Đọc báo 1

Từ vụ “Tiến sĩ cầu lông”: Nếu không sửa chính sách "người ta sẽ chọn tên khéo hơn"

Theo GS Phùng Hồ Hải, cần có cơ chế công khai minh bạch, hệ thống đánh giá chính xác, cơ chế thưởng/phạt rõ ràng, đi vào chất lượng trong nghiên cứu khoa học.

Khoa học không phải hoạt động đại chúng

Luận án tiến sĩ ngành giáo dục học nghiên cứu giải pháp phát triển môn cầu lông cho công chức viên chức thành phố Sơn La của tác giả Đặng Hoàng Anh, được hướng dẫn và bảo vệ, nghiệm thu thành công tại Viện Khoa học Thể dục Thể thao (Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch), đang khiến dư luận xôn xao.

Từ câu chuyện này, Người Đưa Tin (NĐT) đã có cuộc trao đổi với GS Phùng Hồ Hải, Viện trưởng Viện Toán học – Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam.

NĐT: Thưa GS. thời gian gần đâydư luận cũng như giới Khoa học đang quan tâm đến câu chuyện chất lượng đào tạo tiến sĩ và các đề tài khoa học. Nguyên nhân xuất phát từ việc một số cơ sở trực thuộc Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam đã nghiệm thu hàng chục đề tài chỉ trong một ngày, và mới đây câu chuyện của “tiến sĩ cầu lông”. Liệu đây có phải lần đầu tiên chúng ta bàn về chuyện này?

GS Phùng Hồ Hải: Đây không phải lần đầu tiên tên gọi của những luận án tiến sĩ được dư luận xã hội bàn tán, nhưng có lẽ là lần đầu tiên công luận được biết một cách chi tiết hơn xuất phát từ chủ trương công khai thông tin của các cơ quan quản lý.

Theo tôi, cần nhìn nhận sự việc ở hai mặt của vấn đề. Nhìn từ góc độ khoa học, cái tên chưa thể nói lên tất cả. Tôi lấy ví dụ: Một luận án tiến sĩ hay đề tài khoa học trong ngành Toán, chỉ nhìn trang bìa thì chẳng ai quan tâm vì đọc tiêu đề thôi cũng khó hiểu.

Tuy nhiên, với một luận án về giáo dục thể thao, cụ thể là việc đánh cầu lông, thì chỉ cần đọc tiêu đề, có lẽ mọi người đã hình dung được luận án nghiên cứu về vấn đề gì. Vì thế nó khiến cho công luận hơi sốt ruột và lo lắng.

Tôi không phải người làm nghiên cứu về thể thao hay các ngành lĩnh vực khoa học xã hội nên không có bất kỳ một đánh giá nào về chuyên môn của các luận án ấy. Theo tôi, cần có những đánh giá thông qua hội đồng.

Đã có những trường hợp luận án tiến sĩ nhận được ý kiến này, ý kiến khác,và phải trải qua rất nhiều hội đồng để có được một đánh giá khoa học và thực chất.

Cho nên, đây không phải lần đầu tiên một luận án bị “soi”, nhưng đây lần đầu tiên mà cả xã hội quan tâm đến thế. Việc quan tâm đến vấn đề này chỉ đơn giản bởi tiêu đề dễ hiểu.

Còn nội hàm chuyên môn, để giải quyết vấn đề này, Bộ Giáo dục và Đào tạo,có thể thành lập hội đồng khoa học để đánh giá. Đây cũng là cách lấy lại công bằng cho những người đã được nêu tên.Theo báo chí thì có 6 luận án mà tiêu đề có chữ “cầu lông”. Nhưng không có nghĩa cứ luận án có chữ “cầu lông” là có lỗi, mà phải có giới chuyên môn mở ra đọc xem nội dung luận án có ý nghĩa khoa học không, hay có đóng góp cho thực tiễn hay không!

Một luận án sẽ cần một số tiêu chí để có thể được bảo vệ, về khoa học, về tính thực tiễn, về khả năng ứng dụng…

Các tiêu chí là do hội đồng khoa học xác định và việc đánh giá lại một luận án cũng do hội đồng. Còn, công luận chỉ có vai trò cảnh báo, nhắc nhở và giám sát.

Giáo dục - Từ vụ “Tiến sĩ cầu lông”: Nếu không sửa chính sách 'người ta sẽ chọn tên khéo hơn'

GS Phùng Hồ Hải cho rằng luận án "tiến sĩ cầu lông" cần có những đánh giá thông qua hội đồng.

NĐT: Như GS phân tích ở trên, vậy có phải dư luận đang có cái nhìn quá cảm tính đối với nghiên cứu khoa học– một công việc vốn dĩ không thể đánh giá cảm tính được?

GS Phùng Hồ Hải: Tôi nghĩ đúng là như thế. Ngày nay thông tin được phát tán, lan truyền rất đơn giản và có quá nhiều hình thức. Chỉ nghe một thông tin chưa biết thực hư đã rất nhiều độc giả (vốn dĩ dễ bức xúc, lo lắng thái quá) vào các nền tảng xã hội thể hiện những phản ứng bằng cảm tính. Điều này vô cùng nguy hiểm và chúng ta cần học cách cư xử với thông tin trên mạng xã hội.

Khoa học không phải là hoạt động đại chúng. Bất kỳ một người dân bình thường nào cũng có thể không thích một ca sĩ, hoặc đưa ra những đánh giá thấp một cầu thủ bóng đá. Nhưng không phải ai cũng có thể đánh giá năng lực nhà khoa học. Chỉ có những đồng nghiệp, những người cùng hoặc gần chuyên ngành thì mới đánh giá được.

Việc đánh giá chất lượng các luận án “cầu lông” cần đến các nhà chuyên môn thuộc các chuyên ngành đó.

Nhưng qua phản ánh của báo chí và dư luận xã hội chúng ta cũng có thể thấy đã và đang có một hiện tượng là các luận án, các đề tài có tên gọi na ná giống nhau, điều này cũng đáng để xem xét thực chất đào tạo sau đại học ở một số ngành hiện nay ra sao. Có lẽ các cơ quan quản lý cần vào cuộc. Thêm nữa, các hội chuyên ngành, và cộng đồng khoa học của chuyên ngành ấy cũng phải có trách nhiệm.

Trách nhiệm thuộc về ai?

NĐT: Nhưng cũng không thể phủ nhận rằng, lâu nay chúng ta đã có những câu chuyện đáng buồn. Ví dụ như câu chuyện “Lò ấp tiến sĩ” hay mới đây nhất là kết luận của Thanh tra Chính phủ. Rõ ràngviệc lựa chọn đề tài khoa học cũng có vấn đề, GS có đồng ý với quan điểm này hay không?

GS Phùng Hồ Hải: Kết luận vừa qua của Thanh tra Chính phủ thể hiện rằng chúng ta đang rất hành chính hóa khoa học, hành chính hóa quản lý khoa học như bất kỳ các hoạt động khác.

Tôi không biện minh cho một đề tài nào cụ thể, tôi chỉ nói rằng nội dung kết luận của Thanh tra Chính phủ, đánh giá thiếu cái này, thiếu cái kia, thiếu bước này, thiếu bước kia…. tất cả những cái đó không phải là khoa học.

Khoa học là khi có được phản biện của người đủ am hiểu, đánh giá được rằng chất lượng, theo họ cái này là tốt.

Nếu có ứng dụng, thì cũng cần những người đủ trình độ để đánh giá mức độ ứng dụng, không phải cứ cơ quan quản lý là có thể đánh giá được. Thế nhưng, bây giờ chúng ta hành chính hóa hết, cứ nhìn trên hồ sơ mà “soi” ra thiếu cái này, thiếu cái kia… Một đề tài khoa học quan trọng nhất là có được phê duyệt làm hay không. Và khi đã để cho nhà khoa học làm thì phải tin tưởng, còn không tin tưởng thì đừng phê duyệt từ ban đầu, đừng cấp kinh phí. Từ đó, tôi cho rằng đánh giá đầu vào mới là chính.

NĐT: Như ông nói thì trách nhiệm chính là của người phê duyệt?

GPhùng Hồ Hải: Trách nhiệm chính là của người phê duyệt. Hiện nay, không thể quy được trách nhiệm, vì họ làm đúng quy trình như thế.

Nhìn vào bản chất của quy trình hỗ trợ nghiên cứu khoa học thì cái khó nhất phải là đầu vào. Anh phải “chọn mặt gửi vàng”, đồng thời anh phải chấp nhận đầu tư mạo hiểm. Nếu khoa học mà cứ làm theo quy trình là ra kết quả thì ai chẳng làm được, đó đâu phải là khoa học nữa.

Cái chính là xác định được đó có phải là khoa học hay không, đề tài đó có xứng đáng được tài trợ hay không, khi đã được tài trợ rồi thì nhà khoa học chỉ làm công tác báo cáo, báo cáo cho đầy đủ.

Tuy nhiên, không thể nghiệm thu một đề tài khoa học như nghiệm thu một công trình xây dựng, như thu thuế trên một thửa ruộng được. Làm ruộng còn lo mưa lo nắng,thì khoa học làm sao có thể chắc chắn được!

Nhưng bây giờ, cơ chế hành chính trong quản lý khoa học bắt người ta phải làm như thế. Cũng như quy chế gần đây nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo về công nhật đạt tiêu chuẩn giáo sư, bắt tất cả các ngành trong lĩnh vực khoa học xã hội từ năm 2021 là phải có công bố quốc tế. Nhưng những nghiên cứu đấy từ xưa đến nay có bao giờ người ta có…quốc tế đâu, giờ đùng một cái bắt họ có công bố quốc tế. Thì họ cũng sẽ có công bố thôi. Họ sẽ dịch các bài trong nước rồi tìm cách để công bố quốc tế, nhưng là đi mua. Họ dùng cách đó để “lách”, để đáp ứng tiêu chuẩn của Bộ.

Giáo dục - Từ vụ “Tiến sĩ cầu lông”: Nếu không sửa chính sách 'người ta sẽ chọn tên khéo hơn' (Hình 2).

Không thể nghiệm thu một đề tài khoa học như nghiệm thu một công trình xây dựng.

NĐT: Có nghĩa, để giảmột bài toán chất lượng trong nghiên cứu khoa học thì phải bắt đầu từ khâu quản lý của nhà nước?

GS Phùng Hồ Hải: Quản lý nhà nước là một trong những vấn đề căn bản.  

Bên cạnh đó, hiện mọi người hay nhắc đến từ “liêm chính khoa học”, có nghĩa là khoa học phải trung thực. Làm khoa học mà không trung thực thì phản tác dụng. Thà công trình ấy không thật tốt nhưng là công sức thật còn hơn nhiều khi nó là hào nhoáng nhưng lại giả tạo, ăn cắp…  

Muốn có những nhà khoa học giỏi, tâm huyết thì cần phải có cơ chế để đảm bảo, để họ yên tâm và giữ liêm khiết, liêm chính cho mình. Cuộc sống phải có thu nhập ở mức độ tối thiểu thì mới có thể yên tâm công tác.

Bây giờ, về chế độ đãi ngộ cán bộ nghiên cứu khoa học là thua thiệt nhất trong số các ngành nghề. Một cán bộ tại Viện chúng tôi, tốt nghiệp tiến sĩ ở Mỹ, ở Pháp về lương mà Viện có thể chi trả từ ngân sách Nhà nước không quá 5 triệu/tháng. Thu nhập của họ dựa vào đề tài.

Vì sao lại xảy ra chuyện trong một buổi mà có thể nghiệm thu đến một chục cái đề tài? Có thể mọi người hiểu với nhau đề tài như là cách để bổ sung thu nhập, giúp cho các cán bộ nghiên cứu có thể tồn tại. Quy định hành chính để nghiệm thu đề tài thì rất phức tạp, trong khi ngân sách cho nó nhiều lúc chỉ vài chục triệu một đề tài. Chính vì quy định bất hợp lý, nên người ta có làm theo, cũng làm đối phó.  

NĐT: Bên cạnh cơ chế, thì chất lượng đề tài cũng có ảnh hưởng nhiều bởi người phê duyệt đề tài dễ dãi, do người làm nghiên cứu không có năng lực. GS. có nghĩ như vậy không?

GS Phùng Hồ Hải: Tôi đồng ý rằng thực trạng ấy là có. Một trong những vấn đề là không có ai phải chịu trách nhiệm nên họ cứ tiếp tục như vậy.

NĐT: Có nghĩa là thực trạng này sẽ còn kéo dài, một tháng, một năm hay một vài năm sau, nếu chúng ta không có điều chỉnh, không có cách để sửa thì một thời gian sau người ta sẽ lại bàn về “Tiến sĩ cầu lông phẩy”?

GS Phùng Hồ Hải: Tôi nghĩ họ sẽ rút kinh nghiệm. Đợt vừa rồi họ chưa kịp rút kinh nghiệm. Ở đây tôi đang giả thiết là các luận án ấy không có chất lượng. Nếu sau này, để không bị lộ thì người ta sẽ chọn tên khéo hơn.

NĐT: Vậy đây là cách đối phó?

GS Phùng Hồ Hải: Đúng! Họ sẽ có cách đối phó mới hơn.

NĐT: Bây giờ để đi giải quyết cốt lõi của vấn đề thì chúng ta cần môi trường. Môi trường đó là do Nhà nước, do các cơ quan quản lý tạo ra để cho những nhà khoa học an tâm để nghiên cứu khoa học để cho những đề tài ra đời không còn là để tài để giải ngânGS. có đồng ý điều này?

GS Phùng Hồ Hải: Thật sự cần một môi trường và nhà nước có thể quyết định được điều này. Bởi, nghiên cứu khoa học về cơ bản là sử dụng ngân sách.

Nhà khoa học không trực tiếp tạo ra sản phẩm đề từ đó tạo ra thu nhập. Ngay một giáo viên khi giảng dạy là đang đóng góp trực tiếp cho xã hội và được trả thù lao, nghĩa là tạo ra thu nhập. Hoạt độngkhoa học không như vậy, nói chung nó không áp dụng trực tiếp ngay được vào thực tiễn. Vì thế tiền chi cho nhà khoa học phải là từ ngân sách nhà nước. Đây là điều trên toàn thế giới làm chứ không riêng gì Việt Nam. Điều này dẫn đến phải xây dựng cơ chế đầu tư và thu chi một cách hợp lý.

Theo tôi, cần sự thay đổi tư duy trong chuyện hỗ trợ nghiên cứu khoa học, đãi ngộ cho những nhà nhà khoa học.

Muốn làm giàu thì đi buôn

NĐT: Là người nghiên cứu khoa học rất lâu, ông có đề xuất gì để người làm khoa học có một môi trường tốt hơn?

Giáo dục - Từ vụ “Tiến sĩ cầu lông”: Nếu không sửa chính sách 'người ta sẽ chọn tên khéo hơn' (Hình 3).

Cần có cơ chế tạo điều kiện đảm bảo thu nhập cho nhà khoa học yên tâm công tác, cống hiến cho xã hội.

GS Phùng Hồ Hải: Đóng góp của giới khoa học chúng tôi không trực tiếp mà gián tiếp. Đầu tư cho khoa học là cần thiết và những người làm khoa học nghiêm túc xứng đáng được đầu tư, để đảm bảo cho họ có sự yên tâm trong quá trình công tác và từ đó có đóng góp cho xã hội. Đóng góp của khoa học cho xã hội không trực tiếp nhưng không có nó xã hội không thể phát triển. Cũng không có đất nước nào có thể nhập khẩu khoa học mà phải tự xây dựng, phát triển nó.

Từ góc độ những người làm khoa học, họ cần xác định, “Nhà khoa học là làm khoa học. Muốn làm giàu thì đi buôn”. Đã làm công việc mà lương từ nguồn chi ngân sách thì đừng nghĩ chuyện sẽ giàu, đừng so sánh với những người đi làm kinh doanh. Nhưng đòi hỏi có thu nhập đủ sống và có được đảm bảo điều kiện để theo đuổi đam mê khoa học là yêu cầu chính đáng.

Vừa rồi dư luận rộ lên thực trạng “bán báo” đây là kiểu thu nhập rất mới trong xã hội. Tức là thu nhập thông qua việc bán công trình của mình cho một đơn vị nào đó (hoặc cho ai đó, với danh nghĩa đồng tác giả) với số tiền lớn. Ban đầu có thể bán công trình tốt, lâu dần sẽ bị biến chất, nhà khoa học chỉ theo hướng lợi nhuận biến khoa học thành cỗ máy sản xuất công trình hàng loạt để kiếm tiến. Việc này là sản phẩm của cơ chế đánh giá chạy theo những con số, những giá trị ảo, và để mất tiền thật. Để xảy ra việc mất tiền là một lỗi lớn, vì tiền đây là tiền ngân sách-tiền thuế của dân, hay là đóng góp khác của người dân ví dụ qua học phí cho các trường.

Một công trình khoa học tốt, có thể nó giá trị bằng 10 công trình khoa học làng nhàng, thậm chí là hơn. Cái cần ở đây là chất lượng, chứ không phải số lượng.

Hiện nay, chúng ta cũng đang đua với nước ngoài về số lượng. Vì chúng ta đang yên tâm rằng có con số nó sẽ tạo chất lượng. Nhưng không phải như vậy, mà có khi là ngược lại, số lượng tăng mà chất lượng không còn.

Tôi nghĩ, cái khó nhất của quản lý khoa học là đánh giá chất lượng. Hiện nay, chúng ta đang đánh giá bằng cách đếm, dựa về mặt số lượng. Tại một thời điểm nào đó, ta nghĩ đây là cách minh bạch. Nhưng,nếu chúng ta không có một cách nào hiểu đúng bản chất thì người ta sẽ có đủ cách để luồn lách.

Ví dụ như năm nay có tên luận án như vậy thì năm sau sẽ có cách đổi tên, luồn lách để không gây bức xúc nữa.

Dư luận, báo chí là cần thiết và vai trò của các phương thức truyền thông ngày nay có lợi cho việc chúng ta xây dựng môi trường khoa học lành mạnh. Tuy nhiên, điều căn bản ở đây là quản lý nhà nước cần công khai minh bạch; hệ thống đánh giá phải chính xác; cơ chế thưởng/phạt rõ ràng, đi vào chất lượng. Càng công khai, minh bạch thì những người gian lận càng ít có cơ hội.

NĐT: Xin cảm ơn GS Phùng Hồ Hải về cuộc trao đổi này!

Công Luân

Ảnh: Trọng Tùng

Nguồn: http://www.nguoiduatin.vn/tu-vu-tien-si-cau-long-neu-khong-sua-chinh-sach-a552370.html?fbclid=IwAR31zp9k5Q99o9gM07WMN2lBmQ2-KKzd8Pep9fYGfmW8KabugFmlUP5w0t0

-----
Ý kiến của tác giả Lâm Quang Thiệp:

"Sở dĩ mô hình đại học đa lĩnh vực có hiệu quả cao nhất vì các lý do sau đây:

Một là, các đại học đa lĩnh vực sẽ đảm bảo đào tạo tốt các chương trình “giáo dục khai phóng” [Lâm Quang Thiệp, 2018], xu hướng giáo dục đại học chủ đạo ở Hoa Kỳ, vì chỉ trong các university mới có đủ đội ngũ giáo sư, giảng viên có trình độ cao để giảng dạy tốt các chương trình giáo dục này.

Hai là, các đại học đa lĩnh vực có ưu thế về nghiên cứu và phục vụ xã hội, vì ngày nay các đề tài nghiên cứu lớn đều là các đề tài có tính liên ngành, các hoạt động phục vụ xã hội cũng vậy.

Ba là, đại học đa lĩnh vực bao gồm nhiều ngành đào tạo khác nhau dễ đối phó với sự biến động về nhu cầu của từng nghề nghiệp trong nền kinh tế thị trường."

Nguồn: https://giaoduc.net.vn/tin-hiep-hoi/mo-hinh-dai-hoc-trong-dai-hoc-cua-viet-nam-chang-giong-ai-post199013.gd
-----

"Sở Khanh là một nhân vật trong “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Hoa) và “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, là một nhân vật ăn chơi đàng điếm, chuyên lừa gạt kỹ nữ lầu xanh. Với ảnh hưởng to lớn của Truyện Kiều đối với văn hóa Việt Nam, từ “sở khanh” hiện được dùng trong tiếng Việt với nghĩa là một người đàn ông chuyên gạ gẫm, lừa tình phụ nữ.

Mạnh Thường Quân là Tể tướng nước Tề thời Chiến Quốc, là một người giàu có, lại có lòng nghĩa hiệp, thích chiêu hiền đãi sĩ, trong nhà lúc nào cũng tiếp đãi đến vài nghìn môn khách cả văn lẫn võ. Ngày nay, từ “mạnh thường quân” được sử dụng nhằm chỉ những người từ thiện, hảo tâm.

Đạo Chích là nhân vật hư cấu ở đời Xuân Thu, xuất hiện trong nhiều kinh sách trước đời nhà Tần, khét tiếng trộm cướp và hung tợn. Từ tích truyện này, trong tâm thức và tín ngưỡng dân gian, Đạo Chích chính là ông tổ của nghề trộm cướp, còn từ “đạo chích” dần hóa thành danh từ chung đi vào trong ngôn ngữ văn chương và đời sống với nghĩa chỉ phường trộm cắp."

Nguồn: https://giaoducthoidai.vn/trao-doi/ly-thu-xu-the-bien-chuyen-cua-tu-trong-tieng-viet-4007751-b.html
-----

"Hiện chúng ta kiểm định chất lượng, dù biết kết quả ra sao nhưng tất cả đều qua hết. Có những trường học sinh gần như bị lừa vì khi vào học thấy rất tệ.

Nhiều trường đang phải loay hoay trong xây dựng chương trình, thay vì sắp xếp những môn học chung ở năm đầu tiên nhưng điều này sẽ khiến sinh viên bỏ học hàng loạt vì chán nản.

Cuối cùng, có trường đối phó bằng cách sắp xếp những môn học chung vào học kỳ cuối cùng, đẩy những môn học hấp dẫn cho năm đầu tiên. Thậm chí bài báo quốc tế cũng đối phó nốt, chúng ta ngồi đây đều biết hết.

Với công nghệ số, vấn đề không còn là ở sách giáo khoa nữa; với kho dữ liệu trên mạng, vấn đề không còn học thuộc bài nhưng người Việt Nam chúng ta vẫn học thuộc để trả bài cho thầy, như vậy vẫn học đối phó."

Nguồn: https://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Giao-duc-Viet-Nam-dung-thu-10-the-gioi-toi-tin-dieu-do-post197984.gd
-------

"Nhiều người nổi tiếng trên facebook Việt Nam bài viết thường được vài nghìn like, nhưng họ chẳng khác gì những diễn viên thú trong rạp xiếc. Thời gian đầu mới lên mạng họ khá hiền lành, mỗi ngày than thở vài câu, tản mạn dăm dòng, tối đến làm nửa tá thơ cóc, chia sẻ ảnh vợ con, cảnh đẹp quê hương đất nước... Đến một ngày nọ, do bức xúc gì đó, họ chửi bới xã hội và thấy được like nhiều hơn, thế là họ nhớ cái cảm giác được like ấy. Khi họ quay lại viết thơ tản mạn, tâm sự, chụp ảnh nói những điều tử tế thì chẳng mấy ai quan tâm. Dần dần họ thành kẻ chê bai mọi thứ…

Thật ra rất nhiều facebooker là nạn nhân của những kẻ like nọ, họ bị đám đông huấn luyện, chứ không phải là người dẫn dắt đám đông như họ lầm tưởng về mình. Cuộc sống thật tươi đẹp và lạc quan hơn nhiều so với những gì chúng ta chứng kiến hằng ngày trên mạng. Tuy nhiên mạng xã hội làm cho sự bất mãn dễ cộng hưởng, làm cho cái xấu và tin tức giả mạo dễ lan truyền nhanh và rộng. Đó cũng là điều mà rất nhiều người nhận ra. Tuy nhiên hiện nay họ vẫn kiếm được rất nhiều tiền từ đó, cho nên khó có hy vọng là họ sẽ làm gì để thay đổi triệt để."

Nguồn: http://antg.cand.com.vn/Kinh-te-Van-hoa-The-Thao/Mang-xa-hoi-ai-dan-dat-ai-542066/
-----

Giải phóng sức sáng tạo - Giáp Văn Dương
[Hai là, cải cách giáo dục. Những gì đang diễn ra cho thấy nền giáo dục hiện thời được thiết kế để đào tạo con người công cụ. Nói cách khác, triết lý của nền giáo dục hiện thời là đào tạo con người công cụ. Cả hệ thống đang vận hành xung quanh triết lý bất thành văn này. Đó chính là lý do vì sao các bệnh trong giáo dục như bệnh thành tích, dù cả xã hội kêu gào phải khắc phục thì sau bao năm lại ngày càng nặng thêm; việc học của trẻ nhỏ lại ngày càng mệt mỏi; các nhà giáo ngày càng uể oải và nhiều điều tiếng.

Giáo dục mất sức sáng tạo. Và hệ quả thật hiển nhiên, khi những người làm giáo dục không có sức sáng tạo thì sản phẩm của họ, những thế hệ trẻ do họ đào tạo ra, cũng không thể sáng tạo.

Đích đến của những thế hệ trẻ không có khả năng sáng tạo này là các xưởng gia công, kể cả gia công phần mềm, vẫn được ngộ nhận như sự sáng tạo; hay xuất khẩu lao động, mà ở đó, lao động giản đơn vẫn chiếm vai trò chủ đạo trong việc tạo ra giá trị.

Con đường của họ, vì thế, vẫn là con đường của thế hệ trước đó, thế hệ bán sức lao động giản đơn, giá rẻ để kiếm sống. Hiển nhiên, quốc gia khi đó cũng sẽ chỉ là một quốc gia làm thuê, không thể cất cánh.

Cải cách giáo dục vì thế đóng vai trò chủ đạo trong việc giải phóng sức sáng tạo trong thời đại mới. Muốn vậy, giáo dục phải hướng đến việc tạo ra những thế hệ người Việt hoàn toàn mới, những con người tự do, có khả năng lãnh đạo bản thân, làm chủ cuộc sống, thay vì tạo ra những con người công cụ, chỉ biết tuân thủ.

Nếu không, giáo dục sẽ bế tắc trong việc giải phóng chính mình; và do đó, tạo ra sự bế tắc trong việc giải phóng sức sáng tạo của thế hệ trẻ, dẫn đến bế tắc trong việc chuyển hướng phát triển của đất nước.]

Nguồn: https://nld.com.vn/thoi-su/giai-phong-suc-sang-tao-20190212210015671.htm
-----

Tinh thần làm việc và tấm lòng với quê hương của GSTS Nguyễn Sĩ Huyên.

"Tôi thấy ở Đức hay ở bất cứ nước nào trên thế giới, người có năng lực và chăm chỉ làm việc thì sẽ được trọng dụng, không phân biệt người nước ngoài hay bản xứ. Đương nhiên, trong môi trường làm việc không thể thiếu sự canh tranh, đôi khi cả những người tỵ hiềm. Nhưng người có năng lực thì chỉ tập trung vào mục tiêu của mình, chứ không mấy quan tâm đến chuyện yêu ghét của người khác.

Sống và làm việc lâu năm ở Đức, tôi được rèn luyện tính chăm chỉ và kỷ luật với chính bản thân. Tôi nghĩ đây là chìa khóa cho những thành công của người Đức trên rất nhiều lĩnh vực: kỹ thuật, y học, văn học, nghệ thuật…"

Nguồn: https://nguoidothi.net.vn/gs-ts-nguyen-si-huyen-tu-hao-vi-duoc-dong-gop-cho-que-huong-16936.html
-----


Đại học địa phương đang chới với...

"Liên kết, sáp nhập trường ĐH địa phương với trường ĐH lớn có uy tín là giải pháp được nhiều chuyên gia đề cập. Theo TS Lê Trường Tùng, gắn với việc làm, phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương là nền tảng cho các ĐH tỉnh phát triển nhưng chìa khóa của mọi giải pháp là liên kết với các trường ĐH mạnh trong và ngoài nước.

PGS Đặng Vũ Ngoạn cho rằng với năng lực hiện tại, các trường ĐH tại địa phương nên là trường CĐ cộng đồng, là trường vệ tinh của các trường ĐH ở những TP lớn làm nhiệm vụ đào tạo thời gian đầu. Đồng tình với quan điểm này, PGS Nguyễn Kim Hồng đề xuất giải thể là phương án không hay song có thể chuyển thành trường CĐ cộng đồng để đào tạo nhân lực ngay cho địa phương... Vì không tuyển sinh được, chỉ lo liên kết nhờ địa điểm tức làm mất sứ mệnh của mình thì nên thay đổi.

Theo các chuyên gia, cổ phần hóa trường ĐH địa phương với sự góp vốn của công và tư để thay đổi cung cách quản trị nhà trường cũng rất cần thiết bởi hầu hết trường ĐH địa phương rất yếu về quản trị. "
Nguồn: ĐH tỉnh lẻ khốn khó triền miên: Sáp nhập hay đóng cửa? [nld.com.vn]
-----

"Tôi tâm đắc quan điểm của một đồng nghiệp, rằng trong thời đại này, đại học là đối tác của sinh viên, không phải là mối quan hệ khách hàng và nhà cung cấp dịch vụ giáo dục như nhiều người nghĩ. Bởi đại học không phải một trung tâm ngoại ngữ hay trung tâm dạy nghề.

