Thượng đế của Spinoza

[Nguồn: fb Tạ Minh Trãi https://www.facebook.com/minhtraita] 

THƯỢNG ĐẾ CỦA SPINOZA (Bài viết hay nhất về Thượng Đế mà tôi được đọc). Khi A. Einstein giảng bài tại các trường đại học Hoa Kỳ, câu hỏi mà sinh viên hỏi ông nhiều nhất là: “Ngài có tin vào Thượng Đế không?” Và ông luôn trả lời: “Tôi tin vào Thượng Đế của Spinoza.” (Baruch de Spinoza là một triết gia người Hà Lan được coi là một trong những nhà duy lý vĩ đại của triết học thế kỷ 17, cùng với Descartes). ——- Theo Spinoza, Thượng Đế sẽ nói rằng: “Hãy ngưng cầu nguyện. Ta muốn con bước ra ngoài thế giới và tận hưởng cuộc sống của mình. Ta muốn con hát, vui vẻ và tận hưởng mọi thứ ta đã tạo ra cho con. “Đừng đi vào những ngôi đền tối tăm, lạnh lẽo mà các con tự xây dựng, và nói rằng đó là nhà của ta. Nhà ta ở trên núi, trong rừng, sông, hồ, bãi biển. Đó là nơi ta ở và đó cũng là nơi ta cho con cảm nhận được tình yêu mà ta dành cho con.” “Đừng trách ta về cuộc sống khốn khổ của con. Ta chưa bao giờ chỉ trích rằng ở con có những điều xấu xa tồi tệ; hay ta cũng chưa bao giờ phán rằng con là kẻ có tội; ta cũng chưa bao giờ lên án tình dục là một điều gì đó xấu xa. Tình dục là một món quà mà ta ban tặng con và nhờ đó con có thể vươn đến tình yêu, sự thăng hoa, niềm vui thú trong đời sống của con. Vì thế đừng đổ lỗi cho ta về mọi điều người khác đã làm cho con tin.” “Hãy ngưng đọc những lời giảng dạy trong kinh sách được cho là thiêng liêng, vốn không liên quan gì đến ta. Nếu con không thể thấy được ta trong ánh bình minh, trong những vẻ đẹp của thiên nhiên, trong ánh mắt bạn bè, trong mắt con cái của con, ... thì con sẽ không tìm thấy ta trong bất cứ cuốn sách nào!” “Hãy ngưng khấn cầu ta: Ngài có thể chỉ dạy cho con cách thực hiện mọi công việc của mình không? Đừng quá sợ hãi ta như thế nữa. Ta không phán xét hay chỉ trích con, cũng không tức giận hay bận tâm đến những việc như thế. Ta là tình yêu thuần khiết. “Đừng cầu xin sự tha thứ nữa, không có gì để tha thứ cả. Nếu ta tạo ra con, ta đã lấp đầy con bằng những đam mê, giới hạn, thú vui, cảm xúc, nhu cầu, sự mâu thuẫn và trên hết là ý chí tự do. Tại sao ta lại đổ lỗi cho con nếu những gì con làm là phản chiếu lại những gì mà ta đã đặt vào con? Làm sao ta có thể trừng phạt con vì con người hiện tại của con, nếu chính ta là người đã tạo ra những điều đó ở con? Con có nghĩ rằng ta tạo ra một nơi gọi là Địa Ngục để thiêu rụi tất cả những đứa con của ta vì chúng đã từng lỡ có những hành vi sai trái trong cuộc đời của chúng không? Loại Cha Mẹ nào lại làm những điều như vậy? “Hãy tôn trọng đồng loại của con và đừng làm những gì mà con không muốn người khác làm cho chính mình. Tất cả những gì ta yêu cầu ở con là hãy tỉnh thức trong cuộc sống, sự tỉnh thức ấy sẽ là kim chỉ nam cho cuộc sống của con.” “Con yêu dấu của ta, cuộc sống này không phải là một thử thách, không phải là bước đi trên một hành trình, không phải là một cuộc diễn tập, cũng không phải là sự chuẩn bị cho Thiên Đường. Cuộc sống này là duy nhất, ở đây và bây giờ - và đó là tất cả những gì con cần. “Ta đã cho các con hoàn toàn tự do, không thưởng phạt, không tội lỗi hay đức hạnh, không ai để lại những chứng cứ, không ai ghi chép thưởng phạt. Con hoàn toàn có quyền tự do sáng tạo cuộc sống của chính mình. Chính con, chứ không phải ai khác, là người tạo ra Thiên Đường hay Địa Ngục. “Ta không thể tiết lộ cho con biết trước liệu có kiếp sau hay không, nhưng ta có thể cho con một lời khuyên: Hãy sống như thể sau kiếp sống này không còn kiếp sống nào nữa. Như thế, con sẽ sống như thể đây sẽ là cơ hội duy nhất cho con để tận hưởng, yêu thương và tồn tại. Theo cách ấy, nếu không có kiếp sau, thì con cũng đã tận hưởng được trọn vẹn cơ hội mà ta đã trao cho con. Và nếu có kiếp sau, thì con hãy yên tâm rằng ta sẽ không xét xử con vì đã cư xử đúng hay sai. Ta sẽ chỉ hỏi: Con có thích Cuộc Sống mà con đã có không? Con có an vui hạnh phúc không? Con thích điều gì nhất? Con đã học được những bài học gì?...” “Đừng tìm cách đặt Đức Tin vào ta nữa; Đức Tin là giả lập, là phỏng đoán, là hư cấu. Ta không muốn con tin vào ta, ta muốn con tin vào chính con. Ta muốn con cảm nhận được ta trong con khi con hôn người yêu của mình, khi con ôm con gái nhỏ vào lòng, khi con vuốt ve con chó của con, khi con tắm biển.” “Đừng khen ngợi ta nữa. Con nghĩ ta là loại Thượng Đế vị kỷ nào vậy? Ta chán việc được ngợi khen