Tự nhắc bản thân điều này để dạy con.
"• Có một loại đám mà không cần ai mời mọc nhưng vẫn có nhiều người cố đến tận nơi, đó là đám tang. Sinh, lão, bệnh, tử vốn là quy luật của đời người. Có điều những người sống đối xử với người chết như thế nào, nhất là tại các đám tang lại là điều không phải ai cũng biết.
Những người được giáo dục trong môi trường chú trọng giá trị đạo đức và tinh thần thì trước những đám tang, thường họ có những ứng xử rất văn hóa. Nhiều người được dạy rằng đi qua đám tang nên dừng lại ngả mũ cúi chào tiễn biệt người quá cố. Xe tang, theo quy định, là xe được ưu tiên trong lưu thông giao thông. Những người khi gặp đám tang thường đứng nép sang một bên để nhường cho đám tang đi qua.
Hiện nay rất nhiều những nét đẹp khi ứng xử với đám tang gần như đã mất. Những nhà có đám tang, dù đã để biển báo, có người vẫn rú ga vọt đi cho nhanh. Cứ cho rằng xã hội công nghiệp khác xưa nhiều lắm, thế nhưng không thể đem lý lẽ ấy ra để biện minh cho những hành vi thiếu văn hóa. Không cần dừng lại, không cần bỏ mũ cúi đầu ta vẫn chia sẻ được với người quá cố, với mất mát của gia đình họ: Hãy cho xe chạy chậm lại một chút, hãy cúi đầu thấp xuống một chút, hãy đừng rú ga, đừng bóp còi inh ỏi. Đừng tưởng nếu làm vậy thì không ai biết, trời biết, đất biết và ta biết - thế đã quá đủ rồi. Ứng xử với đám tang không chỉ là chuyện ứng xử với người chết mà còn nói lên gốc rễ văn hóa của một con người. - Vũ Trung Kiên"
Nguồn: Đám tang và sự cười cợt trên nỗi đau (plo.vn)
Kết quả giải Sách Hay 2016
1. Hạng mục sách Nghiên cứu
Tác phẩm: Văn minh vật chất của người Việt; Tác giả: Phan Cẩm Thượng; ĐVXB: NXB Tri thức
Dịch phẩm: Hiện tượng con người; Tác giả: Pierre Teilhard de Chardin; Dịch giả: Đặng Xuân Thảo; ĐVXB: NXB Tri thức
2. Hạng mục sách Giáo dục
Tác phẩm: Những ghi chép về quyền tự do lựa chọn; Tác giả: Nguyễn Văn Trọng; ĐVXB: NXB Tri Thức & DT Books
Dịch phẩm: Sự ra đời trí khôn ở trẻ em; Tác giả: Jean Piaget; Dịch giả: Hoàng Hưng; ĐVXB: NXB Tri thức. Tủ sách của nhóm Cánh Buồm.
3. Hạng mục sách Kinh tế
Tác phẩm: Cú sốc thời gian và kinh tế Việt Nam; Tác giả: Trần Văn Thọ; ĐVXB: NXB Tri thức
Dịch phẩm: Hiểu nghèo thoát nghèo. Cách mạng tư duy để thoát nghèo trên thế giới; Tác giả: Abhijit V. Banerjee & Esther Duflo; Dịch giả: Nguyễn Lê Bảo Ngọc; ĐVXB: NXB Trẻ
4. Hạng mục sách Quản trị
Tác phẩm: Một đời thương thuyết; Tác giả: Phan Văn Trường; ĐVXB: NXB Trẻ
Dịch phẩm: Con đường đi đến thành công bằng sự tử tế; Tác giả: Inamori Kazuo; Dịch giả: Nguyễn Đỗ An Nhiên; ĐVXB: NXB Trẻ
5. Hạng mục sách Thiếu nhi
Tác phẩm: Bộ sách: Đồ thông minh ngốc xít; Cổ tích mới; Cô gái lơ lửng; Tác giả: Nguyên Hương; ĐVXB: NXB Trẻ
Dịch phẩm: Chuyện Con Ốc Sên Muốn Biết Tại Sao Nó Chậm Chạp; Tác giả: Luis Sepulveda; Dịch giả: Bảo Chân; ĐVXB: Công ty Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam & NXB Hội Nhà văn
6. Hạng mục sách Văn học
Tác phẩm: Cõi người rung chuông tận thế; Tác giả: Hồ Anh Thái; ĐVXB: NXB Trẻ
Dịch phẩm: Lâu Đài; Tác giả: Franz Kafka; Dịch giả: Trương Đăng Dung; ĐVXB: NXB Văn Học
7. Hạng mục sách “Phát hiện mới”
- Tác phẩm: Những thiếu thời lơ lửng; Tác giả: Hạnh Nguyên; ĐVXB: Quảng Văn Books & NXB Văn học
- Dịch phẩm: Cuộc cách mạng một cọng rơm; Tác giả: Masanobu Fukuoka; Dịch giả: Nhóm XanhShop; ĐVXB: NXB Tổng hợp TPHCM & Phoenix Books
- Dịch phẩm: Bí ẩn nữ tính; Tác giả: Betty Friedan; Dịch giả: Nguyễn Vân Hà; ĐVXB: NXB Hồng Đức & Đại học Hoa Sen
8. Hạng mục “Người trẻ chọn sách cho người trẻ”
- Dịch phẩm: Walden - một mình sống trong rừng; Tác giả: Henry David Thoreau; Dịch giả: Hiếu Tân; ĐVXB: NXB Tri thức
- Dịch phẩm: Bắt trẻ đồng xanh; Tác giả: Jerome David Salinger; Dịch giả: Phùng Khánh; ĐVXB: NXB Văn học & Nhã Nam
- Dịch phẩm: Cuộc cách mạng một cọng rơm; Tác giả: Masanobu Fukuoka; Dịch giả: Nhóm XanhShop; ĐVXB: NXB Tổng hợp TP.HCM & Phoenix Books
- Dịch phẩm: Khuyến học; Tác giả: Fukuzawa Yukichi; Dịch giả: Phạm Hữu Lợi; ĐVXB: NXB Thế Giới & Nhã Nam
- Dịch phẩm: Tinh thần tự lực: Những tấm gương về phẩm hạnh và lòng kiên trì; Tác giả: Samuel Smiles; Dịch giả: Phạm Viêm Phương & Thư Trung; ĐVXB: Đại học Hoa Sen & NXB Hồng Đức
- Tác phẩm: Tôi tự học; Tác giả: Thu Giang Nguyễn Duy Cần; ĐVXB: NXB Trẻ
Nguồn: nguoidothi.vn
"Nói tóm lại, chúng tôi cho rằng không nên, không cần thiết phải dạy chữ Nho cho học sinh phổ thông với tư cách là một môn học bắt buộc, có tính chất đại trà. Tất nhiên, những em học sinh phổ thông nào thích học chữ Nho mà nhà trường có điều kiện thì cũng có thể theo học ở những giờ ngoại khóa."
-----------------
Rối bời đổi mới giáo dục.
"Khoa học đã chỉ ra rằng mọi quá trình giáo dục (hay chương trình học) đều bao gồm 4 yếu tố cơ bản có quan hệ tương tác với nhau là mục tiêu, nội dung, phương pháp và đánh giá. Do vậy, muốn đổi mới 1 trong 4 yếu tố đó thì phải đổi mới đồng bộ nó với 3 yếu tố kia. Khi chương trình THPT chưa đổi mới, việc đổi mới kỳ thi tốt nghiệp THPT thành kỳ thi quốc gia THPT “2 trong 1”, tức là đổi mới yếu tố “đánh giá” trong lúc mục tiêu, nội dung và phương pháp vẫn như cũ là trái với nguyên lý khoa học. Tương tự, trong khi chương trình giáo dục tiểu học chưa đổi mới mà lại dùng Thông tư 30 để đổi mới đánh giá học tập của HS tiểu học cũng là đi ngược với nguyên lý khoa học.
Khoa học cũng vạch rõ rằng: đánh giá phải nhất quán với mục tiêu; nghĩa là chỉ đánh giá các mục tiêu đã xác định, không được phép đánh giá những gì ngoài mục tiêu đã có. Theo đó, kỳ thi tốt nghiệp THPT chỉ đánh giá các mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông, còn kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ thì mới đo lường những năng lực thí sinh trong mục tiêu tuyển sinh của các trường này. Mỗi kỳ thi có mục tiêu riêng của nó, vì thế việc tổ chức kỳ thi “2 trong 1” là trái với nguyên lý khoa học, khiến cho mục tiêu THPT không được đánh giá đầy đủ và mục tiêu tuyển sinh ĐH-CĐ cũng không được đo lường chính xác, lại làm nảy sinh nhiều vấn đề và sự cố khác."
Nguồn: nld.com.vn
Giáo dục tổng quát (liberal arts)
"Tại sao lại gọi là giáo dục tổng quát (GDTQ)? Vì nó tạo ra một khái niệm tạm gọi là đối lập với giáo dục chuyên ngành.
Nếu các bộ môn giáo dục chuyên ngành đem lại cho người ta tri thức và kỹ năng chuyên môn để hành nghề trong một lĩnh vực cụ thể, ví dụ nghề y, nghề lập trình, nghề kỹ sư cơ khí... thì GDTQ mang lại một nền tảng kiến thức rộng về lịch sử, xã hội, con người, một khả năng tư duy lành mạnh, nghĩa là biết phân tích các sự kiện để đạt đến những hiểu biết mới, và biết tương tác với người khác một cách hiệu quả.
Nói một cách đơn giản, GDTQ không nói về việc tạo ra chất nổ, mà về những vấn đề như khi nào - nếu có - nên dùng chất nổ và với mục đích gì."
Nguồn: Giáo dục tổng quát - liệu có xa xỉ (cuoituan.tuoitre.vn)
--------
"Để có được chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển, Bộ GD-ĐT xác định áp dụng thúc đẩy mạnh mẽ tự chủ. Trong đó, có các giải pháp về kiểm định chất lượng. Bộ GD-ĐT sẽ áp dụng các tiêu chí kiểm định chất lượng của hệ thống giáo dục đại học ASEAN (AUN) cho phù hợp với Việt Nam.
Chất lượng giáo dục đại học có thể thấp, có thể thiếu, nhưng không được lạc điệu.
Trong các trường, sẽ phải thay đổi cách giảng dạy theo hướng thực học, thực nghiệp. Các trường không chỉ dạy những gì mình có, mà phải dạy thị trường cần.
Cần xác định rõ, một số trường ĐH lớn đi theo định hướng nghiên cứu, phần lớn sẽ đi theo hướng ứng dụng thực hành."
Nguồn: Báo động nhất là chất lượng giáo dục đại học (vietnamnet)
Bác HieuMinh viết về gs Phan Đình Diệu.
"Năm 1955, anh Diệu đi bộ từ Hà Tĩnh ra Hà Nội để học ĐH Sư phạm. Nếu kể chuyện nghèo khổ thời đó thì mấy cuốn sách cho vừa. Vé tầu điện có 5 xu nhưng sinh viên túi rỗng như anh Diệu phải cuốc bộ từ Lê Thánh Tông về nhà trọ ở Kim Liên rồi từ đó vào Cầu Giấy để học.
Học 2 năm đã tốt nghiệp đại học và đi dạy. Về quê được anh Cương đưa đến thăm cô em gái, khi đó 17 tuổi thuộc loại xinh đẹp nhất trường, đang nằm viện vì cắt amidan. Nhiều chàng dòm ngó, kể cả những bậc công tử quần là áo lượt, nhưng nàng chưa chấm ai.
Anh Cương đưa anh Diệu tới cổng bệnh viện rồi thả đó, kiểu mang con bỏ chợ “việc còn lại mi tự lo”. Chị Hương thấy gương mặt sáng sủa, trán cao, lấp ló ngoài cửa, như có dòng điện chạy qua người. Dường như người mình tìm đây rồi.
Hóa ra linh cảm ban đầu ấy đã đi theo họ suốt 60 năm qua cho dù lúc đi chơi anh Diệu chẳng nói gì nhiều.
Có lần đi mãi đi mãi, thấy chàng yêu toán lầm lỳ đi trước, nàng Hương đi sau lẻn vào ngõ nhỏ trốn. Đi khoảng 100m, anh quay lại không thấy nàng đâu, hốt hoảng đi tìm. Nhưng nàng dặn bà hàng nước đừng nói. Do thương tình thấy vẻ mặt như mất sổ gạo, bà bảo, cô ấy ở trong đống rơm đây này."
Nguồn: hieuminh.org
---------
Viết lách và công bố
"Nên nhớ rằng 2 bài báo có cùng nội dung và cùng tác giả, cái khác biệt ở đây là nơi công bố. Tóm lại, bài học là nếu muốn bài báo trở nên nổi tiếng thì nên: (a) viết sao cho nhiều người hiểu; (b) phải có một tính ứng dụng cho dù bản chất là lí thuyết cơ bản; và (c) chọn tập san danh tiếng để công bố.
Có một câu nói của Francis Darwin (con trai của Charles Darwin) mà tôi hay trích dẫn trong các lớp học về cách viết bài báo khoa học: "In science, the credit goes to the man who convinces the world, not to whom the idea first occurs." Câu đó nên hiểu là trong khoa học, công trạng thuộc về người thuyết phục thế giới, chứ không thuộc về người đầu tiên đề ra ý tưởng. Cái ý tưởng trong bài báo của Bland và Altman không mới; người ta đã đề cập đến nó từ thế kỉ 19 và ngay cả trong phương pháp Deming vào thập niên 1960, nhưng người thuyết phục thế giới lại là hai ông Altman và Bland và thế là thế giới chỉ biết đến hai ông ấy."
--------
Nghiên cứu khả thi
"Nghiên cứu khả thi thuộc giai đoạn đầu tiên trong quá trình phát triển dự án. Trong nghiên cứu khả thi, tất cả các yếu tố, và các giả định, kịch bản thực tế được phối hợp cùng với nhau nhằm đưa ra một phương án khả thi nhất trong điều kiện thực tế cho phép của dự án. Nhờ vào nghiên cứu khả thi, ta có thể dự đoán và thay đổi các giả định cho phù hợp."
--------
Loạt bài viết về Đà Lạt của Nguyễn Vĩnh Nguyên:
-------
Cũng như tâm tính tốt đẹp của người Đà Lạt cũ bị bỏ quên, không được nhắc nhủ giữ gìn, cũng như những di sản ngôn ngữ, hình ảnh thuộc nhóm di sản tư liệu (documentary heritage) đang bị đóng kín, xuống cấp trong các phòng đọc hạn chế của thư viện và trong những kho sách gia đình trí thức “thất truyền”, mảng ký ức đô thị trong dân của Đà Lạt đang đứng trước nguy cơ chìm trong quên lãng. Việc điền dã đô thị gần đây với Sài Gòn, Hà Nội đang được tiến hành bởi các học giả, văn sĩ uy tín, nhưng tìm kiếm những cây bút đi ghi chép lại những câu chuyện phố phường Đà Lạt (đặc biệt, lịch sử giai đoạn 1954-1975) là vô vọng. Trong khi thế hệ những người của “muôn năm cũ” từng trải nghiệm qua những thăng trầm của thành phố thì đang “gần đất xa trời”.
-------
"“Vườn ươm giáo dục”, “một đặc khu giáo dục” là điều được người Pháp tính toán từ rất sớm, bên cạnh chức năng nghỉ dưỡng. Trường học công và tư ở cấp phổ thông dạy tiếng Việt, Pháp, Hoa… được xây dựng cùng với biệt thự, cơ sở lưu trú cao cấp."
Với sự ra đời của Viện Đại học Đà Lạt vào năm 1958, Viện Đại học Đà Lạt như một mô hình tổ chức giáo dục tư nhân (thuộc Hội Đại học Đà Lạt, do các vị Giám mục đứng tên), đi vào hoạt động từ niên khóa 1957-1958. Năm năm sau, đây là nơi hoàn thiện về các chương trình, quy chế, chuyên ngành giáo dục và trở thành một đại học uy tín. Sinh viên viện đại học này có thể liên thông với chương trình các đại học, viện đại học khác trong nước dễ dàng, cử nhân sư phạm Viện Đại học Đà Lạt có thể được nhận dạy các trường uy tín trong và ngoài nước.
Một trung tâm giáo dục nghiên cứu khác rất uy tín đương thời cũng ra đời: Giáo hoàng Học viện thánh Piô X (thành lập 1957, nằm trong Viện Đại học Đà Lạt, đến 1964 thì có cơ sở riêng). Đây là cái nôi đào tạo thần học, triết học lớn của châu Á, thu hút nhiều học giả quốc tế đến nghiên cứu.
Các viện, trung tâm nghiên cứu khoa học cũng phát triển, thu hút nhiều nhân tài cả nước, sau du học chọn làm việc: Viện Pasteur (thành lập 1936), Nha Địa dư Quốc gia Việt Nam tại Đà Lạt (thành lập 1955)(1), Trung tâm nghiên cứu Nguyên tử Đà Lạt (xây dựng: 1961, vận hành: 1963).
Cùng với sự lớn mạnh uy tín của hệ thống đại học, học viện, trung tâm nghiên cứu, thì nhiều trường phổ thông của người Việt là nơi lý tưởng, khai phóng để những gia đình khá giả miền Nam, kể cả trong khu vực Đông Nam Á gửi con em đến học, như: Việt Anh, Trần Hưng Đạo, Bùi Thị Xuân, Văn học, Bồ Đề, Minh Đức, bán công Quang Trung. Trường hướng nghiệp: Trung tâm sư phạm Hùng Vương, Franciscaines, Lassan Dalat…
Nguồn: Đi tìm di sản Đà Lạt - Kỳ 4 (nguoidothi)
-------
"Là một thành phố giáo dục, ngoài những công trình giáo dục, tôn giáo cổ kính như: tháp Grand Lycée Yersin (xây dựng năm 1927, nay là Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt), Nhà thờ Chánh tòa (1942), Trường Counvent des Oiseaux (1935, nay là Trường THPT Dân tộc Nội trú), Trường Thương mãi Franciscaines (1969, nay bỏ hoang),… thì không gian biệt thự, công thự Đà Lạt được tính toán chặt chẽ đề cao sự thân thiện với môi trường tạo ra những không gian sinh thái đô thị hoàn hảo được xây khoảng thập niên 1930-1940 trên những con đường Roses (nay là Huỳnh Thúc Kháng), Canivey (Lê Lai), Paul Doumer (Trần Hưng Đạo)(5)… có thể xem là kiểu mẫu trong hệ quy chiếu di sản kiến trúc dân dụng của Đà Lạt."
