Chuyên gia ứng cứu sự cố (1) - Bộ nguồn máy tính

5. Bộ nguồn máy tính

5.1. Thông tin cơ bản

Bộ nguồn (còn có tên gọi khác là PSU - Power Supply Unit) cung cấp nguồn điện để giúp các linh kiện của hệ thống máy tính hoạt động. Các linh kiện gồm: bo mạch chủ, bộ tản nhiệt, CPU, các ổ đĩa, cạc màn hình, cạc âm thanh,...v.v.

Xem hình minh họa:

Bộ nguồn (nguồn ảnh: thegioididong.com)

Bộ nguồn gồm 3 mạch chính:

- Mạch chỉnh lưu: đổi điện áp xoay chiều 220V thành điện áp một chiều 300V, cung cấp cho nguồn cấp trước và nguồn chính

- Nguồn cấp trước: cung cấp điện áp 5V STB cho IC Chipset quản lý nguồn trên bo mạch chủ, cung cấp điện áp 12V nuôi IC tạo dao động cho nguồn chính hoạt động (nguồn cấp trước hoạt động liên tục khi máy tính được cắm điện).

- Nguồn chính: cung cấp điện áp cho bo mạch chủ, các ổ đĩa. Nguồn chính chỉ hoạt động khi có lệnh PS_ON gửi tới từ bo mạch chủ. Nguồn chính cung cấp điện áp +3.3V cho CPU và RAM, +5V cho bo mạch chủ, thiết bị ngoại vi, CPU (đời cũ), +12V cho ổ cứng, cạc mở rộng.

Có nhiều loại nguồn khác nhau, ví dụ ATX PS2, ATX PS3, SFX PSU

Các thương hiệu phổ biến: EVGA, Asus, Corsair, Cooler Master, Gigabyte, SilverStone, SeaSonic, Super Flower.

5.2. Thực hành kiểm tra và sửa nguồn

[1] Cách kiểm tra và sửa nguồn máy tính: https://maytinhgiakho.vn/cach-kiem-tra-va-sua-nguon-may-tinh.html

[2] Xem Kiểm tra nguồn: https://www.youtube.com/watch?v=GMkit0Yh35Y

https://www.youtube.com/watch?v=V8AWVytr-n0

[3] Bộ nguồn: https://www.thegioididong.com/hoi-dap/nguon-may-tinh-la-gi-cach-lua-chon-nguon-may-tinh-phu-hop-1318610
-----
Cập nhật: 26/3/2024
-----

Phân tích dữ liệu (2) - Excel cơ bản và nâng cao (1)

Bài trước: Phân tích dữ liệu (1) - Tổng quan

----- 

II.1. Excel cơ bản

II.1.1. Vài thông tin chung về Excel

- Excel là phần mềm của Microsoft, giúp bạn ghi chép, trình bày, tính toán, xử lý, phân tích, chia sẻ dữ liệu một cách hiệu quả.

- Bạn cũng có thể thực hiện được hầu hết các chức năng của Excel trên nền web bằng Google Sheets.

- Excel cung cấp các chức năng cơ bản để tạo bảng tính, nhập dữ liệu, định dạng dữ liệu, thực hiện các phép toán, lọc dữ liệu, tạo biểu đồ

- Cung cấp các công thức, các hàm để tự động tính toán trên dữ liệu, như hàm toán học, hàm thống kê, hàm logic, hàm tra cứu

- Cung cấp các chức năng nâng cao như pivot table, macro, chia sẻ dữ liệu, lập trình, phân tích tình huống

- Được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, như kế toán, tài chính, kinh doanh, marketing, khoa học, giáo dục

II.1.2. Một số khái niệm cơ bản

- Khi mở Excel lần đầu, nó sẽ tự tạo ra cho chúng ta một cuốn sổ ghi chép, được gọi là workbook (hoặc book); bạn sẽ lưu workbook này thành một tập tin. Vậy, một tập tin tương đương với một workbook. Ví dụ: Book1.xlsx

- Mỗi workbook sẽ có nhiều trang tính gọi là sheet. Ví dụ: Sheet1

- Trong mỗi trang tính sẽ bao gồm các hàng (row), các cột (column), mỗi hàng được đánh số để phân biệt nhau (ví dụ: 1,2,3,…), tương tự, các cột được phân biệt nhau bằng các kí tự (ví dụ A,B,C,...)  

- Giao của mỗi hàng và cột gọi là một ô (cell), chúng ta sẽ nhập dữ liệu, tính toán dựa trên các ô này. Mỗi ô có một địa chỉ duy nhất là kết hợp của ký tự hàng và chỉ số cột. Ví dụ ô A3 là giao của cột A và hàng 3.

