1
Tiềm năng của Facebook
– Facebook được thành lập 2004
– Công ty Facebook có 39.651 nhân viên (06/2019)[1]
– Sứ mệnh của Facebook: xây dựng cộng đồng, mang thế giới đến
gần hơn với mọi người; mọi người sử dụng Facebook để kết nối với bạn bè và gia
đình, để khám phá những gì đang diễn ra trên thế giới, chia sẻ và bày tỏ những
gì quan trọng đối với họ.
Trên thế giới,
– Số người có đăng nhập Facebook hàng tháng (monthly active
users): trên 2.41 tỉ (2019)
– Số người có đăng nhập Facebook hàng ngày: 1.59 tỉ
– 29.7% người dùng ở độ tuổi 25 > 34
Tại Việt Nam,
– Số người sử dụng Internet là 64 triệu, chiếm 67% dân số
(2018)
– Vào mạng nhiều nhất vào lúc 18:00 > 22:00
– Số người dùng Facebook là hơn 60 triệu, thời gian sử dụng
3,55 giờ/ngày[2]; cao hơn so với số người
dùng Youtube là 50 triệu, thời gian sử dụng 2,65 giờ/ngày; và số người dùng
Zalo là 47 triệu, thời gian sử dụng 2,12 giờ/ngày
– Độ tuổi sử dụng:
(1) 18 – 24: 18 triệu người
(2) 25 – 34: 21 triệu người
(3) 35 – 44: 9 triệu người
(4) 45 – 60+: hơn 6 triệu người
2
Tổng quan về Facebook marketing
Facebook marketing là gì?
Facebook marketing là việc bạn có sản phẩm, dịch vụ; bạn tìm
ra nhu cầu của người dùng, khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ của bạn là gì,
họ thực sự cần điều gì hoặc có thể nhận được gì từ sản phẩm dịch vụ đó; và đáp ứng
nhu cầu của họ; nhằm tăng lợi nhuận hoặc tăng lợi ích; thông qua mạng xã hội
Facebook.
Facebook marketing chia người dùng facebook thành hai đối tượng:
– Một là facebook marketer, là những người có nhu cầu làm
marketing
– Hai là facebook user, là nhóm người dùng
Công việc mà một người làm facebook marketing cần thực hiện là biến những
người dùng facebook xa lạ, vãng lai trở thành người like fanpage của mình,
thành người follow mình, thành member trong cộng đồng của mình, tham gia vào sự
kiện hay cuộc thi của mình.
Làm sao làm được việc trên:
– Dùng ứng dụng (Application, Apps): tạo ra các ứng dụng chạy
trên nền facebook để thu hút mọi người
– Sử dụng dịch vụ quảng cáo của facebook
– Tạo ra nội dung (content): cập nhật sản phẩm/dịch vụ, nội
dung ưu đãi, câu hỏi để người dùng có hành động trả lời, cuộc thi, sự kiện,
thông tin về thương hiệu, …
Đọc thêm về cách dùng Apps: https://icreate.vn/tu-van/facebook-apps-la-gi.d144/
3 Quy trình tìm kiếm và tiếp cận khách hàng
– Ai là khách hàng?
– Làm sao để bạn tìm được khách hàng?
– Khách hàng là ai?
– Làm sao để khách hàng tìm được bạn?
– Khách hàng sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn
4 Profile, Group và Fanpage
4.1
Profile
Để có thể sử dụng Facebook, bạn cần phải đăng kí một tài khoản
(account), bằng cách cung cấp cho Facebook số điện thoại hoặc email riêng của bạn,
đặt mật khẩu cho tài khoản. Bạn cần nhớ số điện thoại (hoặc email) đã đăng ký
và mật khẩu để thực hiện việc đăng nhập sử dụng sau này.
Facebook profile là gì?
Sau khi đăng kí một tài khoản trên Facebook, bạn sẽ được Facebook tạo cho mỗi cá nhân một Facebook profile, hiểu nôm na là một trang riêng, hay một hồ sơ cá nhân.
