Bài trước: Học làm game (1) - Tổng quan
-----
1
Giai
đoạn Lập kế hoạch
1.1
Lập kế hoạch là gì
Trước khi bắt đầu làm một sản phẩm game, bạn cần trả lời được
các câu hỏi sau:
– Game thuộc loại nào: thiết bị chơi là gì? chơi một người
hay nhiều người? là trò chơi thông thường, giáo dục, ứng dụng, hay nghệ thuật?
– Game 2D hay 3D?
– Phong cách nghệ thuật sẽ sử dụng để tạo nhân vật, dựng cảnh:
pixel art, vector art, pre-rendered 3D, cutout art, minimalist art,
monochromatic art, flat art, geometric art, hand-drawn art, doodle art.
– Trò chơi sẽ được thiết kế như thế nào? diễn ra như thế
nào? chơi như thế nào?
– Công cụ, phần mềm dùng để tạo game?
– Chi phí để tạo ra game?
– Làm sao để có tiền làm game?
– Làm game trong bao lâu thì xuất bản được?
– Bạn có đủ khả năng để làm tất cả các đầu công việc, hay phải
lập nhóm, hay thuê bên ngoài làm?
– Nếu phải lập nhóm hoặc thuê thì cần bao nhiêu người? bạn sẽ
đảm nhận những vai trò nào?
– Làm sao kiếm được tiền từ trò chơi bạn sẽ tạo ra?
– Xuất bản game ở đâu? như thế nào?
– Cách làm marketing cho game?
1.2
Lập kế hoạch cho một game
Trong phần này, chúng ta sẽ đóng 2 vai là:
– Người Quản lý dự án
game: xây dựng kế hoạch thực hiện, theo dõi tiến độ, quản lý nhân sự, quản lý
ngân sách, đảm bảo chất lượng sản phẩm
và
– Người Thiết kế game: thiết kế cốt truyện và nội dung; xây
dựng nhân vật, bối cảnh; thiết kế các tương tác.
Để đơn giản, chúng ta sẽ thực hiện Lập kế hoạch cho game
Tetris: https://tetris.com/play-tetris
Tên game |
Tetris |
Chơi trên thiết bị nào |
Máy tính |
Số người chơi |
1 |
Loại game (thông thường, giáo dục, ứng dụng…) |
Thông thường |
2D hay 3D |
2D |
Phong cách nghệ thuật |
Pixel art |
Sơ bộ về thiết kế (nhân vật, chi tiết, thành phần, luật
chơi) |
(xem chi tiết bên dưới) |
Công cụ, phần mềm cần sử dụng |
(xem chi tiết bên dưới) |
Chi phí để tạo
game là bao nhiêu |
|
Làm sao để có
kinh phí |
|
Thời gian làm trong bao lâu (dự kiến) |
|
Bạn đảm nhận được những đầu việc nào? phải thuê làm những
đầu việc nào |
|
Làm sao kiếm tiền được từ game của bạn |
|
Xuất bản game ở đâu, cách làm |
|
Cách làm marketing cho game |
|
Sơ bộ về thiết kế và
luật chơi
[Giao diện 1 – Bắt đầu trò chơi]
– Để chơi, người dùng sẽ bấm vào nút PLAY, khi đó trên giao
diện sẽ có thêm nút “tạm dừng trò chơi”. Khi ngưởi dùng bấm nút tạm dừng trò
chơi, sẽ xuất hiện cửa sổ PAUSE.
– Nếu người dùng bấm vào nút Thiết lập (hình bánh răng), sẽ
xuất hiện [Giao diện 3 – màn hình OPTIONS]
– Nếu người dùng bấm vào nút Thông tin (hình dấu hỏi), sẽ xuất
hiện [Giao diện 4 – Màn hình HOW TO PLAY]
[Giao diện 2 – Màn hình PAUSE]
– Khi người dùng bấm nút RESUME, trò chơi sẽ được tiếp tục,
nếu họ bấm vào nút OPTIONS, sẽ xuất hiện cửa sổ để họ có thể thay đổi các thiết
lập về trò chơi. Khi thiết lập xong, người dùng bấm nút DONE để các thiết lập
có hiệu lực.
[Giao diện 3 – màn hình OPTIONS]
– Từ [Giao diện 2], nếu muốn hiểu rõ cách chơi, người dùng sẽ
bấm vào nút HOW TO PLAY. Đây cũng chính là luật chơi.
[Giao diện 4 – Màn hình HOW TO PLAY]
– Trong [Giao diện 4], khi người dùng bấm vào nút mũi tên phải
(>), sẽ xuất hiện màn hình CONTROL OPTIONS, GENERAL GAMEPLAY INFO
[Giao diện 4.1 – Màn hình CONTROL OPTIONS]
– Từ [Giao diện 2], nếu người dùng bấm vào nút QUIT, sẽ xuất
hiện màn hình Giao diện 5
[Giao diện 5 – Màn hình QUIT]
1.3 Công cụ và phần mềm làm game
Ở phần trên, chúng ta đã dùng các giao diện thành phẩm của
game Tetris. Thực tế, chúng ta sẽ phải tự vẽ các giao diện trên giấy, hay các
công cụ thiết kế đơn giản. Sau đó, chúng ta phải chuyển các bản thiết đơn giản
thành bản thiết kế thực; với kích thước, màu sắc, bố cục hoàn thiện.
