôn khẳng định, hai chị em bà luôn khắc cố ghi tâm Việt Nam là quê hương thứ hai. Nhờ vòng tay đùm bọc yêu thương của Nhân dân Việt Nam, hai bà có được cơ hội trưởng thành vững chãi."
Nguồn: Chuyện về hai Học sinh miền Nam có màu da đặc biệt (ANTG)
---------
"Thẩm mỹ kiểu gì mà cứ sính tên Tây
“Tôi cũng không rõ là thẩm mỹ kiểu gì mà lại cứ sính tên Tây. Quyền lấy nghệ danh là quyền tự do, hiện cũng không có gì áp vào để cấm được. Nhưng nó phản ánh việc những người đó sính ngoại. Mình là người VN, tên VN xịn sao lại không dám dùng mà lại phải mượn một cái gì đó mà không dựa vào tài năng thực sự. Thế bây giờ các vĩ nhân Nguyễn Đình Thi hay Văn Cao mà cũng đổi thành Andrey hết thì buồn cười. Có lẽ phải làm thế nào để các bạn nhận thức lại.
Các phương tiện truyền thông phải nên gọi đúng tên của người ta, nhất là truyền hình. Cứ đúng tên thật mà gọi. Nếu tất cả cùng hợp tác thì nắn được điều đó thôi chứ việc gì phải dùng đến luật pháp. Các bạn ấy chẳng qua muốn dùng tên đó để thu hút sự chú ý của công chúng. Nên nếu truyền thông không cho tên đó xuất hiện thì chả cần luật pháp”.
(Thứ trưởng Bộ VH-TT-DL Vương Duy Biên)"
Nguồn: Rộ mốt nghệ sĩ Việt mang tên 'ngoại' (TN)
-----------
Cao Huy Thuần
DIỄN TỪ
Kính thưa Bà Chủ Tịch và Hội Đồng Giải thưởng Văn Hóa Phan Châu Trinh,
Kính thưa Quý Vị,
Thưa bạn bè, anh chị thân mến,
Tôì rất vinh dự được Quỹ Văn Hóa Phan Châu Trinh trao giải thưởng "Vì sự nghiệp văn hóa và giáo dục" năm 2017. Đây là một bất ngờ đối với tôi, vì vinh dự này quá lớn đối với việc làm quá nhỏ của tôi. Tôi lại là người ở xa, luôn luôn có mặc cảm vui buồn không được trực tiếp cùng chia, ấm lạnh không được trực tiếp cùng cảm với bạn bè anh em trong nước: thiếu sự sống trực tiếp ấy, hai chữ "sự nghiệp" không khỏi làm tôi áy náy. Tôi đành nghĩ: khi trao giải thưởng này cho người ở xa, các anh chị trong Hội Đồng muốn nói rằng văn hóa là văn hóa, văn hóa Việt Nam là văn hóa Việt Nam, không có văn hóa Việt kiều, cũng như không có quốc tịch Việt kiều.
Có lẽ câu nói vừa rồi của tôi là một cân nói đùa để che giấu cảm động. Nhưng quả thực, đó là một câu nói tâm tình, bởi vì có khi người ở xa cảm thấy mình là Việt Nam hơn lúc ở gần. Ở gần thì ai cũng giống ai. Ở xa thì thường xuyên thấy mình khác với xung quanh. Chính cái khác đó tạo ra cái mà ta gọi là bản sắc, bản sắc văn hóa, bản sắc dân tộc. Người ở xa không phải chỉ tha thiết với bản sắc như một khái niệm trừu tượng. Người ở xa thấy mình ăn, mặc, thương, ghét, nói, cười với cái bản sắc ấy cụ thể như cái bóng đi theo cái hình.
Tôi biết tôi động đến một khái niệm khó định nghĩa. Có người nói đó là một khái niệm không khoa học. Có người nói đó là một khái niệm ý thức hệ. Tuy vậy, có ai dám nói rằng không có bản sắc? Có ai không tự đặt ra cho mình câu hỏi đầu tiên: "tôi là ai?" Câu hỏi đặt ra là vì có "tôi" và có "người khác". Không có "người khác" thì không có "tôi". Rồi tôi lại tự hỏi: tôi là tôi vì tôi nhìn tôi như thế, hay tôi là tôi vì như thế người khác nhìn tôi? Nếu tôi nhìn tôi qua cái nhìn của người khác, phải chăng có người khác giữa tôi với tôi? Câu hỏi ấy chảy máu trong lòng người ở xa. Tôi xa tôi rồi chăng?
Câu hỏi ấy cũng cần chảy máu trong lòng một dân tộc khi dân tộc ấy vọng ngoại. Khi dân tộc ấy không còn thấy cần thiết phải đặt ra câu hỏi "tôi là ai?". Khi dân tộc ấy không biết mình là khác. Khi dân tộc ấy nhập nhằng giữa tôi và người. Tôi khác anh: bản sắc bắt đầu tự định nghĩa với khẳng định quyết liệt ấy. Với chữ "khác". Khác! Như một tiếng quát. Quát vào mặt kẻ nào muốn đồng hóa. Như một tiếng sấm. Sấm trong lịch sử. Nổ trong Bình Ngô Đại Cáo:
Như nước Đại Việt ta từ trướcVốn xưng nền văn hiến đã lâu
Nước non bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Cái gì là cốt lõi trong cái "khác" đó? Văn hiến. Văn hóa. Và cái gì là cốt lõi trong văn hóa? Phong tục. Anh đừng đem Khổng Mạnh ra để nói với tôi rằng tôi giống hệt anh, tôi là con đẻ của anh. Anh cũng đừng đem chữ viết ra để nói rằng tôi nhân chi sơ là sờ vú anh. Văn hóa của tôi không phải là văn hóa của anh bởi vì phong tục của tôi không phải là phong tục của anh. Và thế nào là phong tục? Là cách sống. Văn hóa là cách sống. Là cách ăn cách mặc. Là nước mắm. Là tiếng ru em. Là ca dao. Là lễ hội. Là chùa chiền. Là làng xóm. Là thói quen. Là ký ức chung. Là ý thức tập thể. Là tất cả những gì liên quan đến đời sống của một dân tộc, vật chất cũng như tinh thần. Nói "phong tục" là lấy cái khác nhất của Đại Việt so với chàng kia mà nói, chứ "phong tục" chính là "văn hiến" đã đại cáo ở trên. Và văn hiến ấy, Đại Việt ta đây đã có "từ lâu", nghĩa là đã đi vào lịch sử, nghĩa là đã truyền lại đời này qua đời kia, truyền từ khi nhà ngươi tưởng đã nuốt sống ta trong ngót ngàn năm dằng dặc.
