Thông tin môn học
Thông tin chung
-
Mã môn học: 20CT3208
-
Tên môn học: Phát triển ứng dụng game
-
Số tín chỉ: 3 [2 lý thuyết (30 tiết) – 1 thực hành (30 tiết)]
-
Là học phần tự chọn
Mục tiêu môn học
-
Học phần cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ
bản về các nguyên lý lập trình game, đồng thời cung cấp các kiến thức về các
thành phần, đối tượng chính để tạo ra một game chạy trên máy tính và di động.
-
Học phần giới thiệu chủ yếu về phần mềm Unity,
các thành phần cơ bản về Unity 2D và phương pháp lập trình với mã lệnh C#.
-
Học phần cũng trang bị các kỹ năng làm việc
nhóm, thiết kế và triển khai ứng dụng đơn giản, biên dịch và chạy được trên các
thiết bị; kỹ năng đọc, tìm kiếm tài liệu tiếng Anh.
Đánh giá môn học
-
Chuyên cần: 10%
-
Trắc nghiệm: 20%
-
Lab, bài tập: 20%
-
Thi cuối kì (máy): 50%
1 Tổng quan
1.1
Tổng quan về game
Phần này tập trung tìm hiểu về các chủ đề sau:
- Game là gì
- Các loại game
- Quy trình làm
- Các vị trí công việc
- Công nghệ
Game là gì
Trò chơi (game) là một hình thức chơi có cấu trúc, có luật
chơi, mục đích để giải trí hoặc vui chơi.
Trò chơi là bất kì hoạt động nào nhằm mục đích tạo ra sự ưng
ý, thỏa mãn mà không có tính định trước.
Trò chơi thường gồm 2
phần: môi trường và luật chơi.
– Môi trường: bao gồm các thành tố được sử dụng trong quá
trình chơi (ví dụ: sân, bóng, thẻ, lá bài, xúc xắc, bảng, máy tính, điện thoại).
– Luật chơi là các quy tắc khi chơi
Tiêu chí của một trò chơi:
– Luật chơi, quy tắc
– Mục tiêu
– Tiến trình chơi luôn thay đổi, có tính ngẫu nhiên, ít lặp
lại, tương tác,
– Cạnh tranh, thử thách
Các loại game
– Trò chơi để giải trí
– Trò chơi có thành tích, phần thưởng
– Chơi một mình, theo nhóm, trực tuyến
– Có khán giả, không có khán giả
– Kĩ năng, chiến lược, trí óc
– Giáo dục, mô phỏng, tâm lý
Một số loại game cụ thể
Sports Thể thao (bóng đá, bóng rổ, quần vợt) |
Lawn games Trò chơi trên sân nhỏ (bắn bi, nhảy dây, lò cò) |
Tabletop games Trò chơi của nhóm nhỏ, trong sinh hoạt, bữa tiệc. |
Dexterity and coordination games Trò chơi phối hợp, phản xạ (bi lắc, bida, rút gỗ) |
Board games Bàn cờ (cơ vua, cờ tướng, cờ vây) |
Card games Chơi bài |
Dice games Chơi xúc xắc (cá ngựa, tài xỉu) |
Domino and tile games Domino |
Pencil and paper games Chơi bằng giấy bút (ca-ro, giải ô chữ) |
Guessing games |
Video games Trò chơi điện tử |
Online games Trò chơi trực tuyến |
Role-playing games |
Business games |
Simulation |
|
1.2 Trò chơi điện tử là gì
Trò chơi điện tử (video games), cũng được gọi là Trò chơi
trên máy tính là trò chơi trên thiết bị điện tử, trong đó người chơi sẽ tương
tác với giao diện hoặc thiết bị (như bàn phím, cần điều khiển, bộ điều khiển, màn hình cảm ứng) để tạo phản hồi nghe/nhìn trên thiết bị như tivi,
màn hình máy tính, màn hình cảm ứng, tai nghe thực tế ảo.
Phân loại trò chơi điện tử theo thiết bị:
– Hộp/thùng điện tử
– Bảng điều khiển
– Máy tính cá nhân (PC)
– Điện thoại thông minh/máy tính bảng
– Thực tế ảo/Thực tế tăng cường
– Đám mây (remote cloud)
Phân loại theo kiểu chơi:
– Chơi một mình
– Chơi nhiều người
Phân loại theo mục đích chơi:
– Trò chơi thông thường: được thiết kế theo kiểu dễ tiếp cận,
cách chơi đơn giản, nhìn qua là có thể đoán được cách chơi, luật chơi. Hướng đến
thị trường đại chúng.
Ví dụ: Tetris
Candy crush saga
– Trò chơi giáo dục: dùng để dạy học, có thể chơi ở nhà hoặc
tại lớp học. Ví dụ: The oregon trail, Carmen Sandiego, Minecraft
– Trò chơi ứng dụng (applied games): dùng trong huấn luyện
bay, lái xe, thể dục thể thao, quảng cáo. Ví dụ: Wii fit, flight simulator.