Trong nhiều trường hợp, đại học khó mà dạy được cái gì để sinh viên ra trường có thể làm việc được ngay. Đơn giản vì xã hội thay đổi quá nhanh so với các chương trình đào tạo. Nếu đại học tập trung dạy kỹ năng để ra trường có việc ngay, thì có một nguy cơ là sinh viên sẽ nhanh chóng bị đào thải khi kỹ năng đó lạc hậu. Ví dụ như các kỹ năng lập sổ, định khoản trong ngành kế toán. Dạy kế toán ở đại học bây giờ cần nhiều hơn kỹ năng phân tích và ít cần kiến thức về tác nghiệp ngay tức thời. Nó sẽ lạc hậu ngay khi chuẩn mực kế toán thay đổi và máy tính thay thế.

Trong bối cảnh đó, đại học chỉ có thể cung cấp nguồn lực, chỉ dẫn để sinh viên tự học, cho họ các đề bài để họ tự tìm cách giải quyết vấn đề. Sau khi ra trường, họ sẽ biết cách giải quyết các đề bài mới. Nôm na, học đại học đàng hoàng bây giờ còn cực khổ hơn trước rất nhiều. Nếu chỉ chăm chăm đi đường tắt, sinh viên sẽ đối mặt nguy cơ bị đào thải."
Nguồn: https://vnexpress.net/goc-nhin/xac-song-giang-duong-3857995.html
-----

HTTP/3
https://www.zdnet.com/article/http-over-quic-to-be-renamed-http3/?utm_campaign=Grokking%20Newsletter&utm_medium=email&utm_source=Revue%20newsletter
Ebook tóm tắt về Machine learning (miễn phí)
https://www.dropbox.com/s/e38nil1dnl7481q/machine_learning.pdf?dl=0
-----

Làm việc tại Nhật bản...

"Cụ thể, cũng là nhân viên người Việt nhưng sau một thời gian ngắn được phía Nhật đào tạo, huấn luyện thì những người này trở nên thuần thục các kỹ năng và thái độ làm việc tích cực, kỷ luật. Ngược lại, cũng con người đó khi ở VN do không có phương pháp đào tạo, huấn luyện bài bản nên họ không có tay nghề tốt.

Để khắc phục tình trạng trên và để giữ nhân tài, ông Hùng cho rằng quan trọng là tạo được môi trường làm việc tốt, đồng hành với họ, khuyến khích và giúp đỡ họ phát triển. Có như thế người lao động mới cảm thấy được tôn trọng và gắn bó dài lâu với doanh nghiệp.

Đổ xô sang Nhật làm việc

Theo thống kê của Cục Quản lý lao động ngoài nước thuộc Bộ LĐ-TB&XH, hiện có hơn 130.000 thực tập sinh VN đang làm việc tại Nhật Bản. Lao động VN chủ yếu làm việc ở các ngành nghề như xây dựng, cơ khí, chế biến thực phẩm, điện tử, điều dưỡng, may mặc, điện tử...

Có thời điểm người lao động được trả lương lên tới 40-50 triệu đồng/tháng, sau khi trừ các khoản chi phí sinh hoạt, tiết kiệm được khoảng hơn 20 triệu đồng/tháng để gửi về cho gia đình. Chính vì vậy, nhiều người lao động Việt đã đổ xô tìm cơ hội để đi làm việc tại Nhật Bản."

Nguồn: Nhật mở cửa thu hút lao động: Việt Nam có thể mất người giỏi [plo.vn][đọc]
----
Nhìn lại bốn giai đoạn của giáo dục thế giới[i], (theo tác giả Phạm Đỗ Nhật Tiến)
Giáo dục 1.0
Giáo dục 2.0
Giáo dục 3.0
Giáo dục 4.0
Thế kỷ 18
Khoảng 1960
Khoảng 2000
Hiện nay
Một lần
Một lần
Suốt đời
Suốt đời, mở
Một chiều
Tương tác hai chiều
Tương tác hai chiều
Tương tác hai chiều
Đồng loạt
Đồng loạt
Đồng loạt
Cá thể hóa
Chuẩn bị con người cho sản xuất công nghiệp
Chuẩn bị con người cho cạnh tranh
Chuẩn bị con người cho kinh tế tri thức
Chuẩn bị con người cho canh tân, sáng tạo

-----

"Việc áp dụng các mô hình dạy học tiên tiến như mô hình lớp học đảo ngược vẫn còn hạn chế, chưa triển khai rộng rãi và ít được chú tâm, dẫn đến việc giảng dạy tiếng Anh không kích thích được tính chủ động tích cực của người học. Việc thiết kế nội dung giảng dạy và triển khai chương trình đào tạo của các trường cũng ít tham khảo chuyên gia, nhà tuyển dụng và nhu cầu của người lao động, nên nội dung học chưa hữu dụng cho người học. Môi trường thực hành tiếng Anh ở các trường hiện chủ yếu diễn ra ở khuôn khổ lớp học, cùng với hạn chế về thời gian, dẫn đến hiệu quả học không cao."

...
"Một hạn chế nữa cũng được các đại biểu chỉ ra, đó là các trường CĐ-ĐH đã đưa ra các tiêu chuẩn về ngoại ngữ cho sinh viên khi tốt nghiệp, tuy nhiên các quy chuẩn đầu ra thường dựa vào bài thi đánh giá năng lực như TOEIC, TOEFL, IELTS…. Điều này dễ dẫn đến việc dạy và học chạy theo các bài thi hơn là hoàn thiện các kỹ năng cho sinh viên. Hệ thống các bài thi theo Khung năng lực ngoại ngữ dành cho Việt Nam vẫn chưa hoàn thiện.

Việc cấp phép cho các trường tổ chức thi chưa dựa trên năng lực và điều kiện để đảm bảo chất lượng bài thi như các tổ chức quốc tế, việc tổ chức còn để xảy ra những tiêu cực trong thi cử dẫn đến mất lòng tin của người học vào hệ thống bài thi năng lực ngoại ngữ dành cho Việt Nam."

Nguồn: Báo động việc dạy tiếng Anh tại các trường đại học, cao đẳng [SGGP][đọc]
-----

[Hoàn thiện quá trình “dạy ai, dạy cái gì, dạy như thế nào” tự khắc sẽ hình thành “Triết lý giáo dục” chứ không phải chỉ với một đề tài cấp quốc gia là có “triết lý”.]

Nguồn: Muốn có Triết lý giáo dục, thực sự rất đơn giản [giaoduc.net.vn][đọc]

-----

Iron man

Phạm Minh Tuấn - Founder & CEO của Topica

"Một nhà đầu tư mạo hiểm từng chia sẻ, các startup thuyết phục được anh ấy không phải là do bằng cấp, CV, giải thưởng, hay IQ ấn tượng. Mà là do họ chứng minh rằng họ sẽ không bao giờ bỏ cuộc, dù có phải bò lết trên đường."

Nguồn: cafef.vn [đọc]
-----

Dũng khí để trở thành trí thức - Hồ Thị Phương Mai


Vấn đề của giới trí thức trong các tác phẩm của Hồ Anh Thái.

[Nhìn bề ngoài, lẫn với những bức chân dung đẹp, người đọc nhận thấy có những bức chân dung với những biểu hiện hài hước, lố bịch. Thế nhưng, đằng sau vẻ hài hước cười cợt ấy, nhà văn lại hướng đến thể hiện một quan niệm hết sức nghiêm túc về người trí thức. Quan niệm ấy không được đúc kết trong những phát ngôn cụ thể mà được thể hiện bên trong, đằng sau những gương mặt đã được ông xây dựng. Có khi nó thể hiện qua tiếng thở dài nén chặt, có khi qua cái cười mỉm đầy ngụ ý, có khi qua sự giễu nhại đầy hài hước, có khi lại qua thái độ như thờ ơ, như có như không... Nhiều khi độc giả không khỏi băn khoăn, rằng rốt cuộc thì thế nào mới là một trí thức đúng nghĩa như Hồ Anh Thái mong đợi? Xã hội này có phải chỉ toàn là những kẻ rệu rã, cơ hội, lệch lạc? Tại sao thế giới nhân vật của ông lại đầy rẫy những người nhố nhăng, bạc nhược hay nhỏ nhen, giả trá?... Đây hẳn là dụng ý nghệ thuật của Hồ Anh Thái. Như một chiếc gương lớn, chừng đó chân dung về những người được cho là trí thức đã cho thấy một cách chân thực hiện trạng xã hội mà chúng ta đang sống. Cũng từ chiếc gương này, người đọc phần nào hình dung ra một bức chân dung khác mà Hồ Anh Thái hướng đến với mong muốn rất nghiêm túc, chân thành. Người trí thức phải biết từ chối dục vọng thấp kém của bản thân, như Đức Phật năm xưa đành đoạn dứt áo ra đi tu đời hướng đạo. Sự đoạn tuyệt này không hề dễ dàng nhưng lại vô cùng cần thiết vì chỉ như thế người ta mới có thể chạm tay tới những giá trị đích thực của cuộc đời. Người trí thức cần được sống trong một không gian xã hội lành mạnh, ở đó có sự hài hòa giữa yếu tố vật chất và tinh thần, để họ có thể cất lên tiếng nói thành thực của mình, góp phần cải biến xã hội. Người trí thức không chỉ biết ước mơ mà còn biết theo đuổi ước mơ ấy đến cùng, có thể biến ước mơ thành mục đích sống để suốt đời trăn trở, nung nấu, kiếm tìm. Người trí thức cần biết gạt bỏ sự lọc lừa giả trá, biết thoát ra để hướng đến những nền tảng nhân văn. Để thành công (nếu có thể), người ta cần rất nhiều dũng khí để dấn thân và tranh đấu, cho ước mơ của mình cũng là cho đời sống, cho xã hội này... ]

Nguồn: vannghequandoi.vn [đọc]

-----
Thầy với chả bà....

[Giảng viên tên Linh huơ tay nói trước lớp: “Thế nên tôi cho mọi người topic là có lý do. Có cái đó của tôi thì tôi biết là sinh viên mình tôi chấm kiểu khác, còn những thằng nào không viết topic đấy tôi chấm kiểu khác. Hiểu chưa? Hiểu quan điểm của nhau đúng không ạ? Thế cho nên những sinh viên mình thì mình ưu tiên hơn, còn những thằng nào không ấy thì kệ”]

Nguồn: Tiền tỉ “chống trượt” đầu ra ngoại ngữ tại Đại học Công nghiệp Hà Nội [laodong.vn][đọc]
------

Trường Intek...

"Cuối năm 2016, một trường ĐH vô cùng đặc biệt ra mắt tại Mỹ đã làm xôn xao nền giáo dục ở nước này - trường học có tên 42, một chi nhánh của Học viện 42 tại Pháp, đào tạo khoảng 1.000 sinh viên mỗi năm về mã hóa và phát triển phần mềm.

Các nhà sáng lập Học viện 42 tuyên bố, phương pháp học tập của nơi này sẽ bù đắp được những nhược điểm trong hệ thống giáo dục truyền thống, vốn biến sinh viên thành các đối tượng tiếp nhận kiến thức một cách thụ động. Sinh viên được chọn các đề tài dự án, chẳng hạn như vào vị trí một của một kỹ sư phần mềm để thiết kế nên một trang web hoặc một trò chơi máy tính. Họ hoàn thành dự án thông qua sử dụng các nguồn tài nguyên miễn phí, sẵn có trên internet và sự giúp đỡ của các bạn học đang mày mò bên cạnh, trong một căn phòng lớn chứa đầy máy tính."

Nguồn: thanhnien.vn [đọc]
-----

Trí tuệ nhân tạo cho mọi người...
"Emily Fox - giáo sư về khoa học máy tính, kỹ thuật và thống kê tại Đại học Washington, cho biết: "Chúng tôi phải bắt đầu dạy cho các sinh viên - những người sẽ hành nghề và sử dụng trong phạm vi rộng của AI, chứ không chỉ là các nhà khoa học máy tính".

Giáo sư Fox đã phát triển một khóa học AI dành cho dân không chuyên và đã được áp dụng lần đầu tiên vào mùa xuân năm ngoái. Để đủ điều kiện theo học, sinh viên phải hoàn thành các khóa học về xác suất và lập trình cơ bản."

Nguồn: Trường đại học vất vả chạy theo... trí tuệ nhân tạo [tuoitre][đọc]
-----

Ý kiến của ông Cao Văn Sâm về Lao động chất lượng cao:

"Theo đó, lao động chất lượng cao không có nghĩa là những người có trình độ cao. Dù với trình độ nào, làm vị trí gì đi chăng nữa nhưng nếu cho ra năng suất lao động cao thì đều được gọi là lao động chất lượng cao.

“Nếu một người dọn vệ sinh làm tròn vai, lao động với năng suất, hiệu quả cao thì họ cũng là lao động chất lượng cao chứ đâu chỉ giáo sư, tiến sĩ. Việc đánh giá phải căn cứ vào thực tiễn, năng suất lao động. Có những người làm không đúng việc, hoặc làm đúng chuyên môn nhưng năng suất lao động không cao thì không thể gọi là lao động chất lượng cao”, ông Sâm lấy ví dụ.

Nếu có thể thay đổi cách đánh giá như vậy, ông Sâm cho rằng xã hội sẽ vô cùng trân trọng người lao động dù họ làm bất cứ công việc gì, vị trí nào bởi họ là những người làm ra của cải thực chất cho xã hội. Lúc này, xã hội cũng sẽ trở nên hơn văn minh hơn."

Nguồn: theleader.vn [đọc]
-----

Cám ơn NXB Tri thức. Đã đọc một số cuốn của NXB Tri thức, khá ấn tượng.
----

Tác giả truyện Dũng sĩ Hesman:

"- Sau khi có máy vi tính, năm 1998, tôi đi mua liền. Tôi không biết cách sử dụng, đến việc đặt đĩa mềm vào máy như nào cũng không biết. Tôi đi hỏi mấy em sinh viên học chương trình máy tính để sử dụng. Biết dùng máy tính nhưng tôi không biết sử dụng photoshop như lời bạn bè ở thành phố khuyên.

Tôi học, thấy quá trình người ta làm các phần mềm vẽ thì họ quên đi vấn đề phông chữ (font chữ).

Tôi mày mò học làm phông chữ với mong muốn vẽ truyện tranh được nhanh gọn, không sai chữ. Các phông chữ VniComic, Comic Books ra đời, rồi Comic1, Comic2, kiểu Brush, chữ Thư pháp… cứ như thế tôi cải tiến lên. Và bây giờ các họa sĩ vẽ truyện tranh sử dụng khá nhiều."

Nguồn: Zing [đọc]
----

chấm này, chấm kia, toàn chém gió...

"Tôi rất ngưỡng mộ và hỏi sâu về việc xây dựng ứng dụng tuyệt vời này. Họ nói nó được xây dựng và nâng cấp trong nhiều năm qua cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin. Tôi hào hứng nhắc đến khái niệm cách mạng 4.0, dữ liệu lớn (big data), trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây hay số hóa thì ngạc nhiên thay, họ bảo chẳng biết đến những trào lưu này. Họ chỉ đơn giản đã và vẫn làm như bao năm qua."

Nguồn: Ảo ảnh "bốn chấm không".[Đinh Hồng Kỳ][vnexpress.net]
-----

Ý kiến của tác giả Nguyễn Minh Hòa,

"Nhà tổ chức giỏi là người có khả năng phát kiến ra ý tưởng mới, biết tìm hướng đi cho nó sao đúng qui trình pháp lý, biết bày binh bố trận, biết tìm kiếm nguồn lực tài chính, lôi kéo mọi người phù hợp vào cuộc chơi, biết tìm kiếm sự hỗ trợ từ các phía (chính quyền, nhà tài trợ, đối tác) đồng thời tổ chức triển khai từ A đến Z để hiện thức hoá ý tưởng đó trong thực tế, kể cả việc thương mại hóa kết quả nghiên cứu."

Nguồn: Chúng ta thiếu loại người tài nào? [theleader.vn][đọc]
-----

Mô hình online to offline (O2O)
""Để tham gia vào lĩnh vực O2O, cơ bản phải chọn được sản phẩm/dịch vụ offline có nhu cầu lên online. Trong khi đó, một thực tế là ở Việt Nam chưa có quá nhiều ngành đủ lớn để có thể tham gia", ông Khôi nói.

Bên cạnh đó, CEO của Startup kết nối với phòng tập và các trung tâm chăm sóc sắc đẹp cho rằng hầu hết các đơn vị kinh doanh dịch vụ offline ở Việt Nam hầu như là các đơn vị truyền thống, đa phần là các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, và mang tính chất hộ gia đình.

"Nhiều đơn vị trong số họ không có khả năng xuất hóa đơn, thậm chí liên quan đến dòng tiền, khả năng cung cấp dịch vụ… Ví như một cô bán phở ngày nào cũng đủ khách, thì khó có nhu cầu cần thêm lượng khách online nữa vì năng lực không đủ để đáp ứng nếu có nguồn cầu thêm", Khôi phân tích.

Một số điểm hạn chế tiềm năng của mô hình O2O nữa được đưa ra là hạn chế về hạ tầng logistics và thanh toán online.

Hiện 15% giao dịch tại Wefit là online - một tỷ lệ khá cao. Tuy nhiên, cả thị trường tương đối bị xoáy theo phương pháp thanh toán COD do phương pháp nhận hàng/dịch vụ rồi mới trả tiền mang lại cảm giác an toàn cho khách hàng."

Nguồn: cafef.vn [đọc]
-----

Tổ hợp không gian khoa học đầu tiên của cả nước.
(vợ chồng GS Trần Thanh Vân, GS Ngô Bảo Châu, CERN...)
Nguồn: Zing [đọc]
------
"Học sinh giờ đây phải học chỉ vì phải thi. Thi xong là quên hết, quên thật nhanh để học một thứ khác, cũng nhàm chán và mệt mỏi y như thế, để rồi lại thi và tiếp tục quên đi. Đến khi hết đại học, họ mới bàng hoàng nhìn ra mình chẳng học được gì đáng kể. Khủng hoảng, hoang mang, chạy chọt bước vào đời.

Hẳn những ai đã làm công việc tuyển dụng nhân sự rồi mới thấy, để tuyển được một người trung thực và biết việc bây giờ là sự nỗ lực không nhỏ của phòng nhân sự. Tuyển được người biết việc, lại có khả năng viết được một trang văn bản dài mạch lạc rõ ràng, không sai chính tả thì đúng là cần phải ăn mừng. Cho dù, tất cả các ứng viên đều có bằng đại học."

Nguồn: Nỗi niềm sách giáo khoa [vnexpress][đọc]
-----

[Hãy đọc sách] Thầy Huỳnh Văn Thế
"Anh từng bảo với tôi "Sống cho là nhận". Điều anh vui nhất là nhiều câu nói, lời nhắn, bức thư nhỏ của phụ huynh và học sinh rất cảm động. Thực sự lúc đó anh hạnh phúc lắm. Chỉ cần câu khen "Sách hay lắm thầy ơi" của học trò là anh nghĩ đã bước đầu thành công, đã dạy được các em yêu sách. Và yêu là khởi nguồn của đam mê...”."
Nguồn: Vietnamnet [đọc]
------

Nhiều ý hay của GS. Hồ Ngọc Đại,

"Tôi hài lòng vô cùng, vì thế là tôi đã giáo dục thành công, để học trò của tôi trở thành chính nó chứ không phải trở thành ai khác, biết mình muốn gì, biết mình thích gì, chứ không bận tậm đến áp lực của bố mẹ hay sức ép của người đời."

Nguồn: GS Hồ Ngọc Đại: "Ngô Bảo Châu không phải học trò tôi tự hào nhất mà là một cậu sửa xe"[cafef.vn][đọc]
-----

Ý kiến của bà Phạm Chi Lan về Thông tư 19:

"Lo tình trạng nền kinh tế nước ta bị lệ thuộc khá nặng nề vào Trung Quốc, những mối lo về an ninh-quốc phòng, tình hình ở Biển Đông… khiến cho không một người Việt Nam yêu nước nào không cảnh giác, lo lắng trước bất cứ động thái nào mới trong quan hệ Việt-Trung có thể gây phương hại cho chúng ta.

Thông tư 19 ra đời trong bối cảnh đó, cùng với sự “bất đối xứng về thông tin” giữa nhà nước với dân, rồi việc những giải trình cần thiết về Thông tư đến với dân chậm hơn so với tốc độ lan truyền của văn bản khi chưa có sự giải thích và hiểu đầy đủ sẽ gây ra một số phản ứng. Sự “bất đối xứng về thông tin” thể hiện rõ nhất trong việc nước ta cùng với các nước láng giềng Căm-pu-chia, Lào, Trung Quốc đã cho phép thực hiện thanh toán các giao dịch thương mại biên giới bằng đồng tiền của hai bên từ năm 2004, nhưng đa số người dân đâu có biết! Thông tư 19 nói riêng và quy trình xây dựng các văn bản pháp quy liên quan đến lĩnh vực kinh tế nói chung nên có sự trao đổi trước với các chuyên gia kinh tế, pháp luật… để họ hiểu rõ cơ sở pháp lý và các quy định then chốt, đặc biệt là phạm vi áp dụng và các công cụ giám sát của Thông tư này, thì sẽ đỡ đi những lo lắng do cách hiểu và diễn giải khác về Thông tư này."
Nguồn: Một cách nhìn về thanh toán biên mậu tại khu vực biên giới Việt-Trung [vietnamnet][đọc]
----
Cô giáo cắm bản:

"Kết thúc buổi gặp gỡ ngắn ngủi, cô Hằng buồn bã níu giữ chúng tôi ở lại một đêm cho cô đỡ buồn. Vừa vẫy tay tạm biệt nước mắt cô lại không ngừng tuôn rơi nhìn theo chúng tôi."

Nguồn: Sự cô đơn "lạnh người" của cô giáo cắm bản giữa đại ngàn [dantri.com.vn][đọc]
-----

"TP - Nước ta vẫn còn nghèo, ấy vậy mà mỗi năm phụ huynh phải móc hầu bao hơn 1 nghìn tỷ đồng để mua khoảng 100 triệu cuốn SGK các loại. Ðiều đáng nói, sau 1 năm đa số “núi” sách khổng lồ trên không thể tái sử dụng vì học sinh đã giải bài tập thẳng vào sách. GS Ðinh Quang Báo, nguyên hiệu trưởng trường ÐH Sư phạm Hà Nội, cho rằng đây chính là thủ thuật, tiểu xảo để bán sách chứ không hề có ý nghĩa gì về mặt chuyên môn."

Nguồn: Cho học sinh viết vào SGK - 'tiểu xảo' để bán sách?[tienphong.vn][đọc]
-----
GS Vũ Hà Văn - Vingroup - viện nghiên cứu Big Data
GS Vũ Hà Văn làm Giám đốc khoa học Viện nghiên cứu Big Data của Vingroup [thanhnien.vn][đọc]
Phỏng vấn GS.Văn [xem,đọc]
-----

Ý kiến của ông Phan Thanh Bình...
"Cơ sở đào tạo cần xác định rõ sứ mệnh, mục tiêu đặt ra là trường nghiên cứu, trường ứng dụng hay thực hành. Từ đó xây dựng kế hoạch triển khai, thiết kế những điều kiện và hướng đến xem nghiên cứu, đào tạo và phục vụ cộng đồng ra sao. Thí dụ mục đích trở thành trường nghiên cứu thì thiết kế phục vụ cho nghiên cứu sẽ khác với trường đào tạo, ứng dụng."
Nguồn:  Ðổi mới tư duy để nâng cao chất lượng giáo dục đại học [http://nhandan.com.vn][đọc]
------
Tưởng nhớ cô Đồng Thị Bích Thủy...

"Theo Bà, công cụ, kiến thức, phương pháp sẽ không hiệu quả nếu học chỉ để mà học, không vươn ra với cộng đồng, làm đòn bẫy tạo nên những cú hích cho xã hội. Bà đã thật sự khiến nhiều đồng nghiệp trong và ngoài nước ngạc nhiên bằng những gì đã làm được."
Nguồn: Vĩnh biệt "người đàn bà IT" (hcmus)[đọc]
----

"Chuẩn hóa và hội nhập quốc tế đòi hỏi nội dung giáo dục đại học phải mang tính hội nhập và phát triển, bảo đảm cơ cấu hợp lý giữa kiến thức khoa học cơ bản, ngoại ngữ và công nghệ thông tin với kiến thức chuyên môn và các bộ môn khoa học nền tảng, phát huy truyền thống tốt đẹp, bản sắc văn hóa dân tộc; tương thích với trình độ chung của khu vực và thế giới.

Tất cả các trình độ được đào tạo cần thông thạo ít nhất một ngoại ngữ tiếng Anh và giao tiếp được bằng một ngoại ngữ khác. Việc “học ngoại ngữ” đặt ra mức độ cao hơn đối với giáo dục phổ thông, lên đại học thì phải là ngoại ngữ nâng cao và ngoại ngữ chuyên ngành."
Nguồn: Giáo dục đại học VN: Chuẩn hóa và hội nhập quốc tế như thế nào? [vietnamnet][đọc]
----

Giáo dục Việt Nam: Sự sợ hãi đánh mất quyền lực [vanhoanghean.com.vn][đọc]
Thầy giáo kể chuyện đi thi chứng chỉ Tin học mà "vừa buồn cười vừa tức" [giaoduc.net.vn] [đọc]
-----
Ngưỡng mộ để thêm một chút động lực cho bản thân.

GS Đàm Thanh Sơn với giải thưởng Dirac [https://www.ictp.it]

Xem GS giảng bài [video-youtube]

----- 3/8/2018 -----
"Theo giáo sư Ju, kinh nghiệm của Đài Loan là cứ phát triển kinh tế thật tốt, xã hội thật văn minh thì người tài, bao gồm cả kiều bào lẫn người nước ngoài sẽ tự khắc trở về làm việc. Đối chiếu với trường hợp của K., tôi mới hiểu là giáo sư Ju nói đúng. "

Chuyện ít biết về những “công nhân khoa học” lang thang (http://antgct.cand.com.vn) [đọc]

----- 27/7/2018 -----
"...thế giới đang tồn tại 3 “hệ sinh thái”: đại học tinh hoa, đại học đại chúng và đại học phổ cập. Trong đó, lý tưởng là mô hình “tinh hoa” với chức năng của trường đại học là định hình tầng lớp quản lý, chuẩn bị lực lượng tinh hoa, giảng dạy theo hình thức 1-1 hoặc theo lớp. Năm 2018 được xem là bước chuyển tiếp từ giai đoạn “tinh hoa” sang “đại chúng”."

...tại Việt Nam, sự chuyển dịch từ “tinh hoa” sang “đại chúng” mới chỉ thể hiện qua số lượng người học, bởi quan điểm quản lý nhà nước và giáo dục vẫn phần nhiều nặng về “tinh hoa”, các chuyển dịch theo hướng “đại chúng” chậm và không hiệu quả. “Để chuẩn bị cho giai đoạn giáo dục phổ cập sẽ diễn ra trong khoảng 20 năm nữa, giáo dục đại học Việt Nam cần phải có sự chuẩn bị kỹ càng để thích ứng được với sự thay đổi của xã hội”

...“Những vấn đề thiết yếu cho giáo dục đại học bao gồm gắn việc dạy và học với thực hành, tăng cường công nghệ và ngoại ngữ, đa dạng hóa lộ trình giáo dục, mở rộng cửa trường đại học, đặc biệt biến trường đại học trở thành trung tâm học tập suốt đời” ..

Nguồn: Chuyên gia giáo dục tìm lối ra cho giáo dục đại học (motthegioi.vn) [đọc]
-----
Tiến sĩ Bùi Trân Phượng: Không thể dạy người khác rung cảm nếu chính mình không có khả năng rung cảm…(http://antgct.cand.com.vn)[đọc]

----- 20/7/2018 -----
Mười đề xuất của tác giả Lương Hoài Nam về hệ thống giáo dục - vanhoanghean [đọc]
----- 19/7/2018 -----
Ý kiến của tác giả Lê Thanh Phong:

"Hãy tổ chức thi học kỳ thật tốt, em nào đủ điểm thì lên lần lượt các lớp. Học sinh thi đủ điểm hai học kỳ lớp 12 coi như tốt nghiệp THPT. Còn thi đại học thế nào? Hãy trả lại quyền tuyển sinh cho các trường đại học, Bộ GDĐT không cần tham gia.