Trên thế giới, không có một nước nào so được với Đại Việt về cái rễ văn hóa sâu thẳm ấy. Châu Âu muốn so với ta? Châu Mỹ muốn so với ta? Có nước nào trong các bạn đẻ ra được, duy trì được, củng cố được, truyền thừa được, ấp ủ được một cái trứng văn hóa trong suốt ngàn năm đồng hóa trước khi có bờ cõi? Bản sắc là cái gì nếu không phải là cái trứng kỳ lạ ấy? Cho đến thế kỷ 18, các bạn ở châu Âu mới thấy xuất hiện cái tư tưởng rằng văn hóa là cái "tinh yếu" ("essence") dính chặt vào một dân tộc, và từ đó mỗi dân tộc có một "thần khí" ("génie") riêng biệt, khác với các dân tộc khác. Nhưng lúc đó các bạn đã có bờ cõi, đã thành lập xong cái mà lịch sử gọi là Etat-Nation, dân tộc nào có Nhà nước ấy. Trong bờ cõi đã phân chia ranh giới địa dư, các bạn mới xây dựng dân tộc văn hóa song song với dân tộc chính trị. "Dân tộc nào có bờ cõi ấy" và "dân tộc nào có văn hóa ấy", hai tư tưởng đó củng cố lẫn nhau. Nghĩa là lúc đó các bạn chưa có một văn hóa dân tộc, các bạn phải lần hồi xây dựng văn hóa đó, khác với Đại Việt đã có cái trứng văn hóa từ lâu trước khi nở ra thành rồng Thăng Long. Cho nên chúng tôi không phải đợi cho đến thế kỷ 18, 19 mới quan niệm, như các tư tưởng gia ở Đức, văn hóa là cái "hồn" của mỗi dân tộc, là "Volksgeist". Định nghĩa chính xác cái "hồn" ấy là gì, đúng là khó. Nhưng khó, không có nghĩa là phủ nhận cái "hồn". Bởi vì không có hai dân tộc nào cùng có một văn hóa giống hệt nhau. Nếu có tình trạng đó thì cả hai chỉ có thể hợp thành một dân tộc. Vì vậy, vì mỗi văn hóa có một sắc thái đặc biệt, văn hóa quyết định bản sắc của mỗi dân tộc. "Tát cạn văn hóa ra khỏi một dân tộc - nghĩa là tát cạn ký ức và sắc thái độc đáo ra khỏi dân tộc đó - tức là giết chết dân tộc đó". Tôi mượn câu nói ấy của Milan Kundera.
Với cái "hồn" ấy, tôi hiện hữu, tôi là tôi. Tôi nhận máu huyết từ trong đó. Tôi thở với hơi thở ấy. Nhưng cái đầu của tôi dạy rằng văn hóa là một khái niệm động, vừa như thế, vừa bìến chuyển với thời gian. Không văn hóa nào sống biệt lập, tách biệt với các văn hóa khác. Chung đụng, tiếp xúc với nhau, các nền văn hóa ảnh hưởng lên nhau, mỗi cái "tôi" của văn hóa này phải vừa canh chừng để đừng bị "cái khác" làm biến chất, lại vừa bị quyến rũ bởi "cái khác" khi nhận ra "cái khác" có những ưu điểm mà mình không có, cái "tôi" của mình có những nhược điểm mà mình cứ gối đầu lên ngủ, bất kể nhục vinh. Và như vậy, tôi vừa là con cháu của Nguyễn Trãi, vừa là con cháu của Phan Châu Trinh. Của Phan Châu Trinh khi Tây Hồ rơi vào thân phận Việt kiều, làm "người Việt ở nước ngoài". Nhưng chính nhờ ở nước ngoài mà ông chạm mắt vào "cái khác" và ông thấy cái nô lệ nằm ngay trong văn hóa. Tôi mượn một câu của anh Vĩnh Sính, người bạn học giả mà tác phẩm từng được giải Phan Châu Trinh: "So với những trí thức cùng thời, kể cả Phan Bội Châu, tinh thần yêu nước của Phan Châu Trinh có điểm nổi bật là rất bén nhạy về điều hay cái lạ ở nước ngoài cũng như về những nhược điểm về văn hóa và xã hội mà con người Việt Nam cần khắc phục". Từ đó mà bật ra phương châm "dân khí", "dân trí". Và dân chủ. Và dân chủ. Phan Châu Trinh là sĩ phu đầu tiên hô hào dân quyền. Huỳnh Thúc Kháng nói thế. Anh Vĩnh Sính tiếp theo: "Bởi vậy, khi đọc lại những lời Tây Hồ viết vào đầu thế kỷ trước, ta vẫn nghe sang sảng tựa hồ như tiên sinh đang đăng đàn diễn thuyết đâu đây".
Tôi đang nghe sang sảng bên tai những Lư Thoa, những Mạnh Đức Tư Cưu, những Vạn Lý Tinh Pháp, những Khai Sáng Thế Kỷ, những Tuyên Ngôn Nhân Quyền. những tư tưởng mới làm choáng ngợp cái đầu rạng đông của Phan Tây Hồ. Chỉ giới hạn trong quan niệm về dân tộc mà tôi đang nói đây, tôi nghe sang sảng, như tiên sinh đã nghe, định nghĩa bất hủ của Renan, trong đó vừa có Nguyễn Trãi của tôi, vừa có Phan Châu Trinh của thời đại mới, vừa có quá khứ vừa có hiện tại, vừa có Herder của Lãng Mạn Đức, vừa có Rousseau của "Khế ước xã hội":
"Dân tộc là một linh hồn, một nguyên tắc tâm linh. Hai yếu tố, thật ra chỉ là một, tạo nên linh hồn ấy, nguyên tắc ấy. Yếu tố thứ nhất nằm trong quá khứ, yếu tố thứ hai nằm trong hiện tại. Yếu tố thứ nhất là cùng có chung một gia tài kỷ niệm phong phú, yếu tố thứ hai là sự thỏa thuận hiện tại, ý muốn cùng sống, hoài bão cùng tiếp tục khai triển gia tài chung đã nhận. Con người không tự nhiên mà thành người. Một dân tộc, cũng như một cá nhân, là thành quả của một quá khứ lâu dài làm bằng nỗ lực, bằng hy sinh, bằng tận tụy. Thờ kính tổ tiên là chính đáng hơn tất cả; chính tổ tiên làm chúng ta thành ra chúng ta. Một quá khứ anh hùng, những vĩ nhân, vinh quang, đó là cái vốn xã hội trên đó ta tạo dựng một ý tưởng dân tộc. Cùng có những vinh quang chung trong quá khứ, một ý chí chung trong hiện tại, đã cùng nhau làm nên những công việc to lớn, vẫn còn muốn làm như thế nữa: đó là những điều kiện thiết yếu để là một dân tộc. Hy sinh đã làm càng cao, khổ sở đã chịu càng lớn, thương yêu càng nhiều. Ta thương cái nhà mà ta đã xây và đã truyền lại. "Ta bây giờ là hình ảnh của cha ông ngày trước; ta ngày mai sẽ là hình ảnh của cha ông ngày nay", câu hát đó của dân Sparte ngày xưa đơn giản như thế nhưng tóm tắt được thế nào là tổ quốc".
