Tin học cơ sở 2_Gõ bàn phím

Kỹ thuật gõ bàn phím máy tính

Bàn phím máy tính

Bàn phím và chuột là 2 thiết bị nhập thông tin chủ yếu cho máy tính.

Bàn phím được sử dụng phổ biến hiện nay là bàn phím QWERTY, tên này được ghép từ 6 kí tự hàng đầu tiên, từ phía trái của bàn phím.

QWERTY được Christopher Latham Sholes, quốc tịch Mỹ, phát minh vào năm 1873. Mặc dù có 1 số hạn chế như: vị trí các phím không được bố trí để tối ưu hóa tốc độ gõ, các phím giữa các hàng không nằm theo các đường thẳng mà theo đường chéo; nhưng bàn phím QWERTY vẫn được mọi người chấp nhận và sử dụng rộng rãi.

Hình ảnh bàn phím QWERTY.

Khoảng năm 1930, August Dvorak đã đưa ra bàn phím DVORAK, bàn phím này có những cải tiến quan trọng để tăng tốc độ gõ phím, trong đó, các chữ có tần số sử dụng nhiều nhất sẽ được sắp xếp ở hàng giữa bàn phím (home row). Tuy nhiên, mọi người vẫn lựa chọn bàn phím QWERTY để sử dụng.

Hình ảnh bàn phím DVORAK.

Phương pháp gõ bàn phím

Phương pháp gõ bàn phím hiệu quả đang được mọi người sử dụng là “touch-typing”.

Phương pháp touch-typing yêu cầu người gõ bàn phím:

o Phải thuộc vị trí của các phím.

o Sử dụng 10 ngón tay khi gõ.

o Không nhìn bàn phím khi gõ.

Khi sử dụng phương pháp này sẽ giúp cho người sử dụng máy tính “quên đi sự tồn tại của bàn phím”, để “tập trung vào suy nghĩ và ý tưởng”.

Cách gõ

Quan sát hình dưới đây:

  • Các phím đã được chia thành các nhóm cùng màu.
  • Mỗi đầu ngón tay có màu tương ứng.
  • Ngón trỏ trái đặt vào phím “F”, ngón trỏ phải đặt vào phím “J” (2 phím này có 1 cái gờ trên bề mặt, giúp người sử dụng xác định xem đã đặt tay đúng vị trí chưa, mà không phải nhìn vào bàn phím).
  • Ngón trỏ trái gõ các phím: “4”, “R”, “F”, “V”, và “5”, “T”, “G”, “B”.
  • Ngón giữa trái gõ các phím: “3”, “E”, “D”, “C”.
  • Ngón đeo nhẫn trái gõ các phím: “2”, “W”, “S”, “X”.
  • Ngón út trái gõ các phím còn lại phía trái.
  • Ngón trỏ phải gõ các phím: “7”, “U”, “J”, “M”, “6”, “Y”, “H”, “N”.
  • Ngón giữa phải gõ các phím: “8”, “I”, “K”, “,”
  • Ngón đeo nhẫn phải gõ các phím: “9”, “O”, “L”, “.”.
  • Ngón út phải gõ các phím còn lại bên phải.
  • 2 ngón cái gõ phím space bar.

Lưu ý: trước và sau khi gõ 1 phím bất kỳ, vị trí của các ngón tay luôn đặt ở hàng giữa, với ngón trỏ trái đặt tại chữ “F” và ngón trỏ phải đặt tại chữ “J”.

Luyện tập

Để luyện tập phương pháp “touch-typing” có 2 cách:

  • Cách 1: mở chương trình xử lý văn bản bất kỳ (Microsoft word, Notepad,…v.v) gõ lại các văn bản trên tờ báo, cuốn sách….v.v chỉ nhìn vào văn bản, không nhìn vào bàn phím, cố gắng nhớ vị trí của các chữ trên bàn phím. Cách này rất hiệu quả.
  • Cách 2: sử dụng các phần mềm hoặc website hỗ trợ.
    • Phần mềm luyện tập và kiểm tra khả năng gõ bàn phím: RapidTyping, tải về tại đây: http://www.mediafire.com/?bddxvjjs3ifbah7
    • Website luyện tập và kiểm tra khả năng gõ bàn phím

1. http://www.sense-lang.org/typing/

2. http://www.typeonline.co.uk/

3. http://speedtest.10-fast-fingers.com/

Tốc độ gõ phím trung bình là 50 từ một phút (WPM). Kỷ lục thế giới năm 2010 là 163 từ một phút.

