Cau hinh may cham cong van tay Sunbeam X649C - 1



Cài đặt máy chấm công vân tay Sunbeam X649C (phần 1)

Chuẩn bị:

  • Máy chấm công
  • Máy tính
  • Cáp thẳng UTP
  • Phần mềm quản lý máy chấm công YiShang

Kết nối máy chấm công với máy tính

Kết nối máy chấm công với máy tính bằng cáp UTP, cáp thẳng (straight).
Kết nối:
  • Có thể kết nối trực tiếp (máy chấm công <-> máy tính)
  • Thông qua switch (máy chấm công <-> switch <-> máy tính)
  • Hoặc thông qua wireless router (máy chấm công <-> wireless router <-> máy tính)…v.v.

Cấu hình IP cho Sunbeam X649C

  • Cắm nguồn điện cho máy chấm công, bật công tắc điện trên máy chấm công, khởi động máy chấm công (nút có biểu tượng hình tròn màu đỏ).
  • (Trên máy chấm công). Bấm nút Menu\ chọn Cài đặt\ chọn Thiết bị\ chọn Địa chỉ IP, nhập địa chỉ IP sao cho cùng mạng với máy tính đang được kết nối với máy chấm công. Ví dụ: địa chỉ IP của máy tính là 192.168.1.4/24, thì địa chỉ IP của máy chấm công là 192.168.1.200
  • (Trên máy tính). Thực hiện ping từ máy tính tới máy chấm công để kiểm tra xem hai thiết bị đã thông với nhau chưa, trường hợp dưới đây là đã thông. Nếu chưa thông thì nên kiểm tra lại địa chỉ IP và subnet mask của hai thiết bị, dây cáp.
C:\Documents and Settings\Maxsys>ping 192.168.1.200
Pinging 192.168.1.200 with 32 bytes of data:
Reply from 192.168.1.200: bytes=32 time<1ms TTL=100
Reply from 192.168.1.200: bytes=32 time=26ms TTL=100
Reply from 192.168.1.200: bytes=32 time<1ms TTL=100
Reply from 192.168.1.200: bytes=32 time=19ms TTL=100
Ping statistics for 192.168.1.200:
    Packets: Sent = 4, Received = 4, Lost = 0 (0% loss),
Approximate round trip times in milli-seconds:
    Minimum = 0ms, Maximum = 26ms, Average = 11ms

Cài đặt phần mềm quản lý máy chấm công

Chạy phần mềm và kết nối với máy chấm công

(Thực hiện trên máy tính)
Chạy phần mềm máy chấm công. Thực hiện đăng nhập vào phần mềm.
User Name: admin
Password: (để trắng)
Bấm Login On để đăng nhập.

Giao diện của phần mềm


Kết nối tới máy chấm công

Chọn Device\ chọn Add\ chọn Fingerprint Time Attendance Machine (2010)\ bấm Confirm

Mục Communication cho phép bạn chọn hình thức kết nối máy chấm công với máy tính, do dùng cáp UTP nên chọn Ethernet.
Nhập địa chỉ IP của máy chấm công (192.168.1.200), bấm nút Save để lưu lại.

Thử kết nối tới máy chấm công xem được chưa?
Bấm nút Online testing, nếu kết quả là “device connects successfully”, nghĩa là đã kết nối thành công. (hình bên dưới).

Tới đây, bạn có thể nhập vân tay của các nhân viên vào máy chấm công (bước 1), nhập tên của các nhân viên vào phần mềm (YiShang) (bước 2), và khớp hai cái này (vân tay <> tên nhân viên) lại với nhau.
Phải thực hiện ba bước này vì máy chấm công chỉ gán cho mỗi vân tay một mã số (gọi là ID), cụ thể đây chỉ là số thứ tự. Để hiển thị được tên của nhân viên trên máy chấm công cần phải liên kết vân tay của nhân viên trên máy chấm công với tên của họ được tạo ra ở phần mềm (YiShang).

Nhập vân tay của nhân viên vào máy chấm công (bước 1)

Thực hiện trên máy chấm công.
Lưu ý: nút OK để chấp nhận, mở, hoặc thực hiện yêu cầu. Nút ESC để thoát chức năng, không lựa chọn, hủy, trở lại bước trước…v.v. Nút mũi tên “lên”, “xuống” để di chuyển giữa các mục.
-------------------------------------------------------------------------------------------------

Ví dụ, nếu máy đang lưu ba vân tay của ba nhân viên rồi thì ID hiện tại đang có sẵn sẽ là 0004. Bạn có thể dùng nút mũi tên “lên”, “xuống” để lựa chọn các ID khác.
Một nhân viên có thể nhập nhiều hơn một vân tay, tối đa là ba (vân tay của ba ngón khác nhau), trong trường hợp này ID sẽ có dạng XXXX-0, XXXX-1…v.v. Ví dụ, ID 00004 có ba vân tay (ngón trỏ trái, ngón trỏ phải, ngón giữa phải), sẽ có ba ID là 00004-0, 00004-1, 00004-2.
(nếu ID 00004-0 là ngón trỏ phải của nhân viên 1, 00004-1 là ngón trỏ phải của nhân viên 2, 00004-2 là ngón trỏ phải của nhân viên 3, thì chuyện gì xảy ra?)
-------------------------------------------------------------------------------------------------


Bấm nút MENU, chọn Ghi danh, chọn Gdanh Ndùng, chọn Vân tay, màn hình sẽ hiển thị ID chưa sử dụng.