Xem hình minh họa:

- Dữ liệu trong mỗi ô sẽ có một kiểu dữ liệu (data type) tương ứng. Trong Excel có nhiều kiểu dữ liệu khác nhau, như kiểu mặc định (general - chưa xác định kiểu dữ liệu cụ thể nào), kiểu văn bản (text), kiểu số (number), kiểu ngày tháng (date), và nhiều kiểu khác. Bạn nên để ý đến kiểu dữ liệu vì nó liên quan đến quá trình tính toán sau này, ví dụ chúng ta không thể thực hiện các phép tính số học nếu dữ liệu đang là văn bản.

- Kỹ năng đầu tiên khi làm việc với ô dữ liệu là bạn phải nhập được dữ liệu, định dạng đúng kiểu dữ liệu, thao tác nhanh. Thực hành nhiều, làm nhiều thì sẽ quen.

II.1.3. Xem và đọc thêm

[1] Udemy (tiếng Anh): 

https://www.udemy.com/course/useful-excel-for-beginners/learn/lecture/304308#overview

- Section 1: Introduction

- Section 2: Basics of Excel

- Section 3: Entering Data

[2] Youtube (tiếng Việt): 

- Clip 00. Excel là gì?: https://www.youtube.com/watch?v=LC19SdKG4_c&list=PLApuTT4CRzA9XAywWsReLBID1UYrPCwWB&index=1

- Clip 01. Các thao tác với Excel: https://www.youtube.com/watch?v=t-RLqZ-FZuo&list=PLApuTT4CRzA9XAywWsReLBID1UYrPCwWB&index=2

- Clip 02. Nhập dữ liệu: https://www.youtube.com/watch?v=YUQODIm2hrE&list=PLApuTT4CRzA9XAywWsReLBID1UYrPCwWB&index=3

II.1.4. Bài tập và thực hành

Bài 1. Trong Excel, bạn hãy định dạng dữ liệu như bảng sau.


II.1.5. Câu hỏi ôn tập

Câu 1. What is a group of selected cells called?

A. Group

B. Range

C. Collection

D. Set

Câu 2. When you type a number in a cell, where would excel align in?

A. Left

B. Right

C. Justify

D. Center

Câu 3. When you type a text in a cell, where would excel align in?

A. Left

B. Right

C. Justify

D. Center

Câu 4. What is the keyboard shortcut to undo the last/previous operation?

A. Ctrl + U

B. Ctrl + I

C. Ctrl + Z

D. Ctrl + L

Câu 5. When you enter numbers or text in a cell, Excel applies this number format by default.

A. Text

B. Number

C. Default

D. General

Câu 6. When you apply 'NUMBER' number format to a cell, how many decimal places are shown by default?

A. 0

B. 1

C. 2

D. 3

Phân tích dữ liệu (1) - Tổng quan

 I. Tổng quan

I.1. Dữ liệu là gì?

Dữ liệu (data) là một tập hợp các giá trị rời rạc hoặc liên tục dùng để truyền tải thông tin, mô tả số lượng, chất lượng, sự kiện, số liệu thống kê, hoặc đơn giản chỉ là một chuỗi ký hiệu mà ý nghĩa của nó tùy thuộc vào cách thức diễn giải.

Dữ liệu được thể hiện ở nhiều dạng khác nhau, ví dụ dưới dạng số, ký tự, kí hiệu, màu sắc, hình ảnh, âm thanh, video.

Ví dụ về dữ liệu: nội dung văn bản trên các trang web, các bảng số liệu trong excel, hình ảnh có chứa 3 bóng đèn tín hiệu giao thông, tập tin video lấy về từ camera an ninh.

Dữ liệu ở dạng thô thường không mang nhiều ý nghĩa. Do vậy, chúng ta cần phải xử lý nó (với sự trợ giúp của máy tính, phần mềm) để rút ra được nhiều thông tin, tri thức, nhằm ứng dụng vào công việc và cuộc sống.

Chúng ta hãy quan sát quá trình xử lý dữ liệu ở hình sau: 



- Từ dữ liệu (data), chúng ta sẽ rút ra được thông tin (information), tri thức (knowledge), từ đó sẽ đưa ra được các quyết định khôn ngoan (wisdom).

- Dữ liệu luôn chứa những thứ dư thừa, do vậy cần nhiều đĩa cứng (hard disk) để lưu trữ hơn so với thông tin, và tri thức.

- Dữ liệu, thông tin và tri thức là những thứ đã xảy ra (past); dựa trên những thứ đã xảy ra để dự đoán cho tương lai (future).