"Giai đoạn 1954 đến 1975, Đà Lạt là đất sáng tạo của những kiến trúc sư (KTS) tài năng. Những KTS hàng đầu của miền Nam Việt Nam có công trình ở đô thị này. Đó là KTS Huỳnh Tấn Phát từng tham gia thiết kế Dinh 3 để lại dấu ấn hiện đại, tuyệt mỹ, KTS Nguyễn Duy Đức thiết kế chợ Mới, KTS Võ Đức Diên thiết kế Lữ quán Thanh niên và Lao động (1961), KTS Tô Công Văn, GS Đại học Kiến trúc Sài Gòn thiết kế và xây dựng Giáo Hoàng Học viện thánh Piô X Đà Lạt (1961)… Đặc biệt, KTS Ngô Viết Thụ, một cựu học sinh của Trường Grand Lycée Yersin, cựu sinh viên Trường Dự bị Kiến trúc Đà Lạt sau khi du học Trường Mỹ thuật quốc gia Paris, chủ nhân giải kiến trúc Khôi nguyên La Mã (1955) đã trở lại Đà Lạt cống hiến giải pháp đường nối chợ với khu Hòa Bình, tạo ra khung cảnh mặt tiền sống động, hài hòa và khu nhà hàng quanh chợ. Ông Thụ cũng là tác giả của Trung tâm nghiên cứu nguyên tử Đà Lạt… Ông là con rể của cụ Võ Quang Tiềm, một trong những doanh nhân hàng đầu Đà Lạt giai đoạn 1960-1975.
Đà Lạt từng là một nơi lý tưởng để các kiến trúc sư tài năng miền Nam “dụng võ”, sáng tạo trong thời trào lưu kiến trúc modernisme (hiện đại) thịnh hành. Đây là thời gian kiến trúc Đà Lạt từ dân dụng nhà phố đến công cộng đề cao công năng, hiện đại, mạnh mẽ, gần với “tinh thần Mỹ”. Dù diễn ra trong một giai đoạn ngắn, chỉ 21 năm (1954-1975), trong một sinh quyển văn hóa do chính người Việt tạo ra trên vùng đô thị này, nhưng kết tinh nhiều công trình giá trị đứng vững qua thời gian."
-------
"Phương thức sống gắn bó với giới tự nhiên của cư dân bản địa trên vùng cao nguyên này không để lại một hệ thống vật thể, biểu tượng lớn lao hay tri thức phong phú, nhưng sẽ là thiếu sót nếu ta bỏ qua. Cần nhớ, trên vùng lõi đô thị Đà Lạt hôm nay, vào trước thế kỷ XX từng là các bon (làng) người Lạch: Yộ, Klir Towach, Rhàng Bon Yộ, Dà gut (Yagut) hay Mang Ling…, xa hơn, có các bon Ankroet. Nay một số tên bon vẫn còn được lưu giữ (đường, khu Yagut, Măng Linh…). Hay bản thân tên gọi Đà Lạt đó là cách đọc trại từ Đạ Lạch (hay Yộ, Dà Làc) - tên một bon của người Lạch quần cư ở khu vực nay là tháp Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt."
"...giải mã thêm về sự kiện ra đời của những khu nông nghiệp hình thành sớm ở ven đô như: Sở Trà Cầu Đất, vùng rau, vườn thực nghiệm trồng cây quinquina tại Trại Mát hay vùng thị tứ Dran… "
------
"Trở lại những năm cuối thế kỷ XIX, trước tình trạng số quân nhân Pháp ở Nam Kỳ tử vong vì bệnh nhiệt đới (viêm gan, sốt rét) ngày càng gia tăng cộng với tình trạng chấn thương tâm lý do sốc văn hóa, chính quyền thực dân Pháp mở chiến lược khám phá những vùng núi cao ở trên xứ Đông Dương để làm trạm nghỉ dưỡng như một hướng giải quyết bền vững thay vì đưa thêm bác sĩ điều dưỡng đến và đóng thêm những chiếc thuyền lớn để chở binh lính vật vờ bệnh tật cùng những thùng tử thi chật cứng hồi hương(1).
Cao nguyên Lang Bian do bác sĩ Alexandre Yersin khám phá ra vào ngày 21/6/1893 sau cuộc hành trình thám hiểm vất vả đã được xem như một chọn lựa lý tưởng bởi yếu tố địa lý hoàn toàn phù hợp. Tuy ban đầu, ý tưởng này còn gây nhiều tranh cãi nhưng phần thắng đã thuộc về những nhà quy hoạch, chiến lược người Pháp có tầm nhìn xa.
Độ cao trung bình 1.500 m, nơi loài muỗi sốt rét khó sinh sôi, khí hậu tương đồng với vùng Địa Trung Hải (nhưng lượng mưa trong năm cao hơn), địa hình đồi núi ngoạn mục, lại ở một vị trí thuận lợi xét về địa chính trị trong tầm nhìn về một Liên bang Đông Dương tương lai, Đà Lạt là lựa chọn vượt trội hơn Bokor ở Campuchia, Trấn Ninh ở Lào, Bà Nà, Tam Đảo hay Sapa ở miền Trung và Bắc Việt Nam. Đà Lạt trở thành đô thị giúp người Pháp ở Đông Dương chống chọi bệnh nhiệt đới, một chốn phục hồi sinh lực thực sự và vơi bớt nỗi nhớ nhà và xa hơn, là một vườn ươm giáo dục cho con em Pháp và giới thượng lưu, tài phiệt người Việt miền Nam Việt Nam.
Qua bốn cuộc quy hoạch (Hébrard năm 1923, Pinneau năm 1933, Mondet năm 1940 và Jacques Lagisquet năm 1943), tuy có sự khác biệt chi tiết, song tính chất chức năng đô thị thống nhất bám quanh cái trục mục tiêu: đô thị nghỉ dưỡng và giáo dục. "
Nguồn: Đi tìm di sản Đà Lạt - Kỳ 1: Di sản của khí trời! (nguoidothi)
--------------
Cân nhắc khi chọn ngành, nghề để học:
"Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Doãn Mậu Diệp thừa nhận việc nhu cầu tuyển dụng lao động trực tiếp sản xuất cao, lao động có trình độ cao đẳng, đại học ít đang là thực trạng của thị trường lao động.
“Hiện nay, lao động có trình độ kỹ thuật trong những nhóm quản trị kinh doanh, kinh tế đang thừa, tỷ lệ thất nghiệp cao, trong khi thị trường lao động lại đang thiếu lao động kỹ sư, công nhân kỹ thuật bậc cao, công nhân lành nghề trong các nhà máy,” Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp nói."
Nguồn: Gần 200.000 thạc sĩ, cử nhân thất nghiệp (nguoidothi)
------------
Tin học cơ sở...
1. Chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản gồm 06 mô đun sau:
a) Mô đun kỹ năng 01 (Mã IU01): Hiểu biết về CNTT cơ bản (Bảng 01, Phụ lục số 01).
b) Mô đun kỹ năng 02 (Mã IU02): Sử dụng máy tính cơ bản (Bảng 02, Phụ lục số 01).
c) Mô đun kỹ năng 03 (Mã IU03): Xử lý văn bản cơ bản (Bảng 03, Phụ lục số 01).
d) Mô đun kỹ năng 04 (Mã IU04): Sử dụng bảng tính cơ bản (Bảng 04, Phụ lục số 01).
đ) Mô đun kỹ năng 05 (Mã IU05): Sử dụng trình chiếu cơ bản (Bảng 05, Phụ lục số 01).
e) Mô đun kỹ năng 06 (Mã IU06): Sử dụng Internet cơ bản (Bảng 06, Phụ lục số 01).
2. Chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT nâng cao gồm 09 mô đun sau:
a) Mô đun kỹ năng 07 (Mã IU07): Xử lý văn bản nâng cao (Bảng 01, Phụ lục số 02).
b) Mô đun kỹ năng 08 (Mã IU08): Sử dụng bảng tính nâng cao (Bảng 02, Phụ lục số 02).
c) Mô đun kỹ năng 09 (Mã IU09): Sử dụng trình chiếu nâng cao (Bảng 03, Phụ lục số 02).
d) Mô đun kỹ năng 10 (Mã IU10): Sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu (Bảng 04, Phụ lục số 02).
đ) Mô đun kỹ năng 11 (Mã IU11): Thiết kế đồ họa hai chiều (Bảng 05, Phụ lục số 02).
e) Mô đun kỹ năng 12 (Mã IU12): Biên tập ảnh (Bảng 06, Phụ lục số 02).
g) Mô đun kỹ năng 13 (Mã IU13): Biên tập trang thông tin điện tử (Bảng 07, Phụ lục số 02).
h) Mô đun kỹ năng 14 (Mã IU14): An toàn, bảo mật thông tin (Bảng 08, Phụ lục số 02).
i) Mô đun kỹ năng 15 (Mã IU15): Sử dụng phần mềm kế hoạch dự án (Bảng 09, Phụ lục số 02).
------------
"Thành ra, chuyện ngày càng có nhiều nhóm người tự trồng rau, tự nuôi gà hay trao đổi hàng hóa với nhau, không hề vui hay đáng tự hào chút nào.
Đó chỉ là giải pháp tình thế, tự cứu của những người còn có chút điều kiện. Ngặt nỗi, ngoài kia, vẫn còn hàng ngàn người, như bạn, như tôi, không đủ tiền hay thời gian, sự kiên trì để mua hẳn một con heo về ăn dần, cũng chẳng có mảnh vườn nào ở quê để ba mẹ trồng rau, nuôi gà mà gửi cho hàng tuần!
Tự nhiên, bất chợt nhớ đến những con bò ở thành phố Cork, Ireland mà tôi mới có cơ duyên ghé thăm. Chúng sống trên những đồng cỏ rộng lớn và thức ăn của chúng hàng ngày (cỏ tươi vào mùa mưa và cỏ khô dự trữ vào mùa đông) được những kỹ sư, tiến sĩ học hành đàng hoàng lo lắng hàng ngày, vì mỗi gia đình nông dân ở đây đều được cơ quan nông nghiệp gửi một chuyên gia xuống hỗ trợ như vậy."
Nguồn: Nghĩ về nỗ lực tự cứu của mỗi gia đình (thesaigontimes)
---------
Đồng hồ đếm ngược thời gian (dùng trên desktop)
-------
"Dường như là giáo dục của họ thiếu đào tạo phép xã giao và sự tự trọng. Nước này vẫn muốn trở thành quốc gia lãnh đạo thế giới nhưng cứ nhìn vào dân chúng sô bồ, hỗn loạn, chen lấn và thiếu tự trọng này thì còn lâu họ mới lấy được sự kính trọng của những quốc gia khác. Họ có thể có sức mạnh kinh tế nhưng muốn đi xa hơn thì còn lâu lắm vì kinh tế là một chuyện nhưng dân trí lại là một chuyện khác. Không phải to tát, lớn lao là quan trọng nhưng thường những điều nhỏ bé xác định ra hệ thống giáo dục của họ tốt thế nào. Chính hành vi của những người dân xứ đó xác định ra liệu một nước đó có là “đẳng cấp thế giới” (World Class) hay không. Một con heo có thể thoa son dồi phấn nhưng nó vẫn là một con heo phải không?”
Khi rời khỏi nước này, Bill kết luận: “Quốc gia này còn phải học nhiều vì không có hệ thống dịch vụ tốt ở đây. Cả nước đang hội tụ vào phát triển sản phẩm để xuất khẩu tối đa nhưng họ sẽ không đi xa được nữa. Họ có thể hiểu kinh doanh sản phẩm nhưng không hiểu kinh doanh con người. Toàn thể nền kinh tế là về xây dựng thật nhiều cơ xưởng, sao chép mọi thứ, và xây dựng nhiều sản phẩm giá rẻ nhưng không cần chất lượng cao nghĩa là họ không nghĩ gì đến khách hàng mà chỉ nghĩ đến quyền lợi của họ.
Họ muốn xây dựng mọi thứ, sản phẩm lớn, sản phẩm nhỏ nhưng họ sẽ không bao giờ thành công vì không hiểu nhu cầu của khách hàng; họ không có ý tưởng nào về sự thoả mãn của khách hàng. Từ người quản lí khách sạn tới người phục vụ nhà hàng, từ quan chức mức cao tới công nhân mức thấp, tất cả họ đều hành động y hệt như nhau, cứ vội vàng làm gì đó nhanh chóng mà không suy nghĩ. Chúng ta đã tham quan rất nhiều cơ xưởng và nếu chú ý, ông sẽ thấy rằng phần lớn các cơ xưởng đều có giám thị người ngoại quốc và phần lớn các công ty đều có người tiếp thị ngoại quốc bởi vì người của họ không thể làm điều đó. Đó là làm kinh doanh “nửa đường” vì sản phẩm không thể thành công nếu không có dịch vụ, và chính dịch vụ đem khách hàng trở lại.”
Nguồn: Lời bàn về giáo dục của Bill Gates (kimdunghn)
-----------
"Nói “sùng bái” có lẽ hơi quá, nhưng việc một số phương tiện truyền thông trong nước hào hứng với các xếp hạng kiểu như của NEF cho thấy không ít người Việt rất sính danh hiệu, hám danh hiệu, tìm mọi cách để có được danh hiệu này danh hiệu kia và dễ dàng tự sướng về một danh hiệu nào đó được trao. Thực chất ra sao không quan trọng, miễn có danh hiệu.
Những danh hiệu như của NEF trao cho Việt Nam có vẻ “vô hại”, ngoài tác dụng ru ngủ. Nhưng có những thứ danh hiệu mà người muốn có phải bỏ tiền ra mới có được, như rất nhiều thứ danh hiệu thượng vàng hạ cám mà không ít doanh nhân Việt Nam đang bị cuốn vào, bỏ tiền mua lấy. Hoặc những danh hiệu “văn hóa” (như gia đình, khu phố, ấp, xã văn hóa) hay “nông thôn mới” đầy tính hình thức mà nhiều địa phương đeo đuổi và có khi không phải không tốn tiền, thậm chí mang nợ mới có được để rồi chẳng làm gì với những danh hiệu ấy."
Nguồn: Hám danh hiệu(MTG)
-----------
Nhà văn Chu Lai:
"...Nhà văn bảo, độ lùi thời gian đã giúp ông thấm thía hơn nhiều điều, để có cái nhìn sâu hơn và tình hơn. Nếu như thời kỳ đầu, chất anh hùng ca bao trùm các sáng tác thì càng về sau, trong bản hùng ca đã có thêm những đoạn bi ca. Hàng triệu người đã ngã xuống thì sao có thể chỉ gọi đó là sự hoan ca?
Trong tiểu thuyết “Mưa đỏ” mới ra mắt độc giả vào tháng Tư vừa qua, ông viết về 81 ngày đêm rực lửa bảo vệ Thành cổ Quảng Trị mùa Hè 1972.
“81 ngày đêm, chúng ta mất khoảng 16.000 chiến sỹ. Trung bình, mỗi ngày một đại đội hy sinh. Còn gì khốc liệt hơn? Những con số ấy cứ bám riết lấy tôi. Dưới dòng Thạch Hãn kia, bên cạnh những đồng đội nằm lại còn là thân xác của bao đồng loại bên kia chiến tuyến. Chiến tranh đã xé toạc những ước mơ, vùi nát những thân xác,” giọng ông bỗng chùng xuống."
Nguồn: Viết không phải để ăn mày dĩ vãng (vietnamplus).
Tình mẫu tử.
---------------
Tình mẫu tử.
"Những ngày qua, câu chuyện xúc động người mẹ hoãn điều trị ung thư để giữ con của mẹ con bé Gấu đã khiến cộng đồng hết sức cảm động.
Mẹ bé nhận được kết quả chẩn đoán mắc ung thư phổi ở giai đoạn muộn khi đang mang thai ở tuần thứ 19, chị đã trì hoãn điều trị để giữ con, dù 2 tháng trước sinh chị không nằm được vì nếu nằm sẽ không thở nổi."
Nguồn: Người mẹ hoãn điều trị ung thư để giữ con đã qua đời (tuoitre.vn)
-------------
He he nhột quá...
"Hầu hết những GS, TS "hữu nghị" này đều bám vào bộ máy nhà nước vì "không biết bơi thì làm sao dám nhảy xuống nước". Bộ máy cơ quan, công sở lâu nay trì trệ vì do có quá nhiều "đại trí thức" loại này. Họ thường cố sống cố chết "giữ nguyên tình trạng cũ" để tồn tại, rất sợ đổi mới vì đổi mới đi liền với việc họ sẽ bị đào thải.
Đã đến lúc nhà nước, ngành giáo dục cần phải có biện pháp khẩn cấp để chấm dứt nạn cho ra lò ồ ạt những "đại trí thức" kém chất lượng như hiện nay. Khâu cần chấn chỉnh đầu tiên đó chính là trình độ ngoại ngữ."
Nguồn: Câu chuyện ngoại ngữ và chất lượng khoa học (VNCA)
-----------Hơn 190.000 cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ đang thất nghiệp, lý do:
-"Đào tạo thiếu cân đối"
-"Chất lượng đào tạo thấp..Nếu như được đào tạo tốt, vừa có kiến thức, kỹ năng làm việc vừa có ngoại ngữ thì..."
