Tiếng Anh chuyên ngành Công nghệ Thông tin (1) - Cách học tiếng Anh chuyên ngành

1      Mở đầu

1.1        Về tài liệu này

Tài liệu này thích hợp cho các bạn sinh viên ngành Công nghệ Thông tin muốn học tiếng Anh để sử dụng trong việc học và làm việc sau này.

Cuốn sách gồm nhiều bài học, mỗi bài gồm các nội dung sau:

– Đọc hiểu

Gồm các bài học về ngữ pháp, tập dịch các tài liệu chuyên ngành CNTT (OS, computer, network, programming)

– Học phát âm

Học phát âm căn bản

– Học nói

Học các mẫu câu hay sử dụng

– Tập nghe

Luyện kỹ năng nghe, bắt từ khóa, nắm nội dung chính

– Tập viết 

Viết lại các bài mẫu, tập viết CV

Vì được viết theo kiểu tự học nên không tránh khỏi những hạn chế về kiến thức, mong các bạn đọc trong tâm thế hoài nghi.

Điều quan trọng là hi vọng giúp các bạn có thêm được những kiến thức, kĩ năng để có thể tự học tiếng Anh chuyên ngành một cách bền bỉ, hiệu quả; từng bước sử dụng được tiếng Anh trong quá trình học và làm việc.

1.2        Tại sao lại phải học tiếng Anh?

Từ quan sát thực tế, có vài lý do mà sinh viên Công nghệ Thông tin nên học tiếng Anh:

– Có rất ít người dịch các tài liệu công nghệ mới sang tiếng Việt;

– Giúp sinh viên có đủ khả năng học theo các giáo trình chuẩn của thế giới;

– Đọc được các tài liệu về công nghệ, cách khắc phục sự cố, các giải pháp bằng tiếng Anh; (stackoverflow)

– Tự tin giao tiếp và học hỏi công nghệ từ các chuyên gia nước ngoài (tutorial, webinar, workshop);

– Dễ dàng vượt qua được các kì phỏng vấn việc làm;

– Có khả năng làm việc tự tin, thoải mái trong môi trường quốc tế, chuyên nghiệp, lương cao, nhiều cơ hội thăng tiến;

– Thể hiện được đẳng cấp của bản thân.

1.3        Học những gì?

Học tiếng Anh là để sử dụng nên cần đạt được các yêu cầu sau: đọc hiểu được tài liệu viết bằng tiếng Anh, nghe được các khóa học bằng tiếng Anh, nói được ý tưởng của mình cho người nước khác hiểu bằng tiếng Anh, viết được ý tưởng, giải pháp của mình bằng tiếng Anh.

Để đạt được các mục tiêu trên cần học những thứ sau:

– Từ vựng

– Ngữ pháp

– Đọc hiểu

– Phát âm

– Nói

– Nghe

– Viết

1.4        Học như thế nào?

Có rất nhiều phương pháp học, tùy theo đặc điểm tâm sinh lý và sở thích của mỗi người. Tài liệu này sẽ giúp bạn học các nội dung: từ vựng, ngữ pháp, đọc hiểu, phát âm, nói, nghe và viết.

Các bạn có thể tự học, tuy nhiên khuyến khích học theo nhóm và có người hướng dẫn.

– Tự học là quan trọng nhất

Tự học là giải pháp vừa rẻ, vừa tiện lợi, bạn có thể mọi lúc, mọi nơi.

– Trải nghiệm đủ lâu để nhớ từ

Để nhớ được một từ vựng bạn phải có trải nghiệm đủ lâu với nó. Để có trài nghiệm đủ lâu bạn có thể thực hiện các gợi ý sau: tra từ điển thủ công (nghĩa là nên gõ từng chữ để tra nghĩa, hoặc viết lại chữ cần tra bằng tay, chứ không dùng các ứng dụng kiểu như bấm chuột vào là biết nghĩa), tự lập từ điển, dịch tài liệu; hạn chế sử dụng google translate

Viết lại các từ, câu, đoạn tiếng Anh mẫu

– Sử dụng từ điển Anh-Anh

Có thể sử dụng 2 từ điển sau : Longman, Cambridge (online hoặc offline)