------------------------------------------------------------------------

Tham khảo

[1] http://www.essortment.com

[2] http://www.blogofstuff.com

Tin học cơ sở_1_Cài đặt driver

1. Cài đặt chương trình điều khiển thiết bị (driver)

Nội dung:

  • Tìm hiểu về chương trình điều khiển thiết bị
  • Hướng dẫn cài đặt chương trình điều khiển thiết bị cho hệ điều hành Windows (XP, 7)

Chương trình điều khiển thiết bị

Máy tính được cấu tạo từ rất nhiều các thành phần khác nhau, ví dụ: bộ xử lý (CPU), bảng mạch chính (main board), bộ nhớ trong (RAM), đĩa cứng (hard disk), bàn phím (keyboard), chuột (mouse), cạc âm thanh (sound card), cạc màn hình (video card)…v.v. Mỗi thiết bị này do nhiều nhà sản xuất tạo ra, vì vậy, để sử dụng được chúng, cần phải có chương trình điều khiển cho từng thiết bị (gọi là driver).

Driver do nhà sản xuất cung cấp. Vai trò của driver được minh họa trong Hình 1.

Driver của các thiết bị có thể được tích hợp trong đĩa driver của bảng mạch chính, trong đĩa cài đặt hệ điều hành, hoặc được để riêng biệt trong 1 đĩa CD-Rom. Tuy nhiên, để có thể điều khiển được các thiết bị, thì các driver phải được cài đặt vào hệ điều hành.

Hướng dẫn cài đặt

  • Đối với các driver đã được tích hợp vào đĩa cài đặt hệ điều hành thì không cần phải cài đặt. Driver sẽ được cài đặt tự động khi cài đặt hệ điều hành.
  • Đối với các driver được tích hợp trong đĩa driver của bảng mạch chính, sẽ được cài đặt cùng với quá trình cài đặt driver cho bảng mạch chính.
  • Với các driver chứa trong các đĩa CD-Rom riêng biệt thì phải được thực hiện cài đặt thủ công cho từng driver.

Khi mua máy tính, các nhà cung cấp máy tính thường đã cài đặt sẵn 1 số driver cho các thiết bị phổ biến, tuy nhiên, có 2 trường hợp phải cài đặt driver:

  • Khi người dùng thực hiện cài đặt lại hệ điều hành, trong trường hợp này, phải thực hiện cài đặt lại tất cả các driver của các thiết bị
  • Khi người dùng gắn thêm các thiết bị mới vào máy tính mà hệ điều hành không có sẵn driver, trường hợp này, chỉ cài đặt driver cho thiết bị gắn thêm.

Một số dấu hiệu để nhận biết máy tính còn thiếu các driver:

  • Không điều khiển được thiết bị, ví dụ: không in được, không nghe được âm thanh, máy tính không nhận đĩa USB, không nhận máy chụp hình…v.v.
  • Xuất hiện thông báo lỗi “Unknown device…không hiểu thiết bị” ở góc phải, bên dưới màn hình Desktop. Hoặc thông báo lỗi như hình dưới đây:

Chuột phải vào My Computer\Manage\Device Manager thấy xuất hiện 1 số tên thiết bị có biểu tượng dấu hỏi màu vàng, đây là các thiết bị chưa được cài đặt driver.

Cài đặt driver tự động

Đây là phương pháp đơn giản, được nhiều người sử dụng. Phương pháp này sử dụng phần mềm để: tự động kiểm tra các driver còn thiếu, tự động tải các driver từ mạng Internet xuống, và tự động cài đặt driver.

Để sử dụng được phương pháp này, yêu cầu máy tính phải được kết nối Internet.

Phần sau đây hướng dẫn sử dụng phần mềm DriverForge để cài đặt driver tự động.

