Sóng
Sóng (gọi đầy đủ là chuyển động sóng) là sự lan truyền của dao động. Trong vật lý, sóng có thể mạng theo năng lượng, lan truyền trong nhiều môi trường khác nhau, có thể bị đổi hướng (bởi khúc xạ, phản xạ, tán xạ, nhiễm xạ…) và thay đổi năng lượng (bởi hấp thụ, bức xạ,…) hay thay đổi cấu trúc (thay đổi tần số, thay đổi bởi môi trường phi tuyến tính, …)[7]
Điện trường
Điện trường là một mô hình tưởng tượng trong điện từ học để nói về môi trường vật chất đặc biệt bao quanh điện tích và gắn liền với điện tích đó. Điện trường tác dụng lực lên tất cả các hạt mang điện đặt trong nó và người ta gọi lực này là lực điện. Xét về bản chất, điện trường và từ trường là các biểu hiện riêng rẽ của một trường thống nhất là điện từ trường.[7]
Từ trường
Từ trường là môi trường vật chất đặc biệt sinh ra quanh các điện tích chuyển động hoặc do sự biến thiên của điện trường hoặc có nguồn gốc từ các môment lưỡng cực từ. Xét về bản chất, từ trường và điện trường là các biểu hiện riêng rẽ của một trường thống nhất là điện từ trường.[7]
Sóng điện từ
Sóng điện từ (hay bức xạ điện từ) là sự kết hợp của dao động điện trường và từ trường vuông góc với nhau, lan truyền trong không gian như sóng.
Điện trường có thể sinh ra từ trường và ngược lại từ trường có thể sinh ra điện trường.
Sóng điện từ là phương tiện truyền năng lượng chủ yếu trong vũ trụ.
Sóng điện từ (di chuyển) truyền theo hướng vuông góc với hướng dao động của cả vector điện trường (E) và vector từ trường (B), mang năng lượng từ nguồn bức xạ đến đích ở xa vô hạn.
Sóng điện từ có thể truyền đi trong chân không.
Hai trường năng lượng dao động vuông góc với nhau và dao động cùng pha theo dạng sóng sin toán học. Các vectơ điện trường và từ trường không chỉ vuông góc với nhau mà còn vuông góc với phương truyền sóng. Để đơn giản hóa minh họa, người ta thường quy ước bỏ qua các vectơ biểu diễn điện trường và từ trường dao động, mặc dù chúng vẫn tồn tại.
(Nguồn: thuvienvatly.com)
Mạng dựa trên công nghệ IEEE 802.11 sử dụng sóng điện từ nằm trong dải tần số vô tuyến (RF - radio frequency) để truyền dữ liệu.
Tần số vô tuyến là dải tần số nằm trong khoảng 3 kHz tới 300 GHz, tương ứng với tần số của các sóng vô tuyến và các dòng điện xoay chiều mang tín hiệu vô tuyến. RF thường được xem là dao động điện chứ không phải là dao động cơ khí, dù các hệ thống RF cơ khí vẫn tồn tại.[7]
------------------
Tham khảo
[1] Trần Nghiêm, 2012, Bản chất của bức xạ điện từ, thuvienvatly.com
[2] website http://www.wi-fi.org
[3] website: http://www.wirelessvn.com
[4] website: http://vi.wikibooks.org/wiki/S%C3%B3ng_%C4%90i%E1%BB%87n_T%E1%BB%AB
[5] Trần Nghiêm, Lịch sử điện từ học, thuvienvatly.com
[6] http://vi.wikibooks.org/wiki/S%C3%B3ng_%C4%90i%E1%BB%87n_T%E1%BB%AB#.E1.BB.A8ng_D.E1.BB.A5ng
[8] Tom Carpenter, 2008, CWNA Official Study Guide, Mc Gram-Hill