“Bơi trong tiếng Anh”

Đọc sách, tài liệu; theo các khóa học; trao đổi bằng tiếng Anh

– Kiên trì, kiên trì, kiên trì

Học hàng ngày, vào một khung giờ cụ thể, đều đặn theo năm tháng

1.5        Bài tập

Bài tập 1. Dùng từ điển

Thứ tự các từ điển bạn nên ưu tiên để dùng khi cần tra cứu một từ mới:

– Từ điển Anh – Anh: Longman, Cambridge, giúp học lại các từ cũ, đọc các đoạn tiếng Anh và đoán nghĩa

– Từ điển Anh – Việt Sohatratu: có nghĩa của một từ theo các chuyên ngành, giúp bạn tìm được nghĩa chính xác hơn.

– Google translate: giúp dịch các một câu hoặc một đoạn dài giúp bạn nắm được ý của câu, của đoạn

– Google: gõ từ khóa > chuyển sang mục xem hình ảnh giúp dễ đoán nghĩa, dễ nhớ từ; hoặc đọc các định nghĩa với các từ chuyên ngành

– Nên ghi lại từ ra giấy giúp nhanh nhớ từ

Bài tập 2. Tự làm từ điển chuyên ngành

– Tự làm từ điển chuyên ngành cho bản thân bằng Google sheet

Bài tập 3. Rèn luyện thói quen học tiếng Anh

– Tự tạo thói quen học tiếng Anh vào một khung giờ cố định trong ngày. Ví dụ: 30 phút một ngày vào sáng sớm.

Bài tập 4. Thử thách bản thân

– Tự dịch một cuốn sách

– Hoàn thành một khóa học chuyên ngành bằng tiếng Anh.

– Luôn luôn bắt đầu bằng từ điển Anh-Anh

------

Cập nhật: 8/8/2021

Video: https://www.youtube.com/watch?v=4LIHOi5idfo

Đọc thêm: Tiếng Anh chuyên ngành CNTT (2) - The computer

Tiếng Anh chuyên ngành Công nghệ Thông tin (0) - Danh mục các bài học

(đọc từ dưới lên)


  1. Tiếng Anh chuyên ngành Công nghệ Thông tin (3) - Nhận diện mệnh đề
  2. Tiếng Anh chuyên ngành Công nghệ Thông tin (2) - Nhận diện câu
  3. Tiếng Anh chuyên ngành Công nghệ Thông tin (1) - Cách học tiếng Anh

Ngu ngơ học làm web (101) - mySQL - truy vấn đơn giản (tt)

Tiếp theo của: Ngu ngơ học làm web (100) - mySQL – truy vấn đơn giản
-----

Phần 101. mySQL – truy vấn đơn giản (tt)


Xem và làm theo clip số 5 của thầy Nguyễn Anh Tuấn:

11. Cho biết Tên món, Nội dung tóm tắt, Đơn giá của 10 món ăn có đơn giá cao nhất.

SELECT ten_mon, noi_dung_tom_tat, don_gia
FROM `mon_an`
ORDER BY don_gia DESC
LIMIT 0, 10

Cú pháp của LIMIT: LIMIT a, b nghĩa là lấy từ mẩu tin a, lấy b mẩu tin.

Các câu 12, 13, 14 đơn giản nên bỏ qua.

15. Liệt kê danh sách gồm: Tên món, Nội dung tóm tắt, Đơn giá, có sắp xếp tăng theo Tên món và giảm theo đơn giá.

SELECT ten_mon, noi_dung_tom_tat, don_gia
FROM `mon_an`
ORDER BY ten_mon, don_gia DESC

Để ý, mỗi tiêu chí sắp xếp ngăn cách nhau bằng dấu phẩy (,).