  1. Tải phần mềm DriverForge v4.5.4 từ Internet, tại địa chỉ: http://www.mediafire.com/?tv5bk3h4x1l3x3t
  2. Sau khi tải về máy, thực hiện giải nén, và chạy tập tin DriverForge.exe.
  3. Giao diện khi chạy phần mềm:

  1. Đánh dấu chọn vào 2 mục “Restart when completed” và “Delete uncompressed drivers when completed” (như hình trên).
  2. Bấm nút “Start” để phần mềm bắt đầu quá trình cài đặt driver tự động.
  3. Sau khi cài đặt xong các driver, máy tính sẽ khởi động lại.
  4. Kiểm tra xem việc cài đặt đã thành công chưa? bằng cách sử dụng thử thiết bị, hoặc chuột phải vào My Computer\Manage\Device Manager sẽ thấy không còn thiết bị có biểu tượng dấu hỏi màu vàng.

Cài đặt driver thủ công

Việc cài đặt thủ công thường được sử dụng khi người dùng gắn thêm thiết bị mới vào máy tính, ví dụ: máy in, máy scanner, máy chụp hình, máy quay phim…v.v. Khi mua thiết bị, người bán hàng sẽ gửi kèm driver trong 1 đĩa CD-Rom. Để cài đặt, chỉ cần bỏ đĩa CD-Rom vào máy, đĩa CD-Rom sẽ chạy tự động chương trình hướng dẫn quá trình cài đặt, người dùng sẽ theo các bước để cài đặt driver.

Tuy nhiên, nếu không có đĩa CD-Rom của driver (do bị thất lạc), thì có thể tải driver từ Internet, sau đó chạy tập tin driver vừa tải về để cài đặt.

Phần sau hướng dẫn cách tìm kiếm, tải về, và cài đặt driver cho máy in “HP LaserJet P2015d”

  1. Mở trang tìm kiếm http://www.google.com gõ từ khóa “HP website” để tìm trang web của công ty HP. (lưu ý: nếu muốn cài đặt driver cho thiết bị khác thì thay thế tên HP bằng tên của thiết bị cần cài đặt driver).

  1. Bấm vào đường link đầu tiên để mở trang web của công ty HP\ chọn mục Support & Drivers.

  1. Nhập tên thiết bị, mã số của thiết bị vào ô “search”. Ví dụ: “Printer LaserJet P2015d”, bấm nút SEARCH để tìm kiếm.

  1. Chọn hệ điều hành đang sử dụng, ví dụ: Microsoft Windows XP, Microsoft Windows 7(32-bit) hoặc Microsoft Windows 7(64-bit).

  1. Chọn driver phù hợp, bấm nút download để tải driver về máy.

  1. Chạy tập tin vừa tải về (nếu tập tin tải về ở dạng nén zip hoặc zar thì phải thực hiện giải nén trước khi chạy tập tin cài đặt), để thực hiện cài đặt driver.


  1. Sau khi cài đặt xong, in thử 1 tài liệu hoặc chuột phải vào My Computer\Manage\Device Manager để kiểm tra xem việc cài đặt driver thành công chưa?
  2. Có thể tham khảo thêm các bài viết, các trao đổi của cộng đồng về việc cài đặt driver cho thiết bị trên Internet, bằng cách vào trang web tìm kiếm http://www.google.com gõ các từ khóa thích hợp, ví dụ: “cài đặt driver máy in HP laserjet P2015”, “cài đặt driver máy in”, “lỗi máy in”…v.v, mở các trang web do Google gợi ý.
---------------------------------------------------------

Switch3_STP

Quan sát hoạt động của spanning tree protocol (STP)

Nội dung

- Quan sát hoạt động của spanning tree protocol.

Hướng dẫn

- Khi triển khai 1 hệ thống mạng có tính dự phòng ở lớp 2 (data link) sẽ dẫn tới các vấn đề: bùng nổ các gói broadcast (broadcast storm), tính không ổn định của bảng địa chỉ MAC trên các switch (MAC address table), và truyền lặp frame (Multiple frame transmission).

- Giao thức STP sẽ giúp khắc phục các vấn đề này.

- STP là giao thức chống lặp (loop) tại tầng 2.