hay tôn thờ rồi. Ta mệt mỏi vì phải nhận những lời biết ơn rồi. Muốn thể hiện lòng biết ơn với ta ư? Con hãy chứng minh điều đó bằng cách chăm sóc bản thân, sức khỏe, các mối quan hệ của con và chăm sóc thế giới mà ta đã tạo ra cho các con. Sống một cuộc đời thật trọn vẹn với những cung bậc vui buồn của con! Đó là cách ngợi khen ta. “Hãy ngưng phức tạp hóa mọi chuyện và lặp lại như một con vẹt những gì con đã được dạy về ta. Tại sao con cần chứng kiến nhiều phép màu hơn? Tại sao con cần nhiều lời dẫn giải, tranh biện để biết về ta như vậy? Điều duy nhất mà con có thể chắc chắn, đó là con đang ở đây, con còn sống; và thế giới mà ta đã tạo ra cho con vốn luôn ngập tràn những điều kỳ diệu.” Nguồn: Tạ Minh Trãi sưu tầm, dịch và biên tập từ bản tiếng Anh của Jillene Moore. —- GOD OF SPINOZA When Einstein gave lectures at U.S. universities, the question students asked him most was: Do you believe in God? And he always answered: I believe in the God of Spinoza. Baruch de Spinoza was a Dutch philosopher considered one of the great rationalists of 17th century philosophy, along with Descartes. According to Spinoza, God would say: “Stop praying. I want you to go out into the world and enjoy your life. I want you to sing, have fun and enjoy everything I've made for you. “Stop going into those dark, cold temples that you built yourself and saying they are my house. My house is in the mountains, in the woods, rivers, lakes, beaches. That's where I live and there I express my love for you. “Stop blaming me for your miserable life; I never told you there was anything wrong with you or that you were a sinner, or that your sexuality was a bad thing. Sex is a gift I have given you and with which you can express your love, your ecstasy, your joy. So don't blame me for everything that others made you believe. “Stop reading alleged sacred scriptures that have nothing to do with me. If you can't read me in a sunrise, in a landscape, in the look of your friends, in your son's eyes—you will find me in no book! “Stop asking me, ‘Will you tell me how to do my job?’ Stop being so scared of me. I do not judge you or criticize you, nor get angry or bothered. I am pure love. “Stop asking for forgiveness, there's nothing to forgive. If I made you, I filled you with passions, limitations, pleasures, feelings, needs, inconsistencies, and best of all, free will. Why would I blame you if you respond to something I put in you? How could I punish you for being the way you are, if I'm the one who made you? Do you think I could create a place to burn all my children who behave badly for the rest of eternity? What kind of god would do that? “Respect your peers, and don't give what you don't want for yourself. All I ask is that you pay attention in your life—alertness is your guide. “My beloved, this life is not a test, not a step on the way, not a rehearsal, not a prelude to paradise. This life is the only thing here and now—and it is all you need. “I have set you absolutely free, no prizes or punishments, no sins or virtues, no one carries a marker, no one keeps a record. You are absolutely free to create in your life. It’s you who creates heaven or hell. “Live as if there is nothing beyond this life, as if this is your only chance to enjoy, to love, to exist. Then you will have enjoyed the opportunity I gave you. And if there is an afterlife, rest assured that I won't ask if you behaved right or wrong, I'll ask, ‘Did you like it? Did you have fun? What did you enjoy the most? What did you learn?’ “Stop believing in me; believing is assuming, guessing, imagining. I don't want you to believe in me, I want you to believe in you. I want you to feel me in you when you kiss your beloved, when you tuck in your little girl, when you caress your dog, when you bathe in the sea. “Stop praising me. What kind of egomaniac God do you think I am? I'm bored with being praised. I'm tired of being thanked. Feeling grateful? Prove it by taking care of yourself, your health, your relationships, the world. Express your joy! That's the way to praise me. “Stop complicating things and repeating as a parrot what you've been taught about me. Why do you need more miracles? So many explanations? “The only thing for sure is that you are here, that you are alive, that this world is full of wonders.” Original post by Jillene Moore