16. Liệt kê danh sách tin tức gồm: Tiêu đề, Tóm tắt. Chỉ liệt kê các tin tức có Tiêu đề bắt đầu bằng chữ “N”.

Thêm bảng tin_tuc vào CSDL, và nhập thông tin cho bảng tin_tuc.

tin_tuc (Tin tức)
#
Name
Type
Collation
Attributes
Null
Default
Extra
1
ma_tin_tuc
int(11)


No
None
AUTO_INCREMENT
2
tieu_de
varchar(200)
utf8_unicode_ci

No
None

3
tom_tat
varchar(500)
utf8_unicode_ci

No
None

4
chi_tiet
text
utf8_unicode_ci

No
None

5
Hinh
varchar(50)


No
None

6
tac_gia
varchar(50)
utf8_unicode_ci

No
None

7
ngay_dang
date


No
None

8
ngay_gui
date


No
None

9
so_luot_xem
int(11)


No
None


Ý nghĩa của int(11): kiểu int trong mySQL là kiểu dữ liệu có kích thước 4 byte, nghĩa là dùng 4 byte để chứa số, do vậy giá trị nó có thể biểu diễn là từ -2147483648 đến 2147483647. Số (11) đi sau chữ int là một thuộc tính mở rộng, nó chính là “display width” nghĩa là độ rộng của ô hiển thị, trong trường hợp này là 11 ô, chứ nó không ảnh hưởng gì tới miền giá trị của kiểu int.


Câu lệnh truy vấn,

SELECT tieu_de, tom_tat
FROM `tin_tuc`
WHERE tieu_de LIKE "N%"

17. Liệt kê danh sách các món ăn có kí tự cuối cùng của Tên món ăn là “n”

SELECT *
FROM `mon_an`
WHERE ten_mon LIKE "%n"

Bỏ qua câu 18, vì làm rồi.

19. Liệt kê danh sách thực đơn có đơn giá lớn hơn 1.000.000 VNĐ, danh sách được sắp giảm theo đơn giá.

SELECT *
FROM `thuc_don`
WHERE don_gia > 1000000
ORDER BY don_gia DESC

Bỏ qua câu 20.

21. Liệt kê các món ăn có chứa chữ “cà chua” và “dưa chuột” trong phần Nội dung tóm tắt. Chỉ hiển thị trường Tên món, Nội dung tóm tắt và Đơn giá.

SELECT ten_mon, don_gia, noi_dung_tom_tat
FROM `mon_an`

WHERE noi_dung_tom_tat REGEXP '[[:<:]]dưa leo[[:>:]]' and noi_dung_tom_tat REGEXP '[[:<:]]cà chua[[:>:]]'
-----------
Cập nhật 20/1/2017
-----------
Xem thêm:
Tổng hợp các bài viết về Ngu ngơ học làm web

Ngu ngơ học làm web (100) - mySQL - truy vấn đơn giản

Tiếp theo của: Ngu ngơ học làm web (99) - mySQL – các thao tác
-----

Phần 100. mySQL – truy vấn đơn giản


Xem và làm theo clip số 4 của thầy Nguyễn Anh Tuấn:

Ở phần trước đã tạo cơ sở dữ liệu, đã tạo bảng, tạo khóa, thực hiện ràng buộc khóa ngoại. Để thực hành phần truy vấn, cần nhập một số dữ liệu mẫu vào để thử. Học hành là một quá trình, không có khái niệm “đi tắt đón đầu”, đi tắt thường sẽ đi vào đường cụt hoặc sập hố. Người ta đang đi đường cao tốc, mình thì đi bộ, làm gì có cách nào mà đón được đầu người ta, không nên ảo tưởng.

Truy vấn đơn giản,

1. Liệt kê danh sách món ăn gồm có Tên món, Nội dung tóm tắt, Đơn giá?

Ví dụ một câu lệnh chọn: SELECT * FROM mon_an WHERE 1

Lưu ý: các lệnh không phân biệt chữ hoa, chữ thường.

Trong đó,

- SELECT: lấy cột (field) nào?
- FROM: lấy từ bảng nào?
- WHERE: lấy theo điều kiện nào?

Câu lệnh:
SELECT ten_mon,noi_dung_tom_tat,don_gia
FROM mon_an

2. Liệt kê danh sách món ăn gồm Tên loại, Tên món, Nội dung tóm tắt, Đơn giá và sắp xếp tăng dần theo Tên loại.

SELECT ten_loai,ten_mon,noi_dung_tom_tat,don_gia
FROM mon_an,loai_mon_an
WHERE mon_an.ma_loai=loai_mon_an.ma_loai
ORDER by ten_loai

3. Liệt kê danh sách khách hàng gồm có các thông tin sau: Tên khách hàng, Địa chỉ, Điện thoại, danh sách được sắp tăng theo Tên khách hàng.