-"Sinh viên tốt nghiệp rất ít người có bản lĩnh để lập nghiệp, mà thường chỉ học lấy cái bằng rồi đi xin việc"
-"Nền kinh tế của Việt Nam"
Nguồn: giaoduc.net.vn
----------
Nên đọc cả sách văn học và khoa học (GS Trịnh Xuân Thuận)
"Người nào thích văn học thì đọc văn chương. Văn học là cách tìm hiểu con người nên rất quan trọng. Còn khoa học thì đi tìm hiểu về vũ trụ. Cả hai bổ túc cho nhau, ta không nên chỉ đọc một thể loại sách, mà phải đọc cả hai.
- Ở tuổi gần 70 này, ông làm những việc gì?
- Công việc của tôi, về khảo cứu chiếm 50%, 30% tôi dạy học, 20% công việc tôi để viết sách.
Ba công việc này song song nhau. Tôi thường viết sách vào cuối tuần, khi không phải khảo cứu hay dạy học."
Nguồn: GS Trịnh Xuân Thuận - cần đọc cả sách văn học và khoa học (Zing.vn)
----------
Đức - Ý (EURO 2016): cuộc chơi được mong đợi, diễn ra thật đẹp, những phút cuối không còn quan tâm tới tỉ số, ai thắng ai thua? đội nào thắng cũng xứng đáng.
Cám ơn hai đội đã cho người xem một cảm giác lâng lâng. Lâng lâng bởi sự chuyên nghiệp, bởi lối chơi đẹp, tôn trọng đối phương, bởi cuối cùng vẫn chỉ là cuộc chơi, mọi người cùng vui, cùng cảm xúc. Thắng thua không còn quan trọng nữa.
Xem kênh của Nga (bằng TorrentStream), họ bình luận mình không hiểu gì lại hay. Không thích kiểu bình luận của mấy ông bên VTV.
-----------
"Khi con người ta càng trưởng thành theo thời thời gian, tiến đến gần hơn ranh giới giữa sự sống và cái chết, số đông sẽ sống chậm lại và nghĩ nhiều hơn đến mệnh đề “nhân - quả”. Ai rồi cũng sẽ đi qua những được - mất, những cung bậc cảm xúc hỉ nộ ái ố và quy luật sinh - tử của đời người... Thế nên, hãy sống như thể ngày mai ta không còn được sống, để biết nâng niu hiện tại."
...
"Tôi tâm đắc một câu nói của thiền sư Thích Nhất Hạnh “Đừng đợi cho đến khi mọi khổ đau qua đi hết rồi mới cho phép mình được hạnh phúc”. Bởi vì, cuộc đời là chuỗi đan xen giữa hạnh phúc và đau khổ như những con sóng từ biển khơi ùa vào bờ, hết con sóng này đến con sóng khác, có như thế mới là cuộc đời."
...
Nguồn: Nếu được sống thêm lần nữa, bạn sẽ sống thế nào?(thanhnien.vn)
-----------
...tác giả Nguyễn Hòa viết,
...
"Mấy chục năm trước, một người thầy đáng kính bảo tôi: “Cậu biết nhiều nhưng chưa hiểu nhiều đâu, phải cố gắng mà hiểu”. Từ lời thầy dạy kiểm tra lại mình, đúng là tôi có biết nhiều nhưng chưa hiểu được bao nhiêu, để rồi nhắc nhở của thầy theo tôi đã bao năm. Một đôi lần viết điều không chính xác, có thể bạn đọc không nhớ, nhưng tôi vẫn nhớ và tự thấy xấu hổ, tự răn mình chỉ viết và nói những gì thực sự hiểu, đừng tự chuốc lấy hệ lụy từ… “nói như thánh phán”!"
Nguồn: Nói như thánh phán, nói như đúng rồi (ĐĐK)
-----------
Đối thoại giáo dục toàn cầu 2016...
...
"Vivienne Stern, Giám đốc Tổ chức Quốc tế ĐH Vương quốc Anh, cho biết các trường ĐH trên khắp thế giới đang đối mặt với thách thức trang bị cho sinh viên tốt nghiệp những kĩ năng cần thiết để tham gia vào thị trường việc làm toàn cầu hóa đầy cạnh tranh. Để làm được điều này, các trường đang phải thay đổi dần các chương trình giảng dạy, làm việc trực tiếp với các DN để có thể cung cấp những kinh nghiệm chuyên môn, tìm ra những mô hình nghiên cứu mới và tạo ra những cơ sở chuyên dụng cho phép sinh viên và các nhân viên có thể tìm ra tiềm năng thương mại trong công việc của họ
Một nghiên cứu trong đối thoại đã chỉ ra 7 yếu tố mà nhờ đó một trường ĐH đã phát triển một hệ sinh thái sáng tạo địa phương. Các yếu tố này bao gồm văn hóa, con người, chính phủ, nhu cầu thị trường, sáng tạo, kinh phí và cơ sở hạ tầng. Một điểm độc đáo là trường này (ĐH Keele) đã rất chú trọng trong việc sáng tạo kiến thức trong quan hệ đối tác”
Đặc biệt, cơ chế sáng tạo trong trường ĐH cũng được trình bày, bao gồm bốn chuỗi hoạt động mà cả nhân viên trong trường và sinh viên đều nên tham gia. Đó là những hoạt động công cộng và dựa trên yếu tố con người (thăm quan bên ngoài, tham dự hội nghị, phát triển chương trình giảng dạy), các hoạt động cộng đồng (bài giảng công cộng, thể thao cộng đồng, triển lãm), các hoạt động thương mại hóa (nghiên cứu được cấp phép, sáng chế, công ty được ra đời từ nghiên cứu), các hoạt động giải quyết vấn đề (tạo ra cơ sở vật chất, xuất bản, tạo mẫu/thử nghiệm)"
Nguồn: Bộ GD-ĐT giải thích việc nhiều trường đại học, ít thành tựu khoa học (nld.com.vn)
----------
"Theo ThS.BS. Trần Ngọc Lưu Phương, trưởng đơn vị tiêu hóa can thiệp Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, khẳng định: “Bệnh nhân hoàn toàn không nên tự mua kháng sinh để sử dụng tại nhà, các cửa hàng bán thuốc cũng không được bán kháng sinh khi không có đơn kê của bác sĩ”.
Uống một loại kháng sinh để trị nhiều loại vi khuẩn khác nhau sẽ sinh ra hiện tượng kháng thuốc, không những không hết bệnh mà còn làm tình trạng bệnh nặng thêm, việc chẩn đoán của bác sĩ sẽ gặp khó khăn do các triệu chứng bệnh không rõ ràng, xét nghiệm cho kết quả âm tính giả."
Nguồn: Người bệnh dùng kháng sinh tùy tiện...(tuoitre.vn)
------------
...
"Nền tảng giáo dục “liberal arts” là một bệ phóng rất tốt để sinh viên học lên như vào đại học luật, đại học y... hay các ngành cao học khác nhưng chưa đủ để đáp ứng yêu cầu của thị trường nhân lực đòi hỏi kỹ năng thật sự như hiện nay.
Chính vì thế, chính sách giáo dục của Mỹ khuyến khích đào tạo các ngành STEM (viết tắt các từ science - khoa học, technology - công nghệ,engineering - cơ khí và công trình, math - toán). Sinh viên Việt Nam du học, nếu theo học ở một trường “liberal arts” thì khả năng kiếm việc làm ở Mỹ khó hơn nhiều so với một sinh viên STEM.
Riêng ở Việt Nam, có lẽ nhu cầu của xã hội, mức phát triển của nền kinh tế chưa đủ để chúng ta có thể xa xỉ mơ đến một mô hình đại học “liberal arts”. "
Nguồn: Thách thức khác ở phía trước Đại học Fulbright Việt Nam (tuoitre)
--------------
[Trương Thị Hà Phương - 28 tuổi] - đất nước Nepal
...
“Chúng tôi hoàn toàn đi bộ. Đó là những vùng còn rất hoang sơ, ít người khám phá. Vì không muốn có nhiều vị khách đến săm soi về bộ tộc mình nên người dân ở đó không làm đường. Qua những chuyến đi, tôi được mở mang kiến thức, hiểu biết thêm văn hóa, tôn giáo và con người Nepal”
...
“Mình còn là người tu tại gia, vẫn còn có những nhu cầu nên phải luôn phấn đấu để vượt qua những tham sân si. Đừng nghĩ mọi thứ vô thường rồi buông xuôi, mà nghĩ về vô thường để càng nỗ lực và phấn đấu hơn trong tu tập đó mới là những lời Phật dạy”, Hà Phương bộc bạch.
Hà Phương tâm sự, ở nơi xứ người, cô vẫn luôn thương cha nhớ mẹ vì cảm thấy mình chưa tròn chữ hiếu.
Chúng tôi thắc mắc: “Hà Phương trong quá khứ và ở hiện tại có thay đổi gì đáng kể?”. Cô gái thẳng thắn so sánh: “Trước đây, tôi rất nóng tính và hời hợt, thích cuộc sống vật chất. Còn bây giờ, tôi sống bình dị và thanh thản, dù tôi vẫn tranh thủ các ngày nghỉ làm hướng dẫn viên du lịch để kiếm tiền đóng học phí cùng các khoản khác”.
Nguồn: Cô gái Việt Nam đầu tiên trong tu viện Nepal (Thanhnien)
-------------
"...quí 1-2016 đã có thêm 35.400 lao động có trình độ đại học trở lên thất nghiệp, nâng con số cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp lên 190.900 người...
Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp luôn than phiền thiếu nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu. Đó là lời cảnh báo nghiêm trọng về tình trạng đào tạo chạy theo số lượng chứ không theo nhu cầu của xã hội.
Nguyên nhân của vấn đề trên từ lâu đã được mổ xẻ rất nhiều, tuy vậy việc cải thiện trong thực tế vẫn không tiến triển được bao nhiêu, mặc dù đã có không ít nghị quyết, quyết định về vấn đề này đã được ban hành.
Đó là trào lưu chạy đua thành lập hàng loạt trường đại học ở các địa phương bất chấp sự bất cập về cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ giảng dạy. Thiếu trang thiết bị tối thiểu, các trường đó chỉ còn cách nhồi nhét kiến thức lý thuyết với nhiều thứ lỗi thời không còn phù hợp với thực tế xã hội. Người học ra trường không tìm được việc làm đã lãng phí không ít thời gian, tuổi trẻ và tiền của mà không đạt được bao nhiêu hiệu quả. Đó cũng là sự thiệt hại đáng kể của xã hội.
Chất lượng đào tạo cho đến nay bị hạn chế còn do nhiều trường vì mục đích tăng thu nhập đã tăng quy mô đào tạo quá nhanh so với khả năng phát triển của đội ngũ cán bộ giảng dạy và cơ sở vật chất, dẫn đến tình trạng thầy cô chỉ lao vào giảng dạy, không còn đủ thời gian để cập nhật kiến thức, phương pháp giảng dạy mới hay nghiên cứu khoa học.
Việc kiểm tra đánh giá phương pháp và chất lượng giảng dạy của thầy cô hầu như đã bị bỏ qua. Thực chất việc đánh giá kết quả học tập của sinh viên chủ yếu cũng chỉ căn cứ trên nội dung bó hẹp trong bài giảng của thầy cô, làm cho sinh viên chỉ thụ động giới hạn kiến thức của mình trong bài giảng.
Việc Bộ Giáo dục và Đào tạo cả mấy thập kỷ qua chỉ chăm bẳm dồn sức lo thủ tục thi tuyển đầu vào mà hầu như buông xuôi việc kiểm tra đầu ra, cùng với chính sách quá chú trọng bằng cấp chứ không phải thực tài và tâm lý quá ham bằng cấp trong xã hội đã tạo ra tâm lý dễ dãi về đầu ra sản phẩm của các trường, không chỉ ở bậc đại học mà cả thạc sĩ, tiến sĩ."
Nguồn: Sao cử nhân, thạc sỹ thất nghiệp? (TBKTSG)
--------------
"...Theo GS.TSKH Dương Ngọc Hải, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, cách đây 5 năm, xu thế cán bộ nghiên cứu chuyển dịch từ Viện ra các đơn vị bên ngoài rầm rộ hơn. Bây giờ vẫn tiếp tục dù không mạnh bằng nhưng điều đó không có nghĩa cơ chế đãi ngộ đã đủ để giữ chân người giỏi. Thực tế hiện nay, nhiều người giỏi, ngay từ đầu đã không chọn con đường nghiên cứu. “ Những người xuất sắc nhất đa phần đã không chọn làm khoa học ngay từ khi chọn trường, chọn ngành học. Chúng tôi vẫn nói với nhau, những người trẻ thực sự nổi bật như thế hệ trước bây giờ rất ít, hoặc nếu có phần lớn làm việc ở nước ngoài”, GS Hải nói.
...
Theo PGS.TS Trương Xuân Lam, tình trạng chảy máu chất xám và không thu hút được người giỏi làm cho thế hệ khoa học kế cận ít người giỏi, tạo ra một lỗ hổng cho ngành KHCN Việt Nam. Trong khi đó, PGS.TS Đồng Văn Quyền cho biết, với cơ chế hiện nay, ông lo lắng, viện nghiên cứu sẽ thiếu hụt người làm nghiên cứu trong tương lai."
Nguồn: Lương 3 triệu nhiều tiến sĩ bỏ việc (tienphong.vn)
-------------------
Nguyên nhân là: "nhất hậu duệ, nhì quan hệ, ba tiền tệ, trí tuệ không tính,,,còn lại mặc kệ => Làm gì còn chỗ cho người hiền tài, tử tế?
..."Nhưng đến kỳ thi học kỳ thì tôi càng thất vọng về thầy giáo của con mình. Cả hai kỳ thi học kỳ 1 và 2 thầy đều cho học “tủ”. Thầy không ôn thi theo cách thông thường, tức là ôn lại toàn bộ chương trình đã học để củng cố kiến thức cho học sinh. Thầy phát cho mỗi em 3 tờ giấy là đề và lời giải các môn toán, tiếng Việt, khoa - sử - địa và ngày nào cũng bắt các cháu chỉ làm đi làm lại những đề đó cho đến khi thuộc như cháo chảy. Con tôi nói: “Thầy bảo, cứ học thuộc các đề này, thi đảm bảo được 10 điểm”.
Thảo nào, cuối năm cả lớp đều đạt học sinh giỏi. Ngay trong buổi họp phụ huynh tổng kết năm học, thầy còn bộc bạch: “Để bọn trẻ có được kết quả học tập như vậy, ngay từ giữa tháng 4 tôi đã phải tích cực ôn luyện, cho các cháu làm đi làm lại một số đề thi”."
Nguồn: Con tôi là học sinh giỏi (thanhnien.vn)
---------------------"...hiện nay một sản phẩm dệt may có thương hiệu có giá bán trên thị trường khoảng 100 USD thì các công ty gia công của Việt Nam chỉ nhận được tiền công khoảng 2 USD, đôi khi còn thấp hơn. Dù tỷ lệ ăn chia này có vẻ hơi chênh lệch, nhưng nó vẫn đáp ứng tỷ lệ 98-2 một cách khá "chuẩn mực" trong nền kinh tế Việt Nam. Nếu chúng ta muốn biết giá trị thực mà Việt Nam nhận được từ con số hàng tỉ USD hàng xuất khẩu dệt may đem về cho đất nước, thì phải nhân con số hàng tỉ USD đó với tỷ lệ 2%.
...Nó chứng tỏ một thực tế rằng nền kinh tế Việt Nam hiện nay chỉ là một nền kinh tế làm thuê. Trong đó đa phần người lao động làm thuê với mức giá rẻ mạt, và tập trung chủ yếu vào các công đoạn gia công đơn giản. Thay vì tự mình làm ông chủ thì chúng ta lại đang phải chấp nhận thân phận làm thuê, phần lớn là cho các ông chủ ngoại. Thực tế này rõ ràng đến mức, kể cả thủ tướng và chính phủ cũng phải thừa nhận một cách gián tiếp, thông qua chương trình “Quốc gia khởi nghiệp” đang tạo ra được sự hào hứng lớn trong nền kinh tế và cộng đồng doanh nghiệp. Mục tiêu của chương trình này là nhân lên gấp đôi số DN hiện nay để đạt mức 1 triệu DN vào năm 2020. Một nền kinh tế có quá ít các ông chủ, thì dĩ nhiên phần lớn lao động là đi làm thuê.
Thừa nhận thẳng thắn thực tế này không phải là để khước từ các hiệp định thương mại tự do mà Tổng thống Obama đã nỗ lực thúc đẩy trong chuyến thăm Việt Nam vừa qua, mà để nói lên rằng xuất phát điểm của nền kinh tế Việt Nam hiện nay vẫn còn quá thấp, và chúng ta cần nỗ lực nhiều hơn hiện nay rất nhiều nếu như muốn hưởng trái ngọt mà các hiệp định thương mại tự do như TPP đem lại. Qúa tô hồng tương lai mà không nhìn thẳng vào thực trạng khó khăn hiện tại, là một cách không thể dễ dàng hơn để tự biến mình thành những kẻ làm thuê khốn cùng. "
Nguồn: Win-win là gì với một nền kinh tế làm thuê (MTG)
------------
Tối thiểu phải đảm bảo có việc làm, để có cái ăn.
..."Tôi luôn tin rằng khi chúng ta thành lập một trường ĐH mới, chúng ta luôn có rất nhiều cơ hội để làm khác. Chẳng hạn, ngày càng có nhiều người chấp nhận quan điểm cho rằng giáo dục ĐH phải đáp ứng nhu cầu thị trường. Các công ty tuyển dụng những cử nhân có chuyên môn chuyên biệt. Tất nhiên, giáo dục nhân văn (liberal arts) cung cấp cho bạn một nền tảng rất tốt. Nhưng nếu sau khi bạn tốt nghiệp và không thể tìm được việc làm, hẳn bạn sẽ tự hỏi mình: phải chăng ngay từ đầu mình đã chọn sai trường? Rõ ràng, cung cấp những chương trình đào tạo chất lượng, đáp ứng đòi hỏi của thị trường ở mức chi phí thấp nhất có thể đang là một yêu cầu đối với giáo dục ĐH trên thế giới chứ không riêng gì Việt Nam...."