Bấm OK để chọn ID.
-         Màn hình sẽ hiển thị: ID (Ví dụ 00004-0) + Nhập vtay Lần đầu, nhắc nhân viên để ngón tay (ví dụ: ngón trỏ phải) chạm vào khu cảm biến nhận dạng vân tay (trong khoảng một đến hai giây) (đèn màu xanh).
-         Màn hình tiếp tục hiển thị: ID (Ví dụ 00004-0) + Nhập vtay Lần thứ 2, nhắc nhân viên để ngón tay (ví dụ: ngón trỏ phải) chạm vào khu cảm biến nhận dạng vân tay (trong khoảng một đến hai giây) (đèn màu xanh).
-         Màn hình tiếp tục hiển thị: ID (Ví dụ 00004-0) + Nhập vtay Lần thứ 3, nhắc nhân viên để ngón tay (ví dụ: ngón trỏ phải) chạm vào khu cảm biến nhận dạng vân tay (trong khoảng một đến hai giây) (đèn màu xanh).
Sau ba lần nhập vân tay, máy chấm công sẽ xác nhận việc nhập vân tay thành công, và hỏi bạn có muốn tiếp tục nhập vân tay của ngón tay khác không (ID lúc này sẽ là 00004-1). Bấm phím OK để nhập thêm vân tay của ngón tay khác. Bấm ESC để nhập vân tay cho nhân viên khác (ID lúc này sẽ là 00005-0). Bấm ESC hai lần để kết thúc việc nhập vân tay.
Thông thường mỗi nhân viên nhập vân tay của một ngón. Bạn cũng có thể nhập một nhân viên hai hoặc ba ngón tay khác nhau.
-------------------------------
2013/12/5

Wireless Network - TH - 1



Bài 1
 Nội dung
-         Thiết lập mạng không dây đơn giản
-         Thực hành trên phần mềm Packet tracer 5.3 của Cisco

Hướng dẫn
-         Thiết lập mạng không dây gồm: hai máy tính xách tay (Laptop1, Laptop2); một thiết bị phát sóng (Wireless Router).
Các bước thực hiện
1. Thiết lập hệ thống mạng
-         Mở Packet tracer (viết tắt PT).
-         Tại màn hình giao diện của PT, chọn Wireless Devices, chọn Linksys, kéo và thả vào màn hình thiết kế.



-         Chọn End Devices, chọn Generic Laptop, kéo và thả vào màn hình thiết kế hai Generic Laptop.

2. Cấu hình Wireless Router
-         Bấm chuột vào Wireless Router trên màn hình thiết kế, chọn tab GUI, chọn mục Setup.

-         Gán địa chỉ IP (ví dụ: 192.168.0.1) và Subnet Mask (ví dụ: 255.255.255.0) cho Wireless Router (hình trên).
-         Đánh dấu chọn vào mục Enable trong khung DHCP để kích hoạt chức năng DHCP của Wireless Router, giúp Wireless Router có thể cấp địa chỉ IP cho các máy kết nối tới.
-         Điền địa chỉ bắt đầu của dải địa chỉ IP sẽ cấp cho các máy vào mục Start IP Address.
-         Điền số địa chỉ IP mà Wireless Router có thể cấp phát vào ô: Maximum number of Users (ví dụ 50).
-         Dải địa chỉ IP ở hình bên dưới là từ 192.168.0.100 đến 192.168.0.149. Tổng cộng 50 địa chỉ.

-         Bấm nút Save Settings (ở cuối cửa sổ) để lưu lại các cấu hình vừa thực hiện.
-         Chọn tab Wireless, trong mục Network Name (SSID), nhập tên cho mạng wireless. Ví dụ: CongTyABC. Các mục còn lại để mặc định. Bấm nút Save Settings để lưu lại các cấu hình vừa thực hiện.

-         Tên này sẽ xuất hiện trong cửa sổ đăng nhập mạng không dây của máy tính người dùng như hình dưới đây.

