CN_1_7_Các mô hình tham chiếu



1.7 Các mô hình tham chiếu (reference models)

Như đã biết, hệ thống mạng được xây dựng dựa trên kiến trúc gồm nhiều tầng. Trong đó, mỗi tầng có thể gồm nhiều giao thức.
Muốn truyền dữ liệu từ ứng dụng trên máy này tới ứng dụng trên máy khác, dữ liệu cần phải đi qua các tầng từ cao đến thấp, thông qua quá trình đóng gói.
Mô hình tham chiếu là cơ sở để xây dựng các giao thức.
Trong hệ thống mạng, mỗi tầng sẽ có một chức năng cụ thể, và các giao thức sẽ được xây dựng để thực hiện các chức năng này.
Mô hình tham chiếu sẽ đưa ra chức năng cụ thể của mỗi tầng.
Có hai mô hình tham chiếu phổ biến là: mô hình OSI và mô hình Internet (Internet Reference Model).
Mô hình tham chiếu OSI
Đây là một chuẩn quốc tế, có tính quy tắc, giúp kết nối các hệ thống mạng. Nghĩa là, mọi người, mọi nhà sản xuất, nếu tuân theo những mô tả của mô hình này thì sản phẩm họ tạo ra sẽ có khả năng làm việc và kết nối được với nhau.
OSI là viết tắt của Open Systems Interconnection, tạm dịch “kết nối các hệ thống mở”.
Mô hình này không được sử dụng trong triển khai thực tế.
Mô hình OSI gồm 7 tầng.
Tên tiếng Anh
Tên tiếng Việt
Chức năng
Application
Ứng dụng
Cung cấp môi trường giao giữa người dùng, ứng dụng và hệ thống mạng.
Presentation
Trình bày
Định dạng dữ liệu truyền.
Session
Phiên
Quản lý phiên làm việc.
Transport
Vận chuyển
Cung cấp dịch vụ truyền điểm tới điểm.
Network
Mạng
Gửi các packet giữa các mạng
Data link
Liên kết dữ liệu
Gửi các frame
Physical
Vật lý
Gửi các bit qua môi trường truyền.
Mô hình tham chiếu Internet
Mô hình này được sử dụng nhiều trong triển khai, đặc biệt trong môi trường Internet.
Mô hình gồm 4 tầng, được xây dựng dựa trên những kinh nghiệm và hoạt động thực tế của hệ thống mạng. Vì vậy, nhìn ở một vài góc độ, mô hình này đối lập với mô hình OSI.
Mô hình tham chiếu Internet là kết quả của quá trình tập hợp, tổ chức lại một cách có hệ thống các tài liệu ghi chép trong quá trình xây dựng hệ thống mạng Internet.
So với mô hình OSI, mô hình Internet có ít tầng hơn, tầng Internet thay thế cho tầng Network
Các tầng của mô hình Internet và so sánh với mô hình OSI:
Mô hình Internet
Chức năng
Mô hình OSI
Application
Các chương trình có sử dụng dịch vụ mạng.
Application, Session, Presentation
Transport
Cung cấp dịch vụ truyền điểm tới điểm.
Transport
Internet
Gửi các packet giữa các mạng
Network
Link
Gửi frame.
Physical, Data link
Tầng session và presentation trong mô hình OSI thường được cung cấp bởi các thư viện, nên chúng không được thể hiện rõ trong các giao thức, trong cấu trúc phân tầng của giao thức.
Mô hình tham chiếu chính là một cấu trúc gồm nhiều tầng, trong đó mỗi tầng sẽ mô tả chức năng của tầng và các giao thức thuộc về tầng đó.
Hình sau minh họa một số giao thức phổ biến của mỗi tầng theo mô hình tham chiếu Internet:

Quan sát hình trên, để ý thấy giao thức IP là một điểm nối quan trọng (narrow waist) của Internet, nó kết nối các giao thức tầng trên với các công nghệ truyền dữ liệu ở tầng dưới. Nghĩa là, nếu các ứng dụng, công nghệ, và thiết bị đều có khả năng làm việc với giao thức IP thì chúng sẽ có khả năng gắn kết chung vào một hệ thống và làm việc được với nhau, đặc biệt là kết nối vào hệ thống Internet.
Nguồn gốc của các giao thức
Với mong muốn tạo ra một môi trường cộng tác trong cộng đồng, một số tổ chức đã tạo ra các giao thức làm chuẩn chung để cộng đồng dựa vào đó sản xuất các thiết bị, phát triển các ứng dụng …v.v. Mục đích của các giao thức là giải quyết vấn đề tương thích.
Tên tổ chức
Lĩnh vực hoạt động
Ví dụ
ITU (International Telecommunication Union): Liên minh viễn thông quốc tế
Viễn thông
ADSL (tên khác G.992)
MPEG4(tên khác H.264)
IEEE (Institute of Electrical and Electronics Engineers): Viện kĩ nghệ điện và điện tử
Thông tin
Ethernet (tên khác 802.3)
WiFi (tên khác 802.11)
IETF (Internet Engineering Task Force): Lực lượng quản lý kĩ thuật
Internet
HTTP/1.1 (tên khác RFC 2616)
DNS (tên khác RFC 1034/1035)
W3C (World Wide Web Consortium): Hiệp hội WWW
Web
Chuẩn HTML5
Chuẩn CSS
Đơn vị dữ liệu tại mỗi tầng
Bảng sau liệt kê đơn vị dữ liệu tại mỗi tầng, hay có tên gọi khác là đơn vị dữ liệu giao thức (Protocol Data Unit – PDU):
Tầng
Đơn vị dữ liệu
Application
Message
Transport
Segment
Network
Packet
Link
Frame
Physical
Bit
Chú ý: packet cũng có thể được sử dụng để chỉ một khối dữ liệu bất kì truyền qua mạng.
Thiết bị mạng tại mỗi tầng

Ở hình trên:
  • Repeater hoặc hub làm việc tại tầng Physical, nó không can thiệp vào nội dung của thông tin của các tầng bên trên.
  • Switch hoặc bridge hoạt động tại tầng Link, nó thực hiện việc kết nối và trao đổi thông tin với thiết bị khác theo các giao thức tại tầng Link, thường là các thiết bị đang sử dụng cùng công nghệ.
  • Router hoạt động ở cả hai tầng Network và Link, do vậy nó có khả năng tạo kết nối và trao đổi thông tin với thiết bị khác theo các giao thức khác nhau tại tầng Link (sử dụng khác công nghệ), ví dụ, nó có khả năng kết nối và trao đổi thông tin giữa một thiết bị đang sử dụng giao thức Ethernet với một thiết bị đang sử dụng giao thức 802.11. Nó thực hiện điều này bằng cách sử dụng tầng cao hơn (Network).
  • Proxy hoặc midlebox hoặc gateway hoạt động ở cả 4 tầng (Application, Transport, Network, Link) thực hiện chuyển tiếp thông điệp giữa các thiết bị. Nó không phải là một host.
Chú ý: việc phân tầng trong các mô hình tham chiếu chỉ là những chỉ dẫn (guideline) chứ không hoàn toàn chính xác. Thực tế, trong một tầng có thể có nhiều giao thức cùng làm việc, hoặc có giao thức không thể gán vào một tầng cụ thể.

Câu hỏi tìm hiểu thêm

  1. Tên gọi mô hình tham chiếu TCP/IP <> mô hình tham chiếu Internet?

Tham khảo:

[1] Andrew S. Tanenbaum, David J. Wetherall, Computer Networks 5th edition, 2011
[2] David J. Wetherall, Introduction to Computer Networks, www.coursera.org, 2013
--------------------
2013/8/13