Tự chủ đại học là tự chủ học thuật, tự chủ tài chính và tự chủ tuyển sinh, thậm chí là xét tuyển. Các trường sẽ cạnh tranh bằng chất lượng đào tạo, danh tiếng thương hiệu, thị trường sẽ quyết định sự sống còn của các trường đại học. Trường nào đào tạo lôi thôi, chất lượng kém thì sẽ không ai vào học, vì cho dù có cầm tấm bằng của trường đó cấp, cũng khó kiếm việc làm." - laodong.vn [đọc]


---- 6/7/2018 -----
- "thoát công"
[Từ “thoát công” ở cấp phổ thông trung học sẽ đến “thoát công” ở bậc đại học. Để đến lúc, Việt Nam xuất hiện những trường đại học tư tên tuổi, có chất lượng sánh ngang với các trường đại học của các nước trong khu vực. Việt Nam chưa có những trường đại học tư danh tiếng, có nguyên nhân một phần vì chưa thoát được công. Sau đại học sinh viên bước ra đời, những trí thức trẻ bỏ ngay tư duy bám bầu sữa Nhà nước, cha mẹ không phải bỏ tiền ra chạy trường công từ khi còn đi học, học xong ra trường lại bỏ tiền chạy cho vào làm công chức. Họ tự tin “thoát công”, mạnh dạn đi gõ cửa tư nhân, thi thố tài năng và khẳng định bản thân mình. Họ có thể thành đạt, giàu có mà không cần phải bám vào cửa công.] - laodong.vn [đọc]
----- 17/6/2018 -----
- Những điều lưu tâm trong phép ăn uống - trang của bác Đỗ Hồng Ngọc [đọc]

----- 16/6/2018 -----
  • Đốn tim - fb Vũ Kim Hạnh [đọc]
----- 14/6/2018 -----
GS Lê Kim Ngọc - vợ của GS Trần Thanh Vân - học bổng Odon Vallet - Vnexpress [đọc]
"Bà hoàn toàn có thể tự bằng lòng với đóa hoa tâm hồn, nhưng bà còn đi xa hơn, bà hướng đến người khác. Bà luôn chìa tay đến những người khốn khó nhất với tâm hồn nhân ái. Sự nghiệp cuộc đời bà là minh chứng: "Tiền bạc và danh dự có thể tan như mây như khói, chỉ lòng trắc ẩn và tình yêu thương tha nhân mới có giá trị vĩnh hằng", Tổng thống François Hollande nói.

----- 13/6/2018 -----

  • Luật An ninh mạng: Những thông tin bị cấm và hình thức xử lý - PLTP [đọc]

----- 11/6/2018 -----

  • TẤN CÔNG VÀO AN NINH TIỀN TỆ VIỆT NAM, TỈ SỐ 1-0 ? - fb Vu Kim Hanh [đọc]


----- 5/6/2018 -----

  • Ý kiến của bà Phạm Chi Lan về đặc khu - cám ơn bà - [Xem]

----- 30/5/2018 -----

  • Sống "chậm" mà "chất" ở Bhutan - tuoitre.vn [đọc]

----- 29/5/2018 -----

  • "trẻ thì chọi nhau, già thì chọi con" ẹ ẹ - VNN [đọc]

----- 27/5/2018 -----

  • Cô và các em dễ thương, thể dục toàn thân, trí não,...muốn tập thể dục rồi he he - thanhnien.vn [xem]


----- 20/5/2018 -----


----- 17/5/2018 -----

  • Hệ thống giáo dục đóng kín cửa sớm muộn gì cũng sẽ thoái hóa, lạc hậu - Vũ Ngọc Hoàng (giaodục)[đọc]

----- 14/5/2018 -----

  • GS Phan Đình Diệu qua đời (VNN)[đọc]
  • Để biết là mình không biết... - GS Phan Đình Diệu (chungta)[đọc]

----- 12/5/2018 -----
  • "Vậy thì rốt cuộc những việc mà giáo dục làm sẽ đưa xã hội tương lai đến đâu?" "Vậy thì cuối cùng, chúng ta muốn học sinh, con em mình thành người thế nào?" - (facebook Nguyễn Quốc Vương)[đọc]

----- 11/5/2018 -----

  • Chuẩn đại học - Giản Tư Trung (vnexpress) [đọc] -- cuốn "Đúng việc" của tác giả rất hay

----- 9/5/2018 -----

  • Ông vua hữu cơ - gạo hữu cơ Việt - Nguyễn Quang Cua (facebook Vũ Kim Hạnh) [đọc]


----- 6/5/2018 -----
  • Blended learning - kết hợp "học trực tuyến" và "học trực diện"(blog giaoducvietnam) [đọc]
  • Nông nghiệp sạch (facebook Vũ Kim Hạnh) [đọc]
  • Đồng nghiệp tiếc nuối khi GS Trương Nguyện Thành không được công nhận chuẩn hiệu trưởng -----(laodong) [đọc]

----- 4/5/2018 -----

  • Buổi nói chuyện nhiều thông tin có ích về bệnh cột sống của bs Võ Xuân Sơn ----- Facebook[video
------ 3/5/2018 -----
Có nên vứt bỏ code cũ? -----Kipalog 

Rất nhiều thông tin từ khảo sát các lập trình viên của Stackoverflow 2018:

https://insights.stackoverflow.com/survey/2018
- Các cơ sở dữ liệu đang được quan tâm:

MySQL
  • 58.7%
SQL Server
  • 41.2%
PostgreSQL
  • 32.9%
MongoDB
  • 25.9%
SQLite
  • 19.7%

- Các framework đang được quan tâm:

Node.js
  • 49.6%
Angular
  • 36.9%
React
  • 27.8%
.NET Core
  • 27.2%
Spring
  • 17.6%
Django
  • 13.0%
Cordova
  • 8.5%
TensorFlow
  • 7.8%
Xamarin
  • 7.4%
Spark
  • 4.8%
Hadoop
  • 4.7%
Torch/PyTorch

- Một số ngôn ngữ được dùng nhiều:

JavaScript
  • 69.8%
HTML
  • 68.5%
CSS
  • 65.1%
SQL
  • 57.0%
Java
  • 45.3%
Bash/Shell
  • 39.8%
Python
  • 38.8%
C#
  • 34.4%
PHP
  • 30.7%
C++
  • 25.4%

- Sau khi có kiến thức nền, hầu hết là tự học tiếp:
Taught yourself a new language, framework, or tool without taking a formal course
  • 86.7%
Taken an online course in programming or software development (e.g. a MOOC)
  • 48.6%
Contributed to open source software
  • 40.9%

Received on-the-job training in software development
  • 35.1%


---------
Bố mẹ muốn này muốn kia thì tự mà đi học nhé, lúc nào cũng tính với chả tính, mỗi con người muốn trưởng thành phải có quá trình, cứ mang kinh nghiệm mấy chục năm trong đời ra để ép các em, thấy mà tội:

"Với bọn trẻ mới lớn cũng thế. Áp lực học hành do ngành giáo dục tạo ra chiến lược “ngọng líu ngọng lô”. Năm nay thi 3 môn, năm sau thi 4 môn, rồi tổ hợp, rồi trắc nghiệm với đủ “sáng tạo” của mấy ông ngồi salon máy lạnh nghĩ ra.

Áp lực từ xã hội trọng bằng cấp, chạy chức chạy quyền. Phải vào công an hay quân đội mới đảm bảo công ăn việc làm và lương cao trong khi hai ngành này chỉ tiêu tiền thuế. Dùng tiền thuế (kinh phí nhà nước cấp) chỉ có hạn mức, cứ cho là làm an ninh với lương khởi điểm 10 triệu/tháng thì sau lên tới tướng cũng chỉ 20 triệu theo ngạch trong ngành trong khi bên tư nhân với người giỏi thì 20tr chả là gì.

Nếu “thu nhập khác nhiều hơn” chắc là có vấn đề vì CA, quân đội kinh doanh gì đâu mà sinh lời. Tướng Vĩnh, tướng Hóa thu nhập khủng đâu phải do ngành CA trả mà do tổ chức đánh bạc.

Áp lực từ cha mẹ bắt con học ngành mà phụ huynh muốn hơn là để con chọn ngành con thích và có khả năng. Muốn giỏi lĩnh vực nào đều phải có đam mê, từ đam mê mới có hy vọng giỏi.
...
Đam mê không bàn chuyện tiền nong quá nhiều mà tự thân sự đam mê đó là hạnh phúc và thành công thì tiền bạc cũng tự đến. Thích tiền bạc thì hãy vào những ngành sáng tạo, càng có cái mới càng nhiều tiền. Ai “yên phận thủ thường, sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về” hãy làm thuê cho nhà nước, cho các ông chủ, họ trả lương cho mình đủ sống là đời vui.


Các cháu không bao giờ nên chọn ngành học cho bố mẹ, ông bà vui lòng, người già có cuộc đời của người già, cánh trẻ có ước mơ của tuổi trẻ. Người già lấy giấc mơ cách đây 50 năm “định hướng” con trẻ đi theo, bắt tuổi 17 nghĩ như tuổi 71, là sai lầm vô phương cứu chữa. Kinh nghiệm chỉ có thể chia sẻ nhưng nhất định không thể là kim chỉ nam."

Nguồn: trang của bác hieuminh.org

----------
Nhân bản - dân tộc - khai phóng:

Triết lý giáo duc của Đại học Tokyo:

"Đại học Tokyo, đại học quốc lập đầu tiên của đất nước chúng ta, được sáng lập năm 1877 có sứ mệnh được ủy thác từ xã hội là giáo dục nên những công dân tinh hoa có “tầm nhìn thế giới”, phát huy được vai trò lãnh đạo ở nhiều lĩnh vực khác nhau ở trong và ngoài nước (Hiến chương Đại học Tokyo)

Dựa trên nền tảng sứ mệnh này,Đại học Tokyo sẽ nhắm đến giáo dục nên những nhân tài thể hiện sự hiểu biết sâu sắc về lịch sử và văn hóa nước mình đồng thời có tầm nhìn quốc tế rộng rãi, có lòng mong muốn và năng lực phát hiện, giải quyết vấn đề dựa trên nền tảng tri thức chuyên môn cao, vừa có trách nhiệm công cộng trong tư cách là công dân vừa có thể phát huy tinh thần bền bỉ của người khai phá, tự mình suy nghĩ, tự mình hành động. "

Nguồn: lấy từ facebook của NQVương

----------
(người Việt u mê)
Ý kiến của Nguyễn Quốc Vương:

"Quan sát xung quanh tôi nhận thấy hiện nay trong xã hội tồn tại xu hướng tư duy sau.

- Cho rằng mọi bệnh tật, tai nạn, bất hạnh của mình là do số trời quyết định nên tặc lưỡi bảo "chết có số" để rồi không bao giờ nhìn lại sửa đổi bản thân và nỗ lực cải tạo môi trường sống theo cách và bằng năng lực của mình cho nó tốt lên.

- Cho rằng những gì bất hạnh, thiếu may mắn, rủi ro , bệnh tật của mình là do vì mắc nghiệp chướng, mình bị ma quỷ quấy phá...vì thế mà tìm kiếm giải pháp ở tâm linh, tôn giáo từ đó né tránh hoặc không nhận ra vấn đề ở hiện thực mà nỗ lực cải tạo nó.

Ví dụ, ung thư hiện nay là nỗi sợ của đại đa số. Giàu hay nghèo đều có nguy cơ đối diện.

Nhưng thay vì nhìn thẳng vào sự thật là môi trường sống (nước, không khí, thực phẩm, đất đai) quanh mình đang bị ô nhiễm trầm trọng và dịch vụ an sinh xã hội (y tế, giáo dục, giao thông..) đang gặp vấn đề không đảm bảo tốt cho việc chăm sóc sức khỏe cho đại chúng, rất nhiều người lại suy luận rằng đó là do "số", là do "nghiệp" là do "quả báo"... để rồi suốt ngày cầu cúng, rước thầy này thầy nọ.

Nếu muốn tư duy theo hướng ấy thì có lẽ phải tư duy rằng "nghiệp" ấy chính là hậu quả của việc các thế hệ đi trước đã sai lầm trong tư duy và hành động để dẫn tới kết quả hiện thực tồi tệ này và chúng ta-những người đang sống đây nếu như không làm gì tích cực để cải thiện thì cái "nghiệp" (các vấn đề không được giải quyết) sẽ lại truyền lại , đặt nặng lên vai con cháu chúng ta và ngày một lớn thêm.

Các cụ Phan Châu Trinh, Nguyễn Trường Tộ, Phan Bội Châu...không phải có tài tiên tri mà là các vấn đề người Việt đối mặt đã không được giải quyết tốt nên nó còn lại đến nay và ngày càng tệ.

Ở Nhật giai đoạn 1960-1980 cũng là "thời đại của ung thư". Ở Nhật bói toán được công nhận là một nghề, có đào tạo, có chứng chỉ, có nộp thuế, chương trình truyền hình của Nhật cũng phát công khai nhiều chương trình về các nhân vật có năng lực huyền bí, dị thường (chị Hoàng Thị Thiêm-người ba mắt của Việt Nam cũng từng được mời đến Nhật tham gia một chương trình dạng này).

Nhưng nước Nhật chinh phục được bệnh tật, nâng cao tuổi thọ là nhờ vào các chính sách vĩ mô và nỗ lực của từng công dân trong việc cải tạo môi trường sống (tái cấu trúc các khu công nghiệp, dịch chuyển cơ cấu công nghiệp, nâng cao tiêu chuẩn môi trường, giải quyết các vấn đề đô thị, phát triển các phong trào công dân, tổ chức dân sự bảo vệ môi trường, nâng cấp hệ thống y tế, cải cách giáo dục chú trọng giáo dục tôn trọng sinh mệnh, tôn trọng thiên nhiên và sống hài hòa với thiên nhiên...).

Ai đã từng đến Nhật một lần hẳn đều rõ, môi trường sạch đẹp của họ có được là kết quả cố gắng cả ngàn năm của từng người từ kẻ vô danh cho đến vua chúa. Nó có được không phải là nhờ cầu cúng.

Ở nước Nhật hiện đại ngày nay, hầu như ai qua đời cũng được tiễn đưa bằng nghi lễ tôn giáo (Phật giáo, Thiên chúa giáo) kể cả những người "vô thần nhất".

Nhưng là người Nhật, họ đồng cảm sâu sắc triết lý "Thánh thần chỉ có thể giúp mình khi mình biết tự giúp mình".

Điều đó có lý vì nếu có thánh thần, thì thánh thần đương nhiên sẽ khác con người và vì thế sẽ làm những việc không thuộc về thế giới con người hoặc những việc mà con người hoàn toàn không làm được.

Cải tạo môi trường sống để có cuộc sống tốt hơn là công việc của Người không phải công việc của thần."

Nguồn:https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=563035064075239&id=100011062518050
--------
(người Việt u mê)

Ý của Lê Ngọc Sơn:

"Đang có những chỉ dấu cho thấy, không ít người, từ quan chức đến dân thường, thay vì hướng đến việc xây dựng một “thiên đường” trên trần thực, nơi quan hệ người - người trở nên... người hơn, nhân văn hơn... lại mụ mị với tín điều, hay muốn nhảy cóc sang một viễn lai đẹp đẽ nhưng không kém phần hư ảo bằng “phương pháp” của trần tục, như hối lộ với cả thánh thần để mưu cầu lợi ích cho mình.
...
Chúng ta đang nặng về sống hình thức, mà quên hẳn phần nội dung; hướng ngoại (tìm kiếm sự trợ giúp của các thế lực siêu nhiên) mà quên đi nội tại (dựa vào năng lực bản thân, và cải tạo chính bản thân). Với người có tư duy truy nguyên lý tính, người ta sẽ tìm hiểu các thói quen sống lành mạnh, ăn uống khoa học... để giữ sức khỏe, tránh các nguy cơ tai nạn; học các tri thức, kỹ năng mới để thăng tiến trong sự nghiệp v.v.. Nhưng những người tin vào các thế lực ngoại lai sẽ cầu thánh thần ban các điều may, chẳng hạn như dễ dàng “thăng quan tiến chức”, hay “mua may bán đắt”... Khi một nền văn hóa mà một bộ phận không nhỏ thành viên trong đó không còn tin vào năng lực của chính mình, tin và trông chờ vào năng lực siêu nhiên, đó là một nền văn hóa thiếu lý tính, mụ mị, bị tổn thương và lệch lạc."

Nguồn: “Nhảy cóc” lên thiên đường, và sự khốn cùng của văn hóa (nguoidothi)

------------
Các em sinh viên lười học nên không thể đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp, chỉ thích hợp để làm công nhân.




Nguồn: Vì sao doanh nghiệp FDI 'chê' chất lượng lao động Việt Nam (baomoi)
--------
Bác sĩ Nguyễn Anh Trí,

"Một môi trường vừa công bằng, vừa chuyên nghiệp mà không thiếu tình người"

Nguồn: http://cafef.vn/gs-nguyen-anh-tri-neu-kiem-tien-mot-cach-chinh-danh-toi-la-mot-trong-nhung-giao-su-giau-nhat-vn-20180326152956028.chn

-------
Giáo dục giới tính cho trẻ

"PV: Đối với xã hội Việt Nam, trẻ ở độ tuổi nào thì người lớn nên cởi mở và chấp nhận chuyện quan hệ tình dục của các em?

Tiến sĩ Trần Thành Nam: Tôi cho rằng phụ huynh và người lớn nên cởi mở và chấp nhận chuẩn bị giáo dục giới tính, tình yêu, tình dục cho con từ khi sinh ra.

Mục tiêu giáo dục đến 3 tuổi là giúp trẻ gọi tên chính xác các bộ phận cơ thể bao gồm cả bộ phận sinh dục. Dạy con về sự riêng tư, không riêng tư cũng như sự khác biệt giữa bé trai và bé gái.

Đến giai đoạn 4-5 tuổi, cần dạy trẻ về chức năng các bộ phận cơ thể bao gồm cả bộ phận sinh dục, giáo dục trẻ về động chạm an toàn và không an toàn, giới và mối quan hệ xã hội.

Trong giai đoạn từ 6-10 tuổi, phải cung cấp các thông tin cơ bản về hệ thống sinh sản, quá trình dậy thì và những thay đổi thể chất, các xu hướng tình dục khác nhau (đồng tính, song tính)…

Từ 11 tuổi trở lên, cần giáo dục trẻ về quan hệ tình dục và tình dục an toàn; tình yêu là gì, trinh tiết và quan hệ trước hôn nhân; cũng cần dạy trẻ kỹ năng lựa chọn các kênh thông tin phù hợp, kiểm tra độ tin cậy của thông tin khi tìm hiểu về tình dục và những vấn đề các em quan tâm.  

PV: Gia đình, nhà trường và xã hội nên có thái độ thế nào trước việc yêu đương của các em?
Tiến sĩ Trần Thành Nam: Gia đình, nhà trường và xã hội trước tiên cần phải thay đổi với những suy nghĩ sai lầm của bản thân về việc giáo dục giới tính, tình dục cho các em. Cần đấu tranh với suy nghĩ nói về vấn đề này là vẽ đường cho hươu chạy, là người lớn có quan điểm thoáng và cho phép vấn đề này. Những suy nghĩ kiểu thế hệ trước có giáo dục chúng ta đâu mà chúng ta vẫn ổn cũng cần phải được thay thế.

Thứ đến, chúng ta cần phải ý thức việc giáo dục về tình bạn – tình yêu – tình dục trước hết thuộc về gia đình và nhà trường với sự chung tay của cộng đồng xã hội. Không cần quá lo lắng về việc chúng ta không phải là chuyên gia. Chính thái độ quan tâm, tin tưởng và định hướng giá trị của gia đình và nhà trường sẽ là những “bộ thắng” cho trẻ mỗi khi dự định đi quá đà.

Cũng cần ý thức rằng, việc giáo dục giới tính, tình yêu, tình dục ở gia đình và nhà trường hiện nay nếu có cũng chỉ là nói cho có, nói cho qua. Các em cần chúng ta nói cho ra chứ không phải nói cho qua vấn đề."

Nguồn: Thực trạng bất ngờ về tình dục học đường ở Việt Nam hiện nay (vov.vn)

---------
Người lớn “quỳ” hết rồi, trẻ con biết học “đứng” ở đâu?

"Nhưng tôi nghĩ, người đang buồn nhất là tụi nhỏ, vì các em học sinh có lẽ đang hoang mang vì không biết phải học đứng cho thẳng ở đâu, khi người lớn đã quỳ hết cả. Tôi muốn nhìn nhận sự việc này một cách thật công bằng, không thành kiến, không thiên vị từ góc nhìn của cá nhân.

Cô giáo bắt cả tập thể lớp phải quỳ chỉ vì một số em nói chuyện trong lớp. Cô giáo muốn dạy các em điều gì? Là cô giáo thì được làm bất kỳ hành động nào, kể cả là phản giáo dục để răn đe học sinh? Là phải biết cam chịu và im lặng khuất phục ngay cả trước những sự sai trái của cô giáo – một người bề trên, được tin tưởng giao trọng trách giáo dục con người, nhưng lại đi dạy bài học về làm nhục con người. Là phải chịu trách nhiệm vô lý với cả những việc mình không làm và bản thân không có cách gì giải quyết được, bởi học sinh đến lớp là để học chữ, học làm người, chứ không phải làm nhiệm vụ giữ trật tự cho cả lớp (trừ khi là lớp trưởng có nhiệm vụ nhắc nhở các bạn).

Cô giáo muốn dạy các em là nhà trường không chỉ là nơi dạy kiến thức, mà còn là nơi dạy người ta những cách xử phạt gớm ghiếc và đáng sợ???

Cô giáo dễ dàng quỳ gối trước phụ huynh để thị phạm cho học sinh là chấp nhận đầu hàng trước áp lực, bất kể đúng sai?

Cô giáo xem thường nhân phẩm của người khác và cả chính mình thì sao dạy được học sinh sống cho chính trực?

Còn những Phụ huynh muốn cô giáo phải quỳ. Họ đang muốn dạy con họ điều gì?

Là phải ăn miếng trả miếng, phải dùng cái sai để ứng xử với cái sai? Là phải ăn thua tới cùng và không cần dùng tới pháp luật, là tự hành xử theo ý muốn cá nhân bất chấp các giá trị đạo đức và nhân cách con người. Phụ huynh, họ không quỳ, nhưng thực tế họ đã quỳ sụp thất bại trước nhân cách của người làm cha, làm mẹ - những người đáng ra phải là tấm gương sáng về đạo đức để con cái trông cậy vào. Bố mẹ sai trái thì sao dạy được con ngay thẳng!

Thầy hiệu trưởng nói vài câu rồi bỏ đi khi các vị phụ huynh đang căng thẳng, để cô giáo phải quỳ tại chính ngôi trường mà ông là người đứng đầu. Thầy đang muốn dạy các em điều gì? Là “thấy ăn tìm đến, thấy đánh tìm đi”, là nếu có thể thoái thác được trách nhiệm của chính mình thì cứ tránh. Là cứ hèn nhát và lảng tránh đi để “im lặng hưởng thái bình”?

Thầy ứng xử như vậy thì sao dạy được trò dũng cảm?

Tôi tự nhủ, nếu một sự việc này xảy ra ở một quốc gia Châu Âu thì sẽ như thế nào nhỉ? Cô giáo bị cho thôi việc và bị cấm hành nghề, thậm chí bị kiện vì làm nhục học sinh, thầy hiệu trưởng từ chức vì không làm tròn chức trách và chịu trách nhiệm liên đới, còn phụ huynh ngoài bị kiện vì làm nhục cô giáo thì còn có thể bị tước quyền nuôi con vì có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến nhân cách trẻ nhỏ….

Còn ở nước mình, xử lý sự việc ra sao hay ồn ào một chút, rồi thôi?

Thế đấy, trong khi sứ mệnh quan trọng nhất của ngành giáo dục là “dạy người” thì qua những sự việc đáng buồn thế này lại bị đọc chệch đi thành “lạy người”…."

Nguồn: infonet.vn

-------
Cô giáo phải quỳ "vì không còn đường lui"....
- Chuẩn mực còn đâu? 
- Sao cứ phải bắt học sinh phải quỳ? không còn cách khác à?
- Cô giáo thiếu bản lĩnh nghề nghiệp, bản lĩnh sống?
- Quản lý (hiệu trưởng) sợ trách nhiệm?
- Hội trưởng hội phụ huynh sợ va chạm?
- Phụ huynh cậy thế, cậy quyền, cậy tiền?
- Đứa con của vị phụ huynh này sẽ trở thành cái gì?

Đau quá, nhục ơi là nhục!!!

"Trong tình hình bản thân đứng trước sức ép lớn từ phía phụ huynh, đồng thời cũng nhận thấy bản thân mình sai trước, tôi không nghĩ được gì khác, chỉ muốn mọi việc được giải quyết xong nên có suy nghĩ buông xuôi, hơn nữa hiệu trưởng cũng không có ý gì về thái độ của phụ huynh."

Nguồn: Cô giáo nói phải quỳ 40 phút vì 'không còn đường lui' (tuoitre)
...

-------
Loạt bài nói chuyện vui, có ích (mặc dù từ năm 2012)
1. Super Investors' Day - TS. Lê Đăng Doanh
2. Super Investors' Day 2012 - TS. Alan Phan
3. Lê Thành Ân
4. Đặng Doãn Kiên
5. Đặng Lê Nguyên Vũ
6. Lê Quốc Vimh
7. Chu Tiến Dũng
9. Super Investors' Day 2012 - TS. Hồ Công Hưởng (chứng khoán)
10-11. Super Investors' Day 2012 - Ông Lê Hùng Dũng và ông Phạm Đỗ Chí (vàng)
11. Super Investors' Day 2012 - TS. Phạm Đỗ Chí - (vàng)
14. Super Investors' Day 2012 - Ông David Jensen (chứng khoán)
23. Tổng kết của bác Alan Phan  (tạo dòng tiền)
--------
"Bốn năm cụ một bầu rượu (khoảng 1/4 lít), mỗi người mỗi chiếc chén “hột mít”, thỉnh thoảng nhấp môi và khà lên một tiếng thật dài, với tâm trạng khoan khoái, thoải mái.
Các cụ vừa uống rượu vừa bình thơ (chủ yếu là thơ Đường luật) hoặc đàm đạo về nhân tình, thế thái... vì vậy uống thì ít mà chuyện trò, tâm tình thì nhiều.
Khi uống rượu, họ không bao giờ soi vào chén người khác và cũng không bao giờ ép nhau phải cạn ly như bây giờ, uống hoàn toàn tự nguyện theo tửu lượng của mỗi người.
Nên ngồi cả buổi, các cụ cũng chỉ dùng hết một bầu rượu. Uống xong mọi người đều tỉnh táo và tạo được cảm hứng vui vẻ cho nhau; về nhà không quát tháo, bắt nạt vợ con, không hề gây sự với ai."
...
Còn uống rượu thời nay, trên bàn tiệc hầu hết là chai 75 (750 ml), hết chai này đến chai khác, “nếu trong chai hết rượu tích tinh tình thì còn trong can”.

Rót rượu phải lên tận “Cao Bằng” (rượu đầy ngang miệng chén), khi đã cầm ly đưa lên miệng là phải dốc đến “Bắc Kạn” (trong ly không còn giọt rượu nào).

Đặt ly rượu xuống người nọ soi ly người kia, nếu ai còn “long đen” không được chấp nhận. Rồi tìm mọi duyên cớ để chúc nhau, ép nhau hết 100% này đến 100% khác…

Không những vậy, để tạo cảm hứng, trước khi “nốc” rượu mọi người cùng đồng thanh “một, hai, ba dô” với âm lượng rền vang phố phường.

Chính vì những cuộc rượu như vậy mà rất nhiều người tham gia bàn tiệc khi ra về chân đi xoắn quẩy, miệng phát âm như người liệt dây thần kinh số 7.

Không ít người trong số đó rơi xuống hạng “Tục tửu”, “Cuồng tửu” quậy phá, đánh chửi nhau. Vì vậy, nhiều án mạng đã xảy ra …

Nguồn: Tiên tửu, Phật tửu, Nhân tửu, Cuồng tửu, Tục tửu và Cẩu tửu (GDVN)
------

"Tất cả những bất cập trên tất nhiên không làm mất đi lợi ích khổng lồ của mạng xã hội. Tuy nhiên, cũng giống như những tiến bộ công nghệ khác, để tối đa hóa hiệu quả, người dùng cần nhìn nhận nó một cách đa chiều hơn. Bill Gates có lẽ là nhân vật quan trọng nhất trong cuộc cách mạng máy tính và Internet tỏ thái độ rất dè chừng với công nghệ. Ông chỉ đọc sách giấy, và không cho phép con cái sử dụng các thiết bị điện tử cầm tay cho đến năm 14 tuổi.

Không phải ai cũng là Bill Gates, và không phải những gì Bill Gates làm cũng đúng, nhưng xu hướng hạn chế bớt công nghệ, đặc biệt là Internet và mạng xã hội, đang dần được chú ý nhiều hơn. Nhiều người dần quay lại với cách sống tiền Internet: giao tiếp trực tiếp nhiều hơn, trở về hòa mình vào thiên nhiên, tham gia các hoạt động thiện nguyện, hay dấn thân vào các cuộc hành trình, để tự giải thoát khỏi “cộng đồng mạng”. Nhiều người bạn của tôi thậm chí đã đóng hẳn trang Facebook cá nhân của mình. Và họ cho rằng mình thực sự làm được nhiều thứ có ý nghĩa hơn khi không bị đắm chìm trong cạm bẫy của Mark Zuckerberg."

