Bài trước: Web (5) - Làm web là làm gì?
---
1.1 Muốn làm web cần học những gì
Muốn làm web cần
học tiếng Anh chuyên ngành và chuyên môn.
Về tiếng Anh
chuyên ngành, bước đầu phải có khả năng đọc hiểu tài liệu. Để hiểu được tài liệu,
bạn cần hai thứ: một là từ vựng và hai là ngữ pháp (ví dụ cấu trúc câu, mệnh đề,
đại từ thay thế, chia động từ, thể bị động, thể chủ động, các từ loại).
Mỗi bạn sẽ có
cách học tiếng Anh chuyên ngành khác nhau. Học theo cách nào cũng được, miễn là
cuối cùng phải sử dụng được nó trong công việc.
Sau đây là một
cách để có thể học tiếng Anh chuyên ngành:
– Chọn một chủ đề
mà bạn quan tâm (về HTML chẳng hạn)
– Đọc sách/tài liệu
tiếng Việt về HTML trước, chọn cuốn sách/tài liệu nào mà tác giả có ghi các thuật
ngữ tiếng Anh đi kèm là tốt nhất
– Đọc hiểu và làm
theo sách/tài liệu tiếng Anh về HTML
– Nếu được, nên tập
dịch tài liệu từ tiếng Anh ra tiếng Việt
– Trong quá trình học, nên viết các từ tiếng Anh chưa biết nghĩa ra giấy,
tra nghĩa của nó, viết một hai lần thôi, chứ đừng viết liền một lúc cả trăm lần
từ đó, điều này làm mất thời gian. Sau này nếu gặp lại từ cũ mà mình chưa nhớ
nghĩa, thì lại viết ra giấy và tra nghĩa. Bạn sẽ lặp lại quá trình này cho tới
khi nào bạn thực sự nhớ được từ và nghĩa của nó thì thôi. Qua việc viết, từ mới
cùng với nghĩa của nó sẽ đi vào đầu mình lúc nào không hay!
Ban đầu cần học để
có thể đọc hiểu được tài liệu chuyên môn bằng tiếng Anh, sau đó học nghe, nói,
viết. Nếu bạn học thêm được các ngoại ngữ khác thì càng tốt (tiếng Nhật chẳng hạn).
Về chuyên môn, bảng
dưới đây liệt kê một số thứ cần học, người học sẽ cảm thấy việc học nhẹ nhàng
và hiệu quả hơn nếu học đúng theo trình tự. Tuy nhiên, nếu tự học hoặc vì điều
kiện nào đó mà không thể học theo đúng thứ tự cũng không sao. Cứ tự tin học,
thấy còn thiếu kiến thức gì thì bổ sung từ từ, quan trọng là kiên trì
và dám bước tới.
Xem bảng minh họa
một số thứ cần học (chỉ mang tính chất tham khảo),
Kiến thức |
Mô tả chi tiết |
Kiến thức chung (dù theo front-end hay back-end) |
– Kiến thức nền về Hệ điều hành, Kĩ thuật lập trình, Cấu trúc
dữ liệu và thuật toán, Lập trình hướng đối tượng, Cơ sở dữ liệu – Kiến thức nền về WWW, Mạng máy tính – Kĩ năng và thái độ về khía cạnh kĩ thuật (cách viết mã,
lựa chọn giải thuật, tổ chức mã nguồn chuyên nghiệp), cũng như khía cạnh nghề
nghiệp (cách làm việc chuyên nghiệp, hiệu quả và hạnh phúc với nghề) – Phần mềm Quản lý phiên bản/quản lý mã nguồn: Git, SVN,
TFS – AJAX / Web API – RESTful API / HTTP method – Cơ bản về lập trình front-end và back-end |
Front-end |
– HTML, CSS, JavaScript – Các thư viện và framework phổ biến (ví dụ: jQuery,
Bootstrap, AngularJS, ReactJS, VueJS) – Responsive design, UX/UI – Các kiến thức nâng cao (ví dụ: mô hình MVC, design
pattern, lập trình bất đồng bộ trong JavaScript) |
Back-end |
– Một trong các ngôn ngữ phổ biến: Java, C#, PHP, Ruby,
Python, JavaScript, Go – Cơ sở dữ liệu (SQL, mySQL, MongoDB) – Mô hình MVC, Design pattern – Các framework của mỗi ngôn ngữ – Các kiến thức nâng cao (ví dụ Dependency Injection, Inversion
of Control, SOLID) – Các kiến thức về triển khai, bảo mật |
Bảng trên là liệt kê các thứ cần học để tham khảo thôi. Để nắm
hết các nội dung đó quả là thử thách thực sự, và cũng không cần thiết.