- Ý tưởng của STP là tạm khóa (blocking) các cổng dư thừa của switch, chỉ duy trì các cổng cần thiết cho việc truyền dữ liệu (các cổng này ở trạng thái forwarding).

- Đầu tiên, STP sẽ bầu ra một switch đóng vai trò là root bridge.

- Cách bầu root bridge:

+ Các switch sẽ trao đổi các gói tin BPDU (bridge protocol data unit) cho nhau, Trong gói BPDU có 1 trường tên là bridge identifier (bridge ID); bridge ID gồm 2 octet thể hiện độ ưu tiên (bridge priority) và 6 octet là địa chỉ MAC của thiết bị. Đầu tiên các switch sẽ tự coi mình là root bridge, khi nhận được gói BPDU từ switch hàng xóm, nó sẽ so sánh bridge ID của nó với bridge ID của hàng xóm, nếu bridge ID của hàng xóm thấp hơn của nó, nó sẽ không tự nhận mình là root bridge nữa, và sẽ chuyển tiếp BPDU có giá trị tốt hơn này đến các switch bên cạnh. Cứ như vậy hệ thống sẽ bầu chọn được root bridge.

+ Nếu 2 bridge ID có bridge priority bằng nhau thì sẽ xem xét trường MAC, thiết bị nào có MAC nhỏ hơn sẽ là root bridge.

- Khi bầu xong root bridge, hệ thống mạng sẽ có 1 switch đóng vai trò là root bridge, các switch còn lại đóng vai trò là non root bridge. Hệ thống mạng sẽ đạt trạng thái hội tụ (convergence) khi các port của switch đã được xác định là forwarding hoặc blocking. Trên các switch non root bridge sẽ xác định root port, root port là các cổng của nonroot bridge có kế nối tốt nhất với root bridge.

- Cổng ở trạng thái forwarding được gọi là designated port, cổng ở trạng thái blocking được gọi là nondesignated port.

- Khi mạng có trục trặc về hệ thống đường truyền hoặc thiết bị, các switch sẽ sử dụng các gói BPDU để thông báo, và tiến hành tái tạo lại hệ thống kết nối.

- Trong quá trình tái tạo lại hệ thống, các cổng của switch có thể trải qua các trạng thái: block, listening, learning, và forwarding. Tổng thời gian cho quá trình tái tạo mất khoảng 50 giây.

Bài tập

Sơ đồ mạng

Mô tả sơ đồ mạng

Sơ đồ mạng gồm 4 switch: 2 switch lớp distribution (catalyst 3560s), 2 switch lớp access (catalyst 2960). Có thiết lập kết nối dự phòng giữa switch lớp access và switch lớp distribution. Vì có khả năng xảy ra hiện tượng truyền lặp trong hệ thống mạng này, nên STP sẽ tạm khóa (block) các đường kết nối dư thừa. Trong bài lab này sẽ thực hiện quan sát hoạt động của STP.

> thực hiện bài lab 2. Clearing a Switch.

> cấu hình hostname và password cho các switch

> thực hiện cho DLS1

Switch>

Switch>en

Switch#config t

Enter configuration commands, one per line. End with CNTL/Z.

Switch(config)#hostname DLS1

DLS1(config)#enable secret cisco

DLS1(config)#

> kiểm tra việc đặt mật khẩu

DLS1(config)#end

%SYS-5-CONFIG_I: Configured from console by console

DLS1#disable

DLS1>en

Password:

> thực hiện tương tự cho DLS2, ALS1, ALS2.

> sau khi thực hiện các kết nối giữa các thiết bị như sơ đồ, các switch sẽ thực hiện quá trình kiểm tra các liên kết (link) dư thừa, STP sẽ được thực thi tự động.

> Mặc định, STP sẽ chạy trên tất cả các port của các switch. Khi 1 port được nối cable, port đó sẽ trải qua các trạng thái: listening, learning, và forwarding trước khi được chuyển sang chế độ hoạt động (active).

Trong thời gian này, switch cũng kiểm tra xem port này được nối tới 1 thiết bị đầu cuối (máy tính) hay là 1 switch khác.