Nguồn: Mất tích trên mạng (thesaigontimes.vn)

-------
Học ngành gì để không bị robot cướp việc...
"Tốc độ mất việc còn khủng khiếp hơn đối với các công nhân tại nhà máy tại Long Biên. Dây chuyền bột giặt tuổi đời hơn 20 năm ở đây, vốn có 100 người nhưng khi máy móc vào thì sẽ chỉ cần có 10-15 người vận hành.
Chuyện công nhân "mất việc bởi robot" là thực tế chính đang xảy ra tại nhiều công ty sản xuất mỹ nghệ ở Bình Dương hay công ty chế biến thủy sản ở Cần Thơ. Công ty cổ phần ở Bình Dương cho biết vừa khảo sát và hoàn thiện các bước để đưa hơn 20 robot vào dây chuyền sơn.
Không chỉ các cơ sở sản xuất nhỏ và trung bình, xu hướng "robot cướp việc của con người" giờ cũng "lây lan" tới những công ty lớn. Ở Đài Loan thì Foxconn đã cắt giảm tới 60.000 công nhân, tức là hơn một nửa lượng lao động hiện có, để thay thế bằng robot. Thống kê cho thấy ít nhất 20 công ty lớn nhất thế giới đang thực hiện sự thay đổi này. Và câu chuyện tương tự hoàn toàn có thể xảy ra tại Samsung, với hơn 100.000 công nhân hiện tại ở Việt Nam.
Theo báo cáo chi tiết về chủ đề Việt Nam với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, thì Việt Nam là nước chịu tác động mạnh mẽ bởi cách mạng công nghiệp 4.0. Báo cáo dự đoán, sẽ có 74% số lao động ngành chế biến, chế tạo của Việt Nam có mức độ rủi ro cao, dễ bị thay thế do tự động hóa.
Viễn cảnh robot thay thế số lượng lao động lớn ở Việt Nam đang ở gần và đã bắt đầu tác động lên xã hội, xuất hiện trong từng câu chuyện thường ngày. Đã tới lúc những người trẻ cần phải đặt câu hỏi: “Học ngành gì để không bị robot thay thế?”"
Nguồn: Thời 4.0: Hàng chục ngàn nhân viên ngân hàng, giao dịch viên mất việc (vietnamnet.vn)

--------
Bảo tàng gia đình...

"Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên là một câu chuyện lớn về cuộc đời cụ và vợ - cụ bà Vi Kim Ngọc do con cái kể theo dòng trình tự thời gian. Kết cấu trưng bày tại đây vừa dung dị, gần gũi nhưng cũng thật đặc biệt. Tầng 1: Giới thiệu nền tảng của gia đình, dòng họ; tầng 2: trưng bày Tuổi trẻ của bố mẹ; tầng 3 là câu chuyện: Bố chúng tôi, một nhà bác học; tầng 4: Bố chúng tôi, một người hành động.  Người xem sẽ gặp ở đây nhiều tư liệu, hình ảnh, hiện vật, hồi ký… mà gia đình kỳ công lưu giữ của nhiều nhân chứng về cuộc đời và sự nghiệp giáo dục của cố Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên. Nhiều người đã biết, cụ là Bộ trưởng Giáo dục gần 30 năm, từ năm 1946 – 1975, xuyên suốt qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Mấy chục năm liền, vị bộ trưởng ấy đã đóng góp không ngừng nghỉ để lãnh đạo tổ chức nền giáo dục mới trên nền tảng của tinh thần dân tộc, khoa học và đại chúng. Nhưng từ những câu chuyện kể ở bảo tàng này, người xem có cơ hội tìm hiểu về những đóng góp của cụ trong quá trình gìn giữ bản sắc văn hóa của người Việt, thông qua lối thuyết trình rất gần gũi, đủ sức mạnh kết nối giữa quá khứ và hiện tại: “ Đến Pháp năm 1926 bố học đại học Văn chương ở Montpellier."

Nguồn: http://www.daidoanket.vn/tinh-hoa-viet/chuyen-o-vuon-ky-uc-tintuc394686
-----------
Networking và connecting

Networker, với ý niệm gây dựng mối quan hệ với những người chưa quen biết, thường lặp đi lặp lại những câu tán dương  “Ôi anh/chị có cái áo đẹp quá!” hay tỏ ra mình cũng rất thời thượng như  “Ồ, anh cũng dùng Iphone trắng à?”…nghe có chán không các bạn?


Connector không cần phải tán dương ai để lấy lòng ai cả vì bạn hoàn toàn không cần phải gây dựng mối quen biết vì vụ lợi. Chúng ta cũng không phải đến những chỗ mà ta không thích như bàn nhậu và buộc phải nhậu để lấy lòng ai. Connector xây dựng mối quan hệ trên sự tin tưởng, chân thành và tìm thấy hạnh phúc khi giúp được một ai đó.

Nguồn: https://dotchuoinon.com/2012/07/23/networking-vs-connecting/

-----------
Cày đi các bạn sinh viên IT:


Nhân sự CNTT tiếp tục "hot" trong năm nay


"Công việc “hot” nhất ngành IT hiện nay là senior developers, lập trình viên có thể suy nghĩ sáng tạo và đề xuất cách giải quyết vấn đề. Phân nửa các công ty được khảo sát cho biết đây là vị trí họ mong muốn tuyển nhiều nhất.

Junior hoặc middle developers, những lập trình viên có thể làm theo hướng dẫn và viết code sạch là vị trí được săn đón nhiều thứ hai, với 37% công ty nói họ tuyển vị trí này nhiều nhất.
Hai phần ba các công ty cho biết thiếu nhân sự giỏi và phù hợp là nhân tố số một làm chậm tốc độ phát triển của họ. Xét đến năng lực ngành IT Việt Nam, 85% các công ty cho rằng khả năng tiếng Anh của kỹ sư IT Việt Nam kém hơn kỹ sư các nước khác.
“Khi được hỏi về điều quan trọng nhất mà kỹ sư IT Việt Nam cần cải thiện, câu trả lời phổ biến nhất là ‘khả năng tiếng Anh’ (39%). Tiếp đó là ‘khả năng thiết kế phần mềm và phân tích tình huống để đưa ra giải pháp thay vì chỉ thực hiện theo yêu cầu’ (32%)”, báo cáo nêu."

Nguồn:http://www.thesaigontimes.vn/268432/Nhan-su-CNTT-tiep-tuc-hot-trong-nam-nay.html

------
Đốt bằng đại học???

"Bùi Hoàng Diệp, Giám đốc điều hành công ty Lion Bui Agency, cũng khẳng định: “Với vai trò nhà tuyển dụng, tôi đánh giá nhân sự tuyển vào có thực sự phù hợp với công việc mình đang tuyển hay không, về trình độ, kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, thái độ... Đánh giá con người không qua một hành vi nào đó, góc nhìn sự việc mà phải là cả một quá trình. Vì ở góc độ tuyển dụng, nếu bạn đó phù hợp và  đạt được các tiêu chuẩn yêu cầu, lại ham học hỏi, có đam mê trong công việc của mình đang tuyển thì tôi vẫn sẽ tuyển. Biết trước chuyện này, đánh giá về thái độ thì tôi sẽ kiểm tra bằng câu hỏi đòi hỏi tư duy chứ không ảnh hưởng đến việc đánh giá”.
...
GS Nguyễn Văn Tuấn, Viện Y khoa Gravan (Úc), cho biết ngay cả ở nước ngoài, những nước tự do hơn, cũng rất  hiếm khi nào thấy sinh viên đốt bằng cấp. Đó là một chứng từ quan trọng trong đời người. Hành động này rất bậy. Có thể chính những người đốt bằng không biết họ làm gì (từ tiềm thức), mà chỉ muốn thể hiện sự tuyệt vọng hay khinh bỉ. Nhưng nó phản ánh sự loạn chuẩn đạo đức xã hội và đạo đức học thuật.

Ngày nay, ra trường với cái bằng cử nhân có khi làm việc thư ký hay thậm chí bồi phòng trong khách sạn. Sinh viên có khi thấy cái bằng đó không cần thiết cho họ đi xin việc làm
GS Nguyễn Văn Tuấn, Viện Y khoa Gravan (Úc)


“Ngày xưa, bằng tú tài đã là trân quí lắm rồi. Đến cử nhân thì coi như “ông cử” hay “bà cử”. Một phần là thời xưa học hành đàng hoàng, nghiêm chỉnh, rất khó tốt nghiệp. Còn ngày nay, ra trường với cái bằng cử nhân có khi làm việc thư ký hay thậm chí bồi phòng trong khách sạn (tôi đã gặp). Sinh viên có khi thấy cái bằng đó không cần thiết cho họ đi xin việc làm” – ông Tuấn nói.

Nguồn: https://thanhnien.vn/giao-duc/doanh-nghiep-khong-quan-tam-den-bang-cap-cua-cu-nhan-dot-bang-926881.html

----------
Giáo dục phổ thông Việt Nam mãi đì đẹt vì chưa tháo được nút thắt tư duy
TRƯƠNG QUANG ĐỆ 06:55 19/01/18   THẢO LUẬN (2)
(GDVN) - Buồn thay, giáo dục vẫn lẩn quẩn với những cách làm, cách suy nghĩ cũ kỹ của thế kỷ trước, chưa thoát khỏi những xiếng xích vô hình cản bước tiến của dân tộc.

LTS: Đó là những chia sẻ của thầy Trương Quang Đệ, nguyên là chủ nhiệm khoa Ngoại ngữ (Trường Đại học sư phạm Huế).

Thầy từng là chuyên gia giáo dục Việt Nam sang hỗ trợ các nước châu Phi trong những thập niên 70, 80 và là chủ biên bộ sách giáo khoa tiếng Pháp chương trình Trung học phổ thông (sử dụng từ năm 1994 đến 2004).

Trước những thực tế tồn tại của nền giáo dục nước nhà, thầy đã có những chia sẻ, trăn trở gửi đến Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam.

Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả.

Một giảng viên Đại học Bách khoa Hà Nội gần đây có bài đăng trên mạng cho biết, số sinh viên Campuchia theo học trường này giảm hẳn từ hơn năm nay.

Số sinh viên còn lại mà ông tiếp xúc tâm sự với ông rằng: Campuchia có ông Bộ trưởng Giáo dục mới chủ trương lấy trung thực làm gốc, học hành thi cử được đánh giá đúng thực chất, xóa bỏ mọi thứ gian dối trong quản lý, dạy và học.

Nhờ thế mà chỉ một thời gian ngắn, chất lượng giáo dục từ tiểu học đến đại học thay đổi như có phép thần thông.

Giới trẻ ở Campuchia hiện nay, thấy không cần phải đổ xô ra nước ngoài học như trước đây nữa.

Buồn thay, giáo dục nước ta vẫn lẩn quẩn với những cách làm và cách suy nghĩ cũ kỹ của thế kỷ trước, chưa thoát ra khỏi những xiếng xích vô hình cản trở bước tiến của dân tộc.

Trước hết là bệnh ngụy thành tích trầm kha của các cấp quản lý, của đội ngũ giáo viên và gia đình xã hội.

Trường nào cũng phấn đấu (ảo là chủ yếu) đạt tỷ lệ học sinh khá giỏi ở mức gần như tuyệt đối.

Tỉnh A thấy phấn khởi vì có nhiều học sinh đỗ đại học hơn tỉnh B, có nhiều cử nhân, thạc sỹ, tiến sỹ hơn tỉnh B.

Sở Giáo dục và các vị Hiệu trưởng tỉnh B ăn ngủ không yên với tình hình đó. Không ai nghĩ một cách nghiêm túc rằng: mục tiêu của giáo dục không phải như vậy.

Trong một nền giáo dục chân thực, nhà trường không phải là nơi đào tạo người giỏi, ở bậc phổ thông không cần gì đến trường chuyên lớp chọn.

Người giỏi, tức là người có năng lực vượt trội hơn người khác mà ta quen gọi là nhân tài chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ trong đông đảo quần chúng học sinh không phải là đối tượng chủ yếu của nhà trường.

Thông qua sự liên thông giữa trường học và các viện khoa học, các hội đoàn chuyên ngành, các quỹ hỗ trợ tài năng, người giỏi sẽ có sự quan tâm riêng.

Nhà trường chỉ cần cung cấp, ngoài những hiểu biết cơ bản, cần thiết cho đời sống công dân, những kỹ năng giao tiếp như: lắng nghe, diễn đạt, ghi chép… Và thói quen tham gia công tác xã hội, biết chơi thể thao, thưởng thức nghệ thuật...

Báo chí truyền thông lâu nay chỉ đề cao những học sinh được huy chương vàng, bạc quốc tế, coi đó là con đường vinh quang của cánh trẻ.

Không mấy ai quan tâm đến những em tham gia tốt công tác xã hội như: chăm sóc người già, lo việc gia đình, giúp đỡ láng giềng.

Lấy lại ví dụ về hai tỉnh A và B. Tỉnh A có nhiều học sinh đỗ Đại học, nhiều Thạc sĩ, Tiến sĩ hơn tỉnh B, nhưng đa số không có việc làm hay có việc không đúng ngành nghề đã học.

Tỉnh B có rất ít, thậm chí không có Thạc sĩ hay Tiến sĩ, nhưng số học sinh tốt nghiệp phổ thông biết bắt tay vào công việc thực tế, biết cách khởi nghiệp và đóng góp cho tỉnh nhà nhiều cơ hội phát triển kinh tế, nâng cao đời sống xã hội.

Thử hỏi, người dân tỉnh A hay tỉnh B, ai tự hào về con em mình hơn?

Đại học nước ta khép kín trong lĩnh vực hàn lâm với vòng kiềm tỏa của các vị Giáo sư không mấy cởi mở.

Ít thấy đại học nào mời các doanh nhân thành đạt, những chính khách có kinh nghiệm, các tướng lĩnh có đầu óc xét đoán hơn người… đến chuyện trò với sinh viên.

Giáo dục suy cho cùng nhằm giúp đỡ từng cá nhân tìm được hướng đi cho cuộc đời mình, chứ không phải ôm một mớ hiểu biết vô ích.

Muốn thi vào ngành ngoại ngữ vẫn phải đạt ba môn: Văn, Toán, Ngoại ngữ. Không biết lô-gic đó từ đâu ra, có lẽ từ thới Liên xô cũ.


Có lần, một học sinh quê Ngệ An thi vào khoa Pháp ở Đại học Huế, tuy được 10 điểm môn Pháp văn mà vẫn trượt vì toán chỉ 2 điểm. Tôi lấy làm băn khoăn tiếc nuối cho trường hợp đó.
Nguồn: giaoduc.net.vn

---------
Ý kiến của GS Trần Văn Thọ (Đại học Waseda, Tokyo):

"Việt Nam cứ nghĩ tới cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 cao xa mà có những vấn đề đơn giản chúng ta không làm như muốn rút ngắn khoảng cách công nghệ với thế giới phải nhập khẩu công nghệ ứng dụng vào sản xuất".

Theo GS. Thọ, để đạt được điều này, Nhật Bản đã đẩy mạnh cải thiện năng suất lao động như trong những năm 1955-1960, Nhật Bản chủ yếu là nhập khẩu công nghệ từ nước ngoài. Năng suất tăng nhờ phân bổ lại lao động, tăng quy mô nhà máy và cải tiến công nghệ.
Nguồn: GS. Trần Văn Thọ: “Cái đơn giản không làm, Việt Nam cứ nghĩ tới Cách mạng 4.0 cao xa” (bizlive.vn)
-------
Chả biết ai là cha đẻ của bitcoin:

"Từ các giả thiết về cha đẻ bitcoin dẫn đến một bí ẩn khác: tại sao chưa từng có ai đụng đến tài khoản của nhân vật xưng danh Satoshi Nakamoto? Tài khoản này chiếm 5% số bitcoin hiện hữu. Nếu tính theo giá bitcoin ngày 26-12-2017 là 15.000 USD, nhân vật Satoshi Nakamoto sở hữu 980.000 bitcoin, tức tài khoản 14,7 tỉ USD.

Có nhiều cách giải thích cho bí ẩn kể trên. Tài khoản có thể thuộc về một người nào đó và người này đã làm mất khóa riêng tư. Hoặc tài khoản không phải của một cá nhân mà thuộc về một nhóm người, một người giữ một phần khóa và một trong số này có khả năng là ông Hal Finney."
- Bit là đơn vị cơ bản của thông tin, coin là tiền.
- Giới chuyên môn cho rằng tiền ảo bitcoin đầu tiên thành hình trong hệ thống vào ngày 3-1-2009.
Theo giải thích thông dụng nhất, bitcoin là một loại tiền tệ kỹ thuật số được phát hành dưới dạng phần mềm mã nguồn mở. Đồng tiền ảo này có thể được trao đổi trực tiếp bằng thiết bị kết nối Internet mà không cần thông qua một tổ chức tài chính trung gian nào. 

Với những đặc tính quan trọng như tài khoản ẩn danh, giao dịch không cần lệ phí, bitcoin được tán tụng là có độ bảo mật cao, xuất hiện và được phân chia hoàn toàn tự động dựa trên các thuật toán. 

Ai cũng có thể sở hữu bitcoin thông qua giải mã các phương trình toán học và đưa ra đáp án, hay còn gọi là "đào" bitcoin.

Khái niệm "đào" trên thực tế là việc bitcoin được cấp tới các máy tính (của người tham gia ở bất kỳ nơi nào có nối mạng) để trả công tham gia vào hoạt động xác minh giao dịch, mã hóa và ghi vào chuỗi khối (blockchain). 

Mức trả công tưởng thưởng lúc đầu là 12,5 đồng bitcoin. Bitcoin có thể được chia nhỏ hơn tới 100 triệu đơn vị nhỏ hơn nữa gọi là satoshi, được đặt theo tên người sáng lập.


Blockchain giống như sổ cái kế toán với mỗi trang gọi là khối (block) nối thành chuỗi. Blockchain được phân tán trong mạng ngang hàng (không qua máy chủ điều phối) và sử dụng bitcoin là đơn vị kế toán. Công nghệ blockchain là dạng chuỗi dữ liệu phi tập trung.

1.000 người nắm 40% bitcoin - Có một số người nắm giữ số lượng bitcoin nhiều đến mức có thể gây xáo trộn thị trường. Những cá nhân này được gọi là "cá voi bitcoin"

Kẻ tạo ra phần mềm tìm kiếm bitcoin cũng rất khôn ngoan khi khuyến khích thiên hạ tham gia "đào" bitcoin bằng cách thưởng ngay cho tài khoản mới 12,5 đồng bitcoin nếu giải được thuật toán đầu tiên lúc mới gia nhập đội quân "đào".

Ban đầu, những người tham gia "đào" sử dụng máy tính thông thường để "cày" bitcoin. Dần dà họ nhận ra khi sử dụng cùng lúc nhiều card đồ họa để "đào", các giao dịch xử lý được thực hiện nhanh hơn. 

Tuy nhiên, chỉ có một số dòng card như GTX 1060 hay AMD RX 570 mang lại hiệu quả, luôn được các "dân cày" săn lùng.

Thậm chí người ta đã tạo ra một con chip riêng biệt cho công việc "đào" bitcoin có tên gọi là vi mạch tích hợp chuyên dụng (ASIC). ASIC có chức năng duy nhất là giải mã các hàm với hiệu quả mang lại cao hơn rất nhiều so với card đồ họa. Trên thị trường hiện nay có các loại ASIC xịn (ít hao điện, công suất cao) thường được nêu tên như Antminer S7, Antminer S9.


Advania đang sử dụng 40 nhân viên, trong đó có 20 kỹ sư và kỹ thuật viên chuyên làm nhiệm vụ theo dõi hoạt động của máy móc và sửa chữa khi có hỏng hóc. Advania đang quản lý đến 12.672 card đồ họa dùng để "đào" bitcoin cho bốn khách hàng lớn cùng khoảng 50 khách hàng cấp nhỏ hơn.
Trong số khách hàng lớn có Công ty Genesis Mining, công ty "đào" bitcoin thông qua điện toán đám mây lớn nhất hiện nay.
Câu chuyện tổn phí điện khi "đào" bitcoin là điều đã được cảnh báo. Theo tính toán của trang Digiconomist, việc "đào" bitcoin đang ngốn 30,14 TWh mỗi năm, tương đương lượng tiêu thụ điện của cả nước Hungary với 10 triệu dân.
Hiện để "đào" được 1 bitcoin phải tốn 60 USD. Còn để thực hiện một giao dịch tiền ảo này, lượng điện tốn kém bằng tám hộ gia đình Mỹ xài trong một ngày.
Nguồn: 
Đồng tiền ảo Bitcoin - Kỳ 2: Bitcoin là gì?
Đồng tiền ảo Bitcoin - Kỳ 3: 1.000 người nắm 40% bitcoin
Đồng tiền ảo Bitcoin - Kỳ 4: Thợ đào bitcoin
---------

Làm việc nhóm....
https://www.youtube.com/watch?v=8RJC-OaOWSw
----
Bà Phạm Chi Lan cảnh báo:

"Một số nhà đầu tư nước ngoài mua lại doanh nghiệp, thương hiệu Việt không phải để duy trì và phát triển thương hiệu đó mà họ mua lấy thị phần. Việc nhà đầu tư Thái mua Sabeco, hay người Thái muốn mua thêm cổ phần của Vinamilk là để chiếm lĩnh thị phần, chứ không phải là câu chuyện quản trị hay kỹ năng".
...
Về bán lẻ, Thái đang nắm cả BigC, Metro, hàng Thái dù chưa ồ ạt vào và chiếm lĩnh nhưng đầu ra lớn đã có. Chuỗi siêu thị điện máy Nguyễn Kim đã bị mua cổ phần để làm đầu ra cho sản phẩm "made in Thailand".

Nguồn: http://vietnamfinance.vn/ty-phu-thai-om-53-co-phan-sabeco-dung-chi-suy-nghi-ve-vai-ty-usd-20171219100444333.htm
-------
Dịch cabin
"Nhu cầu tăng cao đã tạo ra tình trạng cung không đủ cầu trong ngành. Dù mức thù lao cho các phiên dịch viên cabin là khá cao, từ 250 - 500 USD/ ngày nhưng theo quan sát, số lượng phiên dịch cabin chất lượng hiện chỉ đếm trên đầu ngón tay, do hiện tại vẫn chưa có một chương trình đào tạo chính quy và bài bản về nghề phiên dịch cabin.

Chỉ những ai thực sự có đam mê với dịch thuật và may mắn tìm được một người thầy tận tâm hướng dẫn và huấn luyện thì mới có cơ hội gắn bó được với nghề. Theo anh Đình Huy, con số này hiện tại là không nhiều."

Nguồn: Thành công với nghề dịch cabin (giaoducthoidai)
-----

[Có lẽ sự thịnh hành của các dòng nhạc phản ánh tâm trạng của xã hội và sức khoẻ của nền kinh tế.
Nhạc hải ngoại lên ngôi ở thập niên 1990 phản ánh sự háo hức và hăm hở với thời kỳ Mở cửa của người Việt.
Khi đó, ngay cả khi nghe Chuyện ba người của danh ca Tuấn Vũ thì tâm trạng của số đông là sự rạo rực với những điệu nhảy bốc lửa của cô ca sỹ Linda Trang Đài.
Đến thập niên 2000, khi những quả ngọt của Đổi mới và Mở cửa được hái, sự lạc quan yêu đời với những tương lai tươi sáng đã làm cho những làn điệu trữ tình về quê hương đất nước được vút cao.
Đến nay, những hậu quả của sự vấp ngã do lạc quan thái quá và những chính sách phát triển không phù hợp bộc lộ rất rõ.
Cuộc sống trong nước của nhiều người đối diện với không ít rủi ro về an toàn, bệnh tật và nhiều người phải tha phương làm xuất khẩu lao động tại xứ Đài hay làm dâu xứ Hàn...
Do vậy, những làn điệu Bolero buồn của những ban nhạc bình dân như Tam ca thuốc lào đến những tên tuổi nổi tiếng phù hợp với tâm trạng của số đông hơn.
Sự lên ngôi của Bolero là một chỉ báo cho thấy tính bao trùm trong phát triển của Việt Nam dường như chưa đạt được cho dù tỷ lệ tăng trưởng GDP năm thấp nhất của hơn một thập niên qua cũng không đến nỗi nào.]
Nguồn:Nghe Bolero là biết được sức khỏe của nền kinh tế? (tuoitre)

-----
"Những khó khăn trong thực hiện tự chủ ĐH theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thực chất liên quan đến vấn đề nhận thức, và nhiều điểm trong nhận thức liên quan đến lợi ích và trách nhiệm. Tự chủ trước hết đặt ra là tự chủ về chuyên môn, học thuật trong giảng dạy và nghiên cứu, bỏ can thiệp hàng ngày, có tính hành chính, áp đặt hành chính vào trong nội bộ các trường ĐH. Từ đó, ra các quyền về bộ máy, về nhân sự, bao gồm cả thành lập, bổ nhiệm, miễn nhiệm, chế độ đãi ngộ và tự chủ tài chính chỉ là 1 phần.
...
Cuối cùng, theo Phó Thủ tướng, phải đẩy mạnh kiểm định và xếp hạng ĐH. “Tự chủ phải đi với giải trình trách nhiệm với xã hội, để sao cho trường ĐH là nơi thể hiện một môi trường làm việc sáng tạo, khoa học, văn minh, là một thiết chế của dân tộc này, đất nước này, và nếu vươn lên đẳng cấp, đó sẽ là thiết chế của thế giới” – Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
"
Nguồn: Kiến nghị thí điểm xóa bỏ cơ chế “cơ quan chủ quản” đối với trường đại học (SGGP)
-------
"Bà Kim Anh nhận được 48 triệu tiền đền bù - mà bà cũng không biết là ai đền bù, có phải con rể không, và tại sao phải đền tiền vì cái chết của đứa con mình. Bà dùng tiền đó xây căn nhà. Nhà cũng tuềnh toàng, mưa dột. Trong nhà chỉ có cái giường với hai tấm hình con Lan trên bàn thờ và cạnh giường ngủ.

Mơ ước của Lan về căn nhà cho má, cuối cùng cũng thành hiện thực."

Nguồn: Bất trắc những số phận làm dâu đất khách (vnexpress)

----
[B. ấm ức: "Bà ngoại đi được xe máy, tại sao cô giáo lại bảo sai ạ? Sao con tả đúng như vậy lại bị cô chê hả chú?". Tôi khá lúng túng vì không biết nói gì với cháu.
Văn chương phải bắt nguồn từ thực tế. Yêu cầu trẻ miêu tả hình ảnh một người bà khác hẳn với thực tế cốt để được điểm cao, chúng ta được gì? Các con được gì? Phải chăng chúng ta đang nuôi dưỡng, cổ súy cho lối suy nghĩ dối trá? 
Tâm hồn con trẻ như tờ giấy trắng. Chúng ta - người lớn không có quyền xô đẩy tâm hồn các con từ trung thực chuyển sang giả dối để có một bài văn hay, để có điểm số đẹp.

Câu chuyện không đơn giản chỉ là một bài văn, đó là cơ hội để trẻ lớn lên sẽ là người như thế nào. Tôi không dám tin cháu tôi sẽ trở thành một người trung thực trong tương lai khi ngày bé đã bắt đầu bị "ươm" mầm nói dối. Tại sao không tôn trọng góc nhìn của trẻ?]
Nguồn: Bà ngoại đi được xe máy, sao cô giáo bảo sai? (tuoitre.vn)

-----
Giảng viên chỉ ra nhiều hạn chế trong dạy tiếng Anh bậc đại học
"Hầu hết chương trình đào tạo dựa vào nguồn tài liệu nước ngoài với nhiều ưu điểm, song lại tạo khoảng cách khác biệt về văn hóa với sinh viên Việt Nam. "Với các chương trình chuyên ngành như tiếng Anh thương mại, luật, du lịch... giảng viên chỉ có kiến thức ngôn ngữ mà hạn chế kiến thức chuyên ngành", ông Cường phân tích.
Việc thiết kế và triển khai chương trình đào tạo của các trường cũng ít tham khảo chuyên gia, nhà tuyển dụng và nhu cầu của người lao động nên nội dung học chưa hữu dụng cho sinh viên.
Phần lớn sinh viên ít có động lực học tiếng Anh bởi chưa hiểu được giá trị của nó. Giảng viên này cho rằng, việc dạy và học tiếng Anh cần chú ý tới yếu tố người học, quá trình và diễn biến tâm lý của họ.
Môi trường thực hành tiếng Anh ở các trường hiện chủ yếu diễn ra ở khuôn khổ lớp học, cùng với hạn chế về thời gian dẫn đến hiệu quả học không cao.
Hầu hết việc kiểm tra tại các trường theo hướng đánh giá kết quả học tập thay vì cải thiện hiệu quả dạy và học. Việc thiết kế và biên soạn đề thi khi dựa vào nhân sự Việt Nam cũng ảnh hưởng đến độ chuẩn xác của đề và đánh giá các kỹ năng.
"Các quy chuẩn đầu ra cũng thường dựa vào bài thi đánh giá năng lực như TOEIC, TOEFL, IELTS... dễ dẫn đến việc dạy và học chạy theo các bài thi hơn là hoàn thiện kỹ năng cho sinh viên", ông cho biết thêm.
Theo TS Trần Đình Lý (Trưởng phòng Đào tạo Đại học Nông Lâm TP HCM), việc đổi mới giảng dạy ngoại ngữ không chuyên là một trong những giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo đại học trong bối cảnh hội nhập.
"Mục tiêu phải đào tạo tiếng Anh hoặc Pháp theo chuẩn quốc tế làm sao để sinh viên ra trường có thể sử dụng các ngoại ngữ này trong công việc và có thể học tiếp để nâng cao trình độ", ông Lý nói.  
Biện pháp được ông đưa ra là tổ chức các lớp đào tạo ngoại ngữ đúng trình độ và yêu cầu chuẩn đầu ra với sinh viên, đồng thời đổi mới giáo trình, cải tiến cách dạy."
Nguồn: Giảng viên chỉ ra nhiều hạn chế trong dạy tiếng Anh bậc đại học (vnexpress.net)
------
Giải thưởng sách hay 2017
"Sách Kinh tế: sách dịch: Bí ẩn của vốn (tác giả Hernando De Soto, dịch giả Nguyễn Quang A).
Sách Quản trị: tác phẩm: Bộ sách 7 cuốn về quản trị kinh doanh (tác giả Alan Phan); sách dịch: i(tác giả Gary Hamel, Bill Breen, dịch giả Hoàng Anh và Phương Lan).
Sách Thiếu nhi: tác phẩm: Hành trình yêu thương - Nhật ký Thiện Nhân (tác giả Trần Mai Anh); sách dịch: Cánh tay cha là con thuyền vững chãi (tác giả Stein Erik Lunde, Øyvind Torseter, dịch giả Mẹ Ong Bông).
Sách Phát hiện mới: Đà Lạt một thời hương xa: Du khảo văn hóa Đà Lạt 1954-1975(tác giả Nguyễn Vĩnh Nguyên); Mộ phần tuổi trẻ (tác giả Huỳnh Trọng Khang) - có nhiều sai sót; Từ điển tiếng Việt của GS. Nguyễn Lân - Phê bình và Khảo cứu (tác giả Hoàng Tuấn Công)."