Để thiết kế và phát triển game hiệu quả, chúng ta cần sử dụng
tới các phần mềm làm game chuyên dụng.
Phần mềm làm game còn được gọi là Game engine.
Theo wiki:
Game engine là một phần mềm, dùng để thiết kế và phát triển
trò chơi điện tử (video game). Nó là phần mềm trung gian, kết nối tương tác của
nhiều ứng dụng trong cùng một hệ thống với nhau.
Chức năng quan trọng của game engine gồm:
– Dựng hình 2D, 3D
– Bộ xử lý vật lý, liên quan đến các tính toán và phát hiện
va chạm
– Làm việc với âm thanh, đoạn mã lập trình, hoạt hình, trí
tuệ nhân tạo, mạng, luồng dữ liệu, quản lý bộ nhớ, tiểu trình
– Tiết kiệm thời gian, chi phí; giảm độ phức tạp trong quá
trình phát triển game nhờ khả năng tái sử dụng các thành phần
Bảng dưới đây là danh sách một số công cụ lập trình game phổ
biến [1]:
|
Mobile export? |
GX export? |
Steam/PC export? |
Console export? |
Best for 2D or 3D |
Best for? |
GameMaker |
yes |
yes |
yes |
yes |
2D |
Beginners, Indie,
Professionals |
Unity |
yes |
no |
yes |
yes |
both |
Beginners, Indie,
Professionals |
Unreal Engine |
yes |
no |
yes |
yes |
3D |
Professionals |
Godot Engine |
yes |
no |
yes |
Through third-party
providers |
both |
Beginners, Indie |
RPG Maker MZ |
yes |
no |
yes |
no |
2D |
Beginners |
Construct 3 |
yes |
no |
yes |
Through third-party
providers |
2D |
Beginners |
Stencyl |
yes |
no |
yes |
no |
2D |
Mobile devs |
Buildbox |
yes |
no |
yes |
no |
both |
Beginners |
GDevelop |
yes |
no |
yes |
no |
2D |
Beginners |
1.4 Xem và đọc thêm
[1] Game-making software: https://gamemaker.io/en/blog/best-game-making-software
1.5 Bài tập và thực hành
Bài tập 1. Bạn hãy lập kế hoạch cho game mà bạn sẽ thực hiện
cho môn học này. Với các yêu cầu sau: (các bạn sẽ trình bày trước lớp để lấy điểm).
Tên game |
|
Chơi trên thiết bị nào |
|
Số người chơi |
|
Loại game (thông thường, giáo dục, ứng dụng…) |
|
2D hay 3D |
|
Phong cách nghệ thuật |
|
Sơ bộ về thiết kế (nhân vật, chi tiết, thành phần, luật
chơi) |
|
Công cụ, phần mềm cần sử dụng |
|
Chi phí để tạo
game là bao nhiêu |
|
Làm sao để có
kinh phí |
|
Thời gian làm trong bao lâu (dự kiến) |
|
Bạn đảm nhận được những đầu việc nào? phải thuê làm những
đầu việc nào |
|
Làm sao kiếm tiền được từ game của bạn |
|
Xuất bản game ở đâu, cách làm |
|
Cách làm marketing cho game |
|
[Gợi ý làm bài tập]
Bài tập 1. Xem ví dụ trong phần Lập kế hoạch cho một game.
1.6 Câu hỏi ôn tập
Câu 1. Trong giai đoạn lập kế hoạch, công việc nào sau đây
không thuộc giai đoạn này?
A. Xác định loại game sẽ làm
B. Mô tả thiết kế, luật chơi
C. Tính chi phí
D. Lập trình game
Câu 2. Công cụ nào sau đây không phải là công cụ để lập
trình game?
A. Github
B. Game maker
C. Unreal engine
D. Unity
Câu 3. Unity được xây dựng trên nền tảng ngôn ngữ lập trình nào?
A. JavaScript
B. PHP
C. C#
D. Python
Câu 4. Ý nào
không phải là chức năng của một game engine?
A. Sinh ra luật chơi
B. Dựng hình 2D,
3D
C. Bộ xử lý vật
lý, liên quan đến các tính toán và phát hiện va chạm
D. Làm việc với
âm thanh, đoạn mã lập trình, hoạt hình, trí tuệ nhân tạo, mạng, luồng dữ liệu,
quản lý bộ nhớ, tiểu trình
Câu 5. Trong phần
tìm hiểu về khả năng kết xuất (export) của game engine ra các môi trường khác
nhau, thuật ngữ GX và Steam nghĩa là gì?
A. Thiết bị của
hãng LG và hỗ trợ giáo dục STEAM
B. Trình duyệt cho người chơi game và Kho game có trả phí
C. Trình duyệt cho người chơi game và hỗ trợ giáo dục STEAM
D. Game thủ và đội chơi game
Đáp án: 1(D), 2(A), 3(C), 4(A), 5(B)
-----
Cập nhật: 20/2/2023
Bài sau: Học làm game (3) - Unity
-----
Bạn muốn tự học HTML bài bản? Xem thêm