Linux cho lĩnh vực Tư pháp và Điều tra số (1) - Giới thiệu hệ điều hành Slackware

[- Sản phẩm của Nhóm dịch

- Học nên hướng đến một nghề cụ thể sẽ cuốn hút hơn

- Sinh viên theo nghề mạng (an ninh mạng, bảo mật mạng, ứng cứu sự cố, DevOps), nên đọc và thực hành theo]

Linux OS (The Law Enforcement and Forensic Examiner’s Introduction to Linux)

Từ điển chuyên ngành 

Hướng dẫn:

Trong bản word này, phần nào được tô màu vàng là phần của mình đang dịch và hiệu đính. Nên các bạn sẽ dịch cùng mình từ phần tô vàng trở đi (bạn nào muốn học dịch cứ theo dõi, và dịch theo phần mình đang dịch nha, so sánh cách dịch của mình và của bạn). Ngoài ra các bạn có thể dịch bất kì phần nào ở phía sau, thích phần nào, dịch phần đó. 

Rảnh giờ nào, dịch giờ đó, làm việc online

Tuần gặp nhau 1 buổi để trao đổi thêm, tám chuyện, theo lịch này

Linux cho lĩnh vực Tư pháp và Điều tra số

(The Law Enforcement and Forensic

Examiner’s Introduction to Linux)

  1. Cài đặt 

Đã từ lâu, hệ điều hành Linux luôn bị phàn nàn là không có khả năng “tự động phát hiện” phần cứng, khi bạn gắn nó vào máy tính. Tuy nhiên, sau nhiều năm, phần nhân (phần lõi, kernel) - bộ não của hệ điều hành - Linux đã có nhiều cải tiến. Nếu trước đây, việc nhận diện và cấu hình phần cứng là trở ngại đáng kể cho những người mới dùng Linux, thì hiện nay, mặc dù thỉnh thoảng vẫn có thể gặp trục trặc khi cài đặt máy trạm Linux, nhưng nó không còn rắc rối nữa. Chức năng “tự động phát hiện phần cứng mới” đã trở thành một tiêu chuẩn, và hầu hết các bản Linux đều có thể cài đặt các phần cứng khá đơn giản, thậm chí đối với cả các phần cứng mới nhất.