Nguồn: Sách 'phê bình' từ điển Nguyễn Lân đoạt giải Sách Hay 2017 (tuoitre)
Danh mục sách đoạt giải Sách hay 2017:
1. Hạng mục Sách Nghiên cứu:
Tác phẩm: Bộ sách 7 cuốn về nghiên cứu lịch sử (tác giả Nguyễn Duy Chính);
Dịch phẩm: Định chế totem hiện nay (tác giả Claude Lévi – Strauss, dịch giả Nguyễn Tùng).
2. Hạng mục Sách Giáo dục:Tác phẩm: Nước Đức thế kỷ XIX - Cuộc cách mạng giáo dục khoa học & công nghiệp (tác giả Nguyễn Xuân Xanh);
Dịch phẩm: Những mục tiêu của giáo dục và các tiểu luận khác (tác giả Alfred North Whitehead, dịch giả Hoàng Phú Phương, Tiết Hùng Thái, Hà Dương Tường).
3. Hạng mục Sách Kinh tế: 
Tác phẩm: Một vành đai - Một con đường (OBOR): Chiến lược của Trung Quốc và hàm ý chính sách với Việt Nam (tác giả Phạm Sỹ Thành/ chủ biên);
Dịch phẩm: Bí Ẩn Của Vốn (tác giả Hernando De Soto, dịch giả Nguyễn Quang A).
4. Hạng mục Sách Quản trị:
Tác phẩm: Bộ sách 7 cuốn về quản trị kinh doanh (tác giả Alan Phan);
Dịch phẩm: Tương lai của quản trị (tác giả Gary Hamel, Bill Breen, dịch giả Hoàng Anh và Phương Lan).

5. Hạng mục Sách Thiếu nhi:
Tác phẩm: Hành trình yêu thương - Nhật ký Thiện Nhân (tác giả Trần Mai Anh);
Dịch phẩm: Cánh Tay Cha Là Con Thuyền Vững Chãi (tác giả Stein Erik Lunde, Øyvind Torseter, dịch giả Mẹ Ong Bông).

6. Hạng mục Sách Văn học: Tác phẩm: Tình cát (tác giả Nguyễn Quang Lập);
Dịch phẩm: Bảo tàng ngây thơ (tác giả Orhan Pamuk, dịch giả Giáp Văn Chung).

7. Hạng mục Sách Phát hiện mới: 
Đà Lạt một thời hương xa: Du Khảo Văn Hóa Đà Lạt 1954 - 1975 (tác giả Nguyễn Vĩnh Nguyên);
Mộ phần tuổi trẻ (tác giả Huỳnh Trọng Khang);
Từ điển tiếng Việt của GS. Nguyễn Lân - Phê bình và Khảo cứu (tác giả Hoàng Tuấn Công). 
Nguồn: zing

----------
Em đã chọn lối này...

"Tôi muốn con học trường tư để bọn trẻ được hưởng các điều kiện vật chất tốt hơn trường công. Song, để có đủ tiền cho con học trường tư, tôi sẽ phải làm việc gấp đôi. Điều đó đồng nghĩa với việc thời gian để tôi có thể gần gũi, chăm sóc, thậm chí là vui chơi cùng bọn trẻ sẽ không còn. Tôi cho rằng những việc đó cần thiết, và có giá trị hơn là những điều kiện vật chất mà trường tư có thể mang lại cho bọn trẻ.
Tôi cũng muốn cho con mình học trường tư vì chúng sẽ không phải đi học thêm (nghe người ta bảo thế). Song ở trường công, nếu thực sự không muốn thì chẳng ai có thể bắt con mình phải đi học thêm. Tôi hoàn toàn có thể (và thực tế tôi đã chọn) nói với cô giáo là con tôi không có nhu cầu trở thành một học sinh giỏi hơn khả năng của nó, và đề nghị cô giáo không bắt con phải tham gia bất cứ cuộc thi học sinh giỏi nào.
Với chi phí học trường công, với số tiền tiết kiệm được so với học trường tư, tôi có thể cho con mình đi dã ngoại, học các môn ngoại khoá có chất lượng tốt hơn rất nhiều so với những thứ mà trường tư mang lại. Tôi nghĩ, đó là một lựa chọn hợp lý dành cho những gia đình không thực sự dư dả."
Nguồn: Trường công trường tư và rủi ro của con trẻ (vietnamnet.vn)

--------
[Đạo diễn Nguyễn Quốc Tuấn: "Việc cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam nếu không sáng tỏ thì sẽ để lại nhiều hệ lụy. Còn nhiều đơn vị nhà hát khác đang nằm ở khu đất vàng, biết đâu sẽ có ngày bị như Hãng phim truyện Việt Nam.
Trong khi Hàn Quốc lấy văn hóa làm động lực thúc đẩy kinh tế thì ta phú quý giật lùi. Bao nhiêu năm chỉ chú trọng kinh tế thôi, chà đạp lên nhau để kiếm được USD thì thế hệ sau sẽ phải trả giá rất đắt.
Bằng cách để mặc chúng tôi, yêu cầu chúng tôi phải tự kiếm sống nuôi nhau, lãnh đạo công ty cổ phần những tưởng chúng tôi sẽ chán nản mà bỏ đi.
Họ nhầm, chúng tôi từ lâu không sống bằng tiền lương ở đây, chúng tôi ở lại đây vì còn yêu hãng. Chúng tôi vẫn sẽ trụ lại".]
Nguồn: Hãng phim truyện Việt Nam: 'Cổ đông chỉ là đối tượng buôn đất'? (tuoitre.vn)
------
Xưng hô - Hồ Anh Thái:
(TBKTSG) - Chữ “man” trong tiếng Anh có nghĩa là đàn ông, nam giới, ai nấy đều đã rõ. Nhưng khi dùng để khái quát, “man” còn có nghĩa là con người.
Ấy thế, nhiều người khi dịch từ này đã dứt khoát chỉ bám vào nghĩa “đàn ông”, và như vậy là đơn giản hóa nó, thậm chí là làm thô cho ý nghĩa của từ. Ví dụ, ở mấy câu sau:
- Tất cả đàn ông đều có giá (thực ra nghĩa chính xác của nó là: tất thảy con người đều có giá).
- Nếu có thể, mỗi người đàn ông đều chọn cách chết cho mình (mỗi con người đều chọn cách chết cho mình).
- Sát cánh những người đàn ông mà tôi tôn trọng (sát cánh những con người mà tôi tôn trọng).
Trong một cuốn sách dịch, người mẹ trách yêu con gái:
- Mày đúng là giống như cha, giống như con gái, thật cứng đầu.
Đọc thế thì biết trong bản gốc, người mẹ đã dùng cụm từ like father like daughter, vốn là biến thể từ tục ngữ like father like son (cha nào con ấy). Lời dẫn của truyện đã nói rõ đây là mẹ đang nói với con gái, cho nên chữ con trai (son) cũng đã được đổi sang thành con gái (daughter). Người ta không câu nệ đến mức dịch thành cha nào con trai ấy hoặc cha nào con gái ấy. Cái câu đang dẫn ở trên đã câu nệ vào chữ “con gái”, hơn nữa lại dịch sai câu tục ngữ. Đúng ra nên chọn một cách gợi ý như thế này:
“Người mẹ trách yêu cô: Mày thật cứng đầu, đúng là cha nào con ấy”.
Nhiều người cũng câu nệ chữ con trai (son) khi dịch, nhất là trong các phụ đề phim:
- Lên đường đi con trai, và nhớ về thăm bố mẹ (lên đường đi con, và nhớ về thăm bố mẹ).
- Con gái của ta, nhớ mua cà phê cho mẹ đấy (con ơi, nhớ mua cà phê cho mẹ đấy).
Hình ảnh trên phim đã xác định rõ đấy là một người con trai hoặc một người con gái, quá rõ rồi, vậy thì dịch sang tiếng Việt, người ta không cần giữ nguyên cách dùng từ quá cụ thể của tiếng Anh. Sự cụ thể trong vài trường hợp nêu trên chỉ làm cho cách nói “nghe như Tây”, trịnh trọng, khách khí, thậm chí là thô.
Cũng là phụ đề phim, có câu người ta dịch như thế này:
- Các bạn đã làm tốt lắm, con trai của thành phố Chicago.
Sau một cuộc thi của đội tuyển các trường thuộc nhiều thành phố, ông thị trưởng khen ngợi đội của thành phố mình như vậy. Trên màn ảnh nhìn rõ đấy là một đội tuyển nam rồi, không có nữ, vậy thì cố tình dịch chữ sons thành con trai là thô, người Việt hiếm khi gọi con là con trai như thế, nghe khách khí trịnh trọng như Tây. Câu ấy thực ra có thể làm cho tự nhiên hơn: Những người con của thành phố Chicago, các bạn đã chơi hay lắm.
Người Mỹ hay gọi người đối diện là “you guy”. Ở ngôi thứ hai như thế, guy nghĩa là bạn, anh bạn, cậu, chú... You guy có thể dịch là “này cậu”, you guys là “này các cậu”. Trong phim Xạ thủ (Shooter), người dịch phụ đề đã làm tôi ngạc nhiên hai lần:
Lần đầu, người đàn ông gọi vợ và con gái:
- Nào, các gái, đi thôi.
Giật mình, nhưng rồi thấy thú vị. Chữ guy phiên âm gần như đọc thành “gai”, cho nên người dịch đã sáng tạo you guys thành “các gái”.
Nhưng đến lần thứ hai thì sự sáng tạo chỉ là biến báo khá tùy tiện. Nhân vật đã gọi những người lính đàn ông trong đơn vị của mình cũng là “này các gái”.
Thực ra dịch cho đúng thì phải là “này các cậu”. Chữ cậu trong tiếng Việt là để chỉ đàn ông, nhưng vẫn có thể dùng để gọi cả một nhóm đàn ông lẫn phụ nữ. Cũng như chữ guy trong tiếng Anh cũng để chỉ đàn ông, nhưng giờ đã được dùng đại trà, “you guys” cũng có thể nói trước cả một nhóm có phụ nữ trong ấy.
* * *
Nhân nói chuyện xưng hô, xin nhắc lại điều tôi từng nói hơn một lần: một sinh viên, một công chức, một cầu thủ, một diễn viên... khi xuất hiện trên truyền hình, phát thanh, báo chí, nên xưng hô theo kiểu công dân, đừng có em em cháu cháu. Tuổi công dân rồi, đừng có ngại xưng tôi thì bị coi là thiếu khiêm tốn, thiếu lễ phép.
Như nhiều ngôn ngữ phương Đông, tiếng Việt cũng khiến người ta loay hoay trong hơi nhiều đại từ nhân xưng. Phải đoán tuổi đối tượng vừa gặp để ứng phó mà xưng em hay xưng cháu. Người Bắc cứ xưng đại là em, mặc dù phán đoán sai, có khi đối tượng còn kém tuổi mình.
Nói chuyện người trước, giờ mới nói chuyện chính ta. Gặp bạn bè, tôi thường rất thoải mái dùng đại từ nhân xưng. Có khi trong một cuộc gặp vài ba tiếng đồng hồ, gọi bạn là ngươi, nhà ngươi, mi, rồi tự xưng là ta, là tôi, là anh, tự thấy như thế là thoải mái, đa dạng, không nhàm chán. Nhà báo Vũ Mạnh Cường có lần nhận xét: Đại từ nhân xưng của anh thật là kinh dị. Rồi Cường lục vấn: Sao anh lại gọi chị Lê Dung là cô xưng tôi, cứ như chị ấy là em của anh? Lê Dung hơn tôi gần chục tuổi, và tôi giải thích, “cô” là gọi thay cho mấy đứa cháu trong nhà cũng thân cô Lê Dung, còn xưng “tôi” vì là bạn bè. Nhưng còn Nguyễn Thị Minh Thái, cũng hơn chục tuổi, ở chốn giảng đường là một phó giáo sư tiến sĩ quyền uy, nhưng chỗ bạn bè vẫn “bị” tôi gọi là ngươi, xưng là ta. Đối tượng cũng chẳng câu nệ, thế là thành thoải mái.
Trong một lần tôi tiếp xúc người đọc ở Sài Gòn, nhà văn Nguyễn Thị Minh Ngọc dẫn chương trình kể rằng chị ở xa, mỗi khi nhận được thư điện tử của tôi đều được tôi đùa mà gọi là đồng chí. Đạo diễn Việt Linh nghe thế, về sau bảo chữ đồng chí để gọi Minh Ngọc rồi, từ nay không dùng với Việt Linh nữa, mà chúng tôi sẽ gọi nhau là đồng bào. Đồng bào ơi, thế là từ đó chỉ có hai chúng tôi gọi nhau như vậy trong thư điện tử.
Nhà văn Ma Văn Kháng hơn tôi hai con giáp, nhưng kể từ ngày đầu gặp anh, tôi mới ở tuổi hai mươi, Ma Văn Kháng đều xưng là mình. Tôi cũng rất muốn xưng mình với đàn em trong nghề như vậy, nhưng xưng vài lần thấy chẳng hợp, thế là đổi sang xưng anh, hoặc ta ta ngươi ngươi.
Có lẽ cứ xưng hô như bác Tô Hoài lại hay. Bác hơn tôi bốn chục tuổi, là cây đa cây đề của làng văn, nhưng bác gọi tôi bằng tên và tự xưng là tôi. Tôi. Tôi thấy thế này, tôi làm thế nọ. Với ai bác cũng xưng như thế. Người thân vẫn thấy là thân. Người mới gặp cũng thấy đầy đủ tôn trọng mà không khách sáo. 
------
"- Suốt 14 năm nay chúng tôi dạy và học về sân khấu nhưng không hề có một cái sân khấu tối thiểu. Chúng tôi phải lấy các tấm panô làm cánh gà. Chúng tôi phải biến báo để tạo ra tấm ngăn cách giữa người diễn và khán giả. Tầng 4 thì nóng tới 40 độ, không quạt, không điều hòa, từng ấy con người sao có thể chịu nổi.
Lớp học không có ai dọn dẹp. Phòng thì ẩm mốc, bàn ghế chồng chất lên nhau. Khi xuống phòng 1B ở dưới sân trường, chúng tôi đã phải đi lấy ghế ở bãi phế thải để ngồi.
Khi tôi đề đạt với trường tôi cần có ghế để dạy và học. Trưởng phòng hành chính nói cái này không nằm trong ngân sách mua sắm tập trung, chúng tôi không giải quyết được.
Mới đây họ lấy những cái ghế ở hành lang của các khoa khác cho chúng tôi. Còn khi tôi họp triển khai đầu năm với ban giám hiệu, các lãnh đạo nói thời gian này căngtin đang đóng cửa, có thể lấy ghế căngtin thay thế.
Khi tôi phản ứng thì hiệu trưởng nói cả cái trường này có phòng nào đạt tiêu chuẩn đâu mà đòi hỏi. Tất nhiên chúng tôi không đòi hỏi quá đáng. Thôi thì không có đủ điều kiện mua sắm thì cũng phải thu xếp sao cho phòng học sạch sẽ, trang bị tối thiểu.
Đã có lần tôi và sinh viên phải làm biên bản, chụp ảnh lớp học cho thấy tình trạng lớp như thế nhưng các phòng ban chức năng không quan tâm."

Nguồn: Vợ diễn viên Xuân Bắc: Tôi sẵn sàng bỏ việc! (tuoitre)

--------
Nhà văn Huy Thiệp:

"Từ đây, rẽ theo con đường hẹp chừng 3 cây số thì dừng lại. Nơi ngôi trường Bổ túc công nông đóng ngày nào. Bây giờ không còn một dấu tích gì. Cây cầu tre cũng được thay bằng cây cầu xi măng. Nơi mấy lớp học và nhà giáo viên ở bằng tranh tre vách đất khi xưa, bây giờ bình địa, chỉ toàn là nương mía, ruộng lúa xanh rì. Nguyễn Huy Thiệp và mấy đồng nghiệp của anh chỉ trỏ chỗ này chỗ kia, người này người nọ ở… Anh cho biết, trường này được coi là ngôi trường bí mật, phải sơ tán để tránh bị máy bay Mỹ ném bom, cán bộ giáo viên không được phép tiếp xúc với dân, học viên toàn là cán sự 3 trở lên mới được học, họ là cán bộ cấp huyện các nơi về học bổ túc trình độ cấp ba, học viên toàn lớn tuổi, so với anh giáo Thiệp 20 tuổi khi đó thì học viên ít tuổi nhất cũng phải hơn anh đến chừng 10 tuổi.

Anh bảo ngày ấy tôi đói như một con hắc tinh, như con ma địa ngục ấy. Nhớ có lần tôi với mấy anh giáo viên trẻ nhìn thấy xa xa trên rừng có một nương sắn của đồng bào, đói quá rủ nhau đi đào trộm; khi đi loanh quanh thế nào từ đầu giờ chiều đến gần tối vẫn không tới, hóa ra bị lạc lối, thế là đành quay về, đã đói lại đói hơn… Anh kể: “Nhớ có lần một anh bạn bắn được một con chim to, giống con diều hâu thì phải, rồi vặt lông làm thịt. Khi mổ ra, trong dạ dày có một con rắn đang còn cựa quậy. Anh ta đem cái dạ dày đi chôn. Khi nấu xong, tanh lợm giọng, tôi không dám ăn. Có một anh giáo người Hà Nội, trông thì to cao, lịch lãm, tiếc của, khi đêm xuống đi đào cái dạ dày đó, lấy con rắn để làm thịt. Nấu xong, anh ấy gọi tôi dậy ăn, bảo thịt rắn nhiều chất bổ lắm, tôi sợ khiếp vía. Thế mà mấy anh em giáo viên trẻ xì xụp ăn hết đấy. Đói quá mà…”."

Nguồn: Nguyễn Huy Thiệp trở lại Hua Tát (tienphong)

-----
Tiền điện tử...
"Nếu trước kia tiền điện tử chỉ là cuộc chơi của một cộng đồng mạng và bị coi là loại tiền bất hợp pháp thì giờ đây, một số quốc gia và nhiều tổ chức tài chính đã từng bước công nhận loại tiền này.
Chẳng hạn Nhật Bản đã công nhận bitcoin như một đồng tiền hợp pháp kể từ tháng 4-2017. Tháng 5-2017, Úc bãi bỏ việc thu thuế đối với bitcoin và nó được "đối xử" như một loại tiền tệ cho mục đích thuế.
Trước đó, rất nhiều tổ chức và ngân hàng trên thế giới đã chấp nhận thanh toán bằng loại tiền ảo này. Gần đây, 6 ngân hàng thuộc tốp đầu thế giới cũng đang hợp tác cho ra loại tiền ảo riêng.
Tại Việt Nam, tiền điện tử xuất hiện từ khoảng năm 2011 với phong trào "đào" tiền hoặc đầu tư "lướt sóng" từ một số người dùng. Những "thợ đào" phải đầu tư hệ thống máy tính đắt tiền để "đào". Chi phí cho máy "đào" có thể từ hàng chục triệu đến hàng tỉ đồng tùy sức mạnh mà người dùng muốn trang bị cho hệ thống."

Nguồn: Cẩn thận với tiền điện tử (tuoitre.vn)

------------

Ý kiến của Lê Ngọc Sơn:

"Mạng xã hội được tạo ra với chức năng chính là kết nối, không phải là công cụ bảo vệ hay săn tìm công lý. Facebook không có lỗi khi tạo ra dư luận thúc ép sự hành động của các cấu trúc quyền lực truyền thống, thay vào đó các cấu trúc này phải tự vấn lại năng lực và sự thích ứng mới của mình. Tự thân thiết kế bộ máy nhà nước phải tìm ra và bảo toàn, duy trì được công lý cho xã hội. Một khi các vụ việc bị dẫn dắt bởi mạng xã hội, thay vì bởi công năng của các cơ quan chức năng được thiết kế bởi nhà nước, sẽ gây hại cho xã hội.

Rõ ràng, các cấu trúc quyền lực công truyền thống không thể suốt ngày chạy theo sau để giải quyết từng sự vụ được phản ánh bởi mạng xã hội, bộ máy nhà nước cần được thiết kế và tu chỉnh để hướng tới tạo ra những khuôn thước, chuẩn mực nhằm bảo toàn công lý cho xã hội, tiên phong giải quyết các bài toán quản trị xã hội."

Nguồn: Công lý từ ... Facebook (nguoidothi)
-------
Guitar + hát

-------
 "Ngoài những bất cập nói trên thì dư luận xã hội cũng đang cảm thấy bất an trước một lối sống thực dụng đang manh nha xuất hiệ từ những thông tin doThứ trưởng Bùi Văn Ga trả lời trên truyền thông rằng: Thực chất nếu nhìn trên tổng số hơn 4.000 ngành tuyển sinh thì chỉ có vài chục ngành có điểm chuẩn cao (chiếm tỉ lệ rất thấp, chưa đến 1% tổng số ngành) thuộc các trường quân đội, công an, y dược.
Như vậy có thể hiểu đây là những ngành đang được xem là rất hot hiện nay. Nên số lượng thí sinh ứng tuyển luôn cao hơn chỉ tiêu đến vài chục, thậm chí vài trăm lần. Và  khi được hỏi vì sao lại chọn khối trường này nhiều thí sinh và phụ huynh các em đã không ngần ngại bày tỏ, học trong các khối trường này họ không phải lo học phí do được Nhà nước bao cấp toàn phần hoặc một phần, không phải đối mặt với tình trạng thất nghiệp…vv.và vv… 
Đây là niềm tin có thật và cũng dễ chấp nhận của những ông bố bà mẹ chân lấm tay bùn và của những công nhân suốt ngày tăng ca để có thêm thu nhập trang trải cuộc sống. Song, dù thông cảm nhưng cũng không khỏi chạnh lòng trước một bộ phận giới trẻ đang thiếu đi nhiệt huyết, chỉ mong có  được một chỗ trú ngụ an toàn. Trong suốt quá trình tư vấn tuyển sinh, các chuyên gia cũng đã khuyên thí sinh đăng ký vài ba ngành cao hơn kết quả thi dự kiến, vài ba ngành sát với kết quả thi dự kiến và vài ba ngành thấp hơn kết quả thi dự kiến. Khi xét tuyển thí sinh được xét bình đẳng giữa các nguyện vọng (không trúng tuyển nguyện vọng cao sẽ trúng nguyện vọng thấp), nhưng khối trường sư phạm vẫn không thể nâng mức điểm sàn cao hơn điểm sàn của Bộ Giáo dục & Đào tạo - điều này cho thấy, sự nghiệp trồng người vẫn chưa thể quay lại vị trí ngành hót mà vẫn còn trong tình trạng bấp bênh giống như không ít trường thuộc khối ngành xã hội.

Những ồn ào về kỷ tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2017 chưa hẳn đã hết bởi sau kỳ xét tuyển đợt 1 sẽ còn các đợt 2,3, thậm chí nhiều trường sẽ tuyển thêm đợt 4 và 5 cho đủ số lượng đã được Bộ Giáo dục & Đào tạo phê duyệt. Và ai có thể biết trước sẽ còn có những chuyện gì sẽ xảy ra, liệu có còn chăng tình trạng “ vơ bèo vào tép” như đã từng xảy ra trong nhiều mùa tuyển sinh năm trước.
Bộ Giáo dục & Đào tạo khẳng định phần mềm lọc ảo được áp dụng cho mùa tuyển sinh năm nay đã và đang phát huy tác dụng, giúp các trường xác định rõ số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển. Nhưng với “độ mở” không giới hạn nguyện vọng đối với mỗi thí sinh, thì liệu có hạn chế số lượng ảo hay không?. Chưa kể nhiều trường không xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp mà xét điểm theo học bạ. Đã xuất hiện hiện tượng một số học sinh cuối năm lớp 11 điểm kém suýt ở lại lớp, năm nay điểm trung bình cả năm lớp 12 trên 6 phẩy. Có em suốt cả bậc học phổ thông không hề biết đến danh hiệu tiên tiến là gì, cuối năm 12 cha mẹ bỗng thấy con mang về giấy khen học sinh tiên tiến.  Xét điểm theo học bạ vô hình chung sẽ tạo ra tiêu cực cho cả người dạy và người học."
 Nguồn: Sự “bùng nổ” của tư duy thực dụng trong thi cử (baovannghe)
--------

Nghề giáo:

"Nhưng, điểm đầu vào của các thầy cô giáo trong tương lai chỉ ở mức tối thiểu của điểm sàn thì tương lai lấy đâu ra thầy cô giỏi để đào tạo nhân lực cho đất nước. 

Và, hình ảnh những sinh viên sư phạm ra trường, thậm chí những thầy cô đang đi dạy cũng ngay ngáy nỗi lo bị cắt hợp đồng thì tâm trí đâu để chuyên tâm giảng dạy. Có lẽ chưa bao giờ bức tranh nhân lực của ngành sư phạm lại xót xa như bây giờ."
Nguồn: Chưa bao giờ bức tranh nhân lực của ngành sư phạm lại xót xa như bây giờ (GD)
--------
"Tóm lại, người học sẽ còn gian nan và mơ hồ khi những lối dạy học không đề cao tư duy, không cung cấp những kiến thức nền tảng và những phương pháp tự học cho học sinh – sinh viên. Với tình trạng này còn tiếp diễn, chúng ta sẽ phải đối mặt với một tương lai mà xã hội đầy rẫy những “tay mơ khôn lỏi” nhưng thiếu chuyên nghiệp."

Nguồn: Muôn nẻo cái học ngoài chính thống - Hà Thủy Nguyên (VHNA)
--------
Tham khảo để chọn nghề 2017


---------
[Dạy con]
Ý kiến của tác giả Lê Nguyên Phương:
"Vậy nên, tiến sĩ Phương cho rằng: “Cha mẹ hãy tự chuyển hóa mình để giáo dục con. Hãy hóa giải những khổ đau trong tâm hồn mình, tăng trưởng trí tuệ trong trí não mình, và chú tâm hơn trong sinh hoạt hàng ngày của mình. Và đừng biến con thành phương tiện. Cho dù các nghiên cứu có phát hiện trẻ bây giờ có khả năng phát triển trí tuệ và học tập tốt hơn hay nhanh hơn chúng ta đã từng nghĩ, đó cũng không phải là lý do con em chúng ta là phương tiện để chúng phải hy sinh làm vật thí nghiệm và lối giải tỏa cho tham vọng, sợ hãi, mặc cảm của chúng ta.
Chúng ta có thể mong con không phải khổ cực trong mưu sinh như chúng ta, nhưng không nên biến chúng thành những đền bù cho những gì chúng ta chưa làm được”.
Với câu hỏi của một phụ huynh làm sao nghiêm khắc dạy con hư, quấy mà không làm tổn thương đến thể chất hay tinh thần của trẻ bằng la mắng hay đòn roi, tiến sĩ Phương trả lời: Hãy học cách nhanh chóng lấy lại sự bình tĩnh khi tức giận lúc dạy con. Hãy trở thành một phụ huynh từ nghiêm vừa nghiêm khắc vừa từ bi bao dung, thương yêu. Có thể la mắng, nghiêm khắc với con nhưng phải xuất phát từ tình thương yêu. Sự la mắng, nghiêm khắc xuất phát từ tình thương yêu sẽ khiến trẻ cảm nhận được sự khác biệt với việc la mắng, nghiêm khắc xuất phát từ sự bực dọc, tức giận, trút giận.
Việc giáo dục một đứa trẻ như thế nào phải tùy thuộc vào sự phát triển trí tuệ, khả năng tiếp thu của trẻ chứ không nên theo một công thức cứng ngắc. Hãy giải thích cho trẻ hiểu ở mức của trẻ. Hãy đặt hết tâm trí vào trẻ vì trẻ sẽ cảm nhận được nếu cha mẹ quan tâm hay không quan tâm đến mình."
Nguồn: Cùng tiến sĩ 'Dạy con trong 'hoang mang' (plo.vn)

----------
Niềm tin - Giáp Văn Dương

"Tìm hiểu thêm thì tôi hiểu ra rằng, ở những nơi đó, niềm tin đang được sử dụng như một thứ vốn xã hội. Khi người ta tin nhau thì người ta không mất thời gian công sức để kiểm tra và đề phòng nhau, vì thế mà người ta tiết kiệm được nguồn lực, và người hợp tác với nhau hiệu quả hơn.