Nguồn: Đại học Fulbright Việt Nam, sẽ đối mặt nhiều thách thức muôn thuở (tuoitre.vn)
-----------------
Chân dung người trẻ - Phạm Hy Hiếu
...Tôi đã quan niệm mình phải tìm được một việc mình thích làm và làm thật giỏi việc đó. Đây là cách tốt nhất để cống hiến cho xã hội. Tôi thường xuyên gặp bế tắc trong việc tìm ra con đường cho mình, từ những quyết định cá nhân cho đến các vấn đề nghiên cứu, học tập. Hiện nay, tôi nghĩ điều tốt nhất nên làm là bước lên phía trước. Có thể bạn sẽ vấp ngã nhưng từ những sai lầm của mình, bạn sẽ tìm ra con đường tốt cho bản thân. Vì thế, tôi rất thích câu của Lỗ Tấn “Trên đời này làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi”. Tôi cũng thích một phiên bản “văn học mạng” của câu nói này, nghe có vẻ “thơ” hơn: “Cứ đi. Phía trước sẽ có đường.”
Nguồn:NDT
----------------------------
Viết về nhà khảo cổ Nguyễn Thị Hậu:
"Bạn bè cô phần nhiều là nhà văn, nhà thơ, nên rất ngạc nhiên trước sức làm việc của tiến sĩ Hậu, nhưng tôi là một nhà báo, dự nhiều hội nghị về các vấn đề khác nhau, nghe các bài tham luận và phát biểu của tiến sĩ này, càng thêm ngạc nhiên trước kiến thức rộng và chắc chắn của cô. Ấy vậy mà khi viết lách, những trang viết của Nguyễn Thị Hậu lại đậm chất văn chương, không khoe khoang kiến thức, không lên gân với các đồng nghiệp. nhà văn Nguyễn Đông Thức viết: “Những bài viết thật bình dị, nhẹ nhàng [...] với những nhận xét và suy nghĩ vừa tinh tế lại vừa mộc mạc. [...] Có cảm giác tác giả là một người thông minh tới mức biết cách không làm người ta phải sợ hãi về sự thông minh đó”.
Nguồn: tienphong
----------------...
"Nhà nghiên cứu họ Bùi nhớ lại hình ảnh ông thầy dạy triết hồi lớp 12 ở trường Nguyễn Bá Tòng: mỗi lần gặp học sinh, ông đưa tay chào và nói một câu tiếng Pháp, rằng “chỉ có tư tưởng mới hướng dẫn thế giới”.
Hình ảnh ấy, câu nói ấy có ấn tượng mạnh, khiến Bùi Văn Nam Sơn chú ý đến thế giới tư tưởng của con người. Cộng với mối băn khoăn của các vị tiền bối quê nhà thời bấy giờ, rằng người phương Tây nghĩ gì trong đầu? Tại sao một quốc gia oai hùng như Việt Nam mà mấy ngàn người Tây đến lấy dễ như thò tay lấy đồ trong túi vậy? Chính điều đó khiến cho Bùi Văn Nam Sơn khi du học đã chọn con đường đi sâu vào thế giới tư tưởng phương Tây."
Nguồn: Đừng để mình lạc hậu về tư tưởng - tuoitre.vn
-------------------[Người tử tế] - nhà báo Minh Hiền
....
Nhớ Minh Hiền là nhớ một con người đàng hoàng, đằm thắm, hiền dịu và tinh tế trong mối quan hệ bạn bè; là nhớ một người luôn giữ mình trong sạch cả khi không có tiền và không có quyền, và cả khi trong tay từng có cả hai thứ đó.
.............
Nguồn: nguoidothi
------------------
Ý kiến của ông Phùng Xuân Nhạ - tân Bộ trưởng Bộ Giáo Dục:
...
"Chúng ta phải chuyển cả một nền giáo dục lấy tiếp cận nội dung là chủ đạo sang một nền giáo dục chú trọng dạy phương pháp, kỹ năng trên nền tảng kiến thức chuyên môn cần thiết để phát triển năng lực người học và dạy làm người.
...
- Bất kỳ người dân nào cũng có mưu cầu rất chính đáng là được học hành tử tế, được sống vui vẻ, sống trong xã hội yên bình. Tôi được giao nhiệm vụ mà lại không chú trọng đến mưu cầu đó một cách thực sự thì không đúng, vì bản chất của giáo dục là con người chứ không phải bằng cấp.
Mục tiêu của giáo dục là đào tạo những con người thực sự nhân văn, theo UNESCO là học để biết, học để làm việc, học để làm người, học để sống với nhau."
Ý tưởng thành sự thật?
----------
Diễn từ nhận giải, chứa đựng bao bài học, bao điều cần suy nghĩ:
Diễn từ của GS. Nguyễn Ngọc Lanh/nguoidothi
Diễn từ của GS. Trịnh Xuân Thuận/nguoidothi
Diễn từ của GS. Đào Hữu Dũng/nguoidothi
Diễn từ của GS. Pierre Darriulat/nguoidothi
----------
"Có lẽ cũng nên nhớ lại, hoạt động của Quỹ chúng ta, ra đời cách nay vừa đúng 9 năm, đã bắt đầu bằng một giải thưởng về dịch thuật. Và điều đó hoàn toàn không ngẫu nhiên. Tôi cũng nhớ lần ấy, trong khi trao giải cho dịch giả Bùi Văn Nam Sơn, chúng ta đã nói đến bài học lớn về dịch thuật của Nhật Bản, nước châu Á đầu tiên đã dịch rất sớm tác phẩm kinh điển quan trọng Bàn về tự do của John Stuart Mill với số lượng khổng lồ cho một dân số Nhật lúc bấy giờ còn tương đối ít; và từ sau đó, cho đến tận ngày nay, là nước dịch nhiều nhất thế giới và cũng đọc nhiều nhất thế giới.
Rõ ràng dịch thuật, coi trọng dịch thuật, khao khát và qua dịch thuật say mê và tỉnh táo không ngừng chiếm lĩnh tinh hoa tri thức của nhân loại cho mình trong tồn tại và phát triển, là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến nước Nhật, cách đây hơn ba trăm năm, trước thách thức sống còn khi tiếp xúc với chủ nghĩa tư bản đến từ phương Tây, đã là nước châu Á duy nhất có công cuộc duy tân thành công; và ngày nay là một trong những nước hùng cường nhất thế giới.
Dịch, nói theo một cách nào đó, cũng chính là học, học cho chính mình, và tận tụy đem những điều học hỏi hay, mới, về cho đồng bào mình, đất nước mình. Năm 1906, khi ở Nhật về, Phan Châu Trinh đã nói ấn tượng và suy nghĩ sâu sắc của ông: ‘’Người Nhật học như thế, ta không học gì cả, mất nước là phải!’’. ‘’Chi bằng học!’’, ông kêu gọi. Học người Nhật. Học như người Nhật. Học ý chí học và cách người Nhật học. Cho đất nước mình."
Trích phát biểu của nhà văn Nguyên Ngọc. Nguồn nguoidothi
------------
Hoa cài mái tóc,
...ta thương nhau giữ trọn tình quê. Youtube
Lê Minh Trung hát.Youtube
---------------
Nghe tiếng Bass thật lạ, đơn giản mà ấn tượng.
Triệu đóa hồng (phiên bản Hàn Quốc). Youtube
--------------
Ý kiến của PGS.TS Nguyễn Văn Nhã:
"Cũng có người nói rằng, nếu đào tạo rút gọn, lược bớt đi những phần nội dung chính trị, tư tưởng thì sinh viên được đào tạo ra liệu có còn là người Việt Nam yêu nước không?
PGS.TS Nguyễn Văn Nhã: Đấy là suy nghĩ sai lầm, bởi vì bản thân mỗi chúng ta khi sinh ra là người Việt Nam thì đã có dòng máu yêu nước rồi.
Trong cả cuộc hành trình nhiều năm tháng học từ Tiểu học cho tới Trung học cơ sở, rồi vào phổ thông, các em cũng liên tục được gia đình và nhà trường dạy dỗ truyền thống của dân tộc. Cho nên sẽ là một sai lầm nếu cứ duy trì cách dạy cũ, tức là nhồi cho các em những môn học mang tính tư tưởng một cách khô cứng ngay từ khi bước chân vào giảng đường đại học.
...
- Tiêu chí đào tạo của Mỹ rất khoa học, nó được thể hiện rất rõ ràng qua việc sinh viên phải hoàn thành được một bài tập cụ thể, và phải tham gia được vào một nghiên cứu ngay từ năm thứ nhất.
- Tới năm thứ hai, sinh viên phải xuống thực tế tại các nhà máy, các cơ sở lao động và phải có được một bài tham luận.
- Tới năm thứ ba, sinh viên phải tham gia được vào các công trình nghiên cứu khoa học của thầy cô, để được trực tiếp làm một số việc đơn giản, qua đó hiểu về quy trình, cách thức làm một đề tài khoa học.
- Tới năm thứ tư, sinh viên phải có một khóa luận thức sự, phải có được công trình nghiên cứu của riêng mình."
Nguồn: nguoidothi.vn
---------------
Đà Lạt vẫn còn nhiều chỗ đáng yêu, hãy cố giữ gìn!
"Nắng càng lên, gió càng lớn đẩy những chiếc thuyền trôi tự do dạt vào bóng râm của những cụm cây ưa nước mọc giữa hồ. Dưới bóng cây, nằm ngửa mặt lên trời nhìn lá vàng rung rinh trong nền xanh bát ngát của bầu trời. Giữa Tuyền Lâm, một ngày có đủ bốn mùa: sáng mùa xuân, trưa mùa hè, chiều mùa thu và chiều đến tối là mùa đông lạnh tê tái.
Chiếc thuyền lang thang theo dòng nước lững lờ và những người đi tìm sự tĩnh lặng thấy rõ bốn mùa trôi qua bàn tay. Bốn mùa trôi qua kèm theo bao ưu phiền chất chứa cũng trôi đi. Đến khi chiếc thuyền tấp vào bờ, lòng ai cũng thanh nhẹ."
Nguồn: Đi giữa "trái tim" Đà Lạt/Tuoitre.vn
-----------------
Ý kiến của tác giả Kim Dung/Kỳ Duyên
TS Nguyễn Văn Huy: Điều gì giữ con người không “hóa thú” ?
Tác giả: Hoàng Hạnh (thực hiện)
KD: Điều gì ư? Trước hết là giáo dục gia đình tử tế. Có rất nhiều ông bố bà mẹ thực ra đã không biết dạy con. Cho con đầy đủ vật chất nhưng không dạy con phần người- lòng nhân ái, các ứng xử từ nết ăn nết ở, nết sống, thói quen văn hóa- vì họ luôn sợ con thiệt thòi. Ở những gia đình đó, thực sự không có nếp nhà- dù họ sống trong nhà lầu, biệt thự hẳn hoi!
.
Thứ hai nhà trường đóng vai trò dạy người đúng nghĩa. Học để làm người không phải học chỉ để thi như hiện nay.
.
Thứ ba, một XH phát triển lành mạnh, pháp luật được tôn trọng và con người có niềm tin vào XH đó, vào thể chế đó. Một XH mà pháp luật bị giẫm đạp, con người mất hết niềm tin với con người, đến lượt họ sẵn sàng “tha hóa” không chút day dứt. Một XH như vậy, “thú” là bản năng thường trực!
Nguồn: BlogKimDung
---------------
Nên xem xét tới hậu quả lâu dài của việc học kiểu này.
Các em có thể đậu đại học, nhưng sau đó, vào đại học thì như con gà công nghiệp, thật tội!
"Đúng 22g10, các học sinh lớp 12 Trường THCS-THPT Nguyễn Khuyến lục tục ra khỏi cổng trường. Một học sinh lớp 12 (đề nghị không nêu tên) đang học để chuẩn bị thi khối D kể: “Thường mỗi ngày em dậy từ 5g30, vệ sinh cá nhân xong thì đến trường ăn sáng. Đúng 6g30 chuông reng vào lớp. Buổi sáng học đến 11g30 rồi học sinh được nghỉ ăn trưa. 13g30 vào học buổi chiều, đến 16g30 nghỉ ngơi và ăn chiều; 18g tụi em tiếp tục giờ học buổi tối, 22g ra về. Học suốt như vậy từ thứ hai đến thứ sáu, thứ bảy và chủ nhật cũng phải học từ sáng đến 16g30, chỉ được nghỉ buổi tối mà thôi”.
Học sinh này còn cho biết thêm: “Cứ ba tuần học sinh lớp 12 tụi em mới được nghỉ một ngày chủ nhật trọn vẹn”.
Khi chúng tôi hỏi: “Học suốt tuần như vậy có thấy mệt không?”, bạn học sinh liền nhún vai: “Mệt chứ! Nhưng tụi em học như vậy từ đầu năm học đến nay rồi, riết cũng quen. Nhưng cứ về nhà là đứa nào cũng lăn quay ra ngủ để lấy sức ngày mai học tiếp. Vậy mà có ngày lên lớp vẫn cứ buồn ngủ”.
Để trả lời cho câu hỏi: “Học suốt như vậy thì có hiệu quả không?”, một học sinh lớp 12C6 Trường THCS-THPT Nguyễn Khuyến bày tỏ: “Tùy mỗi người thôi. Nhưng tôi nghĩ đa số là hiệu quả. Bởi vì mỗi dạng bài thầy cô đều cho ôn đi ôn lại, làm đi làm lại rồi, làm riết thành ra thuộc luôn”."
Nguồn: Học ngày rồi lại học đêm/Tuoitre
---------------------
Phỏng vấn đạo diễn Phan Đăng Di
* Tôi thấy ở đô thị lớn bây giờ sự nhẫn nại không nhiều, con người gần như không còn đủ bình tĩnh, lúc nào cũng bấn loạn...
- Nên cứ phải nhắc nhau chuyện đó, khi mình có trí tuệ thì mình sẽ bình tĩnh, làm gì sẽ không sợ bị chê cười. Tôi có những người bạn nước ngoài, họ không giàu có, có người phải sống bằng trợ cấp, cuộc sống chỉ hướng tới nghệ thuật, nhưng họ luôn sống bình thản, vững chãi. Những cô dựng phim, anh làm âm thanh nước ngoài mà tôi biết, khi làm việc họ tập trung tuyệt đối, lúc đó họ tuyệt đẹp.
Tôi vẫn nói với tụi nhỏ, hãy nhìn vào vẻ đẹp đó, đừng nhìn những cái lăng nhăng. Một xã hội chỉ nhìn vào cái túi, cái váy thì chết
Nguồn: Một xã hội chỉ nhìn vào cái túi, cái váy thì chết/Infonet
----------------
Ý kiến của tác giả Ngô Tự Lập:
Bốn loại đại học:
- Dạy nghề hay đào tạo nhân lực
- Khai sáng: để giúp con người thoát khỏi tình trạng vị thành niên về trí tuệ, đào tạo con người tự do
- Một mắt xích của quá trình sản xuất: nghiên cứu, thiết kế và thử nghiệm các sản phẩm
- Phát triển cá nhân: xem như một dạng "mỹ phẩm trí tuệ"
Nguồn: Bốn chức năng của đại học "mỹ phẩm trí tuệ" và kinh doanh giáo dục/ANTG
--------------
Bài viết của tác giả Bích Hà về "nhân tài du học":
...
"Phải chăng vì thường xuyên, báo chí “giật tít” về những trường hợp sinh viên xuất sắc được học bổng, mà chẳng ai đi sâu được vào mọi “ngõ ngách” của cuộc sống và học hành của số động du học sinh đâu.
Mới đây thôi, tôi thấy một cô gái “tự quảng bá” mình từng là sinh viên được học bổng Asian ở Singapore, rồi học bổng đại học và thạc sĩ trường top ở Mỹ, hiện là giáo viên dạy “Văn học Anh” tại trường tiếng Anh nâng cao.
Tôi khá tò mò vì cô bé mới 26 tuổi mà “bảng thành tích” khá tốt. Tôi hỏi cô học những trường nào: theo lý lịch tự khai, cô bé học trường Junior College xếp hạng 19/19 ở Singapore, sau đó là học một trường đại học xếp hạng 78/81 của vùng West (bảng xếp hạng vùng). Tôi cười nghiêng ngả về khả năng tự “quảng bá” thương hiệu của lớp trẻ bây giờ."
Nguồn: Góc khuất nghiệt ngã của nhiều du học sinh Việt/TuoiTre
--------------
"Tôi thích mô hình nước ngoài: đủ 16 tuổi, thanh niên tự tìm việc làm,tự trang trải chi phí cá nhân, vừa trang bị kỹ năng xã hội, song song với việc học ở trường. Đó là cách ‘đi hai chân’ đến trưởng thành và thành công; vừa không làm khổ người khác, vừa không rơi vào tình huống ngơ ngác ôm tấm bằng mà chẳng hiểu biết hay có kỹ năng gì về cuộc sống thường nhật.
Quay lại chuyện du học xong về hay, đương nhiên đây là lựa chọn cá nhân. Nhưng cần phải dứt khoát phải thay đổi tư duy “nhân tài” với “hiền tài”, “nguyên khí”… không nên tư duy kiểu cứ học nhiều là nhân tài. Một tiến sĩ học ở nước ngoài về với một nghệ nhân làm bánh giỏi, chưa đi nước ngoài bao giờ đều đáng giá như nhau. Mỗi người có giá trị riêng.
Cái sai bắt đầu từ việc gắn cho những người du học là “nhân tài”, rồi từ đó mới nảy sinh vấn đề trọng dụng nhân tài, rồi biệt đãi, rồi về hay ở."