3. Cấu hình Laptop để kết nối tới mạng không dây thông qua Wireless Router
-         Bấm chuột vào Laptop0, bấm vào nút Power để tắt nguồn (bước 1). Gỡ bỏ cạc Dial-up bằng cách kéo cạc mạng và thả vào khung MODULES (bước 2). Gắn thêm cạc WLAN – Linksys-WP300N bằng cách kéo cạc Linksys-WP300N từ MODULES vào Laptop (bước 3). Bấm lại vào nút Power để bật nguồn Laptop.

-         Chọn tab Desktop, chọn mục PC Wireless. Kết quả:

-         Chọn tab Connect, chọn mạng CongTyABC, bấm nút Connect để kết nối tới mạng không dây.

-         Thực hiện tương tự cho Laptop1.
-         Đóng cửa sổ cấu hình cho Laptop, trở ra màn hình chính của PT để quan sát kết quả.


Bài tập
  1. Cho biết địa chỉ IP, Default Gateway của hai máy Laptop?
  2. Thực hiện ping từ hai máy Laptop tới Wireless Router, chụp lại kết quả?
  3. Địa chỉ Default Gateway trên hai Laptop dùng để làm gì? Làm sao để thay đổi địa chỉ này (ví dụ: thành 192.168.1.1). Chụp lại các bước làm?
-----------------------
2013/12/4

Dia cung - 17 - NTFS - Lập chỉ mục cho các attribute

(tiếp theo của Dia cung 16)



Lập chỉ mục (Index) cho các attribute trong hệ thống NTFS

Phần trên đã trình bày những kiến thức cơ bản về B-tree. Phần này sẽ trình bày cách NTFS sử dụng B-tree để tạo các index cho các attribute.
Hệ thống NTFS sử dụng B-tree để chứa các attribute (dưới dạng các danh sách - list). Mỗi nút trong B-tree gồm nhiều index entry. Một index entry gồm phần header và phần attribute. Entry kết thúc của danh sách là một entry rỗng.
Hình sau minh họa một nút gồm bốn index entry của một thư mục, mỗi index entry chứa header của entry và attribute $FILE_NAME.

Các nút của B-tree được lưu trữ trong hai loại attribute tại MFT entry, một là attribute $INDEX_ROOT và hai là attribute $INDEX_ALLOCATION.
Attribute $INDEX_ROOT là attribute thường trú (resident), chỉ chứa được một nút với số lượng index entry rất ít. Attribute $INDEX_ROOT luôn chứa nút gốc (root) của cây chỉ mục (index tree).
Attribute $INDEX_ALLOCATION là attribute không thường trú (non-resident), chứa được nhiều nút. Như đã biết, một attribute được chia thành hai phần: attribute header và attribute content. Với attribute $INDEX_ALLOCATION, phần attribute content được chia thành các đoạn có kích thước 4 096 byte, gọi là index record. Index record được sử dụng để chứa các index entry. Các index record được đánh địa chỉ, bắt đầu từ 0.
Hình dưới đây minh họa một thư mục có ba index entry trong attribute $INDEX_ROOT và ba index record trong attribute $INDEX_ALLOCATION, vị trí của các index record bắt đầu tại cluster 713.

Attribute $INDEX_ALLOCATION có thể còn không gian trống chưa được dùng bởi các index record. Hệ thống NTFS sử dụng attribute $BITMAP để quản lý trạng thái sử dụng các index record và cấp phát không gian đĩa cho các index record. Khi cần tạo một nút mới cho cây, hệ thống sẽ tham chiếu tới attribute $BITMAP để tìm một index record còn trống, nếu không tìm được, hệ thống sẽ cấp thêm không gian cho attribute $INDEX_ALLOCATION.
Mỗi chỉ mục sẽ được đặt tên riêng, tên này cũng được sử dụng lại trong header của các attribute $INDEX_ROOT, $INDEX_ALLOCATION và $INDEX_BITMAP thuộc về chỉ mục.
Mỗi index entry có một “cờ báo” (flag), cho biết index entry này có nút con hay không? Nếu có nút con, địa chỉ của các index record chứa nút con sẽ được lưu trong index entry.
Các index entry trong mỗi nút luôn được sắp thứ tự, nếu giá trị cần tìm nhỏ hơn index entry và index entry này có nút con, khi đó sẽ thực hiện tìm ở nút con của nó. Nếu gặp entry trống ở cuối của danh sách, việc tìm sẽ được thực hiện trên các nút con.
Sau đây là một số ví dụ về chỉ mục.
Ví dụ: một chỉ mục gồm ba index entry, chứa vừa đủ trong $INDEX_ROOT. Trong trường hợp này hệ thống chỉ tạo ra $INDEX_ROOT để chứa ba index entry trên và một index rỗng ở cuối danh sách. Xem hình bên dưới.

Ví dụ: một chỉ mục gồm 15 index entry, attribute $INDEX_ROOT không thể chứa hết 15 index entry này. Một index record trong attribute $INDEX_ALLOCATION được sử dụng để chứa chỉ mục này. Xem hình minh họa bên dưới.