Điều này giúp cho năng suất lao động của cả xã hội tăng lên. Niềm tin vì thế đang hoạt động như một thứ vốn đặc biệt. Nhờ có loại vốn này mà xã hội vận hành hiệu quả hơn. Còn ở ta, có cả một bộ máy hùng hậu ăn lương để chỉ làm một việc là kiểm tra lẫn nhau. Và cũng một bộ máy hùng hậu khác, tìm cách qua mặt nhau. Vì thế mà mất thời gian, vì thế mà kém hiệu quả."

Ý kiến của NTB:

"Trong nền quản trị, nếu xây dựng chế định dựa vào niềm tin (hậu kiểm) sẽ đơn giản và hiệu quả hơn nhiều so với dựa vào kỹ thuật (tiền kiểm). Tức chế tài nặng những anh không trung thực, thiếu thật thà sau hậu kiểm, sẽ tốt hơn là đi tìm cách loại những anh thiếu trung thực ngay từ đầu. Vì số lượng người tốt bao giờ cũng nhiều hơn người xấu. Làm ngược sẽ khiến số đông người tốt bị ảnh hưởng không đáng bởi số ít người xấu. Còn làm như tác giả nói, thì sẽ hạn chế được người xấu và tạo thuận lợi tốt nhất cho người tốt."

Nguồn: Chữ tín (vnexpress.net)
-------
Ý kiến của Lê Ngọc Sơn:
"Những biểu hiện của hiện tượng “giải cứu lợn”, “cấp phép ca khúc”, và mới đây là “luật sư tố thân chủ” vén lên bức màn đáng báo động về mặt chất lượng của nhân sự trong khu vực công.

Suy cho cùng, bài toán mà chúng ta cần phải giải quyết trước mắt, khẩn cấp không kém việc chống tham nhũng, đó là giải quyết vấn đề chất lượng nhân sự của lĩnh vực công!"

Nguồn: Lỗ hổng nhân sự trong lĩnh vực công (danviet)

------
"Các nhà nghiên cứu của Trường ĐH Oxford đã lượng hóa tác động của đổi mới công nghệ với tình trạng thất nghiệp bằng cách xếp hạng 702 ngành nghề khác nhau bị nguy cơ tự động hóa đe dọa từ ít nhất đến nhiều nhất, đây là một tham khảo quý giá cho các nhà làm chính sách và chuyên gia ngành giáo dục.

Xin trích dẫn sau đây một vài ghi nhận. Những ngành có khả năng tự động hóa nhất gồm: điện thoại viên, người khai thuế, các viên chức trong lĩnh vực thể thao, thư ký và trợ lý hành chính, tiếp viên hàng không, nhà hàng và quán cà phê, môi giới bất động sản, nhà thầu lao động, người đưa thư. Những ngành nghề ít khả năng tự động hóa gồm: nhân viên xã hội và chăm sóc bệnh nhân, thầy thuốc và bác sĩ phẫu thuật, nhà tâm lý học, quản lý nhân sự, phân tích hệ thống máy tính, biên đạo múa, nhân chủng học, khảo cổ học, kiến trúc sư, quản lý bán hàng, giám đốc điều hành.


Danh sách này rất dài và có ích để tham khảo, cho thấy trong điều kiện của “Công nghệ 04” thì khả năng dự đoán xu hướng việc làm và nhu cầu kiến thức là vô cùng quan trọng, đó cũng là bài toán đặt ra cho hệ thống giáo dục của bất cứ nước nào, nhất là các nước đang đi tìm một mô hình phát triển phù hợp với hoàn cảnh như chúng ta."
Nguồn: Chuyện của giáo dục đào tạo (nguoidothi)

--------
Bác sĩ Trần Đông A
"- Tôi đi ngủ sớm và cũng dậy sớm.
Khoảng 3h sáng tôi đã dậy đọc sách, viết sách, đọc thông tin trên mạng vì ngày nay thời đại của y học qua mạng, ngày nào cũng phải cập nhật thông tin mới về y học.
5h tôi bắt đầu tập thể dục (có thể đánh tennis khoảng một giờ hoặc chạy bộ khoảng 30 phút, sau đó tập hết tất cả các cơ bắp, tập hít đất…), 6h ăn sáng tại nhà.
Hằng ngày tôi vẫn luôn có mặt tại bệnh viện trước 7h để họp giao ban bệnh viện, hội chẩn với các bác sĩ, dạy các sinh viên y khoa tại bệnh viện và rời bệnh viện lúc 16h chiều.
17h tắm rửa, sau đó đọc báo, nghe nhạc, 18h ăn cơm và 20h đi ngủ."

...
"Một tế bào rất quan trọng trong cơ thể là hồng cầu vì hồng cầu mang oxy, trong khi mọi tế bào làm việc đều cần oxy. Hồng cầu được tái tạo trước 12h đêm đời sống của nó dài hơn, có thể đến 120 ngày trong khi bình thường chỉ có 90 ngày.

Điều đó đã lý giải về những người ngủ đủ giờ mà thức khuya (ví dụ 2h sáng đi ngủ đến 10h sáng mới dậy) thường trông xanh xao do những hồng cầu bị chết sớm. Do vậy, trong mọi trường hợp cố gắng đi ngủ trước 11h, còn càng ngủ sớm càng tốt."
Nguồn: Tuổi 76, bác sĩ Trần Đông A vẫn khỏe như chàng trai (tuoitre)
Đến khổ....
"Anh đội mũ bảo hiểm, đề ga xe máy rồi hòa vào đám đông trên đường. Tôi không biết nên tự nhủ gì với con đường tìm kiếm tri thức của anh, với cả những động lực học vị tiến sĩ, gia phả dòng họ và tương lai con cái. Thôi thì mong anh và gia đình có sức khỏe và ý chí, chân cứng đá mòn vậy. "
Nguồn: Bạn làm tiến sĩ (TBKTSG)
------
Lương giáo viên thấp -> không thu hút được người giỏi, người tâm huyết -> thảm bại của nền giáo dục.
"Cả hai con trai tôi đều học tiểu học, trung học ở trường công lập. Có nhiều điều bất cập trong nhà trường mà bản thân là một nhà giáo, tôi cảm thấy rất bức xúc và bế tắc."
Nguồn: Nghỉ học phổ thông, tự học ở nhà (tuoitre.vn

---------
Thế giới giàu vì công nghệ - Việt nam giàu từ đất.

"Chưa bao giờ ở nước ta phong trào lập nghiệp được quan tâm, khuyến khích như bây giờ. Mỗi người trẻ trên con đường lập nghiệp có muôn vàn lựa chọn, cách đến, cách đi. Nhưng chỉ có đi vào con đường tự lực, tự cường, biết phát huy tiềm năng vô tận là trí tuệ, tri thức, chất xám của chính mình, của người Việt và toàn nhân loại thì sự khởi nghiệp mới thực sự thành công, lâu dài và bền vững."
Nguồn: Làm giàu từ đất hay chuyện buồn của các tỷ phú Việt (Vietnamnet)

"Năm học 2017 - 2018, chương trình chất lượng cao của Trường ĐH Kinh tế TP.HCM 25 triệu đồng/năm, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM 30 - 37 triệu đồng/học kỳ (tức khoảng 60 - 74 triệu đồng/năm). So với mức đại trà theo quy định (7,9 triệu đồng/năm) thì cao hơn khoảng 9 lần.
Học phí chương trình tiên tiến tại Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM khoảng 24 triệu đồng/năm. Cũng chương trình này nhưng Trường ĐH Kinh tế quốc dân thu 48 triệu đồng (năm học 2016 - 2017)."
Nguồn: 'Chóng mặt' với học phí đại học (thanhnien)
-----
"- Nền giáo dục ở đâu cũng có những cái hay riêng. Tại Mỹ, kể từ bậc trung học trở lên, đặc biệt là đại học, truyền thụ kiến thức là mục đích quan trọng nhưng không phải là mục tiêu cuối cùng. Mục tiêu cuối cùng của họ là dạy người học tư duy phản biện và cách tự học.
...
Người Việt viết sai nhiều quá. Ở đây, tôi không đề cập vấn đề viết tắt cũng như tiếng lóng trong thời đại công nghệ phát triển. Tôi muốn nói đến mảng tiếng Việt chuẩn, đặc biệt là báo chí. Tôi thấy họ viết sai về cấu trúc ngữ pháp và cách dùng từ. 
Bên cạnh đó, tình trạng sử dụng tiếng nước ngoài diễn ra tràn lan, vô ý thức trong những tình huống và ngữ cảnh mà tiếng Việt hoàn toàn đủ phương tiện, từ và thành ngữ để diễn đạt.
Tôi nghĩ vấn đề giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt phải được đặt ra một cách rất nghiêm túc."
Nguồn: Giáo sư Đại học Harvard: 'Tiếng Việt là nỗi đau của tôi' (zing)

-------
"Thứ nhất, những người tham gia vào hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học hôm nay hãy tự nhìn lại bản thân mình trong tư cách và đạo đức của người làm khoa học. Phải thành tâm sám hối và xin lỗi nhân dẫn vì sự “dễ dãi” của bản trong quá khứ. Đặc biệt là trong không để xảy ra chuyện “một đống bạc nó đâm toạc luận án” và “xé nát lương tâm” của các Tiến sĩ, PGS và GS trong tương lai nữa! 
Thứ hai, Bộ giáo dục cần dũng cảm tham mưu với Đảng, Nhà nước Việt Nam tạo hành lang pháp lý thông thoáng để các nhà khoa học tự do tư tưởng, tự do theo đuổi đảm mê tiến tới triệt tiêu “thói quen” chính trị hóa khoa học và giáo dục nói chung; xóa bỏ cơ chế xin – cho, lợi ích nhóm, giảm thiếu tối đa vấn đề hành chính hóa công tác nghiên cứu khoa học; tạo điều kiện về cơ sở vật chất, hạ tầng, trang thiết bị hiện đại phục công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học của các giảng viên ở các viện, trường đại học…
Cuối cùng, tổng rà soát, lập hội đồng khoa học đánh giá lại tất cả công trình, công bố khoa học của những đối tượng mà dư luận nghi ngờ là “Tiến sĩ dỏm” và “Giáo sư giả” trên cả nước đặc biệt là những đối tượng chưa một lần tham gia hoạt động giảng dạy và nghiên cứu. Những công trình nào không đạt yêu cầu thì kiên quyết ra quyết định thu hồi, hủy bỏ."
Nguồn: trang của bác THD
--------
"Điểm đáng chú ý trong báo cáo lần này là số lượng người thất nghiệp có chuyên môn kỹ thuật đã tiếp tục tăng cao. Nhóm này, với tổng số 471.000 lao động, chiếm 42,43% tổng số lượng người thất nghiệp. Nhìn sâu vào cơ cấu trong nhóm, chiếm nhiều nhất là nhóm trình độ “đại học trở lên” (218.800 người, tăng 16.500 người so với quí 3-2016), tiếp theo là nhóm “cao đẳng” (124.800 người, giảm 5.900 người) và nhóm “trung cấp” (70.200 người, giảm 14.100 người)."

Giải pháp:

"Dù vậy, trong ngắn hạn, những số liệu có tính “báo động” rất kịp thời từ báo cáo nói trên, nếu được truyền thông tốt có thể thay đổi nhanh nhận thức của phụ huynh, giáo viên và những người làm công tác định hướng nghề nghiệp cho học sinh ngay từ bậc học phổ thông. Điều này sẽ tác động trực tiếp đến học sinh, giúp giảm nhu cầu vào đại học và tăng nhu cầu tham gia vào các trường nghề. Đến lượt các trường đại học, đứng trước xu thế đó, việc nâng cao tính cạnh tranh và thay đổi chương trình đào tạo sẽ trở thành áp lực buộc các trường phải thay đổi.

Trong ngắn hạn, một việc có thể làm nhanh là gỡ bỏ những điều kiện, rào cản kinh doanh để doanh nghiệp tư nhân tham gia mạnh mẽ vào đào tạo nghề. Hiện tại, việc thành lập, hoạt động của trường nghề tư nhân vẫn còn vướng rất nhiều với các loại “giấy phép con”, thủ tục phức tạp. Chính phủ cần kiên quyết gây áp lực để Bộ LĐTBXH cải cách nhanh thị trường đào tạo quan trọng này."

Nguồn: Mảng tối thất nghiệp “đại học” (TBKTSG)
-----------
Tôi đã từng thấy một em học sinh lớp 3, trình độ trung bình - yếu, vậy mà đi thi học sinh giỏi kiểu này 3 môn (Tin học, Tiếng Anh, Toán). Em được đi thi vì mẹ em rất thân với cô chủ nhiệm.

Đúng là hại nhau: đánh mất tuổi thơ của em nó, làm cho cả em nó, gia đình em nó bị ảo tưởng.

"Không ít giáo viên bày tỏ tâm tư: “Chính những hội thi học sinh giỏi, những sân chơi trí tuệ như thế đã lấy mất thời gian học tập quý báu của thầy và trò.

Đánh đổi cái thiết thực để lấy cái hư danh không ngoài mục đích chỉ làm đẹp thêm bảng thành tích của lãnh đạo nhà trường mà thôi”."
 Nguồn: Thầy trò ngày đêm quay cuồng với các "cuộc chiến" để mang hư danh về cho trường (giaoduc)

---------
Bác Hiệu Minh viết vui quá:
"Khoảng chục năm trở lại gặp bạn cũ, nhiều người giầu có, xe hơi, nhà lầu, có anh lấy thêm vợ nữa, 60 tuổi vẫn bế con mới đẻ, hạnh phúc tràn trề. 
Nhưng họ đều có vài bệnh phổ biến của những người ăn nhiều: gout, đường trong máu, tim mạch lung tung, viêm gan, phù nề, chân chậm, mắt mờ.
Theo thống kê của viện Gout từ năm 2007 đến 2015, cả nước có gần 30 ngàn người mắc bệnh này, Sài Gòn ăn nhậu nhiều nhất nên chiếm 1/3 so với cả nước.
Tôi quen vài anh bạn uống nhiều rượu bia trong thời gian dài nên bây giờ trông như cụ 80, tóc rụng gần hết, móm mém, ngồi cạnh người cùng tuổi như hai bố con.
Anh bạn thích rượu cao hổ cốt "đi" lúc 60 tuổi dù đã bỏ vài trăm ngàn USD mua bột sừng tê giác (hàng cấm). 
Vài anh khác đang lo ngày đêm vì trong nhiều năm từng uống loại "rượu quý", gan ruột không thể tải nổi loại nước cống.
Xem cách đánh chén thì có lẽ một số không nhỏ người Việt "dô dô 100%" cũng ăn để… chết sớm như dân Mỹ."

Nguồn: Người Mỹ ăn để... chết. Không ít người Việt hôm nay cũng đang ăn để... đi gặp tổ tiên sớm (soha)

-------

"Một bạn trẻ khác bày tỏ sự băn khoăn khi thấy đời sống xã hội bây giờ cái ác hiển hiện nhiều quá, “văn chương ra đời vì cái đẹp, cái thiện, và tồn tại để đầy lùi cái xấu cái ác, nhưng có phải người ta hiện đang đọc văn cho vui và làm ngơ với các ác không?”.

Nguyễn Trí trả lời ngay rằng: không. Người ta không đọc sách cho vui, người ta vẫn hiểu giá trị của sách và trong xã hội ngày càng có nhiều người đứng ra vận động tìm sách cho nhau đọc, đưa sách về những vùng sâu, xa, cho những người không có điều kiện tự mua sách... “Tôi quan niệm tác phẩm phải làm được một cái gì đó cho xã hội. Nhưng văn tôi chỉ bày ra những cái xấu của xã hội, chứ sức tôi không giải quyết nổi, tôi mong là mọi người sẽ cùng nhau giải quyết vậy”."

Nguồn: ​Nhà văn Nguyễn Trí: Tôi chỉ bày ra những cái xấu của xã hội.. (tuoitre)
---------
"Thị trường lao động bây giờ khác rồi. Các doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp nhà nước, cơ quan nhà nước luôn đón nhận người có kiến thức nghề nghiệp, có kỹ năng công việc, có kỹ năng giao tiếp, đạo đức, sự nghiêm túc trong công việc, sự tương tác, hài hòa, có năng lực ngoại ngữ... chứ không phải anh cầm cái bằng đại học ra là có việc làm.
Các bạn sinh viên cũng cần phải hiểu rằng, các cơ quan nhà nước đang cần công nghệ thông tin, cần kỹ thuật, cần khoa học kỹ thuật, ngoại ngữ, người có kỹ năng công việc tốt... chứ không phải đơn thuần là học hành chính, văn phòng... rồi chạy chọt là có việc. 
Nhiều chỗ giờ chưa tuyển được người đâu. Các sinh viên phải tự lập, phải biết vươn lên chứ đừng ỉ lại, đừng nghĩ học đại học ra là phải làm quam, làm công việc lương phải cao. Suy nghĩ như vậy thì có mà thất nghiệp dài dài."

Nguồn: Có trường chẻ ngành, đặt tên khoa cho nổi bật chỉ để thu hút sinh viên (GD)

----------
[con người công cụ, chỉ biết làm việc theo mệnh lệnh, thật tội nghiệp mấy người lớn và đáng thương cho các em học sinh]
"Theo bà Dung, việc các bảo vệ còng tay bà thậm chí móc súng ra đe dọa xảy ra vào lúc 14 giờ 30 có chứng kiến của khoảng 800 học sinh trong đó có 500 học sinh ở lứa tuổi mầm non. Việc rút súng thị uy, còng tay bà giữa sân trường đã khiến nhiều học sinh sợ hãi, phụ huynh lo lắng."
Nguồn: Bình Thuận yêu cầu làm rõ vụ vào trường còng tay (PLTP)
--------
"Hiện nay cả nước có cả chục trường từ ĐH đến cao đẳng (CĐ) với tên gọi rất kêu là trường ĐH quốc tế, trường CĐ quốc tế. Riêng tại khu vực Đông Nam bộ có đến 8 trường, gồm ĐH Quốc tế RMIT, ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TPHCM), ĐH Quốc tế Hồng Bàng, ĐH Quốc tế Sài Gòn, ĐH Quốc tế Miền Đông, CĐ Quốc tế Cetana PSB Intellis, CĐ Quốc tế Kent, CĐ Quốc tế TPHCM. Tuy nhiên, thực tế cái chuẩn hay đẳng cấp quốc tế chỉ là “hữu danh vô thực”, vì chưa có trường nào lọt vào tốp những bảng xếp hạng uy tín của thế giới."
Nguồn: Nhiễu loạn các trường quốc tế (SGGP)

---------
"Thực tế, có nhiều nội dung trên youtube là tin vịt, nhằm mục đích chống phá sự ổn định của xã hội Việt Nam. Những tin vịt ấy gây hoang mang và tò mò trong công chúng với mục đích cố gắng kích lượt xem nhằm kiếm tiền từ quảng cáo.

Giá quảng cáo trên youtube hiện nay (ở lãnh thổ Việt Nam) vào khoảng 0.3 USD/CPM (ngàn lượt xem). Vì vậy, một video khoảng 3-5 phút được cắt ghép tạo thành tin vịt giật gân có thể kiếm được 300 USD trong vòng một tháng nếu trong tháng đó nó đạt mức 1 triệu lượt xem."
Nguồn: Không thể hồn nhiên loan "tin vịt"(VNCA)
--------
"Xin có thêm ý kiến về việc Chính phủ phân giáo dục đại học thuộc bậc đại học (cử nhân) ra làm định hướng (focus) nghiên cứu và định hướng ứng dụng.  
Theo chúng tôi, cách phân chia này là chưa thích hợp vì phần lớn các trường đại học của Việt Nam hiện nay chưa có đủ cơ sở vất chất và trang thiết bị phục vụ các hoạt động nghiên cứu khoa học. 
Cũng cần biết thêm, không mấy trường đại học trong các nước phát triển như Mỹ, Canada, Úc, Anh chia trình độ giáo dục bậc đại học (Bachelor degree) ra hai nhánh nghiên cứu và ứng dụng một cách chính thức như ở Việt Nam. 
Đối với các môn học trong chương trình bậc đại học, sinh viên có quyền chọn hoàn toàn dự lớp (by coursework) hoặc một số phần trăm trong mỗi môn học dự lớp (ví dụ 75%) và một số phần trăm nghiên cứu (ví dụ 25%) để làm một đề tài nghiên cứu nhỏ (minor thesis) mà các em muốn trải nghiệm. 
Sinh viên là người lựa chọn mô hình học tập dựa trên các chương trình đào tạo do mỗi trường đại học thiết kế và được Tổ chức Chất lượng Giáo dục Đại học kiểm định (accreditation). 
Thiết kế các chương trình học theo một định hướng nào đó là thuộc về thẩm quyền của từng trường đại học. 
Ngoài ra, trình độ giáo dục đại học bậc thạc sĩ mới có hai loại định hướng nghiên cứu và định hướng ứng dụng. Tại trình độ tiến sĩ chỉ có định hướng nghiên cứu.
Nhưng trên tất cả, mục tiêu cốt lõi của giáo dục đào tạo là (1) giúp con người trở thành những công dân tốt cho xã hội, (2) trang bị những kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp lợi ích cho cộng đồng và (3) phát triển năng lực cá nhân để mỗi con người có cuộc sống cá nhân thỏa mãn về tinh thần và đầy đủ về vật chất và có trách nhiệm đối với một xã hội được vận hành hài hòa giữa chính trị và kinh tế [5]."
Nguồn: Ý kiến của Giáo sư Nguyễn Xuân Thu về khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân (GDVN)
------------
"Giáo dục trong thời đại của AI
Vấn đề khó khăn là chúng ta mới chỉ vừa chớm bước vào thời đại của AI. Chúng ta không thể đoán định được chính xác điều gì sẽ xảy ra trong 10 hay 20 năm nữa.
Vậy làm sao chúng ta biết được phải dạy cái gì, và không dạy cái gì, cho học sinh? Nhưng dù thế nào thì có hai việc mà nền giáo dục phải đồng thời triển khai.
Thứ nhất, cần quay lại từ gốc, cái gì làm chúng ta trở thành con người và xây dựng được một xã hội với mặt bằng công nghệ và cấu trúc xã hội như hiện nay?
Suy đến tận cùng, nó không phải là các cuốn sách viết sẵn, càng không phải là các quy trình đã được phát hiện.
Cái làm cho chúng ta trở thành chúng ta ngày nay chính là khả năng học liên tục những cái mới, năng lực sáng tạo, khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề, cũng như khả năng ứng biến trước sự bất định... Nó là các kỹ năng để sinh tồn và phát triển, cho dù trong hoàn cảnh nào.
Thứ hai, chúng ta phải tận dụng chính các công cụ của machine learning để hỗ trợ công việc giảng dạy. Nó không dừng lại ở việc viết các bài giảng trên máy tính.
Nó phải đi đến bản chất thực sự của machine learning, đó là sử dụng các công cụ cho phép tạo data lớn về học sinh và các giải pháp phân tích data lớn này để tìm ra phương pháp tối ưu giúp cho từng học sinh có thể học tập hiệu quả. Quá trình này giúp xác định mỗi học viên học cái gì là thích hợp nhất và học thế nào cho nhanh nhất.
Kết hợp hai giải pháp này có nghĩa là chúng ta có được những phương pháp tốt nhất, thích hợp với từng cá nhân cụ thể để giúp họ hình thành được trong thời gian ngắn nhất, và hiệu quả nhất, các kỹ năng giúp họ thích ứng được với mọi hoàn cảnh và tương lai bất định sau này.

Nếu được như vậy, có lẽ giáo dục sẽ tiếp tục giúp các thế hệ học sinh trong kỷ nguyên AI tận dụng được những cơ hội mà sự bất định đem lại, đồng thời vượt qua được những thách thức và trở ngại trên hành trình tìm kiếm sự thành công."
Nguồn: Giáo dục trong kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo (tuoitre.vn)
--------
"...một số tồn tại khiến sinh viên tốt nghiệp ra trường nhưng không xin được việc làm.
Thứ nhất, chính là chương trình đào tạo của các trường đại học. Chương trình đào tạo phải gắn với thực tế, nhu cầu của thị trường lao động và yêu cầu của doanh nghiệp. Các trường phải chú trọng đào tạo những kiến thức, kỹ năng cần thiết, phù hợp, không nên chạy theo xu hướng.
Mặc khác, chính sinh viên phải tự có trách nhiệm với cuộc đời mình. Các em cần ý thức được việc chọn nghề ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Hiện nay, nhiều học sinh thường chọn nghề theo cảm hứng, căn cứ sức học, đua theo phong trào, bằng cấp.
Đồng thời, sinh viên phải năng động, chủ động hơn nữa, tự tạo cho mình cơ hội, tự trang bị những điều cần thiết cho nghề nghiệp của mình, không thể đổ lỗi mãi cho nhà trường và xã hội.
Ngoài ra, nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp bị bão hòa cũng là nguyên nhân dẫn đến sinh viên ra trường thất nghiệp. Để khắc phục việc này, bộ trưởng đề xuất các trường phải quan tâm hơn đến việc giáo dục đồng hành, liên kết với các doanh nghiệp."
Nguồn: Trường đại học phải quan tâm giảng viên, nhất là lương bổng (Zing)
------

[dạy con] - mẹ của nghệ sĩ Đặng Thái Sơn
""Mẹ tôi là một người Tây học hoàn toàn, nhưng từ nhỏ đã được nuôi dưỡng trong một gia đình truyền thống nên rất am hiểu truyền thống của người Việt Nam. Mẹ tôi là người yêu thích nghệ thuật phương Tây, khuyến khích các con tình yêu nghệ thuật, nhưng trong cuộc sống hàng ngày, bà dạy chúng tôi cách thức làm người sống ngay thẳng, khí khái, đàng hoàng, trung thực, biết thương người, tránh xa mọi bon chen, xa lạ với mọi sự phù phiếm…" - TS Trần Thanh Bình thổ lộ."
Nguồn: Chuyện ít biết về người Mẹ của nghệ sĩ tài danh Đặng Thái Sơn (VNCA)
----
[người tử tế]
"Lúc tới nơi, Gôl đang gọt mì. Cậu học trò sạm đen ngồi dưới nắng chang chang, gặp thầy như chực bật khóc vì biết mình sẽ được trở lại trường."
Nguồn: Thầy đã 'lấy' được em về! (tuoitre.vn)

-----
"Thứ 2, ở các nước, tôi thường thấy xu hướng người ta dùng bữa điểm tâm tại nhà, ngay cả châu Âu cũng thế chứ không chỉ châu Á như ta hay thấy trên phim ảnh Hàn Quốc, Nhật Bản...
Trong khi ở các thành phố lớn Việt Nam, ăn sáng thường là theo kiểu đường ai nấy đi, bữa ai nấy lo. Thói quen này có lẽ cũng gây tốn kém và góp phần làm tăng giá bữa sáng trong quỹ lương của mỗi người không nhỏ. Giả dụ chúng ta cứ ăn đủ chất theo tiêu chuẩn như ở phần đầu bài viết đã nêu hoặc ăn sáng đơn giản tự làm một nắm xôi hai quả trứng ốp, thì có lẽ cũng không đến mức bữa sáng của người Hà Nội chiếm 12% thu nhập.
Kết hợp bữa sáng để gặp gỡ,  trao đổi làm ăn là một nhu cầu chính đáng và cũng là thú vui của con người ta trong một xã hội văn minh. Tuy nhiên, điều tôi muốn đề cập là làm sao cho hợp lý, kể cả về quỹ thời gian. 
Không ít người "sài giờ cao su" cho bữa sáng, cà kê ăn uống, café, ảnh hưởng đến cả công việc ở công sở. Một số nhà tự nấu ăn sáng thì lại cầu kỳ, nào phở, nào cháo, nào bún…, nhiều phụ nữ phải tất bật từ sáng sớm để nấu bữa sáng cho cả nhà. Sự cầu kỳ này có lẽ dành cho cuối tuần thì phù hợp hơn."
Nguồn: Người Hà Nội nghèo nhưng ăn sáng rất ‘chịu chơi, chịu chi’? (VNN)
----------
Tương lại của Cao đẳng sư phạm, cả các trường Đại học "làng nhàng" cũng vậy
"Mỗi buổi lên lớp nhìn số sinh viên vốn đã ít ỏi lại không mấy chuyên chú chuyện học hành, nghề nghiệp (bởi trong số họ, mấy ai chọn trường vì yêu nghề?) chúng tôi không khỏi chạnh lòng xót xa."
Nguồn: Các trường cao đẳng sư phạm đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử? (GD)

-----------
"Rất ít giáo sư có đủ năng lực và thời gian để viết sách khoa học với chất lượng tốt.  Vì vậy, nếu đòi hỏi mọi ứng viên giáo sư đều phải viết sách, thì chất lượng của phần lớn số sách ấy sẽ thấp đến mức thảm hại.

