Web (3) - Muốn theo nghề lập trình bắt đầu từ đâu (học chính quy)

Bài trước: Web (2) - Nụ cười Stan Shih và nghề CNTT

---

1.1       Muốn theo nghề lập trình bắt đầu từ đâu?

Như trong phần Nụ cười Stan Shih đã đề cập, trong ngành Công nghệ thông tin, lập trình chính là công việc cần nhiều lao động, do vậy sẽ dễ tìm được việc làm. Lập trình là công việc khá đơn giản so với các công đoạn khác trong vòng đời của một sản phẩm, vì vậy bạn có thể lựa chọn để thử sức. Học được nghề lập trình sẽ giúp bạn có một nền tảng tốt, từ đó sẽ có nhiều lợi thế trước khi thử sức ở các công đoạn khác trong vòng đời của một sản phẩm công nghệ thông tin.

Như trong phần Lời nói đầu đã đề cập, bạn có thể theo nghề làm web (là một công việc cụ thể của nghề lập trình) bằng hai cách: học bài bản theo chương trình chính quy, hoặc tự học theo chương trình tự chế.

1.1.1       Học theo chương trình chính quy

Để có thể theo nghề lập trình, bạn cần phải được trang bị rất nhiều các kiến thức liên quan, chứ không đơn giản là học một ngôn ngữ lập trình. Bạn sẽ phải theo học một chương trình của trường đại học, trường cao đẳng hoặc một trung tâm đào tạo. Thông thường, chương trình sẽ được thiết kế theo 3 khối kiến thức, bao gồm:

– Khối kiến thức giáo dục đại cương

– Khối kiến thức cơ sở ngành

– Khối kiến thức chuyên ngành

Các trường sẽ sắp xếp các môn học theo thứ tự phù hợp, để đảm bảo người học được trang bị kiến thức một cách bài bản, có lớp lang, môn học trước là nền tảng cho môn học sau. Theo thứ tự, các bạn sẽ học Khối kiến thức giáo dục đại cương trước, sau đó đến Khối kiến thức cơ sở ngành, cuối cùng là chọn một chuyên ngành và học Khối kiến thức của chuyên ngành đó. Làm web là một công việc cụ thể của chuyên ngành Công nghệ phần mềm.

Lưu ý, chương trình đào tạo của mỗi trường sẽ có các môn học, và thứ tự học khác nhau một chút; tùy theo bối cảnh xã hội, xu thế công nghệ, nhu cầu việc làm, thế mạnh của mỗi trường. Cũng lưu ý thêm, đây là chương trình được thiết kế theo hướng nghề nghiệp; tuy nhiên, đối với các trường đào tạo theo hướng khai phóng thì chương trình sẽ rất khác, các bạn có thể tự tìm hiểu thêm. Dưới đây là ví dụ một số môn học của từng khối kiến thức để các bạn tham khảo:

Khối kiến thức giáo dục đại cương

– Tiếng Anh căn bản & chuyên ngành CNTT

– Toán (ví dụ Toán rời rạc, Xác suất thống kê)

– Nhập môn CNTT

– Nhập môn lập trình

– Kỹ thuật lập trình

– Phương pháp lập trình hướng đối tượng

– Kỹ năng mềm

Khối kiến thức cơ sở ngành

– Cấu trúc dữ liệu và thuật giải

– Cơ sở dữ liệu

– Hệ điều hành

– Kiến trúc máy tính và hợp ngữ

– Mạng máy tính

Khối kiến thức chuyên ngành (sinh viên chọn một chuyên ngành để theo học, trong mỗi chuyên ngành sẽ có các môn học tương ứng).

Tùy theo từng trường sẽ có các chuyên ngành khác nhau.

– Công nghệ phần mềm / kỹ nghệ phần mềm / kỹ thuật phần mềm (3 tên gọi là tương đương)

– Mạng máy tính và viễn thông

– Hệ thống thông tin

– Khoa học máy tính

– Công nghệ tri thức

– Thị giác máy tính và khoa học robot

– Thương mại điện tử

– Khoa học dữ liệu

– Digital marketing

– IoT

– Thiết kế mỹ thuật số

(còn nữa)

Để lựa chọn được chuyên ngành phù hợp, bạn cần xem xét đến một số yếu tố, như sở thích, thế mạnh của bản thân, cơ hội xin được việc làm, mức lương.