Và đây là hiện tại được nhấn mạnh. Hiện tại mà Phan Châu Trinh hoài bão qua hai chữ "dân quyền":
" Như vậy, một dân tộc có một quá khứ, nhưng tóm gọn trong hiện tại bằng một sự việc cụ thể: thỏa thuận, ý muốn tiếp tục cùng sống chung được biểu lộ rõ ràng. Dân tộc là một cuộc bỏ phiếu hồ hởi hằng ngày".
"Một cuộc bỏ phiếu hồ hỡi hằng ngày". "Un plébiscite de chaque jour": lịch sử nước Pháp ghi khắc câu nói ấy. Lịch sử của các nước tiến bộ văn minh cũng ghi khắc câu nói ấy. Bởi vì câu nói ấy chứa đựng tất cả tinh túy của một văn hóa, một văn minh không riêng của một dân tộc nào mà chung cho cả mọi dân tộc. Vì câu nói ấy, vì tinh túy trong ý nghĩa của nó, mà Phan Châu Trinh khác Phan Bội Châu. Đất nước độc lập, không phải chỉ đuổi lũ cướp nước là xong. Phải đuổi cái nô lệ ra khỏi cái đầu. Bạo lực có thể đạp đổ bạo lực. Nhưng bạo lực nào cũng có khuynh hướng thay thế bạo lực cũ để thống trị bằng cách nô lệ hóa cái đầu. Phan Châu Trinh đã đi trước thời đại bằng lời lẽ thống thiết kêu gọi phải thắp sáng cái đầu của người dân. Bởi vì thời độc trị của vua chúa đã qua rồi. Cái nguyên tắc mà Renan gọi là "tâm linh" ("spirituel") không có gì là siêu hình cả, trái lại rất cụ thể. Đó là người dân. Mỗi người dân. Mọi người dân. Mỗi người dân nắm vận mệnh của mình và của dân tộc mình. Bằng thỏa thuận. Như thỏa thuận khi ký một hợp đồng. Dân tộc là linh thiêng, bởi vì trong lòng mỗi người dân đều có cái "hồn" của tổ tiên, nhưng dân tộc chỉ trường tồn trong hiện tại, trong tương lai, khi chính người dân, chứ không phải một ai khác trên cao xanh, cùng nhau thỏa thuận về vận mệnh của đất nước. Sự thỏa thuận ấy, tất nhiên biểu lộ bằng lá phiếu, và lá phiếu chỉ là lá phiếu khi trung thực. Không có trung thực thì không có thỏa thuận. Nhưng chữ "plébiscite" của Renan không có nghĩa tầm thường của một cuộc trưng cầu dân ý. Bởi vì trưng cầu dân ý cụ thể là con số: 51%, 65%, 70%, vân vân. "Plébiscite", trong cái nghĩa của Renan, không phải đo bằng con số. Đo trong lòng người, người dân nào cũng biết đo và đo rất chính xác, trung thực. Siêu hình chăng? Cam đoan không. Cứ hỏi mỗi người Việt Nam có biết đo không, câu trả lời sẽ rất giản dị. Đừng dối nhau làm gì, có thời chúng ta đã từng nghe: cái cột đèn cũng muốn đi. Và bây giờ lại nghe nói: ai có chút tiền đều một chân trong chân ngoài. Một dân tộc sống với cái đầu hoài nghi, cái chân bỏ phiếu, là một dân tộc đang tự thắp nhang cho mình, làm mồi cho cú vọ. Nếu ai có chút tiền đều muốn đưa con ra ngoài để học rồi để ở lại, thì tim đâu để máu chảy về? Thì đâu còn định nghĩa được tôi là ai? Thì lấy người khác làm mình. Thì đâu là "dân khí"? Cái "hồn" nằm ở đâu?
Ngoại xâm trước mắt đâu phải chỉ lấn đất lấn biển. Nó lấn cái đầu. Cái đầu ấy, ngoại xâm muốn ta giống nó. Nó rất sợ ta khác nó. Nó muốn ta giống nó bằng văn hóa, bằng ý thức hệ. Nó sợ ta khác nó với Phan Châu Trinh. Bởi vì chỉ cần ta định nghĩa ta là Phan Châu Trinh, ta có cái đầu văn hóa mở ra với những chân trời khác, những bình minh khác cùng sáng lên hai chữ "dân quyền", chỉ cần thế thôi, chỉ cần cái đầu văn hóa ấy thôi, vận mệnh của đất nước Việt Nam sẽ đổi khác về mọi mặt, bắt đầu là mặt chiến lược. Vì sao? Vì định nghĩa ai là bạn ai là thù bắt đầu từ đâu nếu không phải là từ anh khác tôi, tôi khác anh của Nguyễn Trãi?
Chỉ cần thế thôi, một bước ấy thôi, dân tộc chờ đợi từ thời Phan Châu Trinh. Chỉ cần một câu trả lời với Renan: Vâng, đúng thế, dân tộc là sự giao thoa của hai thỏa thuận song song: thỏa thuận giữa người dân với nhau cùng sống cùng chết trên cùng mảnh đất của tổ tiên; thỏa thuận giữa người dân với chính quyền để cùng nhau đảm đương việc nước. Một bước. Cả vận mệnh nằm trong một bước. Bước đi! Cái "tôi" của ngày nay, cái "ta" kiêu hùng, cả tổ tiên nằm trong môt bước.