Sau khi đăng kí một tài khoản trên Facebook, bạn sẽ được Facebook tạo cho mỗi cá nhân một Facebook profile, hiểu nôm na là một trang riêng, hay một hồ sơ cá nhân.
Khi đã có tài khoản (cũng là có profile), bạn có thể thực hiện
đăng (post) các thông tin, hình ảnh, video, kết bạn, tham gia/tạo nhóm, theo
dõi/tạo trang (fanpage), gửi tin nhắn, và cập nhật các thông tin cá nhân.
Các thông tin cá nhân bạn có thể cập nhật trong profile gồm:
nơi làm việc (workplace), trường đã/đang học, nghề nghiệp, nơi đã/đang ở, các
thông tin về ngày tháng năm sinh, giới tính, số điện thoại, thông tin về người
thân, gia đình, sở thích, và các thông tin khác. Bạn có thể cập nhật các thông
tin này bằng cách đăng nhập vào tài khoản và chỉnh sửa ở các mục sau:
– Work and Education
– Places You've Lived
– Contact and Basic Info
– Family and Relationships
– Details About You
– Life Events
Một profile có thể kết bạn (add friend) được với 5000 người,
và không giới hạn số người theo dõi (follow).
4.1
Group
4.1
Group
Facebook group hay gọi tắt là group là một tính năng do
Facebook cung cấp, nó cho phép tạo ra các nhóm của những người dùng facebook,
nhằm cùng nhau thảo luận, thông báo hoặc đánh giá về một chủ đề/câu chuyện cùng
quan tâm.
Một người dùng đã có tài khoản (account/profile) là họ có thể
tạo ra các nhóm hoặc tham gia vào các nhóm có sẵn trên Facebook.
Trên Facebook có hai loại nhóm[1]:
– Công khai (public): mọi người đều có thể biết các thành
viên của nhóm và những nội dung đã đăng (post)/thảo luận.
– Riêng tư (private): chỉ có thành viên trong nhóm mới biết
được các thành viên trong nhóm và những nội dung đã đăng/thảo luận.
Người dùng sẽ lựa chọn kiểu của nhóm (public hay private)
khi tạo ra nhóm, và có thể thay đổi về sau. Việc thay đổi kiểu của nhóm chỉ được
thực hiện sau 28 ngày kể từ lần đổi gần đây nhất, ví dụ bữa nay thực hiện thay
đổi từ public sang private thì phải sau 28 ngày nữa mới có thể đổi ngược lại. Với
nhóm kiểu private, khi thành viên của nhóm vượt quá 5000, Facebook sẽ không cho
chuyển nhóm từ private sang public. Với các nhóm có số thành viên nhỏ hơn 5000
thì có thể chuyển đổi qua lại giữa public và private.
Mọi thành viên trong nhóm đều nhận được nội dung do một
thành viên trong nhóm đăng lên.
Để tạo nhóm:
– Đăng nhập vào trang Facebook
– Bấm vào mục Create (ở thanh menu, phía trên, bên phải), chọn
mục Group
– Đặt tên cho group (Name your group), mời ai đó tham gia
group (Add some people), chọn kiểu group (Select privacy), chọn chế độ công
khai hoặc bí mật (Hide group)
– Bấm nút Create để hoàn thành việc tạo nhóm
Để tham gia các nhóm
có sẵn:
– Đăng nhập vào trang Facebook
– Nhập tên nhóm vào ô tìm kiếm (Search) (ở thanh menu, phía
trên, bên trái), gõ phím Enter
– Nếu nhóm có tồn tại, nó sẽ xuất hiện trên màn hình, bấm
vào nút Join bên cạch tên nhóm để tham gia
– Cũng có thể bấm vào mục Explore\Groups tại menu dọc, bên
trái màn hình để quản lý, khám phá, tham gia các nhóm
[2]
Nguồn: didongvietnam.net
Cập nhật: 22/10/2019
-----