Số lượng kiến thức khoa học được đưa vào các chương trình đào tạo ít đến mức mỗi chuyên ngành chỉ cần một số sách và giáo trình chuẩn thì đã đủ phủ kín phạm vi kiến thức. Số sách còn lại chủ yếu chỉ giao hoán nội dung của các tài liệu gốc và biến báo chút ít. Vì vậy, nếu đòi hỏi mọi ứng viên giáo sư đều phải có sách phục vụ đào tạo, thì ép họ phải đạo văn, tức là ép họ vi phạm bản quyền và đạo đức khoa học. "
------
"Đừng tưởng những vụ bạo lực học đường, những vụ học sinh đánh nhau trong và ngoài nhà trường, những vụ trò đánh thầy ngay trong lớp học; bạo lực, gian dối, chối bỏ trách nhiệm trong xã hội và trong giới quan chức... không liên quan gì đến cách hành xử gian dối như của bà hiệu trưởng. Tất cả đều bắt nguồn từ sự mất niềm tin vào những con người lẽ ra là tấm gương cho những người trẻ noi theo. Một khi người trẻ mất niềm tin, dễ hình dung ra họ sẽ sống như thế nào, hành xử ra sao khi trưởng thành."
Nguồn: Khi "kĩ sư tâm hồn" đánh mất tâm hồn (nguoidothi.vn)

----------
Sở địa dư Đông Dương.
"Vào năm 1939, ông Tiếng trúng thầu xây dựng Sở Địa dư Đông Dương. Đây là một công trình lớn, khi hoàn thành sẽ in ấn và phát hành bản đồ cho cả 3 nước Đông Dương. Với kinh nghiệm và kiến thức học được từ người Pháp, ông Tiếng đã hoàn tất dự án vào năm 1943. Tòa nhà uy nghi, đồ sộ này có kiến trúc mang phong cách Pháp với tường xây hoàn toàn bằng đá chẻ, hài hòa kiến trúc công trình Trường Grand Lycée Yersin (nay là Trường cao đẳng Sư phạm Đà Lạt) nằm gần đó. Năm 1955, nơi đây được đổi thành Nha Địa dư quốc gia của VN cộng hòa, và nay là Xí nghiệp Bản đồ Đà Lạt. Cho đến nay, tòa nhà này vẫn là một trong những di sản kiến trúc tiêu biểu của thành phố hoa."
Nguồn: thanhnien.vn
------
"Như vậy, để có những lập trình viên hội nhập, thì quốc gia phải có nền tảng CNTT chắc chắn và trình độ ngoại ngữ không kém ai. Ngoài lập trình còn phải biết trao đổi với đối tác, lập hồ sơ, viết báo cáo… bằng tiếng Anh. Thiếu phần sau sẽ chỉ là anh thợ làng nhàng, thuê ở đâu cũng có."
Nguồn: Nếu không có ngoại ngữ, đừng mơ một ngày các cậu bé "chăn bò" VN biết lập trình! (soha.vn)
------
"Tiêu chí có thể tự học bằng sách là một trong những tiêu chí quan trọng nhất, đặc biệt trong điều kiện giáo viên còn thiếu thốn (cả về số lượng và chất lượng)."
Nguồn: Để có sách giáo khoa hay (tiasang.com.vn)
------
10 nghề dễ xin việc - đến 2020
- Kỹ sư
- Phân tích dữ liệu
- Liên quan đến toán học và máy tính (phần mềm, bảo mật)
- Kiến trúc sư
Nhân viên bán hàng chuyên nghiệp với nhiều loại hàng, khách hàng đặc biệt
Nhà quản lý công nghiệp cấp cao
Kỹ sư thiết kế sản phẩm
Chuyên gia đối ngoại và pháp lý
Nghề kế toán
Quản trị logistics và vận tải đa phương thức
Nguồn: 10 nhóm nghề "hot" hiện nay (tuoitre.vn)
------
"Thị trường hơn 90 triệu dân, đa phần là người trẻ, Việt Nam được đánh giá là mảnh đất màu mỡ để phát triển TMĐT. Với quy mô 4 tỷ USD (bằng 1/30 Nhật Bản), thị trường TMĐT Việt Nam vẫn còn rất nhiều tiềm năng. Trong thời gian qua, TMĐT Việt Nam nhận được sự quan tâm lớn từ nhiều quỹ đầu tư ngoại, đặc biệt là các doanh nghiệp TMĐT lớn trên thế giới."
Nguồn: Ai hưởng lợi khi vốn ngoại đổ vào thương mại điện tử? (zing.vn)
-------
"Nhưng nếu nhìn vào thực chất, tất cả hiện tượng đó đều có chung một cái gốc: đó là sự hiểu biết không đến nơi đến chốn vốn di sản văn hóa cha ông để lại, từ đó việc thực hành gìn giữ vốn quý đã làm sai lạc ý nghĩa ban đầu của nó. Khi kiến thức có bằng cách học “đi tắt”, lấy bằng cấp là để “đón đầu” quy hoạch bổ nhiệm, sự hiểu biết chỉ đủ để kiếm lợi thì nhiều lễ hội là biểu trưng văn hóa tốt đẹp đã trở nên thực dụng và xấu xí trong quan niệm văn hóa của thời đại toàn cầu."
(Nguyễn Thị Hậu)
Nguồn: Đau bụng uống nhân sâm...(thesaigontimes)

-----
Vĩnh biệt cô Thủy, nhớ những ngày em hay nói chuyện tếu táo với cô khi cô dạy lớp cao học tại Đại học Đà Lạt. Không có dịp mời cô ăn rau tạp tàng với chuối la ba nữa.

PGS.TS Đồng Thị Bích Thủy, Nhà giáo ưu tú, nguyên Phó hiệu trưởng Đại học Khoa học Tự nhiên TP.HCM, đã qua đời lúc 21h ngày 9.2. Bà là người góp phần đặt nền móng cho một chuyên ngành đào tạo mới mẻ vào những năm đầu Đổi mới: Công nghệ thông tin. Các đồng nghiệp gọi TS Bích Thủy là “người đàn bà IT” bởi không chỉ đào tạo ra nhiều thế hệ sinh viên giỏi mà còn là người góp phần quan trọng trong việc hình thành nên những chính sách ban đầu của ngành Công nghệ thông tin tại Việt Nam.
-------------
"Theo nhà kinh tế nổi tiếng Michael Spence (Nobel 2001) thì bằng cấp (do một đại học có uy tín cấp) cốt yếu là một tờ giấy chứng nhận cho những người không có cách nào khác để chứng tỏ khả năng (trong đó có sự kiên trì) của mình.
...
Vậy, có vài đề nghị:

(1) Nếu người ấy có hiện giữ một chức vụ khác (Bộ trưởng, Chủ tịch...) thì chỉ nên dùng những chức vụ hiện tại, không cần phải thêm là GS TS gì cả.

(2) GS, hoặc TS là đủ, không cần gọi cả hai (GS TS).  Ở các quốc gia có những danh hiệu này lâu đời, hầu hết giáo sư đều có tiến sĩ, gọi GS TS là thừa.  Nên để ý rằng tiến sĩ có thể không là giáo sư (chẳng hạn như những nhà khoa học làm việc trong các viện nghiên cứu)

(3) Chỉ tự xưng là giáo sư hay tiến sĩ trong những hoàn cảnh mà danh hiệu ấy chuyển tải một thông tin có ich cho người đọc/nghe, và nếu người đối thoại không biết thông tin ấy.[3]  Theo tôi, chỉ nên gọi giáo sư (hoặc tiến sĩ, không cần cả hai) trong khuôn viên đại học, viện nghiên cứu, hoặc trong các hội nghị, hội thảo khoa hoc.

Tôn vinh những người có đạo đức, thực tâm, thực tài là một điều xã hội nên làm.  Nhưng để tôn vinh những người xứng đáng, và với sự trân quý thật lòng, xã hội không nên dừng lại ở danh hiệu tiến sĩ mà phải chịu khó tìm biết xem người ấy có những công trình nghiên cứu, những đóng góp khoa học nào, dạy ở trường nào, bao nhiêu năm... và thể hiện sự nễ trọng (nếu thấy họ xứng đáng) bằng cách nghiêm túc lắng nghe ý kiến của họ, đọc những gì họ viết.   Dù rằng việc kiểm chứng ấy sẽ không dễ đối với đa số không quen thuộc với môi trường học thuật (nhưng lắm khi Google vài phút là biết ngay!), song đó cũng là một cách nâng cao kiến thức của mọi người.  Một trí thức đích thực sẽ vô cùng cảm kích khi đối thoại với một người quan tâm đến nghiên cứu của mình, được nghe những câu hỏi phản ảnh một sự hiểu biết về công việc và những thành tựu của trí thức ấy.  Đó là cách tốt nhất để tôn vinh “tiến sĩ”!"
Nguồn: trang của bác THD
-------------

Hoang phí vì sĩ diện và phông văn hóa thấp

"Đỉnh cao văn hóa thực sự nằm ở sự giản dị và tinh tế chứ không phải ở những thứ hoa hòe hoa sói"
Nguồn: http://infonet.vn/ba-pham-chi-lan-nguoi-viet-hoang-phi-cho-tet-vi-si-dien-va-phong-van-hoa-thap-post219410.info
------------

Cũng là một giải pháp cho vấn đề đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội...

“Khát nhân lực giảng dạy” đang là vấn đề nóng bỏng đối với các trường đại học của nước ta, đặc biệt đối với những trường tư mới được thành lập. Trong nhiều tháng qua, báo chí cả nước liên tiếp đưa tin về vấn đề này. Thống kê cho biết, trong năm học 2007 – 2008 vừa qua cả nước có 38.217 giảng viên ở trình độ đại học nhưng chỉ có 5.643 (chiếm 14,77 %) là có trình độ tiến sỹ.


Các nhà báo hài hước gọi đó là hiện tượng “cơm chấm cơm” (cử nhân dạy cử nhân, thạc sỹ dạy thạc sỹ) và Bộ Giáo dục và Đào tạo tuyên bố sẽ chấm dứt tình trạng này. Nhiều ý kiến cũng cho rằng Bộ Giáo dục và Đào tạo cần chuẩn hóa học vị của giảng viên đại học phải từ trình độ tiến sỹ trở lên.

Nhưng thực tế cho thấy, công tác tuyển dụng giảng viên có học vị cao của các trường đại học trên toàn quốc đang gặp rất nhiều khó khăn; cộng thêm việc chảy máu chất xám, giảng viên bỏ nghề ra ngoài làm, dẫn đến thực trạng, nhiều trường tư mới thành lập “lấp liếm” bằng cách mượn tên những người có học vị tiến sỹ hoặc nhiều tiến sỹ “chạy sô” dạy cho 2,3 trường cùng một lúc.

Giải pháp cho vấn đề này, nhiều trường thực hiện chính sách “nâng cao nội lực” bằng cách cử giảng viên đi học ở các bậc cao hơn, cả trong nước lẫn ngoài nước. Lại có trường bố trí việc làm cho cả… vợ hoặc chồng trong trường hợp chồng hoặc vợ người đó có học vị cao... Nhưng cho đến nay, tình hình dường như vẫn chưa được cải thiện.

Mặt khác, chúng ta lại cũng đang kêu gọi các trường đại học “đào tạo sinh viên phục vụ nhu cầu xã hội.”

Như vậy, có thể ngầm hiểu rằng nhiều giảng viên có học vị cao là điều kiện “cần và đủ” cho việc trường đại học có thể đào tạo sinh viên ra trường có khả năng đáp ứng nhu cầu xã hội.

Nhận định trên hình như chưa thật đúng. Một chuyên gia giáo dục người Singapore, trong bài trả lời phỏng vấn báo Dân trí gần đây đã “gián tiếp” phản bác lại nhận định này khi cho rằng: “Không làm nghề sao dạy được nghề. Muốn giảng dạy báo chí, rõ ràng giáo viên phải đã hoặc đang công tác tại một tòa soạn báo chí, có kinh nghiệm nghề nghiệp trong phỏng vấn, thu thập thông tin, viết bài.” Điều này cũng đúng đối với một số ngành khác như xây dựng, giao thông, thủy lợi, quản trị kinh doanh, kỹ sư tin học…. Một người thầy ít kinh nghiệm lăn lộn trên công trường, thì liệu sẽ dạy được cho sinh viên trở thành những kỹ sư xây dựng, giao thông hay thủy lợi của tương lai? Một người thầy chưa từng làm kinh doanh liệu có thể đào tạo sinh viên trở thành những nhà lãnh đạo doanh nghiệp?

Nhưng thực tế, những người có học vị tiến sỹ thì thường sau đó sẽ tiếp tục đi theo con đường nghiên cứu. Mà đã nghiên cứu thì còn thời gian đâu để cọ xát với thực tế, để có kinh nghiệm nghề nghiệp?

 Đến đây, câu hỏi của chúng ta sẽ là: “Để sinh viên ra trường đáp ứng được nhu cầu xã hội, thì đội ngũ giáo viên phải cần điều kiện gì: học vị hay kinh nghiệm thực tế?

 Câu trả lời rất đơn giản: Cần cả 2. Sinh viên cần những người thầy có học vị cao, tức là có khả năng nghiên cứu tốt để trang bị cho những kiến thức cơ bản. Bên cạnh đó, sinh viên cũng rất cần những người thầy có kinh nghiệm thực tế để dạy cho các kỹ năng chuẩn bị cho việc hành nghề sau này.

Như vậy, điều các trường đại học cần làm là phải xây dựng được một chương trình giảng dạy trong đó kết hợp được hài hòa giữa số giờ lên lớp của các thầy giáo có học vị lẫn các thầy giáo có kinh nghiệm thực tế, nhằm đáp ứng được mục tiêu, chiến lược đào tạo của nhà trường.

Nhưng điều này lại nảy sinh một loạt các nghịch lý: Rõ ràng, ai cũng biết, các đại học tiên tiến trên thế giới thì điều bắt buộc đối với giáo sư là phải có học vị tiến sỹ. Hơn nữa, những người có đã kinh nghiệm thực tế, thì làm sao vừa đi dạy lại vừa đi làm ngoài để có thêm kinh nghiệm nghề nghiệp?

Những nghịch lý này sẽ được lý giải dễ dàng, nếu chúng ta xét trên triết lý gắn kết nhà trường với các doanh nghiệp – xu hướng tất yếu của các trường đại học ngày nay. Trong xu hướng đó: những người có học vị cao sẽ có biên chế trong các trường đại học làm công việc nghiên cứu những vấn đề khoa học phát sinh từ mối hợp tác nhà trường – doanh nghiệp đó. Còn các doanh nhân, các kỹ sư làm việc cho các doanh nghiệp sẽ trở thành giáo sư thỉnh giảng, thời vụ tại các trường mà công ty của họ có liên kết; qua đó, họ cũng được hưởng lợi vì có được nguồn nhân lực tương lai từ chính các sinh viên ca họ. 



Ngọc Minh (Theo Tiasang.com)

Nguồn: Khắc phục tình trạng “cơm chấm cơm” (huc.edu.vn)

----
Tiền "thầy" bỏ túi...he he

"Những gì chúng tôi quan sát được một tiết học ngoại ngữ liên kết tai Trường Trung học Cơ sở Gia Thụy, Long Biên đã nằm ngoài sức tưởng tưởng của phóng viên.

Nhiều câu hỏi đặt ra, tại sao trong giờ học ngoại ngữ nhưng các em học sinh lại được tha hồ chơi game.
Tại sao phòng máy nhà trường lại có sẵn các game bạo lực để học trò chơi trong giờ học."

Nguồn: Biết con làm việc này ở lớp liên kết ngoại ngữ, cha mẹ nào dám cho con đi học? (giaoduc)
-------
"Và như vậy, các trường đại học “top dưới” sẽ phải cạnh tranh bằng việc chăm sóc sinh viên tốt hơn và cơ hội việc làm. Dù thế nào thì sẽ vẫn còn rất nhiều sinh viên với lực học trung bình, họ vẫn cần nơi học tập vừa sức mà vẫn có cơ hội việc làm cao."
...
"Cuối cùng, mạnh mẽ nhất là việc áp dụng hàng loạt công nghệ vào việc dạy học. Dữ liệu lớn (big data), học máy - học sâu (machine learning - deep learning) cùng với trí tuệ nhân tạo (AI) đang là chủ đề nghiên cứu lớn tại các trường đại học và chắc chắn thay đổi quá trình tiếp nhận tri thức mới.■
8 dự báo về giáo dục năm 2017
1. Tuyển sinh đại học sẽ khởi sắc. Hàng loạt trường CĐ-TC không tuyển được sinh viên và phải đóng cửa hoặc sáp nhập.
2. Xuất hiện các mô hình CĐ-TC tiên tiến, hướng tới việc làm thông qua đào tạo các chuyên ngành khác hẳn đào tạo đại học.
3. Phân luồng giáo dục phổ thông là nhiệm vụ trọng yếu của giáo dục nghề nghiệp.
4. Các trường đại học công lập tự chủ gây tranh cãi.
5. Cuộc đua nghiên cứu khoa học tăng tại các trường đại học.
6. Kiểm định trường đại học thành tâm điểm. Xếp hạng quốc tế ít được quan tâm
7. Xu thế dịch chuyển sinh viên quốc tế diễn ra mạnh mẽ.
8. Ứng dụng công nghệ vào chương trình giảng dạy và đào tạo. Các chuyên gia người Việt sẽ tiếp tục đầu tư vào mảng ứng dụng di động dành cho giáo dục. Năm 2017 sẽ tiếp tục chứng kiến các công ty khởi nghiệp cho ra những sản phẩm mới về giáo dục.
"
Nguồn: Giáo dục Việt Nam 2017 - những dự báo! (tuoitre)
---------
"Trong khi đó thì triết lý giáo dục vẫn như cũ, không thay đổi gì cả. Với triết lý “con ngoan trò giỏi” thì mọi thứ đều bị rập khuôn (bài mẫu, cách giải mẫu, đề mẫu...), mọi hoạt động đều mang tính đối phó.

Sự độc lập suy nghĩ có thể được khuyến khích một cách hình thức, còn thực chất là thường bị thủ tiêu. Sự sáng tạo thường bị dập tắt. Độc lập suy nghĩ tất sẽ hình thành thói quen phản biện, mà phản biện thì sẽ không còn ngoan và biết vâng lời. Sáng tạo thì sẽ mới lạ, độc đáo, không theo khuôn mẫu nào. Không theo mẫu, không đúng đáp án là không thuộc bài, ít thầy cô dám xem là trò giỏi.

Để yên ổn, ổn định thì mọi người phải giống nhau. Nếu trồi lên khác người thì sẽ phá vỡ sự ổn định và do vậy sẽ bị dập xuống…"

"- Trong gia đình, mục tiêu ngoan theo nghĩa biết vâng lời khiến cho người Việt Nam từ xưa đến nay hầu như chưa bao giờ được là chính mình.

Đứa con khi còn nhỏ đi học vì cha mẹ, chọn trường chọn nghề theo ý cha mẹ, lấy vợ vì cha mẹ, đẻ con, nuôi con có khi cũng vì cha mẹ, theo ý cha mẹ. Nếu cha mẹ còn sống thì dù có lên ông lên bà rồi nhưng làm gì cũng vẫn phải hỏi ý kiến các cụ.

Nhờ thế mà có kết quả là gia đình cực kỳ ổn định, êm thấm, dù đôi khi chứa đựng cả một bi kịch bên trong."

...
"Học theo thế giới trong khi điều quan trọng nhất rất ít được để ý là xuất phát điểm của thế giới rất khác với ta. Những nền giáo dục tiên tiến của các nước phát triển xây dựng trên xuất phát điểm là họ đã có một xã hội đô thị hóa rồi, công nghiệp hóa rồi, bây giờ người ta chỉ còn lo hiện đại hóa và hội nhập.

Còn xuất phát điểm của chúng ta là xã hội nông thôn, con người nông dân. Mà giữa nông thôn với đô thị, nông dân với thị dân, nông dân với công nhân thì văn hóa (suy nghĩ, hành động, ứng xử...) khác nhau rất nhiều. Tức là chúng ta bị hụt hẫng, có một khoảng cách rất xa về văn hóa - con người."
...
"- Tôi không thích lắm phẩm chất “cao thượng”. Tôi thích từ mà đạo diễn Trần Văn Thủy từng dùng làm tiêu đề cho phim của mình hơn – đó là sự “tử tế”. “Cao thượng” xác lập vị thế đứng trên và cho đi. Còn “tử tế” là quan hệ giữa những người cùng chung sống.

Văn hóa âm tính hay nói đến sự cho đi, nhưng thực ra cho đi vẫn chứa đựng suy nghĩ về lấy lại. Ở Việt Nam ta, mỗi khi nhà ai có cưới hỏi, tang ma thì mọi người thân quen đều xúm lại giúp đỡ. Nhưng đừng quên rằng sau mỗi cuộc tang ma hay hôn nhân, gia chủ sẽ phải ngồi lại ghi sổ từng người một đã giúp mình bao nhiêu, để sau này còn có trách nhiệm trả lại bằng hoặc cao hơn.

Vì sao người Việt Nam ngồi ăn với nhau anh nào cũng tranh nhau trả tiền? Có phải hoàn toàn vì cao thượng hay không? Thực ra là vì trong tiềm thức có nguyên nhân từ văn hóa: Người trồng lúa nước vốn ở yên một chỗ, gắn bó lâu dài. Trong quan hệ ngang bằng, ai chi tiền thì người đó nắm lợi thế, tạo ra ơn nghĩa để thắt chặt quan hệ. Người kia mang mặc cảm của người mắc nợ và phải tìm cơ hội để mời lại. Nếu có người nào đi ăn mà cứ để người khác trả tiền vài lần thì sẽ bị mang tiếng là keo kiệt, “ăn chùa”.

Còn người Phương Tây cùng ăn với nhau xong thì cưa đôi, phần ai người ấy trả, rất tự nhiên và vô tư, vì văn hóa của họ là văn hóa đi, con người luôn di chuyển. Hôm nay gặp nhau đây mà có khi không có cơ hội gặp nhau lần thứ hai, vì vậy ứng xử sòng phẳng, không nợ nần, sẽ khiến cho cả hai đều thấy thoải mái."

Nguồn: Đã qua thời 'con ngoan, trò giỏi' (nguoidothi)
--------
"Theo bà Bình, trong tư duy giáo dục của chúng ta vẫn còn nhiều điều rất đáng lo ngại. Đó là khi xác định sứ mạng và mục tiêu giáo dục thì những khía cạnh nhân bản và sự phát triển cá nhân chưa thật sự được coi trọng. Việc dạy làm người, dạy cách nghĩ, dạy cách học còn bị xem nhẹ; duy trì quá lâu phương pháp giáo dục lạc hậu, mang tính áp đặt, nhồi nhét; đẩy học sinh, sinh viên đến chỗ thụ động chấp nhận những điều được rao giảng; khiến học sinh, sinh viên thiếu ý thức tự chủ và khả năng độc lập suy nghĩ."

Nguồn: Trường sư phạm đào tạo nhà giáo dục hay thầy giáo dạy chữ? (tuoitre)

---------
"Thế nào là thanh cao tao nhã ? Biết thưởng thức âm nhạc thính phòng, đi viếng các bảo tàng, đi nghe hòa nhạc, xem kịch, xem hát, trang hoàng nội thất kín đáo cổ điển, …Đó là tựu chung các thanh cao tao nhã mà Bourdieu bàn đến trong La Distinction, một sách ông viết năm 1979, NXB Minuit.
Người thanh cao tao nhã thường tránh ăn mặc diêm dúa, nói to, cử động huênh hoang nơi đông người, … Họ dùng ngữ vựng phức tạp – codes élaborés – không dùng chữ thô tục, Về tri thức, thanh cao tao nhã bao gồm vốn văn hóa. Về đạo đức, ta thường chờ đợi ở họ  những cách xử sự đúng luân thường đạo lý.
Nói về cái đẹp thì quan niệm của mỗi người mỗi khác. Thành ngữ Pháp bảo rằng les goûts et les couleurs, chacun son avis et ça ne se discute pas – sở thích và các màu sắc, mỗi người có ý kiến riêng và không bàn luận được – ."

Nguồn: Giàu có và sự thanh cao tao nhã (VHNA)

-----------
"Khác với Đông Bắc Á, người Việt đi học nhưng ít quan tâm đến việc tiếp thu kiến thức, tiếp thu phương pháp mà chỉ quan tâm nhiều đến việc lấy điểm, lấy bằng. Lấy được bằng rồi thì quan tâm đến việc dùng tấm bằng ấy để lấy được một địa vị, bất kể địa vị đó có phù hợp với năng lực sở trường của mình hay không.
...
Thời nay, sau khi tốt nghiệp THPT, ai cũng cố gắng vào đại học, nhưng vào được rồi thì phần lớn sinh viên đều không muốn phải đọc nhiều, học nhiều, trong khi thích tranh thủ kiếm thêm vài cái bằng nữa. Nhiều người đi học hệ tại chức (vừa học vừa làm), thậm chí cả cao học, nghiên cứu sinh, cũng chỉ cốt lấy bằng nên mới sinh ra nạn học giả bằng thật...
...Để đáp ứng nhu cầu của một xã hội ưa ổn định thì nền giáo dục có mục tiêu là đào tạo ra những con người giúp xã hội giữ được ổn định. Xã hội ổn định cần người biết nghe lời, vâng lời.
Biết nghe lời, vâng lời được gọi là “ngoan” - "con cãi cha mẹ trăm đường con hư". Vì vậy giáo dục truyền thống của Việt Nam từ gia đình ra đến xã hội, vào đến nhà trường đều chỉ khuyến khích phẩm chất ngoan, vâng lời. Trong gia đình dạy con cái vâng lời cha mẹ, ra ngoài xã hội khuyến khích người dưới vâng lời người trên.
Như vậy, “ngoan” là phẩm chất mục tiêu của giáo dục Việt Nam truyền thống. Còn năng lực mà giáo dục Việt Nam truyền thống hướng tới là gì? Đó là “giỏi”.
Giỏi được hiểu là thuộc bài. “Thuộc” đây là học thuộc lòng. Ở nhà, cha mẹ hỏi “Con đã học thuộc bài chưa?”. Đến trường, thầy cô hỏi “Có trò nào chưa thuộc bài giơ tay?”. Thuộc bài thì khi trả bài phải làm theo đúng mẫu - cái gì cũng có “mẫu”: bài tập mẫu, bài văn mẫu... -  sẽ đạt thành tích cao.
Triết lý giáo dục Việt Nam truyền thống có thể tóm gọn trong 4 chữ là “con ngoan - trò giỏi”. Con ngoan trò giỏi là mục đích phấn đấu của mỗi học sinh, đó là con đường dẫn tới thành công. Thành công ngày xưa là thi đỗ làm quan, bây giờ là thi đỗ lấy bằng. Mục đích chỉ có thế, rất cụ thể và rất thiển cận. "
Nguồn: 'Cần cù là huyền thoại, hiếu học là ngộ nhận' (nguoidothi)

-------
"Thay vì trình bày thật chi tiết các luận điểm về đổi mới giáo dục Việt Nam, điều mà GS Hoàng Tụy cùng nhiều người đã làm trong những năm qua, tôi chỉ xin điểm lại một vài ý quan trọng: Việt Nam nên quan tâm tới những khuyến nghị được đưa ra nhiều lần bởi các báo cáo đánh giá nhằm cải thiện giáo dục sau trung học; xác định và làm rõ về mục tiêu của các trường đại học; tìm ra điểm hài hòa giữa hai thái cực, giữa một bên là phục vụ kiến tạo tầng lớp tinh hoa, bỏ qua nhu cầu số đông, và phía ngược lại là tham vọng giáo dục bình đẳng tuyệt đối cho mọi thanh thiếu niên; Việt Nam cần xác định và thể hiện rõ các nhu cầu của đất nước đối với các ngành nghề khác nhau, theo đó phân bổ hài hòa nguồn lực, đội ngũ giảng dạy giữa các trường; công tác hướng nghiệp cần chú trọng giúp giới trẻ đưa ra lựa chọn tối ưu cho tương lai của họ; nên học từ kinh nghiệm của các nước khác, nhưng hoàn toàn không nên sao chép cứng nhắc mà phải tôn trọng những hoàn cảnh, đặc thù riêng; quy hoạch các trường đại học công lập và tư thục phù hợp với sự phát triển của đất nước, đảm bảo cả hai đối tượng đều phát triển hài hòa; nhận thức rõ rằng sinh viên trẻ ở Việt Nam là những người thông minh, không hơn cũng không kém so với ở bất kỳ quốc gia nào khác, khác biệt duy nhất chính là quá trình đào tạo mà họ nhận được từ trường đại học; nhiều nội dung giảng dạy ở trường hiện nay đã lạc hậu, cần được điều chỉnh cập nhật; các trường đại học của Việt Nam nên rèn luyện tư duy phản biện cho giới trẻ, hình thành những nhân cách tỏa sáng bởi phẩm giá, trí tuệ, và sự liêm chính, thay vì tạo ra những con người chỉ biết phục tùng.