Thưa Quý Vị,
Bạn bè anh chị thân mến,
Trong tâm tình trên đây của tôi về dân tộc, tôi xin được kết thúc, rất ngắn, với chút tâm tình về đạo Phật của tôi, vì hai tâm tình chỉ là một, hòa quyện vào nhau trong toàn bộ chữ viết của tôi. Có lần trả lời cho báo Lao Động, tôi nói: tất cả những gì tôi viết đều là thư tình, tình thư tôi gửi về quê hương, dù khi nói về đời, dù khi nói về đạo. Có một con chim bị đâm gai, nằm chảy máu dưới một bông hoa trắng, và hoa trắng đã thành hoa hồng. Đó là hoa hồng tôi hiến tặng cho đất nước của tôi từ xa.
Dân tộc tôi, nếu muốn định nghĩa về bản sắc của mình, không thể không nói đến đạo Phật. Vì đạo Phật thiết yếu như vậy cho sự sống còn văn hóa của dân tộc tôi, nếu chùa chiền biến chất trong một hiện tại đầy hoài nghi về văn hóa và giáo dục này, nếu đạo Phật cũng héo hon theo, thì cái hồn của quá khứ cũng tủi, mà hiện tại cũng bơ vơ bản sắc. Như một con én không để mất mùa xuân, tôi không muốn thấy đạo Phật của dân tộc tôi bị lão hóa với thời đại kim tiền, tôi muốn đạo Phật của tôi vẫn là nhựa sống của tuổi trẻ, của các bậc cha mẹ, của mọi gia đình. Nhựa ấy muôn đời vẫn thế, vẫn còn đấy, nhưng để làm cho nó chảy trong cành tươi, con chim nhỏ bị gai đâm chỉ còn biết chảy máu theo mà thôi, trong chữ viết.
Trung thành với đạo Phật của tôi, trung thành với dân tộc của tôi, tất cả những gì tôi viết, dù là nước mắm, dù là tương chao, dù là văn hóa, dù là giáo dục, đều nhắm đến một lý tưởng, lý tưởng của Phan Châu Trinh: Tiến Bộ. Đừng tưởng đạo Phật không cần tiến bộ. Không tiến bộ thì xa lìa đời sống. Còn dân tộc, khỏi nói, không tiến bộ thì thế giới đạp lên xác pháo. Nhưng đạo Phật biết một cái rất quý nói trong kinh Pháp Hoa: một viên ngọc giấu trong áo cũ. Áo cũ phải thay, viên ngọc vẫn giữ. Dân tộc của tôi, nghẹn ngào mà nói, có ngọc quý mà không giữ, lấy cuội của người làm ngọc của mình, gắn lên vương miện.
Thôi, tôi xin kết luận thôi. Tôi định nghĩa thế nào đây về tôi? Tôi là ai? Dân tộc tôi là ai? Là gì? Là thế nào? Nếu không định nghĩa được bằng khẳng định, thôi thì ta tạm định nghĩa bằng phủ định: Tôi không phải như thế này, tôi đáng lẽ phải là thế khác. Dân tộc tôi xứng đáng hơn thế này. Dân tộc tôi chưa xứng đáng với tổ tiên.
Vô cùng cám ơn Quý Vị.
Cao Huy Thuần
-----------Nguồn: lấy từ trang của bác THD
"Quảng nam hay cãi, Quảng ngãi hay co, Bình Định hay lo, Phú Yên hưởng trọn"
"Không ít lần tôi nghe một câu vè truyền miệng của những người vùng Nam – Ngãi – Bình – Phú (Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên): “Quảng Nam hay cãi, Quảng Ngãi hay co, Bình Định hay lo, Phú Yên hưởng trọn” (có bản khác là “Thừa Thiên ních hết” nhưng tôi cho rằng câu vè này nói về 4 tỉnh liền kề và có hoàn cảnh lịch sử tương tự nhau thì có lý hơn).
Nhìn từ lịch sử văn hóa của vùng đất Nam – Ngãi – Bình – Phú tôi hiểu câu nói trên như sau: Người vùng Quảng Nam, Quảng Ngãi hay cãi lý, đôi co không ai chịu ai, có lẽ bắt nguồn từ việc nơi này là “địa đầu” của quá trình tiếp xúc giữa người Chăm và người Việt từ khoảng thế kỷ 15, cũng là nơi vua quan nhà Lê để lại nhiều binh lính và gia đình sau những lần Nam tiến… Buổi đầu “cộng sinh” khi mà ngôn ngữ, văn hóa, lối sống Chăm - Việt còn nhiều khác biệt nên nảy sinh sự tranh luận, giải thích, thậm chí áp đặt lẫn nhau. Lâu dần trở thành “cá tính” cương cường, không dễ chấp nhận, khuất phục… Người vùng Bình Định “thất thế” từ sau khi vua Lê Thánh Tông san bằng kinh thành Đồ Bàn vào năm 1471, rồi từ thế kỷ 19 thời Nguyễn lại phải chịu một “định kiến” là quê hương của nhà Tây Sơn nên thường phải lo lắng cho hiện tại và tương lai (hay phải lo lót để được yên thân?). Họ phải thu mình lại nhằm tránh mọi sự thóc mách nghi ngờ, lối sống ấy lâu dần trở thành thói quen luôn “thủ thế”. Tuy dân Bình Ðịnh "hay lo" nhưng không quên thời oanh liệt của Tây Sơn hào kiệt, vì vậy có thể sẽ phản ứng bất ngờ dữ dội khi không thể chịu đựng được mãi sự thua thiệt, bất công. Trong khi đó Phú Yên là vùng tương đối yên bình từ thời Lê đến thời Nguyễn vì những cuộc chiến ác liệt đều xảy ra bên kia đèo Cù Mông. Bên này đèo là miền đồng bằng màu mỡ đất rộng người thưa. Cùng với Quảng Nam, Phú Yên là một trong hai đồng bằng lớn ở miền Trung, tránh được chiến trường chính của binh đao trong thời gian dài nên đời sống khoan hòa, “hưởng trọn” những thuận lợi, thoải mái."
Nguồn: Ngoài cửa sông là biển - Nguyễn Thị Hậu (THD)
------------
Thế nhưng một số giáo viên đã bắt học sinh phải phát âm "Gia Lâm" như "Dja Lâm", phải rung lưỡi khi nói "cái rổ". Tương tự như vậy, việc người Việt một số địa phương không phân biệt "l" với "n" cũng không phải là nói sai, hay nói ngọng.