SELECT ten_khach_hang, dia_chi, dien_thoai
FROM khach_hang
ORDER by ten_khach_hang

4. Liệt kê danh sách món ăn gồm có các thông tin sau: Tên món, Nội dung tóm tắt, Đơn giá, và sắp xếp giảm theo cột đơn giá.

SELECT ten_mon, noi_dung_tom_tat, don_gia
FROM mon_an
ORDER BY don_gia DESC

5. Liệt kê danh sách món ăn gồm có các thông tin sau: Tên món, Nội dung tóm tắt, Đơn giá, và chỉ liệt kê các món ăn có tên bắt đầu là “S”.

SELECT ten_mon, noi_dung_tom_tat, don_gia, noi_dung_chi_tiet
FROM mon_an
WHERE ten_mon LIKE "S%"

Từ khóa LIKE là toán tử so sánh, nghĩa là tương tự, gần đúng. %: đại diện cho các kí tự bất kì.

6. Liệt kê danh sách món ăn mà trong tên có từ “gà”.

SELECT *
FROM `mon_an`
WHERE ten_mon REGEXP '[[:<:]]gà[[:>:]]'

Đọc thêm về biểu thức chính quy (regular expression) trong mySQL tại đây: http://dev.mysql.com/doc/refman/5.7/en/regexp.html

Để ý đoạn này:

[[:<:]], [[:>:]]
These markers stand for word boundaries. They match the beginning and end of words, respectively. A word is a sequence of word characters that is not preceded by or followed by word characters. A word character is an alphanumeric character in the alnum class or an underscore (_).
mysql> SELECT 'a word a' REGEXP '[[:<:]]word[[:>:]]';   -> 1
mysql> SELECT 'a xword a' REGEXP '[[:<:]]word[[:>:]]';  -> 0

7. Liệt kê danh sách món ăn có đơn giá từ 50.000 đến 100.000

SELECT *
FROM `mon_an`
WHERE don_gia>=50000 and don_gia<=100000

Hoặc

SELECT *
FROM `mon_an`
WHERE don_gia BETWEEN 50000 and 100000

8. Liệt kê thực đơn có món “súp”

Thêm bảng thuc_don vào CSDL, và nhập dữ liệu cho bảng thuc_don.
thuc_don (Thực đơn)

#
Name
Type
Collation
Attributes
Null
Default
Extra
1
ma_thuc_don
int(11)


No
None
AUTO_INCREMENT
2
ten_thuc_don
varchar(100)
utf8_unicode_ci

No
None

3
don_gia
double


No
None

4
don_gia_khuyen_mai
double


No
None

5
noi_dung
varchar(500)
utf8_unicode_ci

No
None

6
Hinh
varchar(50)


No
None


SELECT *
FROM `thuc_don`
WHERE noi_dung REGEXP '[[:<:]]Súp[[:>:]]'

9. Liệt kê các thực đơn có đơn giá lớn hơn 1.500.000 VNĐ.

SELECT *
FROM thuc_don
WHERE don_gia >= 1500000

Tên bảng hoặc tên các cột có thể bao bằng dấu `` hoặc không đều được?

Hoặc

SELECT *
FROM `thuc_don`
WHERE `don_gia`>= 1500000

10. Liệt kê thông tin các món ăn ‘Bánh canh’, ‘Gà quay’, ‘Súp ngô cua’

SELECT *
FROM `mon_an`
WHERE ten_mon = "Bánh canh" or ten_mon="Gà quay" or ten_mon = "Súp ngô cua"

Hoặc dùng từ khóa “IN”:

SELECT *
FROM `mon_an`

WHERE ten_mon IN ("Bánh canh", "Gà quay", "Súp ngô cua")
-----------
Cập nhật 16/1/2017
-----------
Xem thêm:
Tổng hợp các bài viết về Ngu ngơ học làm web

Ngu ngơ học làm web (99) - MySQL - các thao tác

Tiếp theo của: Ngu ngơ học làm web (98) - MySQL - khái niệm
-----

Phần 99. Cơ bản về MySQL – các thao tác


Xem slide bài giảng về CSDL của trường FPT:


Ghi lại một số nội dung chính.