Ví dụ:

Ứng dụng

Dừng xe

Tập trung nhiều vào mặt hàng sinh tố

Tri thức

Đèn đỏ thì không được phép đi

Mọi người thích sinh tố hơn cà phê

Thông tin

Đèn đỏ giao thông ở ngã tư bật sáng

Bán sinh tố được nhiều hơn cà phê

Dữ liệu

Màu đỏ

Số lượng bán:

- Cà phê: 5 ly

- Sinh tố: 30 ly

I.2. Phân tích dữ liệu là gì?

Phân tích dữ liệu (data analysis) là quá trình kiểm tra, làm sạch, chuyển đổi, và mô hình hóa dữ liệu; để tìm ra các thông tin hữu ích, các kết luận và hỗ trợ quá trình ra quyết định của doanh nghiệp. 

Dựa trên kết quả của quá trình phân tích dữ liệu, các quyết định của doanh nghiệp sẽ có thêm cơ sở thực tế, thay vì dựa hoàn toàn vào cảm tính.

Trong tiếng Anh cũng có một từ khác là data analytics, mà khi dịch ra tiếng Việt cũng là “phân tích dữ liệu”, tuy nhiên data analytics có thêm bước đi thu thập dữ liệu. Nghĩa là data analytics bao hàm luôn data analysis. Chưa biết dùng 2 từ tiếng Việt nào để phân biệt 2 cụm từ data analytics và data analysis.

Người làm nghề phân tích dữ liệu được gọi là chuyên viên phân tích dữ liệu (data analyst).

Muốn trở thành một chuyên viên phân tích dữ liệu cần học gì?

- Tìm hiểu về nghề phân tích dữ liệu xem có phù hợp với bản thân không

- Phân tích dữ liệu bằng Excel

- Thống kê trong phân tích dữ liệu

- SQL trong phân tích dữ liệu

- Các công cụ trực quan hóa dữ liệu (visualization tool)

- Python trong phân tích dữ liệu

I.3. Những tố chất, kỹ năng cần có để làm nghề

- Tư duy logic

- Khả năng tập trung

- Khả năng giao tiếp, thuyết trình

- Cẩn thận, tỉ mỉ, bảo mật

- Khả năng học kiến thức mới

- Toán thống kê cho phân tích dữ liệu

- Sử dụng thành thạo các công cụ, phần mềm để phân tích dữ liệu, trực quan hóa dữ liệu, báo cáo

- Kỹ năng lập trình

I.4. Xem và đọc thêm

[1] Phân biệt analytics và analysis: https://200lab.io/blog/su-khac-biet-giua-data-analytics-va-data-analysis/

[2] Analytics and analysis: https://www.questionpro.com/blog/data-analytics-vs-data-analysis

[3] Lộ trình học để trở thành một data analyst: https://www.youtube.com/watch?v=ZqvTVRWM5i4

I.5. Bài tập và thực hành

Bài 1. Liệt kê các nguồn tài liệu để học DA (data analysis)


- Tìm hiểu về nghề phân tích dữ liệu


- Phân tích dữ liệu bằng Excel


- Toán Thống kê trong phân tích dữ liệu


- SQL trong phân tích dữ liệu


- Các công cụ trực quan hóa dữ liệu (visualization tool)


- Python trong phân tích dữ liệu



Bài 2. Khảo sát nhu cầu tuyển dụng, mức lương của một DA tại Việt Nam

I.6. Câu hỏi ôn tập

Câu 1. Thuật ngữ nào có nghĩa là chuyên viên phân tích dữ liệu?

A. Data analysis

B. Data analytics

C. Data analyst

D. Data scientist

Câu 2. Công việc của bạn là xử lý trên dữ liệu có sẵn, nhằm rút ra các thông tin, kết luận hữu ích. Thuật ngữ tiếng Anh của việc này là gì?

A. Data analysis

B. Data analytics

C. Data analyst

D. Data scientist

Câu 3. Để trở thành một chuyên viên phân tích dữ liệu, bạn cần phải học những nội dung sau. Phát biểu nào không đúng?

A. Tìm hiểu về nghề phân tích dữ liệu

B. Excel, SQL

C. Toán rời rạc

D. Python, Toán thống kê, Công cụ trực quan hóa dữ liệu

Câu 4. Những tố chất, kỹ năng cần có của một người làm nghề phân tích dữ liệu. Phát biểu nào không đúng?

A.  Tư duy logic, Khả năng tập trung, Kỹ năng lập trình, Toán thống kê cho phân tích dữ liệu

B. Kỹ năng lãnh đạo

C. Khả năng học kiến thức mới, Sử dụng thành thạo các công cụ, phần mềm để phân tích dữ liệu, trực quan hóa dữ liệu, báo cáo

D. Cẩn thận, tỉ mỉ, bảo mật, Khả năng giao tiếp, thuyết trình

-----

Cập nhật: 12/3/2024

Bài sau: Phân tích dữ liệu (2) - Excel cơ bản và nâng cao (1)

-----