Đối với hầu hết máy tính hiện nay, trình điều khiển (driver) và các thiết lập mặc định của hệ điều hành sẽ tự động nhận diện và làm việc được với các hệ thống dù là cũ hay mới. Khả năng hỗ trợ trực tuyến cho hệ điều hành đã tốt hơn nhiều so với 10 năm trước đây, và hầu hết các trục trặc đều có thể khắc phục được khi tìm kiếm các giải pháp trên Internet. Thông thường, các thiết bị/phần mềm hoạt động hiệu quả trên một phiên bản của hệ điều hành thì cũng sẽ hoạt động tốt trên các phiên bản khác. Điều này không phải lúc nào cũng đúng, nhưng nếu bạn đã quen thuộc với hệ thống của bạn rồi, thì rất dễ để tìm ra giải pháp và áp dụng chúng trong mỗi tình huống gặp phải.

Các bản Linux mới nhất có khả năng tự động phát hiện phần cứng rất tốt. Tuy nhiên, việc hiểu biết về các phần cứng bạn đang sử dụng sẽ rất hữu ích khi hệ thống gặp sự cố, nó giúp bạn nhanh chóng tìm ra được giải pháp để khắc phục.

Tối thiểu, bạn phải hiểu biết về những thứ sau:

  • Phân vùng đĩa cứng: kích thước và các phân vùng đĩa cứng

  • Cấu hình mạng: tính tương thích của cạc mạng, cấu hình địa chỉ mạng (dùng DHCP hay cấu hình bằng tay)

  • Khả năng hỗ trợ thiết bị của bo mạch chính (motherboard): bluetooth, wifi

Hầu hết các phiên bản hệ điều hành đều có rất nhiều tài liệu hướng dẫn đi kèm, gồm tài liệu trực tuyến và sổ tay giúp đỡ có sẵn trong hệ điều hành. Khi gặp vấn đề liên quan đến tương thích phần cứng, bạn chỉ việc tìm kiếm trên web là có ngay các giải pháp khắc phục, kèm theo đó là rất nhiều các tài nguyên học tập về Linux, bạn hãy tận dụng chúng để học. Khi gặp sự cố, bạn nên tìm kiếm các trường hợp bị lỗi tương tự để tìm giải pháp khắc phục, chứ không nên cứ gặp lỗi là nhảy vào diễn đàn để  đặt câu hỏi hoặc nhờ sự trợ giúp.

  1. Các bản phân phối của Linux

Họ hệ điều hành Linux có nhiều phân nhánh khác nhau. Chúng thường được gọi là các “bản phân phối Linux” (Linux distribution) hoặc “distro”. Các bản phân phối này khác nhau về cấu hình của kernel, các công cụ đi kèm và đường dẫn cài đặt/nâng cấp các gói phần mềm.

Bạn thường nghe người dùng than phiền rằng thiết bị X hoạt động được với bản phân phối này nhưng lại không hoạt động được trên bản phân phối khác. Hoặc thiết bị Y không hoạt động được trên phiên bản này, nhưng khi đổi phiên bản khác thì lại hoạt động được. Vấn đề ở đây chính là bạn đang sử dụng phiên bản nào (version) của nhân Linux, vì vậy bạn chỉ cần cập nhật bộ điều khiển thiết bị (driver) cho bản phân phối Linux là giải quyết được vấn đề.