Thiết kế cơ sở dữ liệu quan hệ gồm ba mức:

 Mức 1: thiết kế các thành phần dữ liệu mức khái niệm: là sự trừu tượng hóa của thế giới thực. Trong DBMS, để mô tả lược đồ CSDL mức khái niệm sử dụng Sơ đồ thực thể - liên kết (ERD)

 Mức 2: thiết kế các thành phần dữ liệu mức logic: là quá trình chuyển CSDL mức khái niệm sang mô hình Lược đồ quan hệ và chuẩn hóa các quan hệ.

 Mức 3: thiết kế các thành phần dữ liệu mức vật lý: là mức thấp nhất của kiến trúc CSDL, bao gồm các bảng và mối quan hệ (relationship) giữa các bảng.

Một số khái niệm:

 Mỗi tập thực thể (entity) tương đương với một bảng, ví dụ: loại món ăn, món ăn.

 Mỗi thực thể được mô tả bằng các thuộc tính (attribute), ví dụ: thực thể “món ăn” gồm các thuộc tính (mã món, mã loại, tên món, nội dung tóm tắt).

 Mỗi thuộc tính tương đương với một trường (field) của bảng.

Tạo mối quan hệ (relationship)

Mối quan hệ: là mối liên kết giữa các tập thực thể (các bảng).

Ba mối quan hệ:

 quan hệ một-một (1-1): là quan hệ giữa hai tập thực thể, trong đó mỗi thực thể của tập A chỉ có thể liên kết với nhiều nhất một thực thể của tập B, và ngược lại. Ví dụ, mỗi người có một tài khoản và một tài khoản chỉ thuộc về một người.

 quan hệ một-nhiều (1-n): một thực thể của tập A có thể liên kết với nhiều thực thể của tập B. Ví dụ, một khách hàng có thể có nhiều báo cáo tín dụng.

 quan hệ nhiều-nhiều (n-n): một thực thể của tập A có thể liên kết với 0, 1, hoặc nhiều thực thể của tập B và ngược lại. Ví dụ, một đơn hàng gồm nhiều sản phẩm, mỗi sản phẩm có thể xuất hiện ở nhiều đơn hàng.

Cùng xem và làm theo clip số 2 của thầy Nguyễn Anh Tuấn: https://www.youtube.com/watch?v=CMyo1CH-5QM&t=70s

Quan hệ nhiều-nhiều thường được chuyển thành quan hệ một-nhiều. Ví dụ, giáo viên – môn học: một giáo viên dạy nhiều môn, một môn có thể có nhiều giáo viên dạy, do vậy sẽ tạo một bảng phụ là Phân công giảng dạy.

Mục đích của việc tạo mối quan hệ giữa các bảng là để ràng buộc dữ liệu cho chặt chẽ.

Trong thực tế thường thao tác với hai loại quan hệ: một-một và một-nhiều.

Khóa chính để đảm bảo trong một bảng không có hai hàng dữ liệu trùng nhau.

Khóa ngoại là khóa chính của một bảng khác, mục đích là để ràng buộc dữ liệu.

Hai bảng có quan hệ với nhau thì sẽ phát sinh khóa ngoại.

NO ACTION: kiểm tra trước khi xóa dữ liệu tại bảng đầu 1, nếu đang có dữ liệu ở bảng đầu nhiều thì không cho xóa.

CASCASE: cho phép cập nhật, nếu cập nhật giá trị tại bảng đầu 1 thì cũng cập nhật ở bảng đầu nhiều.


Thuộc tính là khóa ngoại phải được index trước khi thực hiện tham chiếu.