Nguồn: Du học "về hay ở": Những hiểu lầm nghiêm trọng/TuoiTre
---------
Sức mạnh tinh thần cần cho cá nhân, gia đình, cộng đồng. Để loài người có một cuộc sống ý nghĩa. Nếu mọi người đều sống có ý nghĩa rồi thì tiếp sau sẽ là cái gì? Hay cứ tới đó đã rồi tính tiếp?
Câu chuyện của Nguyễn Mạnh Hùng, cựu phó giám đốc FPT/ Nguồn Youtube
-------------
Ý kiến của bà Đào Thu Hiền:
"...Tuy nhiên, có một điều tôi nhận thấy là sự khác biệt của nền kinh tế Việt Nam và một số nước phát triển khác là như thế này. Cái này mọi người cũng hay nói với tôi, tài chỉ là một trong nhiều yếu tố để bạn thành công ở xã hội VN. Điều đó phụ thuộc vào nền kinh tế dựa trên cái gì.
Khi nhìn vào nền kinh tế Việt Nam, tôi thấy "quan hệ" vẫn là yếu tố rất lớn. Người nước ngoài miêu tả là "relationship-based economy". Đối lập với đó là "merit-based economy", nghĩa là nền kinh tế dựa trên năng lực.
Vậy thì khi nào mà nền kinh tế của chúng ta còn phụ thuộc vào rất nhiều quan hệ thì năng lực chỉ là phần phụ.
Bạn không có quan hệ, vậy năng lực của bạn có làm bạn nổi trội và được trưng dụng hay không. Theo tôi, ở Việt Nam, vấn đề đó chưa xảy ra, nghĩa là mình phải phụ thuộc rất nhiều vào quan hệ. Vậy thì ai vừa có năng lực, vừa có quan hệ thì sẽ có nhiều cơ hội hơn. Những người chỉ có năng lực, không có quan hệ thì sẽ không thành công bằng."
Nguồn: Tại sao nhân tài ngại trở về?/VNN
------------
Viết về Mark Zuckerberg: học được nhiều điều từ anh ấy.
Nguồn: Cuộc đời ít biết của ông chủ Facebook/VNN
-------------
Nhà báo Phan Đăng phỏng vấn GS. Chu Hảo
"- Thế giới ngày nay khác lắm rồi. Thế giới ngày nay không quá chú trọng đến khái niệm lãnh tụ nữa, mà chú trọng đến việc phân công lao động, và thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm lao động trong xã hội. Nghĩa là khi anh làm tổng thống hay về hưu thì đơn giản chỉ là thực hiện công việc của mình một cách tốt nhất, giàu trách nhiệm nhất trong từng giai đoạn mà thôi.
- Nếu cứ với đà này, rồi chúng ta sẽ còn mất mát nhiều hơn nữa?
- Nếu người tài không được trọng dụng hoặc chỉ được trọng dụng một cách hình thức thì đúng là sẽ còn mất nữa. Bởi tôi biết có những người tài - những nhà trí thức lớn cũng rất muốn về nước, nhưng họ lo ngại là về nước thì có được trọng dụng một cách đúng nghĩa, đích thực hay không? Khi nào các nhân tài có sẵn trong nước được trọng dụng thì họ sẽ nhìn vào đấy và sẽ trở về. Theo tôi, cũng chẳng cần có một chính sách ưu đãi đặc biệt nào dành riêng cho trí thức Việt kiều đâu, bởi trí thức là trí thức, ở trong nước hay ở nước ngoài cũng vậy thôi. "
Nguồn: Chỉ có thể cất cánh với những trí thức tầm vóc/ANTG
-------
Ý kiến của tác giả Nguyễn Thị Hậu (Hậu khảo cổ)
"...môn sử với chức năng và ý nghĩa quan trọng của nó cần có vị thế độc lập, nhưng không thể tiếp tục dạy và học lịch sử như cũ, cả về nội dung và phương pháp.
...
Khi các môn khoa học xã hội không còn vị trí là khoa học thì hệ quả đầu tiên đó là “sản sinh” những thế hệ “thuộc lòng, nhắc lại” không biết tư duy độc lập.
...
Lịch sử không chỉ là việc nhắc lại quá khứ để biết quá khứ, mà là để hiểu hiện tại và biết tương lai, Không học lịch sử như một khoa học thì không thể nhận thức được những gì đang và sẽ xảy ra, bài học và kinh nghiệm lịch sử chỉ có ích cho thế hệ sau nếu nó giúp thế hệ lựa chọn và tự định đoạt con đường tương lai."
Nguồn: Môn Lịch sử chỉ là "trường hợp điển hình"/TBKTSG
------------
thầy Nguyễn Văn Hy
"Lại có học trò của ông bây giờ đang giữ trọng trách ở những trường đại học, ở những viện nghiên cứu… hiểu ông, biết hoàn cảnh ông nên vẫn luôn khuyên thầy gắng dành chút thời gian làm luận văn tiến sĩ, dù biết rằng Tiến - lùi hay Giáo - mác không mấy quan trọng gì với thầy, và thực lực học vấn của thầy hoàn toàn xứng đáng cho những danh vị ấy. Thậm chí họ nhiều lần nói thầy chỉ cần làm một vài công đoạn cho có thủ tục thôi. Ông biết thiện ý của học trò muốn ông khỏi thiệt thòi nhưng một lần nữa tính "lập dị" trong ông lại thắng, ông nói cảm ơn mà không theo. Với ông, đâu cứ phải có học vị là cái đích phải có theo trào lưu? Quan trọng là thực lực. Không có trình độ tương ứng mà mục đích chỉ nhằm đánh bóng tên tuổi, mưu danh kiếm lợi thì trong con mắt mọi người, những danh hiệu ấy liệu có đáng được tôn trọng?
Cho dù những ngày này, thầy giáo, nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Văn Hy đã vào tuổi 85 nhưng thấy ông vẫn giữ nguyên nếp sống lạc quan, giản dị mà người ta vẫn cho là lập dị có từ mấy chục năm nay, vẫn say sưa làm việc, nơi đâu cần nếu ông thấy phù hợp thường không bao giờ ông từ chối. Và ông vẫn sống trong ngôi nhà cấp bốn xập xệ, không tiện nghi, đi đâu vẫn cuốc bộ hoặc xe ôm, xe bus, vẫn lầm lũi cơm bụi, chè chén, trước sau vẫn chỉ là một ông giáo cử nhân bình thường, nhưng lại luôn nhận được sự trọng nể, yêu quí của đồng nghiệp và của học trò.
Tôi nghĩ, có lẽ những điều đó mới thật sự là phần thưởng giá trị, là niềm vui, niềm hạnh phúc lớn nhất với một người thầy, một nhà nghiên cứu."
Nguồn: Nhà nghiên cứu lập dị/CAND
-------------
thầy Phạm Hồng Danh:
"Trải qua nhiều trớ trêu của phận mình do trời lập trình sẵn như một công thức, dù kết quả thế nào thì Phạm Hồng Danh vẫn luôn nhìn cuộc sống ở nhiều mặt để rồi cười xòa: “Chuyện đời thường vẫn thường bất trắc/Điều trớ trêu nghĩ cũng thường thôi”, để nhận ra nhiều lầm tưởng giá trị của con người như một lời an ủi: “Có người cố tình lầm lẫn lá là hoa/Nên hạnh phúc vì đời nhiều hoa quá”.
Nguồn: Công thức toán sao giải mã hết cuộc đời/NLD
-------------
"...Nên phát triển một nền giáo dục khai phóng, lấy con người làm trung tâm hay vẫn duy trì một nền giáo dục theo quan điểm cũ, lấy việc áp đặt/nhồi nhét kiến thức làm nhiệm vụ chính?
...muốn chống suy thoái đạo đức xã hội và chấn hưng văn hóa, cần thực hiện hiệu quả các nhóm giải pháp chính: i) bên cạnh việc xác định cụ thể chuẩn văn hóa dân tộc/quốc gia, cần đảm bảo một nền luật pháp công chính, nghiêm minh; ii) trong giáo dục nhà trường, cần xác định rõ quan điểm khai phóng, lấy con người làm trung tâm; và iii) kiện toàn môi trường gia đình, coi đó vừa là điểm khởi đầu, vừa là nơi tích hợp các kết quả của hệ thống giáo dục tổng thể."
Nguồn: Loạn chuẩn văn hóa: nhìn từ hệ thống giáo dục hiện nay/VHNA
-------------
Lịch sử Việt Nam.
"Chúng ta đã đánh mất nhiều thứ và giờ định đánh mất luôn môn sử trong nhà trường nữa hay sao? Vì đâu nên nỗi, ai trả lời cho người dân Việt câu hỏi đắng cay này?
Lịch sử là lịch sử, xin thưa, dù nó có thể biến tướng hoặc biến mất trong giáo dục. Nhưng dân tộc này đã chứng minh bằng hàng ngàn năm dựng và giữ nước của mình, rằng lịch sử Việt Nam nằm trong máu thịt và tâm thức của người Việt, niềm kiêu hãnh của dân mình sẽ làm nó sáng lên dù có lúc nó phải sáng lên trong bóng tối."
Nguồn: Ai trả lời cho dân Việt câu hỏi đắng cay này?/tuoitre.vn
-----------
Ý kiến của ông Giản Tư Trung:
"...
- Tôi cho rằng có 3 yếu tố cơ bản để thu hút hiền tài. Thứ nhất, chính sách đãi ngộ. Thứ hai là chiến lược phát triển và cơ hội thăng tiến. Thứ ba là cơ chế quản lý và môi trường làm việc để bảo vệ được các giá trị con người.
Trong ba yếu tố này, vấn đề đãi ngộ có thể giải quyết dễ dàng nhưng ở nước ta chế độ đãi ngộ chưa cao, nhất là trong hệ thống nhà nước. Còn cơ hội phát triển phải tuân theo quy trình. Mà quy trình thì chứa đựng nhiều điều chưa hợp lý, đó là chưa kể việc thực hiện quy trình cũng có vấn đề. Về yếu tố thứ 3, nơi làm việc phải giữ được các giá trị con người e rằng hơi khó.
...
Chúng ta không ai phủ nhận nước Mỹ là siêu cường số 1 thế giới. Nhưng có ai đặt câu hỏi “những người cha sáng lập” (founding fathers) của nước Mỹ đã có giấc mơ gì cho nước Mỹ. Rất bất ngờ rằng câu trả lời không phải là giấc mơ cường quốc số 1 thế giới, mà là giấc mơ biến nước Mỹ thành một nơi mà ở đó, bất cứ ai cũng có thể thành công nếu có tài năng và lao động cật lực. Khi cơ chế vận hành quốc gia giúp cho tất cả những người có tài năng và lao động cật lực đều có cơ hội được thành công thì việc quốc gia trở thành siêu cường số 1 cũng là điều hiển nhiên, vì đó chỉ là hệ quả.
...
Tôi cho rằng, cách thể hiện lòng yêu nước tốt nhất là cống hiến cho xã hội một con người tử tế, một cuộc đời tử tế, cụ thể là sống hết mình, làm đúng và làm tốt công việc của mình. Nếu lớn hơn thì cống hiến cho xã hội một gia đình tử tế, lớn hơn nữa là cống hiến cho xã hội một tổ chức tử tế… Nếu ai cũng nghĩ và làm như vậy, nếu gia đình nào cũng nghĩ và làm như vậy, nếu tổ chức nào cũng nghĩ và làm như vậy thì lý gì mà xã hội đó, quốc gia đó lại không văn minh!"
Nguồn: Trong khi lương tri có Tổ quốc/ANTG
---------------
Ý kiến của thầy Nguyễn Phùng Quang:
"PV: Được biết, tại các nước phát triển, một phần rất lớn kinh phí NCKH của các trường có nguồn gốc từ các doanh nghiệp, theo GS, cần làm gì để khích lệ doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu - phát triển vào các trường ĐH?
GS.TSKH Nguyễn Phùng Quang: Điều này xảy ra nhờ có nỗ lực từ 2 phía: Doanh nghiệp cần giải quyết các vấn đề nẩy sinh trong nhu cầu NC-PT sản phẩm mới của doanh nghiệp, còn nhà KH đi tìm nguồn kinh phí phục vụ NCKH và đào tạo của bản thân. Ở Việt Nam, nhà KH của các trường ĐH đến với doanh nghiệp duy nhất trên cơ sở các hợp đồng kinh tế, giải quyết bài toán kinh tế của hai bên đối tác, vấn đề KH chỉ là thứ yếu. Vấn đề KH chỉ thực sự được đặt ra đối với các đề tài NCKH các cấp với nguồn kinh phí rất hạn hẹp từ ngân sách. Cần phải làm sao để kích thích các nhà KH đang công tác tại trường ĐH đi tìm kinh phí từ các doanh nghiệp và ngược lại cũng khuyến khích các doanh nghiệp rót tiền về trường ĐH để giải quyết các khó khăn khi nghiên cứu - phát triển sản phẩm mới của mình. Không làm được điều này là một sự lãng phí nguồn lực tài chính từ doanh nghiệp. Làm được điều này cũng đồng nghĩa với việc giải phóng sức sáng tạo của các nhà KH trẻ khỏi các công việc giảng dậy hiện tại, tập trung vào NCKH, đồng thời tăng nguồn thu nhập cho họ.
Nhà nước cần có chính sách công nhận công trình phục vụ doanh nghiệp cũng là công trình NCKH đồng thời giảm hoặc miễn thuế cho doanh nghiệp đầu tư cho NCKH tại trường ĐH, khuyến khích các trường tự tìm kinh phí NCKH từ doanh nghiệp."
Nguồn: Làm gì để khắc phục vấn nạn "bằng thật, học vấn giả"/PetroTimes
---------------- "...quy hoạch lại nhiệm vụ cho các trường đại học theo 2 hướng: nghiên cứu và nghề nghiệp-ứng dụng. Hướng nghiên cứu chủ yếu dành cho các trường đại học trọng điểm; các trường địa phương và trường của các Bộ ngành chủ yếu đi theo hướng nghề nghiệp ứng dụng, bám sát nhu cầu nhân lực của địa phương."
Nguồn: Làm gì để gỡ ba nút thắt khiến giáo dục Việt Nam chậm phát triển?/GDVN
------------------
Theo tác giả Vũ Thị Phương Anh:
- Learning Outcomes: kết quả đầu ra, hay kết quả học tập.
- Outcome Standards: chuẩn đầu ra.
Vì:
Standards are technical specifications, measurable, drawn up by consensus and approved by a recognised organisation.
Chuẩn là các đặc tả kỹ thuật đo đạc được và được mọi người đồng thuận, được phê chuẩn bởi một tổ chức có thẩm quyền.
....
Nguồn: ncgdvn.blogspot.com
-------------
Trao đổi giữa Hồng Thanh Quang và Nguyễn Hòa
"...Chúng ta nói đến văn hóa rất nhiều, văn hóa phải thế này, văn hóa phải thế kia, nhưng thật ra, Hồng Thanh Quang cứ để ý mà xem, trong thời gian rất dài, chúng ta chỉ nói đến văn hóa là học vấn, trình độ văn hóa khai lý lịch là học vấn chứ có phải là văn hóa đâu. Văn hóa là cái không bao giờ được coi là đủ, có lẽ trước khi nhắm mắt xuôi tay chúng ta vẫn phải nạp vào.
- Học vấn chỉ là một yếu tố cấu thành thôi chứ không phải là toàn bộ nội hàm của văn hóa.
- Đúng, chỉ là một yếu tố cấu thành, chứ không phải là tất cả. Khi đánh giá trình độ văn hóa của một con người chỉ thông qua học vấn là lập tức chúng ta triệt tiêu những yếu tố khác của văn hóa, và sẽ có những cá nhân, cá thể thấy mình học vấn có bằng, có cấp là tự nhiên coi những bằng cấp đó đồng nghĩa với những phẩm chất văn hóa. Nhưng sự thực thì không phải thế."
Nguồn: Nhà phê bình văn học Nguyễn Hòa: Có lúc có ân hận/daidoanket
-----------
"Thế nhưng, không phải ai cũng có ý thức giữ gìn sức khỏe khi chưa phải đối mặt với những phiền toái, khổ sở và các nguy cơ do bệnh viêm đại tràng gây ra. Vì thế, hàng ngày, chúng ta vẫn cứ vô tư ăn các loại đồ ăn sống, đồ ăn nhanh…; vô tư uống rượu bia, hút thuốc lá; vô tư thức khuya lướt web, hoặc để tình trạng căng thẳng, stress kéo dài… mà không hề lo lắng tới những nguy hại đối với đại tràng.
Hậu quả là, chức năng đại tràng bị suy giảm và niêm mạc đại tràng dễ dàng bị tấn công bởi các vi khuẩn, các chất độc hại có trong các loại thức ăn không hợp vệ sinh và gây ra các đợt viêm cấp tính với các biểu hiện như đau bụng, tiêu chảy, đầy bụng…."
Nguồn: Viêm đại tràng mãn tính - họa từ lối sống/ThanhNien
---------------
Bài viết về bà Đồ U U (Một trong ba người được giải Nobel y học 2015) của tác giả NVT
"Nếu tìm trong Pubmed về những công trình của bà Đồ U U, bạn sẽ thất vọng vì chẳng thấy đâu cả. Bà là người được mệnh danh là "Giáo sư 3 Không": Không có bằng sau đại học, không có kinh nghiệm nghiên cứu khoa học ở nước ngoài, và không là thành viên của bất cứ viện hàn lâm nào. Dù là giáo sư của "Ba Không", nhưng công trình của bà giúp cứu sống hàng triệu người trên thế giới, và khoa học đã rất công bằng với đóng góp của bà."
Nguồn: Cuộc đời và sự nghiệp của Đồ U U/tuanvannguyenblog
--------------
Bài của tác giả Khương Duy trên TVN
...