Như đã nói, sinh viên học ngành Công nghệ thông tin khi ra trường không nhất thiết phải theo nghề lập trình, mà thực tế có rất nhiều các công việc khác liên quan để các bạn lựa chọn. Dưới đây sẽ liệt kê một số tên công việc, bạn có thể tìm hiểu kĩ hơn về kiến thức, kĩ năng cần có của mỗi công việc để lựa chọn chuyên ngành cho phù hợp. Các công việc sẽ luôn luôn biến động, có công việc sẽ mất đi, có công việc mới sẽ xuất hiện, quan trọng là bạn phải nhanh nhạy, có khả năng tự học, luôn luôn thay đổi để thích ứng và bắt kịp với thị trường. Bạn có thể đọc kĩ hơn về các công việc trong tài liệu “Những điều cần biết về nghề Công nghệ thông tin – Bộ thông tin và truyền thông”.

Một số vị trí việc làm của ngành Công nghệ thông tin:

Lĩnh vực phát triển phần mềm

Lập trình viên – Kỹ sư phát triển phần mềm

(Dev, Software Developer, Software Programmer)

Kỹ sư thiết kế phần mềm

(Software Designer)

Kiến trúc sư phần mềm

(Software Architect)

Kỹ sư kiểm thử phần mềm

(Software Tester)

Chuyên viên phân tích nghiệp vụ

(System/Business Analyst)

Kỹ sư cầu nối

(Bridge Software Engineer)

Quản lý dự án

(Project Manager)

 

 

Lĩnh vực mạng và an toàn thông tin mạng

Kỹ sư quản trị mạng

(System/Network Administrator)

Kỹ sư an toàn thông tin

(Security Engineer)

Nhân viên hỗ trợ kỹ thuật

(IT/Technical Support Engineer)

Quản lý công nghệ thông tin

(IT manager)

 

 

Lĩnh vực đa phương tiện

Chuyên viên thiết kế đồ họa

(Graphics/Web/GUI Designer)

Chuyên viên truyền thông đa phương tiện

(Multimedia Engineer/Technician)

 

Kỹ sư hệ thống thông tin/Kỹ sư tích hợp hệ thống (ERP/MIS/SI Engineer)

gồm các công việc cụ thể sau

ERP: Enterprise Resource Planning – Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp

MIS: Management Information System – Hệ thống thông tin quản lý

SI: System Integration – Tích hợp hệ thống

Phân tích nghiệp vụ

(Business Analyst)

Phân tích hệ thống

(System Analyst)

Phân tích kinh doanh thông minh

(Business Intelligence Analyst)

Phát triển ứng dụng

(Business Application Developer/System Developer)

Tư vấn CNTT

(IT Consultant)

Tư vấn ERP

(ERP Consultant)

Chuyên viên phân tích/Quản trị cơ sở dữ liệu

(Database Analyst/Administrator)

Quản trị mạng

(Network Administrator)

Chuyên gia hỗ trợ kỹ thuật

(Technical Support Specialist)

Quản lý dự án CNTT

(IT Development Project Leader)

Quản lý hệ thống thông tin

(Information System Manager)

Giám đốc CNTT

(CIO – Chief Information Officer )

Lĩnh vực khác

Kỹ sư thiết kế vi mạch

(Integrated Circuit Designer)

Chuyên viên quản trị website

(Webmaster/Website Administrator)

Chuyên viên nghiên cứu phát triển CNTT

(IT Reseacher)

Giảng viên chuyên ngành CNTT

(IT Teacher/Instructor)

Chuyên viên tư vấn CNTT

(IT Consultant/Expert)

Chuyên viên kinh doanh kỹ thuật

(Technical Sales & Marketing)

Kỹ sư quản trị cơ sở dữ liệu

(Database Administrator)

Chuyên viên, chuyên gia, nhà tư vấn, nhà nghiên cứu trong lĩnh vực Thương mại điện tử

(eCommerce )

 

Các lĩnh vực công nghệ mới

SMAC: Social – Mạng xã hội, Mobility – Di động, Analytics – Phân tích dữ liệu, Cloud – Điện toán đám mây

Trí thông minh nhân tạo

(AI – Artificial Intelligence)

Mạng kết nối vạn vật

(IoT – Internet of Things)

Chuỗi khối

(Blockchain)

 

                                                                                                   

---

Cập nhật: 3/3/2024

Bài sau: Web (4) - Muốn theo nghề lập trình bắt đầu từ đâu (học kiểu tự chế)

-----

Tải tài liệu đầy đủ: Tự học HTML căn bản

-----

LIÊN HỆ TÁC GIẢ