– Trò chơi nghệ thuật: dùng để truyền đạt một câu chuyện, một
thông điệp bằng một tác phẩm nghệ thuật. Ví dụ: Passage, flower, cancer
1.3 Quy trình làm game
Đọc tài liệu này: https://gamemaker.io/en/blog/stages-of-game-development
Quy trình làm game thường gồm 7 bước:
– Lập kế hoạch (planning)
– Tiền sản xuất (pre-production)
– Sản xuất (production)
– Kiểm thử (testing)
– Tiền phát hành (pre-launch)
– Phát hành (launch)
– Sau phát hành (post-launch)
1.4 Các vị trí công việc
Ứng với các công đoạn phát triển game, sẽ cần con người làm việc
tại mỗi công đoạn, ví dụ:
Quản lý dự án game (project manager) |
Xây dựng kế hoạch thực hiện, theo dõi tiến độ, quản lý
nhân sự, quản lý ngân sách, đảm bảo chất lượng sản phẩm,… |
Thiết kế game (game designer) |
Thiết kế cốt truyện và nội dung; xây dựng nhân vật, bối cảnh;
thiết kế các tương tác. |
Họa sĩ game (game artist) |
Dựa trên phác thảo của Game Designer, sử dụng các công cụ
vẽ 2D, 3D, công cụ phối cảnh để tạo ra hình ảnh sinh động và chân thực cho
game. Cụ thể là tạo ra nhân vật, phong cảnh, đồ vật, xe cộ, trang phục, kết cấu
bề mặt, công cụ và các chi tiết khác xuất hiện trong trò chơi. |
Diễn hoạt game (game animator) |
Biến các nhân vật tĩnh thành động, làm cho nhân vật chuyển
động mượt mà, biểu cảm sắc thái đa dạng, tự nhiên, phù hợp với bối cảnh game. |
Lập trình game (game programmer, developer) |
Dựa trên các thiết kế, sử dụng ngôn ngữ lập trình (C++,
C#,JavaScript, Python, …v.v) để hiện thực hóa các thiết kế, ý tưởng thành các
đoạn mã, xử lý các tương tác từ người chơi. |
Chuyên viên Kiểm thử, đảm bảo chất lượng (game tester,
quality assurance) |
Kiểm thử, trải nghiệm, để phát hiện các lỗi, các bất thường
trong game liên quan đến thiết kế, logic, lập trình. Đảm bảo game có chất lượng. |
Các công việc khác |
Biên kịch (writer), chuyên viên marketing, kĩ sư hệ thống
(engineer), kĩ sư âm thanh, game thủ, biên dịch. |
1.5 Công nghệ
Ứng với mỗi công đoạn sản xuất game, chúng ta cần sử dụng
các công cụ và công nghệ tương ứng. Tùy theo, loại game sẽ sử dụng công cụ và
công nghệ phù hợp.
Lập kế hoạch |
|
Tiền sản xuất |
|
Sản xuất |
|
Kiểm thử |
|
Tiền phát hành |
|
Phát hành |
|
Hậu phát hành |
|
1.6 Xem và đọc thêm
– Game: https://en.wikipedia.org/wiki/Game
– Video game: https://en.wikipedia.org/wiki/Video_game
– Quy trình làm game: https://gamemaker.io/en/blog/stages-of-game-development
– Các phong cách nghệ thuật trong tạo game: https://gamemaker.io/en/blog/2d-game-art-styles
1.7 Bài tập và thực hành
Bài tập 1. Với mỗi loại trò chơi, bạn hãy trải nghiệm ít nhất
2 trò chơi, mô tả ngắn gọn về mục đích và luật chơi.
Loại trò chơi |
Tên trò chơi |
Mô tả ngắn gọn về mục đích và luật chơi |
Trò chơi thông thường |
|
|
|
|
|
Trò chơi giáo dục |
|
|
|
|
|
Trò chơi ứng dụng |
|
|
|
|
|
Trò chơi nghệ thuật |
|
|
|
|
Bài tập 2. Bạn hãy cho biết yêu cầu về kiến thức, kĩ năng và
thái độ đối với mỗi vị trí việc làm trong nghề game.
Quản lý dự án game |
|
Thiết kế game |
|
Họa sĩ game |
|
Diễn hoạt game |
|
Lập trình game |
|
Chuyên viên kiểm thử, đảm bảo chất lượng |
|
Biên kịch |
|
Biên dịch |
|
Chuyên viên marketing |
|
Kĩ sư hệ thống |
|
Kĩ sư âm thanh |
|
Game thủ |
|
1.8 Câu hỏi ôn tập
Câu 1.________ được thiết kế theo kiểu dễ tiếp cận, cách
chơi đơn giản, nhìn qua là có thể đoán được cách chơi, luật chơi. Hướng đến thị
trường đại chúng.
A. Trò chơi ứng dụng
B. Trò chơi giáo dục
C. Trò chơi nghệ thuật
D. Trò chơi thông thường
Câu 2. Quy trình làm game gồm các công đoạn, theo thứ tự
đúng là:
A. Tiền sản xuất > Sản xuất > Kiểm thử > Lập kế hoạch
> Tiền phát hành > Phát hành > Hậu phát hành
B. Lập kế hoạch > Tiền sản xuất > Kiểm thử > Sản xuất
> Tiền phát hành > Phát hành > Hậu phát hành
C. Lập kế hoạch > Sản xuất > Tiền sản xuất > Kiểm
thử > Tiền phát hành > Phát hành > Hậu phát hành
D. Lập kế hoạch > Tiền sản xuất > Sản xuất > Kiểm
thử > Tiền phát hành > Phát hành > Hậu phát hành
Câu 3. Một số công việc trong lĩnh vực làm game gồm:
A. Game Designer, Game Artist, Game Animator, Game Developer,
Game Tester
B. Game Designer, Game Over, Game Animator, Game Developer, Game
Tester
C. Game Designer, Game Artist, Game Browser, Game Developer,
Game Tester
D. Game Ruler, Game Artist,
Game Animator, Game Developer, Game Tester
Câu 4. Chữ “D” trong game 2D hoặc 3D là viết tắt của:
A. Digital
B. Display
C. Developer
D. Dimension
Đáp án: 1(D), 2(D),
3(A), 4(D)
-----
Cập nhật: 20/2/2023
Bài sau: Học làm game (2) - Lập kế hoạch
-----
Bạn muốn tự học HTML bài bản? Xem thêm