Là giảng viên đại học, công việc không chỉ có giảng dạy. Họ có thể viết báo, viết sách, tham gia các dự án nghiên cứu, hợp tác với doanh nghiệp, tư vấn trong lĩnh vực chuyên môn của mình... Đó là những công việc vận dụng được trình độ của họ, có ích cho xã hội, bổ sung kiến thức thực tiễn cho công tác giảng dạy. Đây cũng là mô hình mà các nước tiên tiến đã và đang thực hiện. Xét trên tổng thể, đây vẫn là nghề “tay phải” chứ không phải “tay trái”.
Do đó, trong dài hạn, các trường đại học cần tạo thêm công việc phù hợp cho giảng viên cũng như xây dựng cơ chế linh hoạt hơn để giảng viên có thể thực hiện những công việc trong và ngoài nhà trường liên quan tới chuyên môn. Cách thức quản lý nhân sự nặng tính hành chính và trả lương theo thang bậc hiện nay là một trong các nguyên nhân căn bản dẫn tới thu nhập thấp của giảng viên. Để rồi họ phải lăn lộn làm thêm những việc xa rời chuyên môn; thậm chí “kiếm thêm” thông qua hành vi tiêu cực là điều hết sức đáng lo ngại.
...
Nguồn: Trí thức hết giờ lại chạy chợ: tương lại mù mịt/TVN
-------------
Bài tổng hợp của tác giả Ngân Anh về thầy Hoàng Ngọc Hiến
......
Ông chỉ có một học vị duy nhất là Tiến sĩ, thực ra là Phó Tiến sĩ bảo vệ ở Nga hồi còn Liên Xô. Mà thấy ông chả có vẻ sốt ruột hay bất mãn gì. Lúc nào ông cũng thản nhiên dù quanh ông người ta cứ nhao lên, nhộn nhạo lên với những danh này vị nọ.
Có lần tôi đã hỏi, thì ông cũng chả giấu giếm gì: Điều mình tâm đắc và lấy làm phương châm sống suốt đời là ý tưởng ở câu cuối cùng trong Đạo đức kinh của Lão Tử “Thánh nhân chi đạo vi nhi bất tranh”. Đạo của thánh nhân là làm mà không tranh giành với ai”.
....
Nhà văn Dạ Ngân thì lại nhớ “Thầy đã từng nói ở đâu đó rằng có hai loại người trong giới khoa học như động vật và thực vật, “loại động vật suốt ngày lăng xăng chụp từ đề tài này sang đề tài khác, dù thông minh cũng chỉ có ý kiến loe lóe thế thôi, chẳng nên sự nghiệp gì. Loại thực vật ngồi yên kiên trì suy nghĩ, như cái cây cắm rễ xuống đất sâu và tỏa bóng”.
...
Thầy Hiến luận giải: “Vấn đề của thời đại chúng ta hôm nay thật đơn giản, đó là thực hành cái Thiện. Minh triết là lặng lẽ sống với cái Thiện bằng ứng xử, bằng việc làm của mình. Trong mối quan hệ giữa BIẾT và LÀM, thì với minh triết là LÀM, mặc dù BIẾT rất cần
Nguồn: Vị hiệu trưởng từ chối học hàm phó giáo sư/VNN
----------------------------
Nhà thơ Hồng Thanh Quang phỏng vấn nhà văn Nguyễn Huy Thiệp
- Người ta bảo, khát vọng làm giàu của Nguyễn Huy Thiệp cho đến hôm nay vẫn còn chưa chấm dứt, điều đó có đúng không?
- Không có đâu. Khi còn trẻ thôi. Sống đến lúc nào đấy ta sẽ thấy danh lợi nó vô nghĩa. Chuyện có tiền hay không đối với tôi bây giờ không quan trọng nữa, nhiều khi nhiều tiền mà mình không biết cách tiêu hay sử sụng nó, nó chỉ gây tại họa thôi. Thế nên người ta nói: Mưu cái lợi cho thiên hạ mới là lợi lớn, mưu cái danh cho muôn đời thì mới gọi là cái danh lớn. Nếu anh chỉ mưu cái lợi cho mình cá nhân anh mà xã hội không phát triển, không lành mạnh thì bản thân cái lợi của anh là bị kịch chứ, phải không?
...
- Phải chăng thiên chức của văn học là để gây sốc?
- Hoàn toàn không phải. Tất cả những nhà tiểu thuyết của chúng ta đều loanh quanh, đều ngậm ngùi về những thứ gì đã qua rồi. Tác phẩm của tôi là mang ý thức công dân rất cao. Tại vì tôi viết về vấn đề hiện nay gay cấn nhất, đấy là tầng lớp thanh niên hiện nay. Một nhà báo đã tới hỏi tôi, quan cuốn “Tuổi hai mươi yêu dấu”, ông muốn gửi thông điệp gì? Tôi có nói là: tôi cũng có tham vọng gửi nhiều thông điệp khác nhau tới độc giả, nhất là độc giả trẻ. Chí ít có hai điều mà tôi muốn nhấn mạnh. Một, hãy trở lại với thiên nhiên, tự nhiên. Xã hội càng phát triển, càng hiện đại bao nhiêu, ngoài những giá trị tích cực ra thì ở đó có chứa ẩn nhiều cạm bẫy, nhiều cám dỗ bấy nhiêu. Chỉ có thể trở về với tự nhiên, trở về với thiên nhiên, “trở về với Mẹ ta thôi”, thì lúc đấy con người mới tìm thấy cái tôi đích thực của mình. Hai, cuộc sống là tươi đẹp, tuổi trẻ là tươi đẹp, đừng nên vì bất cứ lý do gì mà hủy hoại hay làm tổn thương nó.
....
- Chúng ta không bao giờ được coi mình thông minh hơn người khác và tìm cách áp đặt? Tất cả những ai vẫn nghĩ rằng chỉ theo mình mới là đúng thì thường lại gây tai họa nhiều hơn. Quan trọng là phải tạo ra sự chọn lựa, và quan trọng là phải có tính thuyết phục.
- Đúng rồi. Giáo dục văn minh có bắt ép sinh viên đâu. Ông lên lớp thì lên, ông không lên lớp thì thôi, họ chỉ hướng dẫn sách này kia phải đọc, còn tùy ông lựa chọn đề tài, phương pháp... Họ bắt ông động não chứ không làm hộ ông khâu suy nghĩ...
...
- Nhật Bản từng có một truyện rất hay “Đèn không hắt bóng”. Anh có cảm thấy rằng sự anh minh của chúng ta đôi khi lại không soi rọi được những gì gần gũi nhất?- Đương nhiên rồi.
- Anh chấp nhận điều đó, anh nói đương nhiên nhưng hẳn anh phải đau chứ?
- Đau chứ! “Dao sắc không gọt được chuôi”, phải không?
- Nhưng mà vẫn phải sống để viết? Và nếu mình không giúp được mình thì mình sẽ giúp được ai đó?
- Mỗi con người phải có bài học riêng. Ông phải sống đến một mức nào đó để ông hiểu trời sinh ra ông để làm gì. Trời sinh ra chỉ để làm một việc thôi!
- Còn những việc khác đôi khi cũng phải thua. Ai mà muốn thắng trong tất cả mọi việc thì người ấy rất dễ gây ra tội ác.
- (Cười): Khó lắm! Tham thì thâm! Ông được thì ông phải mất! Ông muốn sướng thì ông phải có đau! Ông nhận thức được cái hay thì ông phải sống qua cái dở, thế thôi!
- Anh có cảm thấy anh có cái dở gì không?
- Hả? Nhiều chứ! Tôi cũng là một con người dao động, là một con người cũng thiếu tự tin.
- Có nhiều cách dao động khác nhau. Có cách dao động của thân cây, gió chiều nào thì ngả về chiều ấy, nhưng vẫn đứng nguyên tại chỗ.
- Không, mình vẫn phải có một số nguyên tắc nào đấy chứ! Tôi vẫn là một người Việt Nam, tôi vẫn hiểu được những giá trị văn minh Việt Nam, vẫn hiểu được những giá trị của cội nguồn Việt Nam, và tôi chẳng bao giờ dao động văng đi khỏi cái gốc của mình. Hay là tôi có thể bồ bịch lăng nhăng nhưng không bỏ vợ. Hay là tôi có thể làm nghề này nghề khác nhưng viết văn vẫn là cái trục chính. Thế thôi!
- Vẫn là cái ý dao động nhưng không rời khỏi chỗ?
- (Cười): Ừ! Hay tôi là một cái thằng có thể nói là hèn, ít chịu hy sinh mà cũng không dám mất nhiều?.
-------------------
Ý kiến của tác giả Vũ Thị Phương Anh
..."Và, một điều hết sức quan trọng và rất thiết thân với tôi, người được đào tạo về đánh giá năng lực ngoại ngữ, đó là: Họ chú trọng đúng mức vai trò của kiểm tra đánh giá (assessment) như một trong 3 cái chân vạc của quá trình dạy và học. Ba cái chân vạc đó gồm có: Nội dung chương trình (curriculum) - Phương pháp giảng dạy (methodology) - và, tất nhiên rồi - Kiểm tra đánh giá (assessment). Tất nhiên cả 3 cái chân vạc đó đều nhằm nâng một cái vạc đồng to lớn, đó là những mục tiêu về năng lực đầu ra mà người học cần đạt.
Chứ không phải như chúng ta, chỉ chăm chăm vào nội dung chương trình (quan điểm của Bộ và các Sở Giáo dục), hoặc chỉ cần làm sao đứng lớp cho học sinh không thấy nhàm chán (quan điểm của các giáo viên "đắt sô"), mà bỏ quên hẳn một cái chân vạc thứ ba là kiểm tra đánh giá.
Sẽ có người nói: Kiểm tra đánh giá vẫn có chứ sao lại quên? À thì vẫn có, nhưng quan niệm về kiểm tra đánh giá của ta khác hẳn người ta. Ở VN, kiểm tra đánh giá (dưới dạng các kỳ thi) chỉ diễn ra ở cuối quá trình học, và mọi việc do những người có quyền hành từ tận đẩu tận đâu bỗng đến quyết định tất cả. Kỳ thi càng nghiêm trọng, hậu quả của việc đậu rớt càng lớn thì càng được người ta đánh giá là "có chất lượng".
Và vì nó quan trọng, nên nó phải được "bảo mật đến phút chót". Cứ như là đánh đố vậy, cả thầy lẫn trò chẳng ai biết bài kiểm tra/thi sẽ có những gì và mình sẽ phải chuẩn bị ra sao để đạt được yêu cầu một cách tốt nhất. Hồi hộp, hồi hộp. Đau tim. Đau khổ vì "học tài thi phận" .... Ôi, một dân tộc từ thời "lều chõng" đến giờ hình như vẫn không hề thay đổi, mà thậm chí ngày càng tệ hơn."
....
Nguồn: Vì sao Singapore giỏi tiếng Anh/ncgdvn
-------------------
Bài về PGS/GS của tác giả Nguyễn Văn Tuấn
"Các đại học ở Australia có 4 chức danh khoa bảng: lecturer (giảng viên), senior lecturer (giảng viên cao cấp), associate professor (phó giáo sư ) và professor (giáo sư). Nhưng ở các đại học Mỹ có 3 chức danh professor: đó là assistant professor, associate professor, và professor. Chữ assistant professor rất khó dịch sang tiếng Việt, vì tuy mang danh là “assistant professor” (phụ trợ) nhưng những người có chức danh này chẳng phụ tá cho ai cả mà đã là một nhà nghiên cứu độc lập. Ở cả hai hệ thống, professor là chức danh cao nhất trong hệ thống học hàm đại học. Ở Australia cũng như ở Mỹ, giáo sư là một chức vụ (position), chứ không phải chức danh hay phẩm hàm theo cách hiểu ở Việt Nam."
Nguồn: Giáo sư là chức vụ chứ không phải phẩm hàm/vnexpress.net -
----------------
Chức vụ PGS/GS và học hàm PGS/GS
[Ông Nguyễn Ngọc Sơn, trưởng khoa luật Trường ĐH Tôn Đức Thắng, cho rằng: “PGS, GS do Nhà nước phong là học hàm tồn tại suốt đời, còn chức vụ PGS, GS của Trường ĐH Tôn Đức Thắng chỉ tồn tại khi chủ thể còn đang làm việc tại trường và gắn liền với chức vụ chuyên môn.
Học hàm PGS, GS của Nhà nước phong được hưởng các quyền lợi, hệ số lương do Nhà nước quy định. Còn chức vụ PGS, GS của Trường ĐH Tôn Đức Thắng được giải quyết lương theo cơ chế tự chủ của nhà trường. Vì vậy, không thể so sánh quy chế học hàm chức danh GS của Hội đồng chức danh GS nhà nước với quy chế chức vụ của nhà trường”].
Nguồn: Bổ nhiệm giáo sư là quyền của nhà trường/tuoitre.vn
-----------------
Chuyện về họa sĩ Trịnh Hữu Ngọc
Khi tôi nói không đi học 10+1, bố bảo “con cứ sắm một bộ đồ cắt tóc, tập cho thành thục. Với khả năng vẽ của con, cứ một cái xe đạp, đi đến đâu chả sống được, việc gì phải lụy ai. Học thì cứ tự mình với cuộc đời và sách vở là tốt nhất…”
Mỗi khi tuyệt vọng, tôi lên Lều Vịt ở với bố ít ngày. Bố thường bảo “Không có bom đạn đổ nhà thì mình đã chẳng có được những năm chiêm nghiệm và toàn tâm với vẽ ở giữa hồ thế này… Gió có ngược thì diều mới bay cao…”
Nguồn: Chuyện cũ/kimdunghn
-------------
Tác giả Nguyễn Văn Mỹ viết về vệ sinh trong ăn uống:
"Việc mỗi bàn ăn có tô để đựng xương và đồ ăn thừa, dưới chân có thùng rác có thể làm ngay được. Người bán đeo khẩu trang, mang găng tay cao su, không dùng tay vừa đếm, nhận tiền vừa pha chế thức ăn. Mỗi món ăn đều có muỗng nĩa chung. Khi muốn gắp thức ăn cho ai nên hỏi ý họ trước. Trên xe, trên ghe luôn có sẵn thùng hoặc túi đựng rác. Các tài xế, tài công, chủ quán, hướng dẫn viên luôn nhắc nhở khách giữ vệ sinh chung, bỏ rác đúng nơi quy định là việc làm giản đơn; ai cũng có thể làm."
Nguồn: Tự mang bệnh vào thân/thanhnien
-----------------
Ấm áp tình người.
Lớp học tình thương của cô Lê Thị Hoàng.
Nguồn: Ấm tình người nơi lớp học tình thương trong trại phong/tuoitre
---------------------
Ý kiến của tác giả Khương Duy:
"Vậy thì, mấu chốt của vấn đề có lẽ nằm ở nhận thức của xã hội. Ngay từ bậc THPT, phụ huynh và nhà trường cần giúp con em mình hiểu rằng học nghề là một lựa chọn bình thường chứ không phải là hề thấp kém so với học đại học.
Tất nhiên cũng cần cả những giải pháp đồng bộ, chẳng hạn hệ thống trường cao đẳng vốn thuộc hệ thống giáo dục đại học nay chuyển sang hệ thống giáo dục nghề nghiệp cũng cần có sự thay đổi căn bản.
Tiếp xúc với một số học viên của các trường cao đẳng, nhiều em cho biết hiện nay cao đẳng đang chênh chao giữa trung cấp (thực hành) và đại học (lý thuyết) nên rất khó để tấm bằng của các em được chấp nhận.
Bản thân ranh giới giữa giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp hiện nay chưa rõ, nhiều chuyên ngành ở bậc đại học thực chất có thể chuyển xuống bậc cao đẳng vì nó thuần túy là kỹ năng nghề. Chính sự lẫn lộn này mà tình trạng đổ xô vào đại học càng trầm trọng hơn; chưa kể “cao đẳng hóa” các trường đại học sẽ cản trở sự phát triển của các trường đại học với vai trò các trung tâm nghiên cứu, sáng tạo. Cần một sự bóc tách rõ hơn để góp phần điều hướng thí sinh sang hệ thống giáo dục nghề nghiệp.
Vì vậy, một giải thưởng nghề ở cấp độ quốc tế trong bối cảnh hiện nay dù chưa đủ nhưng nó cũng là một lời nhắc nhở với chúng ta rằng những nghề nghiệp cụ thể vẫn rất cần thiết. Đây nên là một cơ hội để giáo dục nghề nghiệp cần được quan tâm đúng mức hơn."
Nguồn: Người Việt: "ngất ngưởng" tiến sĩ, giấc mơ đại học vẫn chưa đủ? VNN
----------------
Ý kiến của nhà văn Nguyên Ngọc:
"Vấn đề cốt lõi của giáo dục, không chỉ dạy cái tài cho con người về kỹ thuật, nghiệp vụ mà cần quan tâm hơn nữa đến đạo đức con người. Đặc biệt, ở đây những bài học giá trị của lịch sử dân tộc hay những phận đời qua tác phẩm văn học là quan trọng. Nền giáo dục phải quan tâm đồng đều đến những môn học về tự nhiên và cả những môn về xã hội nhân văn."
Phía sau những vụ thảm sát: Trách nhiệm của ngành giáo dục ở đâu?laodong
-----------------
Ông Phan Việt Lâm - giám đốc Thảo cầm viên:
"Mỗi người có một hoàn cảnh và một cách suy nghĩ riêng, điều quan trọng là cần có lòng đam mê và sống hết lòng với nó. Tức là phải có tình yêu thật sự với công việc mình đang làm thì nhất định sẽ thành công. Ít ra thì cũng được hài lòng và toại nguyện với chính mình. Tôi khuyên các bạn và cũng là lời tự nhủ là đã làm cái gì thì phải làm đến nơi đến chốn. Làm ra làm."
Viết sách là một lối thoát/thegioitiepthi
-------------
Bài viết rất hay của tác giả Hà Huy Khoái và phần góp thêm của tác giả Huỳnh Mai.
Tại sao lại phải học? học cái gì?