Họ chỉ nói sai so với thứ tiếng Việt của một vùng khác, chẳng hạn tiếng Việt ở Hà Nội, mà vì những lý do - chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa - khác nhau được coi là tiếng Việt "chuẩn" mà thôi. (Xin lưu ý rằng người Hàn Quốc cũng thường không phân biệt "r" với "l", và người dân nhiều vùng ở miền Nam Trung Quốc cũng không phân biệt "l" với "n").
...
Ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng - đó là ba bộ phận của hệ thống ngôn ngữ, ba trung tâm có tổ chức của các phạm trù ngôn ngữ học - đã hình thành trong dòng kênh của hai nhiệm vụ của ngôn ngữ học - heuristic (khám phá, luận giải) và sư phạm".
...
Trước hết, đó là học tiếng Việt chuẩn hóa. Mặc dù tiếng nói ở mọi vùng đều đúng, nhưng vì các lý do văn hóa - xã hội khác nhau, ở mỗi quốc gia người ta thường chọn (đôi khi thông qua một chính sách ngôn ngữ mang tính cưỡng bức) một phương ngữ cụ thể như là thứ tiếng "chuẩn".
...
Thứ hai, đó là học tiếng Việt viết. Tiếng Việt viết có những quy tắc riêng của nó. Nói rộng ra, ngôn ngữ viết có những quy tắc riêng so với ngôn ngữ nói. Vật liệu chuyên chở ngôn ngữ viết không phải là âm, mà là chữ, mặc dù những hệ thống chữ viết biểu âm (như chữ Pháp, chữ Nga, chữ Hàn Quốc, hay chữ Quốc ngữ của chúng ta) xuất phát từ việc ghi âm.
...
Thứ ba, đó là học tiếng Việt chuyên ngành. Ngôn ngữ trong mỗi lĩnh vực đều có đặc điểm riêng, với các thuật ngữ riêng và lối biểu đạt ít nhiều chuyên biệt. Chẳng cần phải là nhà ngôn ngữ học, chúng ta cũng có thể thấy rằng nghe hay đọc một văn bản chuyên ngành không phải lúc nào cũng là một việc dễ dàng.
Việc giảng dạy ngôn ngữ chuyên ngành, cũng tương tự như việc dạy ngôn ngữ chuẩn hóa, về bản chất là dạy một ngoại ngữ, có mục đích là giúp các em nắm được công cụ ngôn ngữ để học tập và làm việc trong một lĩnh vực nhất định.
Nói bằng các thuật ngữ chuyên môn, đó là dạy "Tiếng Việt học thuật" và "Tiếng Việt chuyên ngành". Những điều này nghe có vẻ lạ tai, nhưng đó là một yêu cầu thực tế: việc dạy tiếng Việt chuyên ngành chẳng khác gì việc dạy tiếng Anh chuyên ngành, tiếng Anh cho các mục đích đặc thù (English for Special Purposes), những môn học không hề xa lạ trong nhà trường.
-------------"Truyền thống hiếu học vẫn luôn được khẳng định là tài sản tinh thần to lớn của dân tộc Việt. Nhưng tại sao một dân tộc được xem là hiếu học lại có những vấn đề nảy sinh trong lĩnh vực giáo dục mà các chuyên gia hàng đầu của đất nước đã tốn rất nhiều giấy mực và công sức vẫn chưa có những giải quyết triệt để. Phải chăng, có những hạn chế trong chính truyền thống hiếu học của dân tộc, mà nếu không nhìn nhận thấu đáo để có những quyết sách đúng đắn, thì những chủ trương đổi mới và chấn hưng nền giáo dục khó lòng có kết quả tốt?"
=>
Một số hạn chế liên quan đến:
..Nho giáo..
..Nhà nho..
..Nho học..
Nguồn: Một cách nhìn khác về truyền thống hiếu học (VHNA)
-------------
Hồ Phi Phục viết về Phan Ngọc:
"Nghiên cứu văn hóa Việt Nam, đặc biệt là về mảng nông thôn, ông đã rút ra được cái hồn cốt lâu đời để dẫn đến 7 điều hấp dẫn. Dân làng sinh ra trong quang cảnh nên thơ của làng; con người lao động chân bùn tay lấm, thuần phong mỹ tục, công dung ngôn hạnh; thơ ca và những lời khấn; đồ tế lễ trên bàn thờ gia tiên; hàng thủ công mỹ nghệ riêng có… và rải rác mồ mả, nghĩa địa làng. Ông nói và viết về những vấn đề này bâng quơ nhưng nặng trĩu, đầy ám ảnh. Văn hóa làng đã là sợi dây bền chắc níu kéo sự cố kết mọi người, mọi nhà, mọi họ tộc. Một cuộc đời, nhiều cuộc đời và những cuộc đời vĩnh viễn mất đi, - dù ai đi đâu, về đâu, thì cuối cùng đều nhận ra: chỗ quê hương đẹp hơn cả!"
“đừng nói chết là hết, tấm gương nhân hậu trong thản nhiên lo khắc phục gian lao. Chớ bảo sống là yên, cuộc sống khiêm nhường, ngoài lặng lẽ, chứa đấu tranh quyết liệt…”
"Trên mặt bằng chung, sự lo ngại “Những chân trời không có người bay” dường như được yên tâm hơn, khi có những đôi cánh nghiên cứu độc đáo với cách tiếp cận hiện đại như Phan Ngọc, là rất cần thiết, để góp phần xác lập tầm nhìn văn hóa Việt Nam - một tầm nhìn tự tin, có bệ phóng bản sắc dân tộc vững vàng, tung cánh vào bầu trời hội nhập."
Nguồn: Tản mạn về một nhà văn hóa lớn (VHNA)
------------
Xì dầu (nước tương): của người Trung Quốc
Tương (tương bần): của người miền bắc Việt Nam
Nước mắm: của người miền trung, miền nam Việt Nam
-----
"Xin nói ngay đây là một nhận định sai lầm. Bởi lẽ, ngoài người Việt, thì còn có người Hàn Quốc, người Pháp, người Thụy Điển…cũng biết cách làm ra “nước mắm” và sử dụng “nước mắm” như một thứ thực phẩm."
