Cau hinh may cham cong van tay Sunbeam X649C - 1



Cài đặt máy chấm công vân tay Sunbeam X649C (phần 1)

Chuẩn bị:

  • Máy chấm công
  • Máy tính
  • Cáp thẳng UTP
  • Phần mềm quản lý máy chấm công YiShang

Kết nối máy chấm công với máy tính

Kết nối máy chấm công với máy tính bằng cáp UTP, cáp thẳng (straight).
Kết nối:
  • Có thể kết nối trực tiếp (máy chấm công <-> máy tính)
  • Thông qua switch (máy chấm công <-> switch <-> máy tính)
  • Hoặc thông qua wireless router (máy chấm công <-> wireless router <-> máy tính)…v.v.

Cấu hình IP cho Sunbeam X649C

  • Cắm nguồn điện cho máy chấm công, bật công tắc điện trên máy chấm công, khởi động máy chấm công (nút có biểu tượng hình tròn màu đỏ).
  • (Trên máy chấm công). Bấm nút Menu\ chọn Cài đặt\ chọn Thiết bị\ chọn Địa chỉ IP, nhập địa chỉ IP sao cho cùng mạng với máy tính đang được kết nối với máy chấm công. Ví dụ: địa chỉ IP của máy tính là 192.168.1.4/24, thì địa chỉ IP của máy chấm công là 192.168.1.200
  • (Trên máy tính). Thực hiện ping từ máy tính tới máy chấm công để kiểm tra xem hai thiết bị đã thông với nhau chưa, trường hợp dưới đây là đã thông. Nếu chưa thông thì nên kiểm tra lại địa chỉ IP và subnet mask của hai thiết bị, dây cáp.
C:\Documents and Settings\Maxsys>ping 192.168.1.200
Pinging 192.168.1.200 with 32 bytes of data:
Reply from 192.168.1.200: bytes=32 time<1ms TTL=100
Reply from 192.168.1.200: bytes=32 time=26ms TTL=100
Reply from 192.168.1.200: bytes=32 time<1ms TTL=100
Reply from 192.168.1.200: bytes=32 time=19ms TTL=100
Ping statistics for 192.168.1.200:
    Packets: Sent = 4, Received = 4, Lost = 0 (0% loss),
Approximate round trip times in milli-seconds:
    Minimum = 0ms, Maximum = 26ms, Average = 11ms

Cài đặt phần mềm quản lý máy chấm công

Chạy phần mềm và kết nối với máy chấm công

(Thực hiện trên máy tính)
Chạy phần mềm máy chấm công. Thực hiện đăng nhập vào phần mềm.
User Name: admin
Password: (để trắng)
Bấm Login On để đăng nhập.

Giao diện của phần mềm


Kết nối tới máy chấm công

Chọn Device\ chọn Add\ chọn Fingerprint Time Attendance Machine (2010)\ bấm Confirm

Mục Communication cho phép bạn chọn hình thức kết nối máy chấm công với máy tính, do dùng cáp UTP nên chọn Ethernet.
Nhập địa chỉ IP của máy chấm công (192.168.1.200), bấm nút Save để lưu lại.

Thử kết nối tới máy chấm công xem được chưa?
Bấm nút Online testing, nếu kết quả là “device connects successfully”, nghĩa là đã kết nối thành công. (hình bên dưới).

Tới đây, bạn có thể nhập vân tay của các nhân viên vào máy chấm công (bước 1), nhập tên của các nhân viên vào phần mềm (YiShang) (bước 2), và khớp hai cái này (vân tay <> tên nhân viên) lại với nhau.
Phải thực hiện ba bước này vì máy chấm công chỉ gán cho mỗi vân tay một mã số (gọi là ID), cụ thể đây chỉ là số thứ tự. Để hiển thị được tên của nhân viên trên máy chấm công cần phải liên kết vân tay của nhân viên trên máy chấm công với tên của họ được tạo ra ở phần mềm (YiShang).

Nhập vân tay của nhân viên vào máy chấm công (bước 1)

Thực hiện trên máy chấm công.
Lưu ý: nút OK để chấp nhận, mở, hoặc thực hiện yêu cầu. Nút ESC để thoát chức năng, không lựa chọn, hủy, trở lại bước trước…v.v. Nút mũi tên “lên”, “xuống” để di chuyển giữa các mục.
-------------------------------------------------------------------------------------------------

Ví dụ, nếu máy đang lưu ba vân tay của ba nhân viên rồi thì ID hiện tại đang có sẵn sẽ là 0004. Bạn có thể dùng nút mũi tên “lên”, “xuống” để lựa chọn các ID khác.
Một nhân viên có thể nhập nhiều hơn một vân tay, tối đa là ba (vân tay của ba ngón khác nhau), trong trường hợp này ID sẽ có dạng XXXX-0, XXXX-1…v.v. Ví dụ, ID 00004 có ba vân tay (ngón trỏ trái, ngón trỏ phải, ngón giữa phải), sẽ có ba ID là 00004-0, 00004-1, 00004-2.
(nếu ID 00004-0 là ngón trỏ phải của nhân viên 1, 00004-1 là ngón trỏ phải của nhân viên 2, 00004-2 là ngón trỏ phải của nhân viên 3, thì chuyện gì xảy ra?)
-------------------------------------------------------------------------------------------------


Bấm nút MENU, chọn Ghi danh, chọn Gdanh Ndùng, chọn Vân tay, màn hình sẽ hiển thị ID chưa sử dụng.