Nếu được nối với 1 switch khác, 2 switch này sẽ thực hiện STP, kết quả là sẽ có switch được bầu làm root bridge, switch còn lại là non-root bridge, đồng thời, nếu giữa 2 switch có nhiều kết nối thì 2 switch cũng phải thực hiện thỏa thuận để kết nối nào được phép hoạt động (active) và kết nối nào ở trạng thái tạm khóa (block).

> Hãy cho biết STP đã sử dụng frame gì để giao tiếp giữa các switch?

> Quan sát đèn LED để nhận biết kết nối nào đang được hoạt động (màu xanh lá cây – green), và kết nối nào đang bị tạm khóa (màu hổ phách – amber).

> Kiểm tra STP trên DLS1 bằng lệnh show spanning-tree

DLS1>

DLS1>en

Password:

DLS1#show spanning-tree

VLAN0001

Spanning tree enabled protocol ieee

Root ID Priority 32769

Address 000A.4135.03ED

Cost 19

Port 11(FastEthernet0/11)

Hello Time 2 sec Max Age 20 sec Forward Delay 15 sec

Bridge ID Priority 32769 (priority 32768 sys-id-ext 1)

Address 0060.4741.2A67

Hello Time 2 sec Max Age 20 sec Forward Delay 15 sec

Aging Time 20

Interface Role Sts Cost Prio.Nbr Type

---------------- ---- --- --------- -------- --------------------------------

Fa0/9 Desg FWD 19 128.9 P2p

Fa0/11 Root FWD 19 128.11 P2p

Fa0/8 Altn BLK 19 128.8 P2p

Fa0/10 Desg FWD 19 128.10 P2p

Fa0/6 Desg FWD 19 128.6 P2p

Fa0/12 Altn BLK 19 128.12 P2p

Fa0/7 Altn BLK 19 128.7 P2p

DLS1#

> Thực hiện lệnh show spanning-tree trên 3 switch còn lại.

> Dựa vào kết quả trên 4 switch trả lời các câu hỏi sau:

  1. Switch nào là root bridge?
  2. Diễn giải quá trình switch ở câu 1 được bầu làm root bridge?
  3. Liệt kê các port ở trạng thái tạm khóa trên mỗi switch?
  4. Diễn giải quá trình xác định các port bị tạm khóa?

---------------------------------

Tham khảo:

  1. Lab 3-1 spanning tree protocol (STP) default behavior.
  2. Internet.

Switch2_clearing a switch

Nội dung

- Làm sạch 1 switch trước khi thực hiện các cấu hình.

Thực hành

Sử dụng switch catalyst 2960 hoặc 3560.

> từ chế độ user mode của switch

Switch>

> gõ lệnh enable để vào chế độ privileged mode

Trong chế độ privileged mode, thực hiện xóa file vlan.dat

Quá trình khởi động của switch bắt đầu bằng POST (power-on self-test), sau đó nạp hệ điều hành (IOS) từ bộ nhớ flash, tìm kiếm start-up config được lưu trong NVRAM (nonvolatile RAM). Cuối cùng start-up config được chép từ NVRAM vào RAM thành running-config.

- Start-up config chứa các cấu hình dự phòng, được sử dụng để khôi phục lại các thông tin đã cấu hình trong trường hợp cần thiết.

- Running config chứa các cấu hình đang thực thi.

File vlan.dat chứa các thông tin về vlan và VTP, file này được lưu trong bộ nhớ flash.

Để thực hiện cấu hình chính xác trên các switch, cần xóa các thông tin về vlan và VTP đã được lưu trong file vlan.dat

Switch#delete vlan.dat

> switch sẽ ra thông báo xác nhận việc xóa file vlan.dat, nhấn phím enter 2 lần

Switch#delete vlan.dat

Delete filename [vlan.dat]?

Delete flash:/vlan.dat? [confirm]

Switch#

> có thể gặp thông báo như sau:

Switch#delete vlan.dat

Delete filename [vlan.dat]?