"Nước mắm chính là linh hồn của ẩm thực Việt, là thứ làm cho ẩm thực Việt khác với ẩm thực của các nước khác, thậm chí, có người còn cho rằng nước mắm là thứ có thể làm biến đổi món ăn của tha nhân thành món ăn Việt: “…bất cứ món ăn nào của Trung Hoa hoặc Pháp có sự góp mặt của nước mắm trongđó, đã trở thành món ăn Việt Nam. Giá trị của nước mắm vì thế trở nên độc nhất vô nhị trong nghệ thuậtẩm thực nói riêng, trong sức sống mạnh mẽ của văn hóa Việt Nam nói chung”"
“Ăn thật mặn là sở thích của đông đảo người Quảng mà cũng là nhược điểm khiến người Quảng từng mang tiếng “chặt to kho mặn”trong kỹ thuật/nghệ thuật nêm nếm/nấu nướng. Tiêu biểu cho sở thíchăn thật mặn của người Quảng là cách ăn nước mắm không pha thêm bất cứ thứ gì có thể làm nước mắm nhạt đi/bớt mặn đi như chanh, đường…”.
"Vậy thì, nước mắm không chỉ là món ăn, là gia vị của người Việt; nước mắm còn là một phần của lịch sử, của văn hóa Việt nữa đấy."
Nguồn: Nước mắm trong lịch sử và văn hóa Việt Nam (VHNA)
-----------
"Và để chống lại việc người Mỹ nhìn người châu Á bằng con mắt khái quát và đầy sai lệch như thế, Viet Thanh Nguyen đã chọn cách buộc họ phải tìm hiểu về văn hoá Việt Nam qua The Sympathizer. Trong toàn bộ quyển sách, những từ tiếng Việt như phở, Tết... được viết nguyên văn (chỉ bỏ dấu) mà không hề có một sự giải thích hoặc chú thích về ý nghĩa của những từ này."
...
"Viet Thanh Nguyen đã trao gửi vào từng trang sách của mình một tình yêu khắc khoải dành cho đất nước Việt Nam.
Những đoạn văn miêu tả về làng quê Việt của anh sống động đến nỗi người đọc có thể cảm thấy hương vị cà phê sữa đá trên môi, nghe tiếng ‘anh ơi’ thổn thức trong lồng ngực, nghe lúa vừa được gặt phả hương thơm vào da thịt, và cảm nhận được vị ngọt ngào của quả xoài chín vừa rơi xuống lòng bàn tay."
Nguồn:BBC
-------------"...Không thể đòi hỏi hay cho rằng, bất cứ ai yêu thích môn học lịch sử đều trở thành “nhà sử học”, bởi vì để trở thành người nghiên cứu khoa học thì đòi hỏi cần có một số tố chất, cá tính phù hợp. Vì vậy, sau khi tốt nghiệp phổ thông các em có thể không theo học ngành sử ở đại học nhưng tình yêu và kiến thức lịch sử giúp các em có thái độ và phương pháp đúng đắn trong việc nhìn nhận, đánh giá các hiện tượng xã hội trong quá khứ cũng như hiện nay. Mặt khác, lịch sử là một dòng chảy quan trọng của văn hóa Việt Nam, thông qua những nhân vật, sự kiện lịch sử truyền thống văn hóa dân tộc sẽ trở thành hành trang không thể thiếu được trong quá trình các em trưởng thành.
Kinh nghiệm và bài học của nhiều quốc gia đã cho thấy, việc gìn giữ và bảo vệ những truyền thống lịch sử - văn hóa dân tộc là một trong những cơ sở, nền tảng quan trọng nhất cho quốc gia phát triển bền vững."
Nguồn: Cùng con học sử - tác giả: Nguyễn Thị Hậu/TBKTSG
-------------
Người Việt rầm rộ làm giàu từ nhiều năm nay, tập bỏ quên mọi thứ khác chung quanh mình, mà tưởng chừng miếng cơm manh áo no đủ sẽ giải quyết tất cả, nhưng mọi thứ lại không phải như vậy.
Chưa bao giờ người Việt ào ạt in và ngấu nghiến đọc những công thức dạy làm giàu, dạy thành đạt như bây giờ. Thậm chí liều thuốc cường dương dựng đứng giấc mơ thành đạt của Mã Vân (Jack Ma) cũng được nhắc đi nhắc lại như một kim chỉ nam “quá 35 tuổi mà còn nghèo là tại bạn”. Thế nhưng những phong trào uống, chích các loại thuốc như vậy không hề có việc ghi chú chống chỉ định rằng việc thành đạt nóng, phải giàu có cho bằng được đôi khi cũng tạo ra loại ác thú núp kín sau bộ mặt niềm nở với đồng loại của mình.
Rất nhiều người trẻ ở Việt Nam muốn nhanh giàu có, nên đã bơm hoá chất vào heo gà và rau xanh, hoặc trở thành những kẻ cướp máu lạnh. Tệ hơn nữa là những kẻ luồn lách và làm giàu bằng gian lận và tham nhũng tiền thuế của nhân dân. Làm giàu và khoe giàu đã trở thành một tín chỉ quan trọng để vuơn lên, leo vào một chuồng trại khác trong xã hội Việt Nam hôm nay. Già hay trẻ cũng vậy! Sự tôn thờ vật chất đã có rất nhiều ví dụ đau lòng như con giết cha mẹ để lấy nhà, lấy đất cho đời thụ hưởng.
Nguồn: Người Việt cố giàu lên, để làm gì?/TuanKhanhBlog
-------------
Sơ lược định nghĩa văn hóa của Unesco: "Văn hóa là toàn thể những nét riêng biệt, về tâm linh cũng như về vật chất, trí thức cũng như tình cảm, tạo thành đặc tính của một xã hội, bao gồm không những nghệ thuật và văn chương mà còn có cả cách sống, những quyền căn bản của con người, những hệ thống giá trị, những tập quán và tín ngưỡng" (trang 166, Chuyện trò, Cao Huy Thuần, NXB Trẻ, 2013)
-------------
"“Nhà Trần Văn Khê, Thư viện Trần Văn Khê” – những địa chỉ văn hoá ấy, nghĩ cho cùng, đâu phải là điều quá khó để tiếp tục thực hiện. Đất nước mình còn biết bao những con người mà tài năng và sự nghiệp quý giá của họ thực sự là tài sản tinh thần vô hình và vô giá đang lặng lẽ làm nên niềm tự hào cho đất nước. Chậm nghĩ, chậm thực hiện các địa chỉ văn hoá ấy khi năm tháng cứ vùn vụt trôi qua là chúng ta đang tự mình đánh mất những cơ hội có được các giá trị tinh thần cần lưu giữ cho các thế hệ kế tiếp."
Nghĩ từ thư viện Trần Văn Khê/nguoidothi
------------
"Trong thời đại thông tin, quyền lựa chọn là của công chúng, giữa một bên là thú vui từ một bộ phim, một tác phẩm, một game, show của nước ngoài lồng ghép hình ảnh sai lạc về lịch sử của đất nước với một bên là lòng yêu Tổ quốc Việt Nam và sự thật lịch sử.