Phương pháp học là:
– Học từ dễ đến khó, học chắc từng khái niệm cơ bản, khi có
cái nền tốt rồi, cứ từng bước bồi đắp thêm các kiến thức mới, mọi thứ rất logic
và nhẹ nhàng
– Bắt đầu là HTML, CSS, JavaScript, một vài thư viện/framework
phổ biến (ví dụ: jQuery, Bootstrap, AngularJS, VueJS, ReactJS)
– Sau đó là một ngôn ngữ back-end nào đó cùng với cơ sở dữ
liệu tương ứng (Java, JavaScript, C#, PHP, Python, Ruby, Go, mySQL, SQL), một
vài framework phổ biến
– Mục tiêu là hiểu được cách thức để làm được một sản phẩm
web hoàn chỉnh (đây chính là học front-end và back-end cơ bản)
– Trong quá trình học sẽ gặp một số khái niệm, mô hình, cố gắng
tìm hiểu để nắm bắt
– Làm thực hành thật nhiều, tự làm các dự án từ dễ đến khó
– Học từ các trang dạy làm web tại Facebook/Github/Youtube/Website/Blog/Tik tok hoặc học từ chia sẻ của các anh chị trong nghề
– Cuối cùng, quan trọng nhất là phải kiên trì, chăm chỉ, “cứ
đi ắt sẽ đến!”.
1.2
Xem và đọc thêm
– Dùng các từ khóa sau, tìm kiếm trên mạng để đọc thêm: Đường
cong nụ cười Stan Shih, nụ cười Chu Hảo, survey stackoverflow,
– Nụ cười Stan Shih: http://legiacong.blogspot.com/2021/01/nu-cuoi-stan-shih.html
– Bài viết về marketing hiện đại của tác giả Lương Hà: https://www.luonghaparis.com/2017/08/04/khai-phong-tiem-luc-doanh-nghiep-bang-goc-nhin-moi-ve-nguon-goc-gia-tri/
– Tư duy phát triển: nụ cười Stan Shih (Huỳnh Thế Du): https://diendandoanhnghiep.vn/tu-duy-phat-trien-bai-4-nu-cuoi-stan-shih-188923.html
(xem 18/1/2022)
– Những điều cần biết về nghề Công nghệ thông tin: https://www.mic.gov.vn/Upload_Moi/VanBan/Nghe-CNTT.pdf
– Khảo sát của Stackoverflow: https://insights.stackoverflow.com/survey/2021
– Bài giảng của tác giả Võ Đức Thiện về các bước làm một phần
mềm: https://www.youtube.com/watch?v=tD0ZDYQmOcs
– Con đường phát triển sự nghiệp: https://toidicodedao.com/2015/06/18/con-duong-phat-trien-su-nghiep-career-path-cho-developer/
– Bài nói chuyện của tác giả Hieu Nguyen về Product
Management for Managers: https://www.youtube.com/watch?v=kMLgug3GrkU
1.3
Bài tập và thực hành
Bài 1. Liệt kê danh sách các ngôn ngữ lập trình, công cụ, kĩ
năng, công nghệ mà bạn dự định học để theo nghề làm web.
Bài 2. Tự tạo một danh sách các thuật ngữ tiếng Anh chuyên
ngành, kèm theo nghĩa tiếng Việt. [mẫu].
Bài 3. Viết một CV cho bản thân, mục đích để biết bố cục một
CV của người làm về công nghệ, biết được mình cần phải làm gì để có các nội
dung ghi trong CV. [mẫu]
Bài 4. Tạo một blog cho bản thân viết về các chủ đề bạn đang
theo đuổi, có thể tạo trên blogspot, wordpress, github, hoặc trên các hệ thống
khác. [mẫu]
---
Cập nhật: 4/3/2024
Bài sau: Web (7) - Lộ trình học web front-end
-----