Delete flash:/vlan.dat? [confirm]

%Error deleting flash:/vlan.dat (No such file or directory)

Switch#

> lý do: trong bộ nhớ flash không có tập tin vlan.dat (đã bị xóa, hoặc chưa cấu hình vlan nên chưa được tạo ra)

> sau khi thực hiện xóa file vlan.dat, thực hiện xóa startup configuration, sử dụng lệnh erase startup-config, nhớ nhấn phím enter nếu có yêu cầu xác nhận việc xóa.

Switch#erase startup-config

Erasing the nvram filesystem will remove all configuration files! Continue? [confirm]

[OK]

Erase of nvram: complete

%SYS-7-NV_BLOCK_INIT: Initialized the geometry of nvram

Switch#

> sau khi đã xóa các thông tin cấu hình của switch, tiến hành khởi động lại switch bằng lệnh reload, nếu switch hỏi “có lưu cấu hình hiện tại không? – system configuration has been modified. Save? [yes/no]:” thì trả lời “no”

Switch#reload

Proceed with reload? [confirm]

%SYS-5-RELOAD: Reload requested by console. Reload Reason: Reload Command.

C2960 Boot Loader (C2960-HBOOT-M) Version 12.2(25r)FX, RELEASE SOFTWARE (fc4)

Cisco WS-C2960-24TT (RC32300) processor (revision C0) with 21039K bytes of memory.

2960-24TT starting...

Base ethernet MAC Address: 0030.F225.5562

Xmodem file system is available.

Initializing Flash...

Press RETURN to get started!

> switch đã sẵn sàng cho bạn bắt đầu thực hiện các cấu hình.

---------------------------------

Tham khảo:

  1. Lab 2-0a Clearing a Switch – Cisco networking academy program
  2. Internet

Đĩa cứng - 5 - Vùng Reserved

-->
(Tiếp theo của đĩa cứng_4)

Vùng dành riêng (Reserved)

Đây là vùng đầu tiên trong ổ đĩa logic, vùng này có chứa Boot Sector của ổ đĩa logic.
Vùng này chứa các thông tin mô tả chung nhất về hệ thống quản lý tập tin, mã khởi động. Dựa vào vùng này sẽ tìm được các thông tin quan trọng về vị trí bắt đầu của các vùng khác trên ổ đĩa logic.
Kích thước của vùng Reserved:
-          Với FAT12/FAT16: một sector.
-          Với FAT32: nhiều hơn một sector
Các thành phần trong vùng Reserved được minh họa trong hình dưới đây.

Boot Sector
Boot Sector là sector đầu tiên trong vùng Reserved.
Boot Sector chứa các thông tin mô tả về tổ chức của hệ thống quản lý tập tin.
Ví dụ, để định vị được Boot Sector của ổ đĩa logic đầu tiên (primary partition đầu tiên), dựa vào thông tin của entry số 1, trong Partition Table, trong MBR, xác định được vị trí bắt đầu của Boot Sector là sector vật lý 63.
Nội dung của Boot Sector được thể hiện ở hình bên dưới.


Phiên bản Boot Sector của FAT12/FAT16 khác so với phiên bản Boot Sector của FAT32, tuy nhiên, 36 byte đầu tiên của Boot Sector trên cả hai hệ thống đều giống nhau.

Nội dung của 36 byte đầu tiên được minh họa ở hình bên dưới.