Ví dụ: một index record đang ở trạng thái đã được lấp đầy bởi các index entry, giả sử cần thêm index entry vào cây, hệ thống sẽ tạo ra một cây gồm ba nút. Khi đó, cây sẽ gồm một nút gốc (root node), và hai nút con. Mỗi nút con được lưu trong một index record riêng tại attribute $INDEX_ALLOCATION. Các entry trong nút $INDEX_ROOT sẽ có trường để trỏ tới $INDEX_ALLOCATION. Xem hình bên dưới.
 ------------------------------

Tham khảo
[1] Brian Carrie, File System Forensic Analysis, Addison Wesley Professional, 2005
----------------------
Cập nhật: 2013/11/15


Hình ảnh

Chỗ "cày cuốc" của mấy bạn (2020_05_04)


------
Một ngọn núi sừng sững trước mặt, vừa xa vừa cao. Nhìn lại mình, mềm yếu, bé nhỏ. Nhưng cái ý chí trong đầu lại đang mách bảo, cứ đi đi, . Trên đó chắc có gì đó hay hay, có mây, có gió, lên một bước, tầm nhìn xa hơn, rộng hơn một chút, được in dấu chân nhỏ của mình trên ngọn núi cao.
Một bước, hai bước,...nhiều bước, chân bắt đầu thấy mỏi, thấy mệt, ý chí giảm dần. Hay là dừng lại nhỉ. Đầu hàng khó khăn à? Nhìn đứa bên cạnh, không thấy nó nói gì, im lặng, từng bước, nó đi. Chắc nó đang nghĩ "Hành trình nhiều dặm bắt đầu bằng mỗi bước chân". "Ở đâu có ý chí ở đó có con đường".
Một "nhóm" người vừa đi, vừa cười, vừa giỡn, vừa nghĩ.
Nghĩ gì? hổng biếc he he 
(Ảnh: Langbiang 2020/03/01 - LG1,2,3 + )


------
Blended learning (học trực tuyến và trực diện) - Flipped classroom (Lớp học đảo ngược)


---------

Thuat ngu CNTT - 0 - Tai lieu tham khao

[11] Thế mới cần phải có từ điển thuật ngữ

- Một đại biểu quốc hội phát biểu "...nhiều từ ngữ trong luật không có trong Từ điển tiếng Việt...".

- Phản hồi của Phạm Duy Nghĩa

"Luật học có ngôn ngữ chuyên ngành riêng, thường hàm súc, khái quát hóa đến cùng cực, các thẩm phán khi áp dụng sẽ diễn giải những thuật ngữ này. Bởi thế, ngoài Từ điển Tiếng Việt, muốn đọc và hiểu luật, phải có từ điển thuật ngữ luật học chuyên ngành. Tựa như Dược học, Y học... cũng có ngôn ngữ chuyên ngành riêng. Thành ra, ngôn ngữ trong một đạo luật, hiển nhiên cũng là tiếng Việt, song là một thứ tiếng Việt đã được mài giũa, khái quát hóa, muốn đọc và hiểu, cần tới những phương pháp phân tích luật của nhà chuyên môn./."

Nhiều từ ngữ trong luật không có trong Từ điển tiếng Việt/Lao Động
--------------------------

[10] Tiếng Việt - Từ điển - Xuất bản
"Từ, ngữ tiếng Việt hiện tại cũng chưa có một quy chuẩn thật rõ ràng và thống nhất, nhất quán từ dưới lên trên. Không nói đâu xa, trong làng báo, giữa báo Bắc và báo Nam đã có những phân biệt, định giới ngầm không văn bản như miền Nam thì dùng chữ hy sinh (y dài) còn báo Bắc là hi sinh (I ngắn). Những ví dụ như vậy có thể kể ra “thập loại”. Nên chăng, những sách khảo cứu vừa thông dụng - ứng dụng vừa bình dân - hàn lâm như Từ điển cần đó những Hội đồng giám định trước khi xuất bản ví như Viện Khoa học Xã hội, Viện Ngôn ngữ."
------------------------------------
[9] Sự hình thành và phát triển của thuật ngữ tiếng Việt - GS Hoàng Văn Hành


-         Thuật ngữ hóa từ ngữ thông thường
-         Mô phỏng thuật ngữ nước ngoài
-         Tiếp nhận thuật ngữ nước ngoài
Kết quả của ba quá trình thuật ngữ là ba lớp thuật ngữ:
-         Lớp thuật ngữ thuần Việt
-         Lớp thuật ngữ mô phỏng 
-    Lớp thuật ngữ quốc tế

Sự hình thành và phát triển của thuật ngữ tiếng Việt
-------------------------------------
[8] Lời dẫn của Danh từ khoa học - GS Hoàng Xuân Hãn
"...bàn về đặc điểm của danh từ khoa học và nêu lên tám yêu cầu khi đặt một danh từ khoa học mới, chưa có trong tiếng Việt