"“Nhà Trần Văn Khê, Thư viện Trần Văn Khê” – những địa chỉ văn hoá ấy, nghĩ cho cùng, đâu phải là điều quá khó để tiếp tục thực hiện. Đất nước mình còn biết bao những con người mà tài năng và sự nghiệp quý giá của họ thực sự là tài sản tinh thần vô hình và vô giá đang lặng lẽ làm nên niềm tự hào cho đất nước. Chậm nghĩ, chậm thực hiện các địa chỉ văn hoá ấy khi năm tháng cứ vùn vụt trôi qua là chúng ta đang tự mình đánh mất những cơ hội có được các giá trị tinh thần cần lưu giữ cho các thế hệ kế tiếp."
Nghĩ từ thư viện Trần Văn Khê/nguoidothi
------------
"Trong thời đại thông tin, quyền lựa chọn là của công chúng, giữa một bên là thú vui từ một bộ phim, một tác phẩm, một game, show của nước ngoài lồng ghép hình ảnh sai lạc về lịch sử của đất nước với một bên là lòng yêu Tổ quốc Việt Nam và sự thật lịch sử.
Sau Đạo Mộ bút ký, sẽ chẳng có gì ngăn cản một bộ phim về
Trịnh Hòa được bấm máy để tiêm nhiễm cho công chúng lịch sử không thật,
không được kiểm chứng về quản lý Tây Sa, Nam Sa?
Trách nhiệm tìm hiểu lịch sử, bảo vệ sự thật không chỉ thuộc giới
trẻ. Vụ việc đặt ra câu hỏi cho các nhà quản lý, các nhà công tác tư
tưởng, nghệ thuật, các thầy cô giáo... đến bao giờ chúng ta mới có được
những tác phẩm về người thực việc thực của đội Hoàng Sa, Bắc Hải, của
những người con Việt đã ngã xuống ở Hoàng Sa, ở Gạc Ma,
ở các địa danh khác của Tổ quốc, đến bao giờ người Việt mới tự mình
viết sử làm sử, dạy sử để con cháu có đủ kháng thể chống lại những ngoại
lai không lành mạnh, để không còn tình trạng chỉ dựa vào Google, vào
thông tin mạng chưa kiểm chứng và nhớ sử người hơn sử Việt Nam.
Một đất nước hội nhập luôn rộng mở đón nhận những tri thức, những
thành tựu khoa học, văn hóa nghệ thuật tiên tiến của nhân loại nhưng
không thể để văn hóa dân tộc bị hòa tan."
-------------
Tiếng ta lang thang - Trần Chiến
Lang thang từ: Hán -> Nôm -> Hán Nôm -> Pháp -> Quốc Ngữ -> âm Hán -> Nga -> Anh -> gì nữa...đúng là sinh ngữ.
"
- Bình dân hoá. Cách nói, viết không cần chuẩn, cốt hiểu được. Từ mới phát sinh theo những “quy luật” thật vui: “vấn nạn”, “cảnh báo”, “hơi bị hay”... Do tiếng Việt dậy trong trường phổ thông, thậm chí trường báo chí khá nham nhở, nhiều tòa soạn dùng bài sử dụng từ sai, câu không đủ thành phần. Quy tắc viết hoa, phiên âm dường như không có. Nhiều hàng ăn, có lẽ nghĩ đến câu “ăn cơm Tàu”, dựng biển có chữ “quán” sau cùng, thậm chí cả “Dân tộc quán” dù cách ghép từ này chả hề dân tộc. Văn viết là vậy, văn nói – chủ yếu trên truyền hình – lại càng lơ lớ. Lơ lớ nhưng lại là thời thượng.
-Quốc tế hoá. Thời tiếng Tây, người đô thị học nói “phi dê”, “gác đờ bu”, “sếp”. Sang thời nay, câu bị động sử dùng nhiều: “Nàng bị quấy rối tình dục bởi giám đốc”, “hội ăn thịt chó dẫn đầu bởi kẻ vừa trúng mánh...”. Chả biết đến một lúc người ta có nói “mắm tôm dậy mùi bởi chanh” không? “Đến từ” là một cách nói sành điệu thì vừa rối rắm lại rất đáng ngờ về sự chính xác. “A. xếp sau B. trong danh sách phá lưới với 3 bàn ít hơn” thật lơ lớ nhưng rất được ưa dùng. Sắc thái, tiếng vang trong âm nước ngoài thấy rõ trong những “xâu (show) diễn”, “đi toa lét”, “nâu (no) vấn đề”... Lối thoại cộc, ít từ phái sinh kiểu “à ư nhỉ nhé”, có lẽ ảnh hưởng từ văn hoá bình dân Mỹ được dùng nhiều. Và một điều không thể không lan đến tiếng ta là cách xưng hô dân chủ, ít tôn ty, chỉ dùng có vài đại từ nhân xưng của người Âu Mỹ. Có thể vì điều này mà những người của công chúng, khi xuất hiện trước đám đông thường xưng tên, vừa giản tiện vừa không mất khiêm nhường. Cái cách xưng tên này cũng được đã vài lão sáu mươi sử dụng, đã sinh ra hiệu quả hài hước.
- Cá thể hoá. Những tập người khác nhau về tuổi tác, văn hoá, tầm mức kinh tế... có cách “lập ngôn” khác nhau rõ ràng. Rõ nhất là trong câu thoại, diễn ra trong cộng đồng của họ. Văng tục đa phần bị cho là thiếu văn hoá, nhưng nhiều người bảo không thể trộn nó với cách nói tục; “nói” khác với “văng”, có chọn lựa, để thể hiện một nội dung không có cách thể hiện khác. Báo “Người cao tuổi” không “híc híc” như “Hoa học trò”, báo Đảng nghiêm trang, giọng giầu chính luận hơn báo đoàn thể. Cùng một báo, chuyên mục này luôn phải giữ tính định hướng, giáo huấn, trong khi chuyên mục khác cứ phải bông phèng mới xong. Lứa 8X nói khác lứa 9X. Lại có loại “văn” chít chát, nhắn tin, tất nhiên lấy ngắn gọn làm đầu, tỉ như “j” là “gì”, “ko” là “không”, “k” là “nghìn (đồng)”. Có người đặt vấn đề về vai trò “văn mạng”, nhưng cho đến lúc này, những “tác phẩm” đa lên mạng mà đứng lại được đều phải chỉn chu cả về nội dung lẫn nghệ thuật. Còn đâu, do chả ai biên tập, chả phải chịu trách nhiệm nhiều lắm, đa phần mỏng manh trước thử thách trường tồn; nghĩa là giá trị chính của mạng vẫn là ở chỗ “ai đến ai đi cũng được”, nghĩa là còn lâu nó mới trèo được đến vị trí của “văn học giấy”.