 Cụ thể các trường được minh họa ở bảng dưới đây.
Các trường của 36 byte đầu tiên
Byte thứ
(hệ 10)
Giá trị
ví dụ
Mô tả
0 – 2
“EB 58 90”
Lệnh nhảy tới vùng mã khởi động (boot code).
3 – 10
“4D 53 57 49 4E 34 2E 31”
Nội dung của OEM.
(MSWIN4.1)
11 – 12
“00 02”
=> 512
Kích thước một sector, tính bằng byte. Chấp nhận các giá trị: 512, 1024, 2048, 4096.
13 – 13
“04”
=> 4
Số sector/cluster. Cho phép các giá trị là lũy thừa của 2, tuy nhiên kích thước của cluster không vượt quá 32KB.
14 – 15
“26 00”
=> 38
Số sector của vùng Reversed.
16 – 16
“02”
=> 2
Số FAT (FAT Structure), thường có hai FAT. Một FAT chính và một FAT dự phòng.
17 – 18
“00 00”
Số entry tối đa trong vùng Root Directory. Hoặc số tập tin tối đa được tạo trong thư mục gốc của ổ đĩa logic.
Với FAT32, trường này luôn mang giá trị 0.
19 - 20
“00 00”
Tổng số sector của ổ đĩa logic. Nếu số sector của ổ đĩa vượt quá khả năng biểu diễn của 16 bit thì trường này sẽ mang giá trị 0, khi đó tổng số sector của ổ đĩa sẽ được lưu ở một trường gồm bốn byte bắt đầu tại byte 32.
21 – 21
“F8”
Mã mô tả loại đĩa
22 – 23
“00 00”
Số sector cho mỗi FAT Structure. Với FAT32, trường này mang giá trị 0.
24 – 25
“3F 00”
=> 63
Số sector/track
26 – 27
“FF 00”
=> 255
Số mặt đĩa (đầu đọc)
28 – 31
“3F 00 00 00”
Số sector trước partition. Nếu là primary partition đầu tiên, hoặc ổ đĩa logic đầu tiên trong extended partition, giá trị này sẽ là 63. Tuy nhiên, nếu là primary partition thứ hai, ba, bốn hoặc các ổ đĩa logic từ thứ hai trở đi trong extended partition, giá trị này sẽ là tổng số sector của các vùng trước nó tính từ đầu đĩa cứng vật lý (nếu là primary partition) hoặc tính từ nơi bắt đầu của extended partition (nếu là ổ đĩa logic trong vùng extended partition).
32 – 35
“3F 04 7D 00”
=> 8193087
Tổng số sector của ổ đĩa logic.

Nội dung của các byte kế tiếp trong Boot Sector FAT32.
Byte thứ
(hệ 10)
Giá trị
Ví dụ
Mô tả
36 – 39
“45 3E 00 00”
=> 15941
Số sector của một FAT Structure
40 - 41
“00 00”
Cho biết trạng thái hoạt động của các FAT Structure.
-         Bit 0-3: chỉ mục của các FAT Structure, cho biết FAT Structure nào được cập nhật dữ liệu, khi đó, vị trí của bit tương ứng có giá trị giá trị 0, ngược lại, mang giá trị 1.
-         Bit 4-6: không sử dụng.
-         Bit 7: mang giá trị 0, nếu tất cả các FAT Structure đều được cập nhật. Mang giá trị 1 nếu chỉ có một FAT Structure được cập nhật, tham khảo bit 0 -3.
-         Bit 8-15: không sử dụng.
42 – 43
“00 00”
Số phiên bản major và minor.
44 – 47
“02 00 00 00”
=> 2
Cluster bắt đầu của Root Directory
48 – 49
“01 00”
=> 1
Vị trí sector bắt đầu của FSINFO
(kí hiệu:SecFSINFO)
50 – 51
“06 00”
Vị trí của Boot Sector dự phòng
52 – 63
“00….00”
Chưa sử dụng
64 – 64
“80”
=> 128
Định danh của ổ đĩa cứng vật lý.
65 – 65
“01”
Không sử dụng
66 – 66
“29”
Dấu chỉ, cho biết ba byte kế tiếp có được sử dụng hay không? Giá trị “29” có nghĩa là có sử dụng.
67 – 70
“59 2D 2F 51”
Định danh của ổ đĩa logic, hệ điều hành sinh ra chuỗi số này dựa vào ngày/giờ ổ đĩa được định dạng.
71 – 81
“20...20”
Tên ổ đĩa do người dùng đặt dạng ASCII.
82 – 89
“46 41 54 33 32 20 20 20”
=> FAT32
Tên của hệ thống quản lý tập tin. (chỉ để hiển thị, không thể dựa vào trường này để kết luận là ổ đĩa đã được định dạng theo kiểu hệ thống quản lý tập tin nào?).
90 – 509

Mã khởi động, thông báo lỗi.
510 – 511
“AA 55”
Dấu chỉ kết thúc.

 -----------------------------------
Cập nhật 2013/4/6
 ---------------------------------------------------

Tham khảo

[3] FAT32_Hardware White Paper