Đồng thời, tác giả còn nêu lên các phương pháp để đặt danh từ khoa học, có tham khảo đến cách làm của các nước lân cận như Trung Quốc, Nhật... và cách mà tác giả đã sử dụng để tạo ra các danh từ khoa học trong chính cuốn sách này..."
Lời dẫn
------------------------------------
[7] Ngôn ngữ vùng đất mới - Hồ Anh Thái
Ngôn ngữ vùng đất mới
------------------------------------
[6] 130 năm thăng trầm chữ Việt
Kì 1. Hai thế kỉ và một quyết định
Kì 2. Ai học chữ Việt đầu tiên
Kì 3. Cưỡng bách và phản kháng
Kì 4. Bước ra khỏi giáo hội
Kì 5. Báo chí tiên phong
Kì 6. Ngọn lửa Đông Kinh nghĩa thục
Kì cuối. Quốc ngữ của một nước độc lập
--------------------------------------
[5] Tại sao lại nói là "vào Nam ra Bắc" mà không nói là "vào Bắc ra Nam"?
Triết lý tiếng Việt trong "vào Nam ra Bắc" - Nguyễn Đức Dân
---------------------------------------
[4] [Từ "đến từ" bị dùng sai]
Một con sâu lớn đang tàn phá "Vườn tiếng Việt"
---------------------------------------
[3] [Trang chuyên về Việt hóa thuật ngữ
Nơi đề nghị, góp ý, thảo luận, học hỏi lẫn nhau và phổ biến các thuật ngữ mới trong Tiếng Việt]
Việt Hóa Thuật Ngữ
----------------------------------------
[2] [Nói đúng, viết đúng tiếng Việt]
Thế Nào Là Tiếng Việt Trong Sáng? - Đào Văn Bình
Thế Nào Là Tiếng Việt Trong Sáng? (II)
----------------------------------------
[1][Cấu trúc vĩ mô của từ điển thuật ngữ CNTT - Viện Từ điển học & Bách khoa thư Việt Nam
Tác giả nhầm IT = Informations Technology]
Một số vấn đề về cấu trúc vĩ mô của Từ điển thuật ngữ Công nghệ thông tin ở Việt Nam

Dia cung - 16 - NTFS - Indexes

(tiếp theo của Dia cung 15)



Chỉ mục (Indexes)

NTFS sử dụng rất nhiều cấu trúc dữ liệu chỉ mục. Trong NTFS, chỉ mục là một tập hợp các attribute được xếp thứ tự. Ví dụ: lập chỉ mục các attribute $FILE_NAME trong mỗi thư mục.
Phần này sẽ trình bày kiến thức cơ bản liên quan đến chỉ mục và ứng dụng của chỉ mục trong NTFS.

B-Tree

NTFS sử dụng B-tree để sắp xếp các attribute.
Cây (tree): là một cấu trúc dữ liệu được sử dụng rộng rãi gồm một tập hợp các nút (tiếng Anh: node) được liên kết với nhau theo quan hệ cha-con. (theo wikipedia). Ví dụ hình (A) dưới đây, cây gồm nút A liên kết với hai nút B và C, nút B liên kết với nút D và E. Nút cha là nút nối tới nút khác, nút được nối tới gọi là nút con (nút A là nút cha của hai nút con B và C). Nút lá là nút không được nối tới nút con nào khác (C, D, E là những nút lá). Cây nhị phân là cây mà mỗi nút có nhiều nhất hai nút con.

Biểu diễn dữ liệu theo cấu trúc cây giúp việc sắp xếp và tìm kiếm dữ liệu dễ dàng và hiệu quả. Ví dụ ở hình trên, cây (B) đã được gán giá trị cho mỗi nút, giả sử muốn tìm kiếm một giá trị, thực hiện so sánh giá trị cần tìm với nút gốc, nếu nhỏ hơn nút gốc, việc tìm kiếm sẽ được thực hiện ở nhánh bên trái của cây; ngược lại nếu lớn hơn nút gốc, việc tìm kiếm sẽ được thực hiện ở nhánh bên phải của cây. Ví dụ, cần tìm nút có giá trị 6, do 6 nhỏ hơn 7 nên tìm kiếm nhánh bên trái, do 6 lớn hơn 5 nên tìm kiếm nhánh bên phải, tìm được nút có giá trị 6 sau ba lần so sánh.
Hệ thống NTFS sử dụng B-tree. B-tree cũng tương tự như cây nhị phân, chỉ khác là số nút con của mỗi nút trong (không phải nút lá) có thể lớn hơn hai. Thực tế, số nút con của mỗi nút trong phụ thuộc vào số giá trị tại mỗi nút; cụ thể, luôn nhỏ hơn hoặc bằng số giá trị tại mỗi nút + 1. Ví dụ: trong cây nhị phân, mỗi nút chỉ lưu một giá trị nên có hai nút con. Nếu một nút lưu được năm giá trị, sẽ có sáu nút con.
Hình sau thể hiện một B-tree.