Tôi phải thú nhận rằng qua nhiều năm, những tiến bộ mà tôi được chứng kiến là không nhiều và dường như chúng thường bị cản trở bởi sự thắng thế của tình trạng trì trệ và xơ cứng. Tôi xin đưa ra hai ví dụ gần đây."

Nguồn: Việt Nam cần áp dụng theo hệ thống giáo dục Bologna (nguoidothi)

----------
"Như vậy, một cách làm hay để giúp học sinh năng đọc sách nhưng nếu không có biện pháp duy trì thì rồi cũng sẽ mất tác dụng. Liệu điều đó có ảnh hưởng gì đến thói quen đọc sách hay văn hóa đọc của trẻ không? Tôi nghĩ là có tác động không ít. Thói quen đọc sách phải được hình thành cả từ phía gia đình và nhà trường. Trong gia đình, nếu cha mẹ không ham đọc sách, ít yêu thích sách, ít mua sách thì hẳn con cái khó mà yêu quý sách; trong nhà trường, giáo viên không gieo cho học sinh sự hào hứng với sách, không gợi mở được những điều hay từ sách... thì có lẽ thư viện chỉ để cho có và trẻ cũng không say mê với sách. Và, nếu từ nhỏ, trẻ không được bồi dưỡng lòng yêu đọc, không được dạy dỗ cách đọc, không được hướng dẫn cách tìm sách phù hợp... thì sau này chắc khó hình thành được thói quen đọc sách tốt."

Nguồn: Xem người ta đọc sách (TBKTSG)
--------
Ý kiến của thầy Hoàng Tụy,

"Bắt đầu với những loại vấn đề dễ, vừa sức, rồi dần dần tiến lên, đó là cách đi khôn ngoan."

Nguồn: Thiếu cơ hội tham gia sinh hoạt quốc tế, nền khoa học sẽ bị cô lập (tiasang)
--------
Chỉ biết thở dài..ẹc ẹc
...
Đại diện nhiều trường ĐH xác nhận, đúng là có chuyện SV rất thờ ơ trước những hoạt động của trường hoặc bên ngoài ngay cả khi những hoạt động đó mang đến cho mình những thông tin bổ ích, những cơ hội nghề nghiệp. Thạc sĩ Đặng Kiên Cường, Trưởng phòng Công tác sinh viên, Trường ĐH Nông lâm TP.HCM, nhận định: “Nhà trường thường rất nỗ lực tổ chức nhiều sự kiện để tạo điều kiện cho SV tiếp xúc với doanh nghiệp, học tập kỹ năng, kinh nghiệm làm việc nhưng phần lớn SV không quan tâm, không hào hứng. Ngay cả lịch học, lịch thi, kế hoạch học tập hoặc những thông báo của khoa, của trường được đưa ra trước cả năm mà nhiều bạn cũng không chịu đọc hoặc tìm hiểu. Để rồi cuối cùng xảy ra chuyện gì mới lại thắc mắc. Do các em còn quá thụ động và không nhận thức được tầm quan trọng của những hoạt động đó đối với quá trình xin việc, làm việc sau này”.
...
Nguồn: Ngày hội nghề nghiệp: Sinh viên đến nhận quà, nghe hát rồi... về (thanhnien)

---------
"Dạy cái gì, dạy như thế nào suy cho cùng sẽ phụ thuộc phần lớn vào người giáo viên vì chỉ họ mới hiểu được tình hình thực tế của địa phương, trường học và học sinh. 
Nhiều sự thay đổi nhỏ hợp lại sẽ tạo ra sức mạnh cộng hưởng để tạo ra sự thay đổi lớn. Chính vì vậy mà tôi cho rằng những cải cách được tạo ra từ “việc nhỏ” như thế là “cải cách từ dưới lên”. Đây là hướng đi tôi nghĩ là khả dĩ nhất cho các giáo viên trong bối cảnh hiện tại khi nhu cầu cải cách vô cùng lớn, tình cảm nguyện vọng của người dân và học sinh đối với sự thay đổi trong giáo dục rất bức thiết. 
Nếu bình tĩnh mà nhìn vào lịch sử Việt Nam sẽ thấy phần lớn các cuộc cải cách tạo ra sự thay đổi tốt đẹp ở đất nước chúng ta ban đầu đều bắt đầu từ các hoạt động cải cách nhỏ, lẻ, thử nghiệm kiểu “xé rào” hay “mô hình thực tiễn” từ đó thông qua hiệu quả thực tế khó có thể phủ nhận, nó mới tác động tới chính sách và được phổ biến rộng ra trên quy mô cả nước. Thực tế này cũng sẽ là một tham khảo đáng chú ý để những người có trách nhiệm trong ngành giáo dục và giáo viên suy ngẫm."
Nguồn: Sang Nhật, nhìn lại giáo dục VN tôi phát hiện nhiều điều (vietnamnet)
-----------
Bài này hay hay, lấy về từ trang của bác Hữu Dũng:

Đi ăn kiểu Mỹ
Trần Chiến


Lâu nay trong nhiều công ty, văn phòng, cơ quan… thường tồn tại sinh hoạt “đi ăn kiểu Mỹ”. Những nơi đó không có bếp tập thể, về nhà thì xa, buổi trưa nhân viên mang cặp lồng cơm nhấm nháp xong ngả lưng ra bàn chợp mắt đợi buổi làm chiều. Cách xơi này tiện là tiết kiệm tiền bạc lẫn thời gian, sạch sẽ do “của nhà trồng được”, nhưng mỗi ông mỗi góc khua thìa xúc xúc quẹt quẹt khí không được hùng dũng, có vẻ hợp với loại đo lọ nước mắm đếm củ dưa hành hay đang dành tiền mua sữa cho con. Nhân viên, nhất là thanh niên, không thích thế, bèn rủ nhau ra hiệu ăn, bình dân thôi mà hòa hợp, tếu táo được, tất nhiên ngon miệng hơn. Nhưng trưa nào cũng “họp” thì phát sinh vấn đề ai trả, cái người đến lân trả thì ốm bận gì đó, hoặc anh này gọi bia anh kia coca anh thứ ba chả động gì không khỏi phát sinh tâm trạng mà khó nói. Chuyện tiền nong ngày nào cũng chạm vào thì chả thể đùa. Nên sinh ra “ăn kiểu Mỹ”, cả mâm chia đều tiền thanh toán, chi li nữa có thể ai nhai nuốt thêm món gì thời trả lấy.
Tại sao lại là “kiểu Mỹ”? Chắc người ở Mỹ mang về lối này. Mà người Âu cũng vậy, trừ khi họ mời nhau. Có câu mời tức cứ vác miệng đến (thường cả vợ chồng) thôi không lo phải móc tiền ra . “Ăn kiểu Mỹ” thì tự do lắm, chỉ cần vân vê túi mình mà chọn món không cần nhìn nét mặt đồng sự đồng nghiệp đồng mâm. Có lẽ suất “cơm phần” trong Nam có họ hàng gì đó với kiểu ăn này chăng? Không phải so bì “dàn hàng ngang cùng tiến” sợ người nào đấy cho mình kẹt sỉ hay lắm tiền chơi trội. Đấy là về nguyên tắc thôi, ít nhất cũng có nguyên tắc, chứ lúc ăn uống mà rạch ròi cứng cáp quá e mất ngon.
“Ăn kiểu Mỹ” có tên khác là “campuchia”, “lệ quyên” hay “dưa góp”, thường tồn tại trong lớp trẻ, theo “đội hình” hợp nhau và cũng sàn sàn về kinh tế. Làm sếp thì khó trộn vào đây lắm, mình bao thì chết, mà để chúng nó trả cũng chả nỡ, đâm cứ quân ra quân tướng ra tướng. Công ty, văn phòng tứ chiếng tất phải khác các hội đồng hương đồng khói họ tộc, nơi thể nào cũng phải có một “đại ca” hào sảng “thằng nào định trả tiền thì bước qua xác tao nhá”.
Thế mà từng có một hội lụ khụ, lại toàn nổi danh ăn chơi kiểu Mỹ trước thiên hạ. Chừng hai chục năm trước quán bia Halida phố Lý Thường Kiệt đôi chiều mỗi tuần, KAMA lại họp, những ông Ngô Quân Miện, Vân Long làm thơ, Phan Kế An họa sĩ, Hòa Vang, Băng Sơn viết văn… KAMA là “Không AMời Ai”, các đấng bậc chỉ cốc rưỡi đã phê lòi nhưng nhất trí bình quyền bình đẳng không muốn nợ nhau, có lẽ do thấm chất thị thành từ “hồi thằng Tây còn mặc quần thủng đít”. Rất Hà Nội đấy. Thỉnh thoảng một “cháu” kính các cụ tuần bia hay đĩa lạc, nhờ “bồi” mang đến, người được mời ngồi tại chỗ giơ cốc lên ra điều cảm ơn, không cần ra lời.
KAMA không họp nữa. Hội viên “đi xa” theo nghĩa đen hay nghĩa bóng, còn ai con cháu cấm tiệt xe máy – kể cả ngồi sau thằng xe ôm, đành ở nhà đi mây về gió với cốc nước lọc pha loãng.  
“Ăn kiểu Mỹ” như thế, ra điều có nhiều nguyên tắc ngược với lối truyền thống, “của quê ta”, nơi nhất thiết phải định vị bên mời và bên được mời. Đằng này lo tất, đằng kia chỉ lo cái miệng ăn uống và nói, xong xuôi còn được mời tăm và có phần mang về, thế mới sang cả, chứ sòng phẳng ai trả nấy e là chi ly đến bần tiện. Ích kỷ, cá nhân quá, còn gì là cộng đồng, tình cảm xóm làng họ tộc hay đồng chí đồng sự. Không mời ai cũng không được ai mời (tức là KAMA chứ gì!) đích thị là chỉ có tư cách mõ, hèn hạ ai cũng khinh được.
Lối nghĩ này bắt đầu từ cấu trúc khép kín của làng xã. Sau mỗi lũy tre là một tập tục, nếp sống riêng. Nhỏ bé, kín mít, có tưng nấy nhà nên tối lửa tắt đèn có nhau, người này có việc thì những người khác xúm lại. Như đám cưới đám tang, hàng xóm góp cây tre dựng rạp, thúng gạo nếp, rau cỏ, buồng chuối, chai rượu… Những quan hệ qua lại ấy giờ vẫn diễn ra ở nơi xa xôi, từng thôn bản cô độc, cắt đứt với xung quanh. Sự giúp đỡ ấy là một truyền thống đáng quý, tình nghĩa. Nhưng dần dần nó ngả mầu sang có đi có lại mới toại lòng nhau. Nợ nhau miếng ăn thì rất phiền, con ông cưới tôi đến thế mà lân con tôi ông lại lỉnh, chửi cho mất mặt giữa đình đám là thường. Nhiều đám hỷ vừa tàn, tân lang tân nương lập tức ghi sổ ai cho ai góp gì xong đã rồi mới được động phòng. Đám hiếu, đưa bố mẹ ra đồng về anh em lập tức kiểm “phần của mình”. Giờ thì quy ra phong bì, khí tiện.
Làng xã là cộng đồng khép kín, tôn ty thứ bậc chật ních, không có chỗ cho cá thể. Đứa trẻ vừa ra đời đã có trách nhiệm “chống gậy” hay truyền giống, thuộc gia đình, họ tộc, chi nhánh, phe giáp này thì dứt khoát phải làm tưng nây phận sự, không thể phạm những cấm kỵ khác. Cái đó cũng là truyền thống, chúng đè lên lưng một con người đến hết đời, khác đi phải chịu thị phi. Dư luận là lưới trời, vô hình nhưng điều chỉnh các thành viên nghiêm ngặt, vừa giúp anh ta khỏi làm điều xấu, vừa thít cho không còn cá tính.
Tỉnh thành thời phóng khoáng hẳn. Không còn tấm lưới phẩm bình, con người ta được là mình, hành động như ý, ăn mặc nói năng mỗi anh mỗi kiểu. Xung đột cũ - mới hay nhà tỉnh – nhà quê đôi khi xảy ra khi phải sinh hoạt chung. Ăn cỗ cưới thật vô phúc cùng mâm với bà hay gắp, cái tốt bụng lo cho cả mâm đã biến thành xâm phạm sự riêng tư. Thế mới biết miếng ăn là cái cần được riêng tư nhất. Ăn “kiểu Mỹ” có ý nghĩa giải phóng biết bao mà kể. Nhưng nó chưa thể và cũng chưa nên triệt để, sốc văn hóa rất khó liền sẹo, tán em như này mất điểm mất cả mặt.                                       
 
Dạo mới được giải Fields, về nước, Ngô Bảo Châu là đối tượng “không cho chúng nó thoát” của báo chí. Có một câu hỏi khá cắc cớ “Anh có yêu dân tộc không?”, ý hẳn có “thâm niên ăn cơm Tây” rứa thì eng còn nhớ gì quê nhà không? “Có, nhưng không phải theo nghĩa máu mủ”, câu trả lời khá mơ hồ. Nhưng là  người sống lâu ở Âu Mỹ, chịu nhiều ảnh hưởng bên ấy, chắc Châu muốn nhấn mạnh tính chất công dân của một con người, nghĩa là  được bình đẳng bình quyền như ai ai, đồng thời cũng chịu bấy nhiêu ràng buộc của luật pháp, các thiết chế xã hội. Chọn lựa đúng thì anh hưởng, sai thời phải chịu, không lôi họ hàng làng tổng người quen ra gánh chung (giống các bác bị cảnh sát phạt) được.
“Ăn kiểu Mỹ” thì mọi sinh hoạt khác cũng rưa rứa như nớ. Cùng mặc đồng phục, đeo thẻ, ngồi ca bin nhưng nghĩ ngợi, giải trí, thẩm mỹ không giống nhau, rời cơ quan là mỗi anh mỗi thế giới rồi. Lương thưởng ai biết người nấy, làm việc có cộng tác nhưng không phải tập thể chịu trách nhiệm, dàn hàng ngang cùng tiến. Ở nhà thì không phải tất cả đều “quán triệt” tinh thần gia trưởng của bố mẹ, ông bà, nhất là khi con cái tự túc được, có hẳn buồng riêng với phương tiện nghe nhìn của mình. Nhiều người kêu quản con khó nhưng biết làm thế nào được khi “trót” công nhận sự độc lập của cá thể trong phạm vi toàn xã hội rồi. Và khi anh em tách ra “kiến giả nhất phận” không còn trông nhau kiểu con đàn nữa, ai cũng năng động, tích cực hơn. Có những ví dụ hay hay, như khi được bố mẹ yêu cầu góp tiền điện, con cái ra khỏi phòng thời tắt hết đèn quạt mà chả phải nhắc nhở gì. Những tấm gương gia đình “văn hóa mới” ba bốn thế hệ cộng sinh hiền hòa kém vằng vặc đi, ai có điều kiện là tách luôn ra.
Nhiều truyền thống dân tộc được bảo lưu là một vốn quý của Hà Nội. Nhưng chất làng đậm đặc quá, thông qua những luật bất thành văn như “người nghèo do phải kiếm sống nên không có lỗi khi vượt đèn đỏ”, hoặc “làng anh vụ này họ chú viện kia”, thành thử khó sòng phẳng, thói xin - cho vẫn nặng. Thanh niên sinh trưởng “đất Thánh” lắm người vào Sài Gòn lập nghiệp, có nhiều lý do, mà một là “ở trỏng thoáng, cái gì cũng rõ ràng”. Một tinh thần đô thị không sinh ra từ những chiến dịch được phát động liên miên, phong trào luôn luôn “dấy lên”, càng không phải từ loa phường chõ vào giường ngủ nhân sinh tuyên truyền lấy được, mà nhiều khi từ những chuyển động chả có tên như ủng hộ hay phản đối “ăn kiểu Mỹ”. Và trước nhất, nó hình thành từ việc “nhỏ nhoi” như đối xử thành thực, việc làm không “chửi bố” lời nói…
 Trần Chiến
-------
"Học sinh rất vất vả để vào được lớp 10, rồi vào đại học. Nhưng khi đã vào đại học thì đào tạo và học hành đều lớt phớt, nên cầm tấm bằng tốt nghiệp mà cứ như chưa được học.
Rất nhiều trường đại học công lập là dạy thiên về lý thuyết, thiếu trầm trọng thực tiễn. Đó là sự khác biệt trong đào tạo của Việt Nam so với các quốc gia có nền giáo dục tiên tiến.

Họ có định hướng hết sức rõ ràng, từng năm sinh viên phải hoàn thành được những nhiệm vụ gì, phải có đề tài hết sức cụ thể và giảng viên chỉ đóng vai trò hướng dẫn, giúp sinh viên hoàn thành công trình.
Họ không giảng lý thuyết tràn lan như ở ta, mà lý thuyết phải do sinh viên tự đọc, tự nghiên cứu trong quá trình tham gia vào các công trình khoa học, từ đó các em tạo nên những sản phẩm trí tuệ của riêng mình."

Nguồn: Năm nghịch lý của nền giáo dục Việt Nam (giaoduc.net.vn)
----------
Sáng nay, làm việc không tập trung, cứ hóng hớt chuyện bên Mỹ, rảnh thật....mà vui, hồi hộp.



-----------
Người tài, có tâm huyết, làm việc nghiêm túc sẽ nhảy ra khỏi khu vực công...
"Nhưng rõ ràng là chưa có cách nào đụng được đến cái khối công chức khổng lồ, lớn gấp 4 lần bộ máy hành chính của Mỹ, nếu xét về số lượng công chức cho mỗi 100 triệu dân (315 triệu dân của Mỹ có 2,1 triệu công chức).

Tại cuộc họp thứ nhất Ban chỉ đạo đề án đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức đầu năm 2013, khi còn là Phó thủ tướng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lúc đó thẳng thắn đặt vấn đề: “Hiện cả nước có khoảng 2,8 triệu cán bộ, công chức, viên chức nhưng thực sự 2,8 triệu công chức ấy có cống hiến hết mình hay không?

Chế độ chi cho công chức, công vụ của chúng ta hiện nay vẫn tính trên tổng biên chế nói chung mà chưa tính đến việc làm cụ thể của từng vị trí công chức. Biên chế càng lớn thì chi thường xuyên càng lớn.
Trong bộ máy của chúng ta có tới 30% số công chức không có cũng được, bởi họ làm việc theo kiểu sáng cắp ô đi, tối cắp ô về, không mang lại bất cứ thứ hiệu quả công việc nào.
...
Với một bộ máy cồng kềnh, nhiều tầng nấc, trách nhiệm không rõ ràng, chồng chéo ngang dọc, lẫn lộn trách nhệm cá nhân tập thể, cách sử dụng, đề bạt bổ nhiệm cán bộ còn mù mờ, thiếu minh bạch, nạn chạy chức, chạy ô dù, chạy tội còn lộng hành, chưa thiết lập kỷ cương, tình trạng nể nang thủ thế... thì cũng khó loại ai!
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng sau tinh giản biên chế không giảm mà còn tăng đã được chỉ ra, đó là việc không cương quyết, nể nang, né tránh, ngại va chạm, muốn giữ ổn định tổ chức, bộ máy và biên chế hiện tại.
Dư luận thì lo ngại việc tinh giản biên chế có đúng đối tượng, đúng chế độ chính sách, thật sự khách quan, minh bạch hay không, liệu có ngăn chặn nổi các hiện tượng tiêu cực như “chạy chọt” để không phải vào diện tinh giản biên chế, hoặc lãnh đạo cơ quan, tổ chức lợi dụng việc tinh giản biên chế để trù dập cán bộ... làm cho chủ trương tinh giản biên chế bị “méo mó”.
Vì muốn phình to cơ quan, tăng sự bề thế, lại có chỗ để đưa con em, người nhà, mối thân quen vào biên chế, người ta đề xuất đủ mọi lý do cần thiết thêm phòng này, ban nọ, bộ phận kia..."
Nguồn: Nhìn lại thất bại trong tinh giản biên chế (tuoitre.vn)
----------
[dùng để dạy học] cám ơn GS Nguyễn Tiến Dũng
"Theo tôi thì ngược lại mới đúng, tức là phải đi từ riêng đến chung, đi từ cụ thể đến trừu tượng, mới là quá trình học tự nhiên. 
Nhiều khi “khái niệm trừu tượng” chỉ là cái vỏ, có hay không không quan trọng bằng cái ruột bên trong ra sao.
Khi có “ruột” rồi mới cần “vỏ” để “đóng gói” lại cho “ngăn nắp” chứ toàn vỏ không mà rỗng ruột thì chẳng để làm gì.
...
Không phải vô cớ mà Albert Einstein từng nói: Dạy học bằng ví dụ không phải là “một cách dạy học” mà là “cách duy nhất để dạy học”.
Chắc GS.Hồ Ngọc Đại sẽ đồng ý rằng các kiến thức về thần kinh học (neuroscience) giúp ích rất lớn cho các ngành khác như tâm lý học và giáo dục học.
Theo hiểu biết hạn chế của tôi, thì hệ thần kinh gồm có các tế bào thần kinh được nối với nhau bởi các “dây nối” chằng chịt thành một mạng (hình dung tương tự như mạng internet).
Thông tin chứa đựng trong một cụm tế bào thần kinh càng dễ được kích hoạt nếu cụm tế bào đó càng có nhiều dây nối đến các tế bào khác.
Khi con người học một khái niệm hay bất cứ một cái gì đó mới, thì hệ thần kinh ghi nhớ lại khái niệm đó vào trong một cụm tế bào thần kinh, và tạo cầu nối từ cụm tế bào đó đến các tế bào khác.
Để tạo được các cầu nối tức là phải nhận ra được các sự liên quan.
Một  khái niệm trừu tượng khi vào não phải có được những cái gì đó đã có trong não để “bám víu” vào qua các cầu nối, thì mới giữ lại được và dùng được chứ không thì dễ bị quên đi hoặc tốn chỗ vô ích.
Những ví dụ cụ thể dễ hiểu và những khái niệm đã quen thuộc chính là những thứ để khái niệm trừu tượng mới bám vào."
Bài phản biện của GS Nguyến Tiến Dũng về Công nghệ giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại
-----------
Chữ hoa thành chữ thường - Hồ Anh Thái
"Thuốc Tây, thuốc Bắc là những dược phẩm có nguồn gốc từ phương Tây phương Bắc, để phân biệt với thuốc Nam bản địa. Còn cái quần Âu (quần Tây) chính là trang phục quần hai ống, dùng dây lưng, cài cúc hoặc kéo phéc mơ tuya như hiện nay. Nó khác với cái quần ta ống rộng thùng thình dùng dây chun dây vải hoặc các loại dây khác.
Vậy những từ Tây, Bắc, Âu trong những khái niệm ấy, ban đầu vốn là danh từ riêng, bây giờ vẫn là danh từ riêng, nhưng theo thời gian, được dùng nhiều, dần dần chúng được hòa nhập vào những ngữ cảnh bình thường, được xóa nhòa ranh giới phân biệt, được bình đẳng trong hệ thống ngôn ngữ chung. Từ những chữ cần viết hoa, chúng có thể chuyển sang chữ thường một cách tự nhiên."
------
Các ngành lương cao tại Mỹ
The 50 Highest Paying College Majors
1. Computer Science
Median Base Salary: $70,000
Popular Entry-Level Jobs: Software Engineer, Systems Engineer, Web Developer
------------
"Xin chào các bạn, tôi năm nay 42 tuổi và là lập trình viên tự học, và đây là câu chuyện của tôi.

Cách đây vài tôi đọc một dòng tweet và nó khiến tôi suy nghĩ về sự nghiệp của mình. Luồng suy nghĩ đưa tôi trở lại nơi bắt đầu mọi thứ:"

-----------
"Làm như chơi là cuốn sách thứ hai của tác giả Minh Niệm sau cuốn sách Hiểu về trái tim rất được đông đảo độc giả yêu thích suốt nhiều năm nay. Cuốn sách lần này là kết quả sau một thời gian dạy thiền và tâm lý trị liệu ở trong và ngoài nước của tác giả, đồng thời mong muốn đồng hành với những người bận rộn trút bỏ đi gánh nặng của công việc, giúp cho họ có cuộc sống thư thái hơn, bình an hơn.

Với những trang sách đầy tính lý giải, mang đến cho bạn đọc những phương thức để có thể “vừa làm, vừa sống” thay vì phải làm xong việc rồi mới có thể sống, hoặc làm mãi mà quên sống. Tức là “làm” và “sống” được nâng lên bằng nhau, bởi vì “làm” ở đây là mọi hoạt động của đời sống chứ không chỉ là công việc nghề nghiệp.

Từ đó Làm như chơi cũng giúp độc giả thoát khỏi không gian xô bồ, uẩn ức do chính mình tạo ra từ những suy nghĩ và hành động tiêu cực, ảnh hưởng lên chính bản thân, gia đình và cho người xung quanh, để rồi nhẹ nhàng bước đến một thế giới tràn đầy yêu thương, bao dung và công bằng"

Nguồn: http://www.nguoidothi.vn/vn/news/van-hoa-giai-tri/nghe-xem-doc/5485/thien-su-minh-niem-ra-mat-cuon-sach-thu-hai.ndt
--------
FUNiX???

"Tuy nhiên, dù có nhiều ưu điểm, trường vẫn phải lưu ý nhiều yếu tố. Trước hết, để có bài học tốt, vấn đề không chỉ thông tin truyền qua mà phải có cơ sở lý thuyết, có sự tương tác giữa thầy và trò trong quá trình giảng dạy. Việc kiểm tra đánh giá cần thực hiện nghiêm túc, đảm bảo quản lý và đánh giá đúng chất lượng. "

Nguồn: http://vnexpress.net/tin-tuc/giao-duc/cong-dan-so/bo-truong-phung-xuan-nha-danh-gia-cao-mo-hinh-dai-hoc-truc-tuyen-3473850.html

Coursera? 

MOOC? 

Giapschool?

Youtube?

---------
"Con người vốn là một sinh thể phức tạp, lúc buồn lúc vui; khi cứng cáp, khi mềm yếu; khi hào hứng với tương lai, lúc lại trầm ngâm nhớ về quá khứ và ai lại chẳng có chuyện tình yêu của mình mà trong đó có khối chuyện tình buồn, chia ly, đổ vỡ... Không lẽ lúc nào con người cũng căng cứng, sống trong tâm trạng người chiến binh, người hùng? Bolero hay nhạc tình buồn nói chung đã nói lên nỗi lòng đó của con người bình thường. Dù thích hay không, nó vẫn có vị thế đường hoàng trong đời sống âm nhạc.

Như trên có nói, đời sống tinh thần con người vốn đa dạng và phức tạp, cho nên âm nhạc - món ăn tinh thần của con người - cũng không thể đơn điệu, một chiều. Một nền âm nhạc lành mạnh luôn cần sự cân bằng, phong phú với nhiều thể loại, nhiều dòng nhạc, đáp ứng nhu cầu thưởng ngoạn của nhiều giới (ngay cả trong nhạc tình cũng cần nhiều sắc thái, phong cách khác nhau). Thử hỏi, nhạc thính phòng, dân ca, sử ca, nhạc thiếu nhi, nhạc sinh hoạt cộng đồng,... bao giờ được xuất hiện thường xuyên hơn trong các giờ vàng truyền hình và chính sách hỗ trợ để phổ biến, phát triển các dòng nhạc này đã thích đáng chưa, có hiệu quả ra sao?"

Nguồn: http://www.thesaigontimes.vn/151652/Khi-bolero-troi-day.html
------
Lấy về từ chia sẻ của bác sĩ Phan Xuân Trung, để nghĩ thêm:


"Các nghiên cứu ở Mỹ gần đây cho thấy có 2/3 bác sĩ muốn bỏ việc vì CNTT y tế. Còn bài báo dưới đây thì ghê rợn hơn, 92% y tá được phỏng vấn nói ghét phần mềm QLBV vì chúng làm rối và giảm hiệu suất công việc của họ!
Tại sao vậy? Câu trả lời đơn giản, các phần mềm hiện nay ở Mỹ chỉ quan tâm đến nhập liệu và logic xử lý mà không quan tâm đến thói quen công việc của nhân viên y tế.
Ở Việt Nam cũng vậy thôi, các bác sĩ và y tá cũng ghét phần mềm vì thiếu tính thân thiện. Điều này tương tự như phẫu thuật viên phải mổ bệnh nhân không phải bằng dao mổ mà mổ bằng một chiếc xẻng xúc đất.

Kéo y khoa khác kéo thường. Dao y khoa khác dao thường. Phần mềm cũng vậy."
------
EMR tại Việt Nam
http://www.star9999.vn/
-------
- Chất lượng nhiều thầy cô chưa đảm bảo
- Học sinh đa số không có động lực học, chưa có ý thức tự học
- Tổ chức dạy, học lúng túng

Rối như tơ vò...

...

Dẫu biết ngành giáo dục “làm dâu trăm họ” vì việc của ngành liên quan đến người học, đến toàn dân nhưng giáo dục là quốc sách hàng đầu, tác động đến vận mệnh tương lai của đất nước. Vì vậy, cách “đổi mới” theo “tư duy tiểu nông”, nay làm chỗ này, mai sửa chỗ khác thì nền giáo dục không thể nào phát triển được.

Nguồn: Tiếng Anh chưa xong, học chi tiếng khác! (nguoidothi)