Tạo ràng buộc khóa ngoại theo yêu cầu sau:


Ví dụ tạo các ràng buộc:

– Ràng buộc khóa ngoại: mở bảng đầu nhiều ra để tạo ràng buộc tới bảng đầu một. Ví dụ: mở bảng Mon_an, tạo tên ràng buộc là FK_Mon_an_Loai_mon_an ; cơ sở dữ liệu: ql_nha_hang; cột ma_loai trong bảng mon_an sẽ tham chiếu tới cột ma_loai trong bảng loai_mon_an. Bấm Save để hoàn thành. Xem hình:


Lệnh SQL tương ứng là:

  ALTER TABLE `mon_an` ADD CONSTRAINT `FK_Mon_an_Loai_mon_an` FOREIGN KEY (`ma_loai`REFERENCES `loai_mon_an`(`ma_loai`ON DELETE NO ACTION ON UPDATE CASCADE;

Xem và làm theo clip số 3 của thầy Nguyễn Anh Tuấn:



Các thao tác thường làm với CSDL:

- Tạo cơ sở dữ liệu

- Tạo bảng

- Tạo quan hệ

- Nhập dữ liệu cho các bảng

- Xuất (Export) cơ sở dữ liệu ra một tập tin

- Nhập (import) cơ sở dữ liệu từ một tập tin

- Truy vấn thông tin từ CSDL

Việc export một CSDL sang dạng .sql, thực tế là việc ghi lại các lệnh: tạo bảng, thiết lập khóa, chèn dữ liệu …v.v vào một tập tin dạng văn bản. Để kiểm tra điều này, hãy export một CSDL sang dạng một tập tin .sql, sau đó mở tập tin này bằng phần mềm Notepad++ chẳng hạn, rồi xem kết quả.

Ngược lại, việc import một CSDL chính là quá trình chạy lại các lệnh: tạo bảng, thiết lập khóa, chèn dữ liệu …v.v từ một tập tin dạng văn bản.

Vào lại dự án Openemr, theo đường dẫn C:\xampp\htdocs\openemr\interface\forms\treatment_plan, sẽ thấy tập tin table.sql, có thể mở các thư mục khác để xem thêm. Ứng dụng Openemr sẽ sử dụng các tập tin .sql này để tạo bảng hoặc dữ liệu cho chức năng tương ứng.

Dưới đây là một phần của tập tin ql_nha_hang.sql

-- phpMyAdmin SQL Dump
-- version 4.5.1
-- http://www.phpmyadmin.net
--
-- Host: 127.0.0.1
-- Generation Time: Jan 05, 2017 at 08:16 PM
-- Server version: 10.1.13-MariaDB
-- PHP Version: 5.6.20

SET SQL_MODE = "NO_AUTO_VALUE_ON_ZERO";
SET time_zone = "+00:00";


/*!40101 SET @OLD_CHARACTER_SET_CLIENT=@@CHARACTER_SET_CLIENT */;
/*!40101 SET @OLD_CHARACTER_SET_RESULTS=@@CHARACTER_SET_RESULTS */;
/*!40101 SET @OLD_COLLATION_CONNECTION=@@COLLATION_CONNECTION */;
/*!40101 SET NAMES utf8mb4 */;

--
-- Database: `ql_nha_hang`
--

-- --------------------------------------------------------

--
-- Table structure for table `chi_tiet_hoa_don`
--

CREATE TABLE `chi_tiet_hoa_don` (
  `ma_hoa_don` int(11) NOT NULL,
  `ma_mon` int(11) NOT NULL,
  `so_luong` int(11) NOT NULL,
  `don_gia` double NOT NULL,
  `mon_thuc_don` tinyint(1) NOT NULL
) ENGINE=InnoDB DEFAULT CHARSET=utf8 COLLATE=utf8_unicode_ci COMMENT='Chi tiết hóa đơn';

--
-- Dumping data for table `chi_tiet_hoa_don`
--

INSERT INTO `chi_tiet_hoa_don` (`ma_hoa_don`, `ma_mon`, `so_luong`, `don_gia`, `mon_thuc_don`) VALUES
(1, 2, 2, 123, 1);

-- --------------------------------------------------------

Lưu ý: trước khi import CSDL cần tạo trước CSDL với tên nên trùng với tên của CSDL khi export.
-----------
Cập nhật [19/10/2020]
-----------
Xem thêm:
Tổng hợp các bài viết về Ngu ngơ học làm web