Ở hình trên, giá trị tại mỗi nút là tên của các tập tin. Nút A có ba giá trị nên có bốn nút con. Giả sử cần tìm kiếm tập tin ggg.txt, duyệt trong nút gốc (A), theo thứ tự bảng chữ cái, sẽ xác định được ggg.txt nằm giữa eee.txt và lll.txt. Do vậy, sẽ thực hiện tìm kiếm tập tin ggg.txt trong nút C.
Thêm và xóa một giá trị trên B-tree
Phần này sẽ giải thích tại sao lại rất khó tìm được tên của một tập tin đã bị đánh dấu xóa trong hệ thống NTFS.
Giả sử mỗi nút chỉ cho phép chứa ba tên tập tin, thực hiện thêm tập tin jjj.txt vào B-tree ở ví dụ trên. Công việc tưởng như đơn giản, nhưng thực tế để thêm tập tin jjj.txt, hệ thống đã phải thực hiện xóa hai nút và tạo mới năm nút trên B-tree.
Theo thứ tự bảng chữ cái, vị trí thích hợp của jjj.txt là cuối nút C, theo sau tập tin iii.txt. Như hình dưới đây.

Tuy nhiên, nút C lại có tới bốn tập tin (quy định chỉ cho phép ba tập tin). Do đó, phải tách nút C làm hai, chuyển ggg.txt lên mức trên, tạo ra hai nút F và G thay thế cho nút C. Hình minh họa dưới đây.

Bây giờ, đến lượt nút A lại có tới bốn giá trị (bốn tập tin). Bởi vậy, lại phải chia nút A làm hai, tạo thêm một nút ở mức trên cùng để lưu ggg.txt. Hình minh họa sau.

Như vậy, để thêm jjj.txt, hệ thống đã phải xóa đi hai nút A và C, thêm vào các nút F, G, H, I và J. Các tập tin đã bị đánh dấu xóa nằm trong nút A hoặc C sẽ bị mất, vì rất khó để tìm lại.
Bây giờ thực hiện xóa tập tin zzz.txt. Hệ thống chỉ cần gỡ bỏ tên của tập tin khỏi nút E và không cần thực hiện thêm bất kì thay đổi nào khác. Tùy thuộc từng hệ thống, phần thông tin chi tiết của tập tin zzz.txt có thể vẫn tồn tại trong nút E và có thể thực hiện khôi phục lại được.
Xem xét tình huống phức tạp hơn, thực hiện xóa tập tin fff.txt. Xóa fff.txt làm nút F bị trống. Theo tính chất của B-tree: số nút con của mỗi nút trong luôn bằng số giá trị của mỗi nút + 1. Vì vậy, cần chèn giá trị vào nút F. Chuyển eee.txt từ nút I vào nút F, chuyển bbb.txt từ nút B tới nút I. Kết quả được thể hiện ở hình bên dưới.

Lưu ý: một số công cụ phân tích/khôi phục dữ liệu sẽ tìm thấy giá trị bbb.txt vẫn còn tồn tại trong nút B, và kết luận bbb.txt đã bị xóa, thực tế bbb.txt chỉ bị chuyển từ nút B sang nút I. Do vậy, trong phân tích và khôi phục dữ liệu cho hệ thống NTFS, rất khó đoán trước kết quả.
---------------------------

Tham khảo
[1] Brian Carrie, File System Forensic Analysis, Addison Wesley Professional, 2005
----------------------
Cập nhật: 2013/10/11


Cau hinh Router - 1 - Can ban



Lab 1.5.1: Nối cáp mạng và cấu hình router căn bản

Cho sơ đồ mạng


Địa chỉ IP của các thiết bị

Thiết bị
Cổng
Địa chỉ IP
Subnet mask
Default gateway
R1
Fa0/0
192.168.1.1
255.255.255.0

S0/0/0
192.168.2.1
255.255.255.0

R2
Fa0/0
192.168.3.1
255.255.255.0

S0/0/0
192.168.2.2
255.255.255.0

PC1

192.168.1.10
255.255.255.0
192.168.1.1
PC2

192.168.3.10
255.255.255.0
192.168.3.1

Mục đích của bài thực hành

  • Nối cáp giữa các thiết bị; truy cập, cấu hình thiết bị.
  • Xóa và nạp cấu hình cho router.
  • Làm việc với IOS bằng dòng lệnh (command line interface).
  • Cấu hình router cơ bản.
  • Sử dụng lệnh show, ping và traceroute để kiểm tra cấu hình, kết nối.
  • Nạp startup configuration cho router.
  • Cài đặt terminal giả lập.