Tiếng Việt dễ tiếp nhận các ảnh hưởng, và người Việt cũng hồn nhiên giữa các tiếp biến. Vì thế, rất khó đoán các xu hướng trên phát triển đến đâu. Nhưng chúng ở ngoài ta, ghét hay thích chúng cứ độc lập vận động. Sinh ngữ là vậy, luôn luôn mở, ngọ nguậy đón chào không nghỉ, cái vừa là mới đã có thể thay bằng cái khác. Có lẽ vì thế mà sách, tạp chí, nhất là báo (báo mạng thì “thôi rồi”) không ai có thể chuẩn hoá được việc viết hoa, để nguyên hay phiên âm tiếng nước ngoài... Không ổn định tức là không định hình, thì chuẩn hóa thế nào, dù ai ai cứ gào lên mãi."
Tiếng ta lang thang/VHNA
-------------
"Cộng đồng Hàn ngữ chúng tôi luôn tâm niệm, tiếng Anh đơn thuần chỉ là một công cụ, đúng hơn là một phương tiện cần thiết trong công việc, trong giao dịch, chứ chẳng có liên quan gì đến đẳng cấp hay địa vị của người sử dụng cả. Tiếng Đức, tiếng Pháp cũng vậy!
...một dân tộc chỉ thật sự là nó, một khi người dân của dân tộc đó nói được bằng chính ngôn ngữ dân tộc mình. Thế giới ngày càng phẳng thì ý thức gìn giữ bản sắc dân tộc lại càng trở nên quan trọng. Bởi vậy, người Hàn Quốc dù sinh sống ở đâu, luôn có một tâm cảm chung, đó là hướng về cội rễ; đặc biệt, về ngôn ngữ mẹ đẻ. Mỗi người Hàn chỉ cần phát hiện một phần dù rất nhỏ những giá trị tinh thần của ông cha (như việc nghe tôi nói tiếng Hàn chẳng hạn), cũng được coi là một việc rất tốt để trả nghĩa tổ tiên. Chả thế mà khi phóng chiếu tâm thức dân tộc Việt vào "Truyện Kiều" của đại thi hào Nguyễn Du, học giả Phạm Quỳnh đã nói một câu bất hủ: "Truyện Kiều còn, tiếng ta còn. Tiếng ta còn, nước ta còn", cũng vì một lẽ ấy"
Đầu năm nghĩ đôi điều về tiếng Việt/cand
-------------
Một quan niệm rất sai về tiếng Việt - Hữu Đạt
"Trước năm 1945, do tiếng Việt bị chính quyền thực dân coi rẻ, cho nên khi giành được độc lập rồi nhiều người bị ảnh hưởng nền giáo dục Pháp đã còn cho rằng tiếng Việt không thể giảng dạy ở bậc đại học. Nhưng sự thực là chính quyền cách mạng, sau tháng Tám, tiếng Việt đã được đưa vào giảng dạy ở mọi cấp học. Ngày nay, tiếng Việt không những chỉ được dùng ở bậc đại học mà còn được dùng ở bậc cao hơn để đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ. Tôn vinh tiếng Việt, đưa vị trí của tiếng Việt từ địa vị thứ yếu (bị trị) sang địa vị chính thống, độc tôn chính là ý thức bảo vệ văn hóa, tư duy của người Việt, cái làm nên bản sắc của dân tộc Việt Nam.
Từ trước đến nay, có nhiều bài viết bàn về tiếng Việt, về từ vay mượn tiếng nước ngoài ( nhất là tiếng Hán), về chuẩn đã làm cho ngôn ngữ của ta rối rắm thêm vì: một là họ không hiểu rõ bản chất của ngôn ngữ cũng như qui luật vận hành, tiếp xúc của ngôn ngữ; hai là, có không ít người có nhầm lẫn tai hại là đồng nhất ngôn ngữ với văn tự, hoặc đồng nhất ngôn ngữ với cách phát âm. Những sự nhầm lẫn này dẫn đến nhiều suy lý sai và hiểu không đúng về bản chất cũng như tính năng động của tiếng Việt."
Một quan niệm rất sai về tiếng Việt/VHNA
--------------
Nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo - vừa được trao giải thưởng "Vì dự nghiệp văn hóa giáo dục" của Quỹ văn hóa Phan Chu Trinh lần 9.
Phút 18:39: "...khi mình còn yêu cái văn hóa của mình, nghệ thuật của mình, tiếng nói của mình, thì mình còn là người Việt Nam, mình còn giữ nước được. Còn khi mà mình yêu cái văn hóa của người khác hơn cái văn hóa nghệ thuật của mình, thì tất nhiên mình mất nước..."
Nguồn Youtube
--------------
Tiếng Việt đã từ từ biến dạng - Đào Văn Bình
"
- Tuổi vị thành niên không nói mà lại nói tuổi teen.
- Chích ngừa không nói mà lại nói tiêm vắc xin (vaccine).
- Nhà ăn không chịu nói mà lại nói căng tin (cantine).
- Tìm kiếm khách hàng/chiêu khách không nói mà lại nói marketing.
- Tập họp, biểu tình không nói mà lại nói mít tinh (meeting).
- Quyền Anh không chịu nói mà lại nói boxing.
- Đo ván không chịu nói mà lại nói nốc ao (knock-out).
- Nhạc hội/buổi trình diễn không nói mà lại nói là show.
- Huy hiệu không chịu nói mà lại nói logo.
- Hát một mình/dẫn bóng một mình không nói mà lại nói solo.
...
Sự du nhập những từ nước ngoài vào ngôn ngữ Việt có mặt tích cực là làm
phong phú thêm tiếng Việt, nhưng sử dụng những từ nước ngoài đã có từ
tương đương trong tiếng Việt thì liệu có nên chăng? Đó là kiểu lai
căng, kiểu “ba rọi” khi nói và viết tiếng Việt lại chen vào tiếng Mỹ,
tiếng Pháp… Từ lai căng tới mất gốc - vong bản mấy hồi!"
Tiếng Việt đã từ từ biến dạng/honviet