Gần đây, chúng ta thấy sự xuất hiện ngày càng nhiều các bản phân phối Linux chuyên dụng, hoặc ở một khía cạnh nào đó, có thể được xem là chuyên dụng. Tất nhiên, vẫn có các bản phân phối Linux cho các máy trạm thông thường như Arch, CentOS, Debian, Ubuntu, Slackware, Gentoo. Các bản phân phối chuyên dụng được thiết kế và phân phối cho một nhóm đối tượng cụ thể như chuyên gia kiểm thử xâm nhập (pen-tester), chuyên viên quản trị mạng (enterprise admin).

Dưới đây là một số bản phân phối chuyên dụng, nó có thể hữu ích cho người đọc tài liệu này:

  • Parrot OS: bản phân phối dùng trong lĩnh vực điều tra số, kiểm thử xâm nhập và bảo mật

  • SANS SIFT Workstation: bản phân phối dùng trong lĩnh vực điều tra số, ứng phó sự cố; được hỗ trợ rộng rãi, cập nhật thường xuyên, và cung cấp đầy đủ các công cụ giúp bạn thực hiện một cuộc điều tra số, phân loại, ứng phó sự cố. 

  • Blackarch Linux: một bản phân phối dùng trong lĩnh vực bảo mật, dựa trên Arch Linux, bao gồm rất nhiều các công cụ liên quan đến lĩnh vực bảo mật

  • Kali Linux: bản phân phối dùng trong lĩnh vực bảo mật và kiểm thử xâm nhập

Trong lĩnh vực bảo mật, họ hệ điều hành Linux còn rất nhiều các bản phân phối khác, như các bản khởi động (bootable distro), bản rút gọn (lightweight distro). Tuy nhiên, bạn đừng quá bận tâm tới việc có quá nhiều các bản phân phối của Linux, hãy chọn một bản phân phối phổ biến, cài đặt và học cách sử dụng nó.

Hầu hết các bản phân phối Linux đều có thể sử dụng trong lĩnh vực điều tra số. Phần lớn những người mới sử dụng Linux đều có xu hướng chọn hệ điều hành Ubuntu. Vì Ubuntu có cộng đồng hỗ trợ lớn và nhiều phần mềm điều tra số được tạo ra để chạy trên Ubuntu. Ở góc độ cá nhân, tôi thấy Ubuntu không phải là lựa chọn lý tưởng khi học Linux. Ý tôi không phải là Ubuntu và các biến thể của nó không thể dùng trong việc điều tra số, mà do mục đích của tài liệu này là tập trung vào việc tìm hiểu hoạt động của hệ điều hành, nên việc bắt đầu với một hệ thống đơn giản sẽ phù hợp hơn. Chúng ta sẽ tập trung tìm hiểu một bản phân phối ít tính năng và giống với Unix.

Nếu bạn chưa biết bắt đầu từ đâu, sẽ sử dụng cuốn sách này làm tài liệu tham khảo chính, và chủ yếu quan tâm tới các ứng dụng điều tra số chạy trên Linux, thì tôi đề xuất bạn nên sử dụng hệ điều hành Slackware. Tính từ khi có bản phân phối thương mại đầu tiên, Slackware đã tồn tại nhiều thập kỷ, là một hệ điều hành Linux chuẩn, theo trường phái Unix. Không quan tâm tới các công cụ có cấu hình GUI, Slackware vẫn là hệ điều hành Linux giống UNIX nhất hiện nay. Theo quan điểm và đánh giá của cá nhân, Slackware là một trong những lựa chọn tốt nhất cho lĩnh vực điều tra số. Tài liệu này được viết dựa trên Slackware, tuy nhiên bạn vẫn có thể thực hiện trên các bản phân phối khác của Linux.

Một điều cần lưu ý: như đã đề cập ở phần trước, nếu bạn dự định sử dụng máy trạm Linux để làm điều tra số, thì cố gắng không phụ thuộc quá nhiều vào các công cụ GUI. Đa số các cài đặt và cấu hình trong nhiều bản phân phối Linux để được lưu trong các tập tin văn bản (thường ở trong thư mục home hoặc /etc), hoặc có thể truy cập bằng các công cụ dòng lệnh. Nếu bạn học được cách chỉnh sửa các tập tin cấu hình dạng văn bản sẽ giúp bạn không gặp trở ngại khi hệ thống X Window, hoặc GUI không tồn tại hoặc không thể truy cập. Ngoài ra, với những hiểu biết về các tập tin cấu hình dạng văn bản sẽ giúp bạn biết được cái gì là “cấu hình mặc định của hệ thống”, cái gì có thể thay đổi trên hệ thống Linux. Hiểu được các tập tin cấu hình của Linux cũng là một trải nghiệm có giá trị.