Công việc 1: Nối cáp giữa các thiết bị trong mạng Ethernet

Thực hiện kết nối các thiết bị như trong sơ đồ mạng, có thể sử dụng loại router bất kì, miễn là có đủ các cổng kết nối theo yêu cầu. Trong bài này, sử dụng router Cisco 1841. Để kiểm tra xem router có bao nhiểu cổng (interface), sử dụng lệnh show ip interface brief.
Những thiết bị nào trong mạng cần sử dụng cáp Ethernet để kết nối với nhau?
PC1 - switch, switch – R1, R2 – PC2.

Bước 1: Kết nối router R1 với switch S1

Sử dụng cáp thẳng (straight-through) để kết nối cổng FastEthernet 0/0 của router R1 với cổng FastEthernet 0/1 của switch S1.
(Thông thường, để kết nối hai thiết bị khác loại sử dụng cáp thẳng, kết nối hai thiết bị cùng loại sử dụng cáp chéo. Xét theo một số khía cạnh, máy tính được xem như một router và ngược lại)
Đèn báo hiệu trạng thái kết nối tại cổng FastEthernet 0/0 của R1 có màu gì? Đỏ (chưa sẵn sàng làm việc)
Đèn báo hiệu trạng thái kết nối tại cổng FastEthernet 0/1 của S1 có màu gì? Đỏ (chưa sẵn sàng làm việc)

Bước 2: Kết nối PC1 với switch S1

Sử dụng cáp thẳng để kết nối cổng FastEthernet (NIC) của PC1 với cổng FastEthernet 0/2 của switch S1.
Đèn báo hiệu trạng thái kết nối tại cổng FastEthernet của PC1 có màu gì? Xanh (đã sẵn sàng làm việc)
Đèn báo hiệu trạng thái kết nối tại cổng FastEthernet 0/2 của S1 có màu gì? Xanh (đã sẵn sàng làm việc)
Nếu đèn báo hiệu trạng thái chưa chuyển sang màu xanh, báo hiệu kết nối giữa switch và máy tính chưa được thiết lập, hãy chờ một khoảng thời gian ngắn để hai thiết bị thiết lập kết nối. Nếu kết nối không được thiết lập, hãy kiểm tra lại để đảm bảo chắc chắn cáp kết nối là cáp thẳng và đã bật nguồn điện hai thiết bị.

Bước 3: Kết nối PC2 với router R2

Sử dụng cáp chéo (cross-over) để kết nối cổng FastEthernet 0/0 của router R2 với cổng FastEthernet của PC2.
Đèn báo hiệu trạng thái kết nối tại cổng FastEthernet của PC1 có màu gì? Đỏ (chưa sẵn sàng làm việc)
Đèn báo hiệu trạng thái kết nối tại cổng FastEthernet 0/0 của R2 có màu gì? Đỏ (chưa sẵn sàng làm việc)

Công việc 2: Kết nối kiểu nối tiếp (serial link) giữa router R1 và R2

Trong một hệ thống mạng WAN, thiết bị phía người dùng (CPE - Customer Premises Equipment) thường là một router (DTE – Data Terminal Equipment). Router sẽ được kết nối với một modem hoặc CSU/DSU (DCE – Data Circuit-termination Equipment). Modem hoặc CSU/DSU có nhiệm vụ chuyển đổi tín hiệu của DTE thành dạng tín hiệu thích hợp để truyền trên hạ tầng của nhà cung cấp dịch vụ kết nối WAN.
Thực tế, mạng WAN không thể kết nối trực tiếp điểm tới điểm (back to back) giữa các thiết bị như trong bài thực hành này. Vì các thiết bị thường ở rất xa nhau, nên việc kết nối phải được thực hiện qua hạ tầng mạng WAN.
Trong bài thực hành, hạ tầng mạng WAN (WAN cloud) được giả lập bằng một kết nối  trực tiếp DTE-DCE.

Bước 1: Kết nối router R1 với R2 sử dụng cáp null serial (không cần thực hiện trên môi trường packet tracert)

Trong bài thực hành, kết nối WAN giữa hai router sẽ được thiết lập thông qua hai sợi cáp: một sợi DCE và một sợi DTE. Cáp nối hai router theo kiểu này được gọi là cáp null serial. Loại cáp được sử dụng là V.35; đầu nối: V.35 DCE và V.35 DTE.

Bước 2: Kết nối đầu DCE của sợi cáp ở bước 1 với cổng serial 0/0/0 của router R1, và đầu DTE với cổng serial 0/0/0 của router R2.

Trên môi trường packet tracert, bạn cần gắn thêm cổng serial cho mỗi router.
Chọn router, bấm chuột trái vào biểu tượng công tắc để tắt nguồn router. Trong tab Physical, kéo cạc có cổng WAN nối tiếp (WIC-1T) thả vào khe còn trống ở mặt sau router, bấm chuột trái vào biểu tượng công tắc để bật nguồn router (xem hình minh họa bên dưới).