"Học cả đời rồi, sắp đến lúc không còn học thêm được gì nữa, mà vẫn cứ luẩn quẩn với câu hỏi: “Cần gì học nấy”? “Học để làm gì?”, hay không nên đặt ra câu hỏi đó, vì bản thân việc học đã là mục đích? Và đáng ra cần hỏi “làm gì để có cơ hội được học thêm? Học thế nào? Nói chung nên để trẻ con vừa chơi vừa học hay cũng cần để các cháu thấy, nói chung học không hoàn toàn là chơi?"
Nguồn: hocthenao
--------------
Ý kiến của tác giả Nguyễn Vạn Phú về dạy và học tiếng Anh ở phổ thông:
"Kết quả điểm thi THPT quốc gia môn tiếng Anh không làm nhiều người ngạc nhiên; nó chỉ củng cố suy nghĩ đã đến lúc phải thay đổi hẳn cách dạy, cách thi môn tiếng Anh ở nhà trường phổ thông. Một khi rất nhiều em bị điểm thấp môn này (gần 75.000 em chỉ được 2,25 điểm), phải mạnh dạn thừa nhận ngành giáo dục đã thất bại trong việc dạy tiếng Anh, ít ra là so với phổ điểm các môn khác.
Thử nghĩ mà xem, một học sinh vừa tốt nghiệp lớp 12 đi du lịch sang nước khác bị giữ lại ở sân bay. Điều chúng ta mong muốn ở em là khả năng nói tiếng Anh đủ để khẳng định một cách đàng hoàng, chững chạc rằng tôi sang đây là đi du lịch, không được phân biệt đối xử với tôi như thể tôi là kẻ phạm tội. Trong tình huống này, chúng ta có cần em biết phân biệt khi nào thì dùng who khi nào thì dùng that hay không; em có cần biết sau động từ avoid phải dùng going chứ không được dùng to go hay không (hai trong các câu hỏi trong đề thi THPT quốc gia môn tiếng Anh năm nay).
Chừng nào đề thi còn chú trọng hỏi những chuyện như cách dùng thì, cách đổi câu từ thể chủ động sang bị động; chừng nào đề thi còn ra theo kiểu bắt học sinh sửa câu cho đúng ngữ pháp, hay viết lại câu theo kiểu khác khi kiểu nào các em cũng chưa hiểu hết nghĩa… chừng đó đừng mong phổ điểm môn tiếng Anh của học sinh sẽ bình thường như các môn khác.
Hãy thừa nhận với nhau rằng điều chúng ta kỳ vọng ở một học sinh trung bình sau khi nhận tấm bằng tốt nghiệp THPT là nói được những câu tiếng Anh bình thường để xoay xở được khi hoàn cảnh bắt buộc. Các em phải đọc và hiểu những văn bản bình thường các em có thể thấy trong cuộc sống thật như hướng dẫn sử dụng một loại máy gì đó viết bằng tiếng Anh. Các em phải nghe được người nước ngoài đang hỏi các em các câu rất bình thường và diễn đạt cho người ta hiểu mình muốn nói cái gì.
Chẳng thà hạ thấp yêu cầu như thế trong một thời gian để việc học và dạy tiếng Anh đi vào thực chất còn hơn như hiện nay. Xã hội tốn kém biết bao nhiêu tiền bạc cho 7 đến 10 năm học tiếng Anh phổ thông nhưng cuối cùng chúng ta có kết quả tệ hại như đã thấy trong phổ điểm môn tiếng Anh.
Nếu quý vị biên soạn sách giáo khoa và biên soạn đề thi chịu khó đọc một bài luận của các học sinh học lực trung bình người Mỹ hay người Anh viết, quý vị sẽ thấy các em mắc đúng các lỗi ngữ pháp mà quý vị dày công sưu tầm để đưa vào đề thi. Thế nhưng bài viết của các em sẽ toát lên những ý độc đáo - là cái làm nên giá trị của học vấn của các em chứ không phải lỗi không phân biệt được “câu điều kiện nếu… thì… loại 3”!
Thiết nghĩ kết quả điểm thi môn tiếng Anh phải là hồi chuông cảnh báo, phải thiết kế lại chương trình dạy, học và thi môn tiếng Anh. Tạm thời đừng đặt những mục tiêu cao siêu, xa vời và thiếu thực tế. Phải thiết kế môn tiếng Anh như cách môn tin học đang bắt các em sử dụng tiếng Anh một cách vô thức, hiểu ngay các lệnh, các yêu cầu mà phần mềm đưa ra. Xin đừng chú ý đến ngữ pháp nữa - hãy giúp học sinh nghe nói đọc hiểu ở mức độ vừa phải - dùng các năm học phổ thông để củng cố, để rèn luyện cho các em có một ít vốn tiếng Anh lận lưng. Ngoại ngữ là một trong những môn các em sẽ phải sử dụng suốt đời chứ không phải ra trường là trả lại kiến thức cho thầy cô như các môn khác."
Nguồn:thanhnien
---------------
Tại sao lại không mơ ước?
"Đà Lạt là một nơi có môi trường học thuật tốt, đặc biệt cho các ngành như vật lý hạt nhân (vì có cái lò phản ứng gần đấy), sinh học (vì điều kiện khí hậu tốt để trồng trọt mọi loại kỳ hoa dị thảo), toán học (ĐH DL là trường ĐH hiếm hoi đủ năng lực đào tạo bậc tiến sĩ toán).
Với khí hậu mát mẻ quanh năm, Đà Lạt nên được quy hoạch thành một thành phố đào tạo hàn lâm (tức sinh viên vào đấy chỉ học, nghiên cứu các công trình khoa học). Tony vẫn mơ ước một ngày nào đó, ĐH Harvard hay Yale hay Cambridge, Oxford, Stanford...đến đấy xin vài trăm hectare và xây một chi nhánh của họ với cách giảng dạy y chang bên kia để chúng ta thu hút sinh viên các nước xung quanh sang học. Nếu có một viện đào tạo Tony Buổi Sáng thì chắc chắn sẽ ở thành phố này. Các bạn sinh viên sẽ phải chặt trúc gánh nước, tập thể lực và trí lực kinh khủng trước khi xuống núi, vùng vẫy ở mọi thành phố lớn như Hà Nội, Sài Gòn, Singapore, Hồng Công, Seoul....
Khi hậu mát mẻ thì dễ học. Nhưng nhiều bạn nói buồn. Học hành nghiên cứu thì phải lấy phòng thí nghiệm, lấy thư viện làm niềm vui. Còn lấy vũ trường quán xá là niềm vui thì thôi đừng có đi học nữa."
Nguồn: Tonybuoisang
----------------
Nhiều bạn trẻ: thụ động, thờ ơ, bất cần. Tại sao?
- Mỗi nhà chỉ có một hoặc hai con -> toàn là cục vàng, cục bạc? cứ nhìn cảnh bố múa, mẹ hát, bà cầm chén chạy khắp xóm, mở phim hoạt hình...để năn nỉ con ăn là thấy nghi nghi về tương lai.
- "Đời bố đã chịu khổ rồi, khổ thêm tí chả sao, nhưng đời chúng mày phải khác...thích ăn gì, thích cái gì cứ nói bố". -> trong nhà có nuôi một "ông tướng con".
- "Con không phải động tay, động chân, để mẹ làm. Việc của mày là học và học, học sao cho giỏi" -> giống nuôi gà công nghiệp.
- "Cố lấy cái bằng đại học con ạ. Sau đó để bố mẹ tính". -> con khỏi phải tính.
- "Học trên lớp ăn thua gì, Về nhà cô kèm thêm cho. Đảm bảo đạt học sinh giỏi, đỗ đại học....Tiền cô bỏ túi. Không đi học thêm hả. Rồi sẽ thấy" -> làm gì còn động lực, thời gian để tự học, tự nhìn lại mình.
....
Nói leo với loạt bài trên báo Thanh niên
Nhiều người trẻ quá thụ động/thanhnien
Giáo dục kiểu vo trò/thanhnien
-----------------------
"Đứng trước cảnh tượng lăng mộ Tần Thủy Hoàng với những quân binh, xa mã ngợp mắt bằng đất nung, chúng ta ai chẳng xáo động về khái niệm thời gian và không gian, cá nhân và lịch sử… nhưng đọc những suy nghĩ của Đình Quang, ta như được định hình, định hướng lại những xáo động ấy: “Hình như tôi đang chạm phải nỗi ám ảnh dai dẳng của một con người trước sự sống và cái chết, chạm phải lòng tự giác rằng mình có thể vô biên về mặt không gian, nhưng lại hữu hạn về mặt thời gian. Tần Thủy Hoàng quả là có tầm cỡ lớn lao, và cũng từ đó, một sự tiếc nuối cũng lớn lao về cái tầm cỡ của mình. Chẳng thế mà chỉ nghĩ đến khi mình phải nằm xuống, không có người sống đi theo phủ phục thì y đã phải bắt cả ngàn tượng đất nung đứng chầu”… (Ghi bên khu mộ Tần Thủy Hoàng).
Từ sự nghiệp thống nhất Trung Hoa to lớn của vua Tần đến ý nghĩ thực tiễn đời thường về cái chết của một nhà văn Việt Nam như Nguyễn Tuân, bà vợ Nguyễn Tuân đã kể với Đình Quang: “Anh ấy có lần nói với tôi: “… Nếu tôi đi trước thì bà buồn nhưng không khổ, vì bà còn biết tự lo cơm cháo mà ăn. Còn nếu bà mà đi trước thì tôi không những buồn mà còn khổ nữa, vì tôi chẳng biết tự lo sống thế nào. Thôi thì có gì bà cho tôi đi trước nhé!...”, GS. Đình Quang kết thúc bài viết Nâng chén rượu xuân… nhớ nhà văn Nguyễn Tuân bằng nhận xét: “Vốn thích “xê dịch”, anh Tuân đã có một chuyến đi đẹp đẽ qua cuộc đời này. Vả trước lúc ra đi vĩnh viễn anh đã không phải buồn và cũng không chịu khổ”. Tôi nhớ lại câu trả lời người bạn đang hấp hối của ông ở tập trước: Liệu có kiếp sau không nhỉ? “Kiếp sau của chúng ta ở trong “cõi nhớ” của mọi người, và Thiên đàng sẽ đón ta vào lúc lâm chung, khi ta mỉm cười vì một đời đã không gây đau khổ cho ai!”. Câu trả lời của ông đã thành một danh ngôn, ít ra đối với tôi. Nó vừa ứng với người đang theo đuổi một sự nghiệp, vừa hợp với những con người có lối sống hướng thiện, đệ tử của nhiều tôn giáo."
...
"Ở đầu bài viết, tôi đã dùng chữ nhân cách văn hóa để nói về một số người tôi quý trọng. Bởi nhiều người có nhân cách nhưng chưa đủ tầm để gọi như vậy! Nhưng một “nhà văn hóa” thì lại không thể... thiếu nhân cách!"
Những nhận xét hay, nên lưu tâm:
- Trong hai thập kỷ tăng trưởng vừa qua của giáo dục ĐH, người học Việt Nam đã theo đuổi tấm bằng ĐH chứ không phải là học vấn ĐH. Các trường đã chạy theo cuộc đua mua thành tích nghiên cứu nhằm tạo ra hào quang thu hút người học (những khách hàng đã trả tiền cho sự tồn tại của các trường); đầu tư cho cơ sở vật chất hào nhoáng và những chiến dịch tiếp thị hoành tráng, thay vì đầu tư tạo ra môi trường trải nghiệm cho sinh viên và chất lượng của người thầy.
- chỗ làm trong các cơ quan nhà nước thì có hạn, còn thế giới việc làm thì không cần đến những người chỉ có bằng cấp mà không có những kỹ năng cần cho công việc. Ông chủ nhà hàng thuê một người đầu bếp không phải vì người ấy tốt nghiệp bằng đỏ ở trường hàng đầu, mà vì người ấy nấu ăn ngon, được khách hàng hài lòng.
- Trong lúc nhiều gia đình Việt Nam nhịn ăn nhịn mặc cho con theo học ĐH thì không ít sinh viên coi đó là quãng thời gian được tự do thoát khỏi vòng kiềm tỏa của gia đình, tha hồ ngủ dậy trễ, tụ tập ăn uống vui chơi, chọn học những môn dễ nhất, quay cóp, đạo văn khi làm bài, và “đi thầy” để có bảng điểm đẹp. Thất nghiệp là kết quả tất yếu, bởi vì các doanh nghiệp không cần tấm bằng của nhân viên để trình diễn, mà cần kỹ năng chuyên môn, lương tâm nghề nghiệp, sự tận tụy trong công việc, khả năng tự học, tinh thần hợp tác với đồng nghiệp. Họ cần những nhân viên biết xử sự một cách chuyên nghiệp và có trách nhiệm trong mọi tình huống. Đó là những thứ mà nhà trường đã không chuẩn bị cho người học, và không có trong bài kiểm tra tốt nghiệp nào cả.
- (nên) tập trung vào chất lượng sản phẩm của mình, tức kết quả đầu ra của sinh viên.
Nguồn: Lạm phát bằng đại học - Phạm Thị Ly /thesaigontimes
-----------------
Một số thể chế hình thức chính phủ.
Chữ "phát xít" có lẽ được phiên âm từ chữ "fascist"?
Nguồn: ESL Podcast 1114 – Forms of Government/eslpod.com
------------
Trong một tổ chức công, thời bây giờ, việc đề cao giá trị quyền lực như một giá trị áp đảo của diện mạo văn hóa (và vì vậy mà hạ thấp những giá trị: chuyên môn, hiệu quả, chủ động, sáng tạo, trách nhiệm…) sẽ cho ra đời một bộ máy cồng kềnh, rất kém hiệu quả với những thủ tục nhiêu khê và họp hành bất tận…? Tương lai nào cho một tổ chức công với diện mạo văn hóa như vậy?
Làm sai cứ "rút kinh nghiệm sâu sắc" là xong/VNN - kimdunghn
-----------------
Một tổ chức được xếp vào loại cơ cấu quyền lực tập trung tuyệt đối là một tổ chức mà quyền quyết định tuyệt đối nằm trong tay một số ít cán bộ mà ta vẫn gọi là lãnh đạo, kể cả những quyết định tầm cỡ diệt chuột và khiêm tốn hơn cả diệt chuột nêu trên.
Một cơ cấu quyền lực như vậy hoàn toàn có thể phát huy tác dụng tích cực, đem tới hiệu quả cao cho hoạt động của tổ chức trong điều kiện đó là một tổ chức có quy mô nhỏ; bộ máy gọn, ít tầng nấc; tính chất hoạt động đơn giản… và chưa định dạng về văn hóa tổ chức (mới được thành lập). Ngược lại, sẽ có không ít vấn đề nảy sinh.
Ở một tổ chức công có quy mô lớn, bộ máy tổ chức nhiều tầng nấc, tính chất hoạt động đa dạng,… như là ngôi trường mà tôi đã mô tả, cơ cấu quyền lực tập trung tuyệt đối lộ diện với những biểu hiện sau đây:
Trước hết, Một ranh giới rõ rệt và cách bức được dựng lên để chia tách cộng đồng thành viên của tổ chức ra thành 2 nhóm.
Nhóm lớn, với đại đa số, là người thừa hành, dù về mặt hình thức có thể có một bộ phận không nhỏ trong đó được xếp vào hàng “nòng cốt”.
Nhóm nhỏ, bao gồm người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu. Trong nhiều trường hợp, nhóm nhỏ này còn có thể bị chia nhỏ hơn nữa khiến cho một số cấp phó về mặt thực quyền cũng không hơn gì so với các cán bộ “nòng cốt” khác. Mọi công việc lớn, nhỏ thuộc mọi lĩnh vực hoạt động của tổ chức đều do nhóm quyền lực thực tế “đồng ý về mặt chủ trương”, “cho ý kiến chỉ đạo” hoặc “quyết định”.
Hai là, quyền lực (bao gồm quyền quyết định, quyền chỉ đạo, quyền giữ chỗ hưởng lương…), chứ không phải là điều gì khác, trở thành mối quan tâm thường trực, mục tiêu phấn đấu hàng đầu của đa số các thành viên của tổ chức.
Ba là, văn bằng, chứng chỉ, học hàm, học vị và các danh hiệu thi đua v.v. được đa số các thành viên của tổ chức đạt tới để phục vụ chủ yếu cho mục đích phấn đấu tới vị trí của quyền lực, hoặc giữ vững quyền lực đã có, chứ không phải cho mục đích chuyên môn hoặc bất kỳ mục đích nào khác.
Bốn là, nền tảng đạo đức cho mối quan hệ con người trong tổ chức, trong một chừng mực nhất định, bị đảo lộn: đối tượng lãnh đạo được chúc tết, chúc mừng sinh nhật, v.v., quy mô của những hoạt động “chúc mừng” này cũng như tần suất của chúng thay đổi cùng với sự thay đổi của nhân sự lãnh đạo.
PGS đi diệt chuột và chuyện phấn đấu để được cơ cấu/VNN
-------------
Những người tử tế, tin người, yêu nghề, niềm hi vọng cho dân tộc Việt.
Giao lưu với VĐV Nguyễn Thị Ánh Viên & HLV Đặng Anh Tuấn. (Youtube)
-------------
Kinh nghiệm về họp và làm việc nhóm - Nguồn: Tony Buổi Sáng
"Cách họp chuyên nghiệp ở công sở nước ngoài
Theo một thống kê (chưa rõ ai làm), một công sở hiệu quả khi ở đó các team (nhóm) dành 1/4 quỹ thời gian làm việc để họp, tức 2h cho 1 ngày thông thường 8 tiếng, nếu nhiều việc thì thêm 2h họp nữa. Đó là lý do các cao ốc ở nước ngoài, đèn sáng tới 9-10h đêm, các bạn trẻ làm ở các tập đoàn đa quốc gia không bao giờ ngạc nhiên khi thấy sếp hẹn mọi người vào phòng họp lúc 6PM/7PM. Vì sau 6h, khi giao dịch với đối tác kết thúc, người ta sẽ ngồi họp với nhau để tìm cách làm việc tốt hơn cho ngày mai. Nhân viên trẻ, chưa có gia đình, nếu không kẹt học hành thể thao bên ngoài thì buổi tối nên ngồi lại họp team. Nhân viên lớn tuổi (phần lớn là có kinh nghiệm đầy mình) thì nên về trước 6h để lo chồng/vợ/con. Họ đã họp suốt thời tuổi trẻ của họ rồi, đã giỏi giang lắm rồi, nên về sớm.