Bấm OK để chọn ID.
-         Màn hình sẽ hiển thị: ID (Ví dụ 00004-0) + Nhập vtay Lần đầu, nhắc nhân viên để ngón tay (ví dụ: ngón trỏ phải) chạm vào khu cảm biến nhận dạng vân tay (trong khoảng một đến hai giây) (đèn màu xanh).
-         Màn hình tiếp tục hiển thị: ID (Ví dụ 00004-0) + Nhập vtay Lần thứ 2, nhắc nhân viên để ngón tay (ví dụ: ngón trỏ phải) chạm vào khu cảm biến nhận dạng vân tay (trong khoảng một đến hai giây) (đèn màu xanh).
-         Màn hình tiếp tục hiển thị: ID (Ví dụ 00004-0) + Nhập vtay Lần thứ 3, nhắc nhân viên để ngón tay (ví dụ: ngón trỏ phải) chạm vào khu cảm biến nhận dạng vân tay (trong khoảng một đến hai giây) (đèn màu xanh).
Sau ba lần nhập vân tay, máy chấm công sẽ xác nhận việc nhập vân tay thành công, và hỏi bạn có muốn tiếp tục nhập vân tay của ngón tay khác không (ID lúc này sẽ là 00004-1). Bấm phím OK để nhập thêm vân tay của ngón tay khác. Bấm ESC để nhập vân tay cho nhân viên khác (ID lúc này sẽ là 00005-0). Bấm ESC hai lần để kết thúc việc nhập vân tay.
Thông thường mỗi nhân viên nhập vân tay của một ngón. Bạn cũng có thể nhập một nhân viên hai hoặc ba ngón tay khác nhau.
-------------------------------
2013/12/5

Wireless Network - TH - 1



Bài 1
 Nội dung
-         Thiết lập mạng không dây đơn giản
-         Thực hành trên phần mềm Packet tracer 5.3 của Cisco

Hướng dẫn
-         Thiết lập mạng không dây gồm: hai máy tính xách tay (Laptop1, Laptop2); một thiết bị phát sóng (Wireless Router).
Các bước thực hiện
1. Thiết lập hệ thống mạng
-         Mở Packet tracer (viết tắt PT).
-         Tại màn hình giao diện của PT, chọn Wireless Devices, chọn Linksys, kéo và thả vào màn hình thiết kế.



-         Chọn End Devices, chọn Generic Laptop, kéo và thả vào màn hình thiết kế hai Generic Laptop.

2. Cấu hình Wireless Router
-         Bấm chuột vào Wireless Router trên màn hình thiết kế, chọn tab GUI, chọn mục Setup.

-         Gán địa chỉ IP (ví dụ: 192.168.0.1) và Subnet Mask (ví dụ: 255.255.255.0) cho Wireless Router (hình trên).
-         Đánh dấu chọn vào mục Enable trong khung DHCP để kích hoạt chức năng DHCP của Wireless Router, giúp Wireless Router có thể cấp địa chỉ IP cho các máy kết nối tới.
-         Điền địa chỉ bắt đầu của dải địa chỉ IP sẽ cấp cho các máy vào mục Start IP Address.
-         Điền số địa chỉ IP mà Wireless Router có thể cấp phát vào ô: Maximum number of Users (ví dụ 50).
-         Dải địa chỉ IP ở hình bên dưới là từ 192.168.0.100 đến 192.168.0.149. Tổng cộng 50 địa chỉ.

-         Bấm nút Save Settings (ở cuối cửa sổ) để lưu lại các cấu hình vừa thực hiện.
-         Chọn tab Wireless, trong mục Network Name (SSID), nhập tên cho mạng wireless. Ví dụ: CongTyABC. Các mục còn lại để mặc định. Bấm nút Save Settings để lưu lại các cấu hình vừa thực hiện.

-         Tên này sẽ xuất hiện trong cửa sổ đăng nhập mạng không dây của máy tính người dùng như hình dưới đây.

3. Cấu hình Laptop để kết nối tới mạng không dây thông qua Wireless Router
-         Bấm chuột vào Laptop0, bấm vào nút Power để tắt nguồn (bước 1). Gỡ bỏ cạc Dial-up bằng cách kéo cạc mạng và thả vào khung MODULES (bước 2). Gắn thêm cạc WLAN – Linksys-WP300N bằng cách kéo cạc Linksys-WP300N từ MODULES vào Laptop (bước 3). Bấm lại vào nút Power để bật nguồn Laptop.

-         Chọn tab Desktop, chọn mục PC Wireless. Kết quả:

-         Chọn tab Connect, chọn mạng CongTyABC, bấm nút Connect để kết nối tới mạng không dây.

-         Thực hiện tương tự cho Laptop1.
-         Đóng cửa sổ cấu hình cho Laptop, trở ra màn hình chính của PT để quan sát kết quả.


Bài tập
  1. Cho biết địa chỉ IP, Default Gateway của hai máy Laptop?
  2. Thực hiện ping từ hai máy Laptop tới Wireless Router, chụp lại kết quả?
  3. Địa chỉ Default Gateway trên hai Laptop dùng để làm gì? Làm sao để thay đổi địa chỉ này (ví dụ: thành 192.168.1.1). Chụp lại các bước làm?
-----------------------
2013/12/4