Thực hiện cho router còn lại.
Sử dụng cáp DCE để kết nối giữa router R1 và R2. Chú ý: R1 đóng vai trò DCE.
 

Công việc 3: Thiết lập giao diện để truy cập, cấu hình  router R1 (không cần thực hiện trên môi trường packet tracert).

Cổng console được sử dụng để truy cập, thực hiện cấu hình và theo dõi hoạt động của router. Để kết nối máy tính với cổng console của router, sử dụng cáp đảo (rollover), với một đầu nối là RJ-45 và đầu còn lại là DB-9. Để kết nối tới router, sử dụng phần mềm TeraTerm hoặc HyperTerminal.

Bước 1: Cắm đầu nối RJ-45 vào cổng console của router R1.

Bước 2: Cắm đầu nối DB-9 vào cổng COM1 hoặc COM2 của máy tính PC1.

Bước 3: Mở phần mềm TeraTerm hoặc HyperTerminal để truy cập, thực hiện cấu hình và theo dõi hoạt động của router.

Công việc 4: Xóa và nạp cấu hình router

Trước khi đi vào cấu hình router, phần này sẽ trình bày một số kiến thức cơ bản liên quan đến router.
Router có chức năng chuyển tiếp gói tin từ mạng này sang mạng khác, nên router sẽ có nhiều hơn một cổng, mỗi cổng sẽ thuộc về một mạng khác nhau. Khi nhận được một gói tin router sẽ phải tìm được cổng ra phù hợp (có thể đến được đích) để chuyển gói tin đi. Các cổng của router thường được sử dụng để giao tiếp được cả với LAN (máy tính, máy in, server) và với WAN (modem).
Router có hai chức năng chính:
  • Xác định đường đi tốt nhất để gửi gói tin: sử dụng bảng định tuyến (routing table).
  • Chuyển tiếp gói tin đến đích: tạo frame mới cho gói tin, thực hiện gửi.(ví dụ: router nhận frame dạng Ethernet, sau đó, tạo frame mới dạng PPP để gửi đi).
Bảng định tuyến được xây dựng dựa trên các giao thức định tuyến (routing protocol) hoặc được người quản trị cấu hình bằng tay (static route).
Các thành phần bên trong của router thường khác nhau cho mỗi dòng, mỗi phiên bản. Tuy nhiên, về cơ bản một router gồm các thành phần sau: CPU, RAM, ROM, Flash, NVRAM, IOS, các cổng giao tiếp.
Hình sau minh họa các thành phần bên trong của một router.

- CPU là đơn vị xử lý trung tâm, thực thi các lệnh của hệ điều hành, ví dụ: khởi tạo hệ thống, định tuyến, thực hiện các giao tiếp mạng.
- RAM (SDRAM) chứa lệnh và dữ liệu cần thiết cho quá trình đang được xử lý tại CPU, dữ liệu trên RAM sẽ bị xóa hết khi tắt nguồn, hoặc khi khởi động lại. Cụ thể RAM chứa các nội dung sau:
  • Hệ điều hành (IOS – Internetwork Operating System): được nạp vào RAM trong quá trình khởi động.
  • Thông tin cấu hình đang được thực thi trên router (running-config).
  • Bảng định tuyến.
  • ARP cache.
  • Bộ nhớ đệm cho các gói dữ liệu.
- Bộ nhớ Flash lưu hệ điều hành (IOS). Bộ nhớ Flash có nhiều khe cắm mở rộng cho phép cắm thêm thẻ nhớ để tăng khả năng lưu trữ. Nội dung của Flash không bị mất khi tắt nguồn hoặc khởi động lại.
- ROM chứa mã kiểm tra phần cứng (POST – power on self test), đoạn mã để nạp hệ điều hành từ Flash vào RAM. Nội dung của ROM không bị mất khi tắt nguồn hoặc khởi động lại.
- NVRAM (Non-Volatile RAM) lưu tập tin cấu hình start-up config, đây là tập tin cấu hình dự phòng của router. Nội dung của Flash không bị mất khi tắt nguồn hoặc khởi động lại. Tập tin này được chép vào RAM trở thành running-config.
- IOS (Internetwork Operating System): hệ điều hành của router. IOS quản lý phần cứng, phần mềm. Cụ thể: cấp phát bộ nhớ, quản lý tiến trình, bảo mật, quản lý hệ thống tập tin, định tuyến, chuyển mạch, liên kết mạng, hoạt động như một thiết bị viễn thông.
- Các cổng giao tiếp: LAN, WAN và console/AUX.
-----------------
Tham khảo:
[1] Student Lab Manual of Routing protocol and concepts, Cisco
-----------------
Cập nhật: 2013/10/8