  1. Tìm hiểu về hệ điều hành Slackware

Các bản phân phối Linux có kiến trúc khác nhau, nên có thể cùng một lệnh, nhưng tùy theo bản phân phối sẽ cho ra kết quả hoặc hành vi khác nhau. Ngoài ra, một số phần trong tập tin cấu hình, đoạn mã khởi động, hoặc tập tin cài đặt phần mềm sẽ có một vài khác biệt, tùy theo bản phân phối bạn đang sử dụng.

Nếu bạn đang lựa chọn một bản Linux để học và dựa theo tài liệu này, thì tôi vẫn đề nghị bạn là nên lựa chọn Slackware. Đây là bản phân phối ổn định, không sử dụng các hệ thống quản lý tập tin mới, không sử dụng các tập tin tự động cấu hình; bởi nó không chạy theo thị hiếu của người dùng, điều đó có thể làm cản trở công việc của một người điều tra số. Các chương trình và thư viện đi kèm với Slackware thường không thay đổi theo các đợt cập nhật (upstream), nghĩa là Slackware không cập nhật các bản vá (patch). Điều này, giúp hệ điều hành dễ dàng hơn khi nhận hỗ trợ từ các nhà phát triển ban đầu. Các phần hướng dẫn chi tiết của tài liệu này sẽ tập trung vào việc cài đặt bản Slackware 64-bit cơ bản.

Mặc định, khi cài đặt, Slackware cho phép sử dụng các bản phân vùng đĩa (partition) có sẵn, do người dùng thiết lập trên đĩa cứng. Do vậy, bạn không phải cần đến các kĩ thuật quản lý đĩa phức tạp, hoặc các phần mềm gom nhóm ổ đĩa. Nội dung của bảng phân vùng đĩa, hệ thống quản lý tập tin (ví dụ fstab) hoàn toàn do người dùng kiểm soát.

Slackware là hệ điều hành ổn định, nhất quán và đơn giản. Thực tế thì các bản Linux đều gần như nhau, tuy nhiên nên chọn một bản đơn giản để bắt đầu.

  1. Cài đặt

- Tải tập tin cài đặt của Slackware có chức năng khởi động, thường ở dạng ISO. Địa chỉ: https://mirrors.slackware.com/slackware/slackware-iso/ hoặc vào trang chính thức của Slackware để tìm kiếm http://www.slackware.com.

- Chọn bản mới nhất slackware64-15.0-iso để tải về máy, kích thước tập tin khoảng 3.5GB.

- Với hầu hết các quy trình cài đặt hiện nay, các công việc đều được làm tự động hoặc hệ thống sẽ hướng dẫn bạn các bước làm cần thiết và cung cấp các lựa chọn mặc định khá an toàn. Như đã nói ở phần trước, tính năng phát hiện phần cứng đã có nhiều cải tiến trong những năm gần đây. Nhiều bản phân phối của Linux hiện nay cho phép bạn cài đặt dễ dàng và nhanh hơn nhiều so với một số hệ điều hành phổ biến khác. Tài liệu và các sách hướng dẫn cài đặt có rất nhiều trên mạng, hoặc được đính kèm trong các bản phân phối.

Để bắt đầu, bạn nên làm quen với các quy tắc đặt tên của phân vùng (partition), của ổ đĩa (disk) trong Linux (được đề cập trong chương II của tài liệu này).

---

Nhóm dịch

- Lê Gia Công

- Đoàn Trương Duy Khang

---

Cập nhật: 22/1/2024