Một công sở không hiệu quả nếu mọi nhân viên đều nhìn vào màn hình máy tính 8h/8h, không có sự tương tác interpersonal (liên kết giữa mọi người). Khi 2 người ngồi với nhau, não bộ sẽ được kích hoạt ra nhiều nhất để có cái gì đó cả 2 có thể triển khai. Mỗi người nên mang theo một cốc cà phê, một cốc trà để trước mặt, ĐT nên chuyển qua chế độ im lặng. Có thể họp ở VP và cũng có thể ra quán cà phê, nhưng nhớ chỉ nói đủ bàn mình nghe, không nói to ảnh hưởng bàn bên cạnh. Tuyệt đối ko quẹt di động khi họp trừ tìm kiếm thông tin liên quan cho vấn đề cần nói, xong thoát ngay. NỘI DUNG THẢO LUẬN: MÌNH ĐÃ TRIỂN KHAI CÁI GÌ, ĐANG CÁI GÌ, SẼ CÁI GÌ. HÔM NAY ĐÃ CÓ CÁI GÌ CHƯA TỐT, NẾU ĐƯỢC LÀM LẠI THÌ MÌNH SẼ LÀM TỐT HƠN RA SAO.
Nên họp ở team dưới 5 người, đông hơn 5, cuộc họp dễ biến thành diễn đàn 1 người nói mấy người kia nghe, không thảo luận được. Một team tốt nhất là 5 người, ngũ hành, 5 cái đầu, 5 ý tưởng. Còn không thì 2-3-4 đều tốt cả, 2: tốt vì có đôi có cặp, có phản biện; 3: vững như kiềng 3 chân; 4: tứ quý; 5: ngũ hành. Đừng bao giờ làm việc chỉ có 1, lẻ loi lắm.
Ở các công sở nước ngoài, hình ảnh nhân viên nam thì tuấn tú thơm tho, nhân viên nữ thì vô cùng xinh tươi, nụ cười như mùa thu tỏa nắng, tay cầm ly cà phê, đi thật nhanh rồi dùng vai hất cửa phòng họp để bước vào trông rất tự nhiên và chuyên nghiệp. Không ai ngồi nhìn màn hình cả ngày không biết làm gì, hoặc chỉ làm 1-2 việc, hoặc ngáp đến chảy nước mắt. Hoặc rần rật lao ra đường gặp đối tác nhưng không hiệu quả vì không có bàn bạc kỹ lưỡng gì trước, lúc bàn bạc mới thiếu tờ giấy này, thiếu số liệu kia, quên mang mẫu, quên đủ thứ, thấy bắt ớn, muốn đuổi về cho rồi. Nếu bạn có họp team vào buổi tối hôm trước thì chuyện quên này sẽ không xảy ra, mọi thứ phải được chuyên nghiệp đến từng cm.
Phòng họp nào ở các tập đoàn lớn cũng trong chế độ occupied (có người bên trong), từ sáng đến tối. Và bản báo cáo (meeting minute) được 1 thành viên ghi lại cho cả nhóm sau khi họp xong, cứ thế sáng mai nhìn vào đấy mà triển khai hiệu quả.
Còn công sở của bạn? Chiều nay, tối nay? Action!"
-----------------
"Khi được hỏi tại sao không "làm TS", ông tâm sự: Với tôi, học đến tiến sĩ là quá sức. Khó lắm. Cái đó đòi hỏi sự giỏi giang, thông tuệ,… và cả lòng kiên nhẫn, toàn những thứ mình không có thì làm thế nào được."
"Ai đó đã nói người có học thức cần thể hiện sự học và sự thức của mình bằng việc làm cụ thể, thông qua những đóng góp cho xã hội, chứ không bằng cái tem dán ngoài. "
Những luận văn tiến sĩ không dám cho ai đọc/VNN
-----------
Một cách để học ngoại ngữ, quảng bá du lịch, giúp đỡ người địa phương của các bạn sinh viên
“HAFT là đứa con tinh thần được nuôi dưỡng qua nhiều thế hệ sinh viên. Nhiều anh chị sau khi ra trường đều đã có những thành công, sau này họ quay lại cố vấn, hỗ trợ, đưa ra những lời khuyên để nhóm hoạt động tốt hơn. HAFT sẽ không chỉ là nơi đưa vẻ đẹp của con người, làng quê Hội An đến với du khách năm châu, mà còn là mảnh đất màu mỡ giúp các bạn trẻ rụt rè hoàn thiện bản thân, trở thành những người năng động và hội nhập”.
Để học ngoại ngữ, làm tour miễn phí cho Tây/tienphong
--------------
Dạ, bố mẹ muốn thành tích thì tự đi kiếm nha.
Cho con có một tuổi thơ đúng nghĩa, đừng lấy cắp tuổi thơ của con.
Con thích được đi học đàn, được đi thả diều, được về miền quê chơi với ông bà, vườn cây, ao cá.
Mùa hè đừng bắt con trẻ phải học thêm/tuoitre
-----------------
Bài viết hay cho các bạn theo nghề lập trình: "Từng bước để trở thành một lập trình viên giỏi"
Nguồn: vinacode
----------------
Nhiều ý rất hay, các bạn trẻ & sinh viên nên đọc.
- Rèn tính tự học.
- Chuẩn bị ngoại ngữ.
- Đi làm từ thời sinh viên để có trải nghiệm.
- Tìm kiếm con đường đi cho riêng mình.
- Học trường chuyên có cái hay, cũng có cái dở.
- Điểm số trong quá trình học chỉ là một trong rất nhiều các tiêu chí để đánh giá con người (điểm số không phải là tất cả).
Thủ khoa từ chối công chức, làm công dân toàn cầu/VNN
--------------
Ý kiến của GS Lê Văn Cường:
"Nhiều công trình của giảng viên chỉ ngang tầm sinh viên Master"
"Tôi đã hướng dẫn luận án tiến sĩ cho một số giảng viên đại học của Việt Nam và theo dõi một số giảng viên khác trong quá trình làm luận án.
Một vài người (thiểu số) ra về hai bàn tay trắng vì không đủ can đảm đi tiếp khi nhận thấy trình độ kiến thức của mình quá thấp so với chuẩn các đại học Pháp.
Những người còn lại: rất nhiều người không có đầy đủ kiến thức kinh tế để làm luận án, kiến thức toán yếu, tiếng Anh lẫn tiếng Pháp cũng kém. Tôi từng rất "khổ sở" để xốc họ lên.
Có người làm luận án với tôi mất 7 năm (trong khi bình thường là 4 năm). May mắn là những người này đã rất chăm chỉ và cố gắng vươn lên.
Nhưng cũng phải nói là không dễ để họ trở thành những nhà nghiên cứu thật sự tốt (tất nhiên không loại trừ sau khi "giác ngộ" về mặt học thuật, họ trở nên đam mê nghiên cứu và sẽ tự vươn lên). Tôi hy vọng sẽ có một số người trở nên như thế.
Một số người, tương đối ít, đã tự học hỏi thêm để hoàn thành tốt luận án và đã trở thành những nhà nghiên cứu rất giỏi. Có người đã bắt đầu trở thành "ngôi sao" trong lĩnh vực nghiên cứu của họ."
Giáo sư danh tiếng đề xuất cải tổ đại học/vietnamnet
--------------------
Hoa vàng ngày xưa, tác giả: Trần Lê
Nhiều góc quay rất "Đà Lạt".
Nghe, xem để nhớ về nhiều thứ...(Âu Bảo Ngân hát)
Tác giả hát (tại cafe Bệt )
--------------------
" Người Iran vô cùng chăm chỉ và có đầu óc, mỗi cá nhân đều học như điên, làm hết mình, sẵn sàng hy sinh cái tôi và sự ích kỷ cá nhân để lợi ích chung cho cộng đồng. Sự thành công ở các nước châu Á từ Nhật, Hàn, Trung Quốc, Qatar, Emirates...đều là do người dân chỉ ngủ có 5-6h/ngày, còn lại là ở công trường nhà máy công sở. Tinh thần ham thích sản xuất và say mê lao động chính là cốt lõi của sự thịnh vượng. Vì để sản xuất được, anh phải giỏi giang kỷ luật, có đầu óc tổ chức ghê lắm..."
Chiếc Samand trên bến Ninh Kiều/TonyBuoiSang
-----------------------
"Có trách nhiệm mới mong có hiệu quả.
Tự chủ đại học phải có ý nghĩa bao hàm: tự do học thuật, tổ chức và quản lý và tài chính. Hai vế sau là điều kiện cần và vế đầu là mục tiêu.
Tự do học thuật là linh hồn của đại học, nếu không có tự do học thuật thì chúng ta không thể đào tạo ra lớp người sáng tạo, có tri thức, tư duy logic của thời đại..
Hội đồng Trường hay Hội đồng Quản trị là bộ phận cao nhất của một đại học, sau đó là Hiệu trưởng và Ban Giám hiệu."
Môi trường tự do học thuật.../GDVN
------------------
Khi nào cái đầu bị điên điên khùng khùng vì những chuyện vớ vớ vẩn vẩn nào đấy, hãy chui vào chỗ nào đó, ngồi một mình, nghe & đọc cái này, đảm bảo....tùy bạn :D.
My way - hương vị cuộc sống. (youtube)
------------------
Nói chung là làng nhàng, ngây thơ, hời hợt?
"Chúng ta tích lũy tri thức qua việc đọc báo thay vì đọc sách. Và kết quả là tri thức của chúng ta bao gồm những thứ được nhắc đến trong chuyên mục phóng sự xã hội, quốc tế hay tâm lý của báo chí."
Những sai lầm trong văn hóa đọc của người Việt/motthegioi
"Thay vì ngồi ngắm một bông hoa ngậm sương buổi sáng, chúng ta tranh thủ chụp hình và ghi status; thay vì ngồi uống ly cà phê ven đường và nghĩ ngợi về một điều gì đó, chúng ta tranh thủ lên mạng đọc, viết comment; thay vì tập trung thưởng thức một món ngon trên bàn và trò chuyện với những người thân trong gia đình, chúng ta mỗi người cầm một điện thoại thông minh hay máy tính bảng, đọc và đọc.
Một cuốn sách đòi hỏi độ dấn thân của người đọc tương tự như một ngọn núi hiểm trở đòi hỏi bản lĩnh và sự nhập cuộc của người chinh phục. Và cũng như nhà leo núi, người đọc sách hân hoan thấy mình khác đi, mới mẻ hơn sau một hành trình với mỗi cuốn sách. Đó chính là cảm giác kỳ thú về một hành trình mở rộng biên giới của hiểu biết, khám phá vẻ đẹp ngữ nghĩa và bao trùm là khát vọng được hiểu về ngoại giới và nội tâm.
Điều đó hoàn toàn khác với cái cách mà chúng ta tiếp nhận những câu chữ, ý tưởng rời rạc trên mạng xã hội, trên các biển quảng cáo hay những băng-rôn tuyên truyền sặc sỡ trên đường. Đọc để chủ động sống sẽ rất khác với việc đọc để bị tác động. Đó là chưa nói, chính thói quen đọc tản mát hời hợt kia sẽ lấy đi của chúng ta niềm đam mê chinh phục những cuốn sách và nỗ lực khám phá những giá trị tinh thần tinh tế và ngầm ẩn bên trong đời sống."
Có thật chúng ta đang đọc/nld
---------------
Giao lưu với một số người thuộc FPT, có rất nhiều thông tin có ích cho sinh viên và giáo viên, đặc biệt là ngành CNTT.
"Theo nhận định của các nhà giáo dục toàn cầu hiện nay, giáo dục đại học nói chung đang đứng trước thách thức cần phải thay đổi. Việc sinh viên ra trường thất nghiệp không chỉ diễn ra tại Việt Nam mà còn ở các nước phát triển phương Tây. Từ đó, các nhà giáo dục đặt ra câu hỏi: Giáo dục đại học thế giới cần phải thay đổi như thế nào để đáp ứng nhu cầu trong thời đại mới?
Vấn đề lớn nhất hiện nay là do sự thay đổi công nghệ trong cuộc sống, diễn ra với tốc độ rất nhanh và đa phần các trường đại học không theo kịp. Mô hình trường đại học cũ trở nên không còn phù hợp và đòi hỏi một mô hình mới ưu việt hơn, đáp ứng được nhu cầu xã hội. Mô hình đó như thế nào hiện vẫn chưa thực sự rõ ràng nhưng chắc chắn sẽ cần ứng dụng rất nhiều về công nghệ thông tin, hướng tới đào tạo kỹ năng sáng tạo và thích nghi cho người học."
Đổi mới giáo dục mới giải quyết nạn thất nghiệp của sinh viên/vnexpress
-------------
Chúng ta lười - Phạm Quang Vinh
"Chúng ta lười nên không làm việc gì xong hẳn, việc gì cũng làm nửa đời nửa đoạn hoặc cùng lắm là cơ bản hoàn thành, rồi nghĩ như thế có nghĩa là biết làm.
...
Sự lười nhác của chân tay của chúng ta dẫn đến sự lười nhác về tư duy. Câu hỏi cửa miệng của chúng ta là có làm được không chứ không phải làm việc ấy thế nào. Sự lười nhác khiến chúng ta coi khinh người lao động, chăm chắm đi làm thầy, chất đầy kiến thức vô bổ vào đầu con cái, trừ những kỹ năng làm một người lao động, những kỹ năng của một công dân chứ chưa nói đến những nghĩa vụ xã hội. Chúng ta quỵ luỵ sự xa hoa "hoành tráng" và nhanh chóng tạo ra những thang giá trị kép mới qua những thứ siêu này siêu nọ vốn chả liên quan đến lao động."
-----------------------------------
"Mặc dù số lượng người mua sách đến ủng hộ rất đông đa số người mua là trí thức, sinh viên nghèo nên số lượng mua có hạn. Nhiều em thích sách qua mà thiếu tiền ông Trí lấy giá rất rẻ, có khi ông tặng luôn cho họ."
Tình người nơi tiệm sách cũ sắp bị dẹp/motthegioi
-------------------------------------
Bài viết hay của tác giả Nguyễn Trung
" Nói ngắn ngọn, đó là con đường Việt Nam phải cắn răng chịu đựng mọi đau đớn và gian khổ, ra sức học lại và học cái mới, nỗ lực hết mức về mọi mặt, để trong khoảng một thời gian nào đó (ví dụ trong vòng một hoặc hai thập kỷ tới) có thể cải tạo được nền kinh tế hiện nay, và đồng thời từng bước tạo ra được một nền kinh tế khác hẳn."
Đại hội XII lựa chọn gì cho Tổ quốc?/nguyentrungblog
----------------------
Dòng chảy xa bờ
"Trong hình trên đây, nơi có sóng bạc đầu là nơi dòng nước đi từ biển vào gần bờ. Nếu chúng ta tắm biển nơi có sóng bạc đầu (breaking waves) thì chúng ta sẽ được sóng đánh đưa vào bờ. Tuy nhiên nếu chúng ta di chuyển vào tắm chỗ lặng sóng (giữa hai mũi tên) là chúng ta rơi vào dòng chảy xa bờ. Dòng sông nhỏ này sẽ lập tức kéo phăng chúng ta ra xa khỏi bờ và đưa thẳng chúng ta ra biển. Như vậy, vùng có sóng không phải là vùng nguy hiểm mà vùng lặng sóng mới chính là vùng nguy hiểm."
Dòng chảy xa bờ/lamchame
-----------------------------
Quan niệm của Nguyễn Huy Tưởng về văn hóa và con người trong sáng tạo nghệ thuật - Nguyễn Huy Phòng
"Từ cuộc đời sáng tạo và những trăn trở với nghề, Nguyễn Huy Tưởng đã đúc rút ra một triết lý nhân sinh sâu sắc: “Kỳ cho cuộc đời. Bao nhiêu những cái vĩ đại nhất (anh hùng, sáng tạo), những cái bạo liệt nhất (chiến tranh, cách mạng, phản cách mạng), những cái tàn ác nhất (giết người, thù oán, vv..) chung qui cũng chỉ là để giải quyết cái nhỏ mà lớn nhất là cuộc sống, mà cuộc sống có gì to tát đâu: một căn nhà, một chậu cảnh, một bông hoa, một tiếng khóc của trẻ con, vv… Thấy màng màng một cái gì là thơ và triết lý trong con người.” (Nhật ký, ngày 16/12/1956)"
Quan niệm của Nguyễn Huy Tưởng về văn hóa và con người trong sáng tạo nghệ thuật/VHNA
--------------------------
Bài nói chuyện với các bạn trẻ của cố GS Đặng Phong - Lê Ngọc Sơn ghi
"...Phong trào Cần Vương là muốn khôi phục lại triều đại phong kiến, hay phong trào Duy Tân thì muốn học Tây, học Nhật cũng đều không thành công. Rồi đến Quốc Dân Đảng của Nguyễn Thái Học đi kiếm mấy khẩu súng sau đó định đi cướp đồn địch, vẫn không có kết quả.
Có một đội ngũ duy nhất, đông đảo tài giỏi nhất đi tìm đến với chủ nghĩa Mác-Liên Xô, đó là con đường giải phóng Việt Nam. Tôi muốn nói kỹ về việc đó để các bạn trẻ hiểu rằng, thế hệ đó không dại dột. Đó là lớp người thông minh và kiên cường nhất Việt Nam thời kỳ đó. Và sự lựa chọn hữu ý ấy có cái lý của nó. Liên Xô khi đó đánh bại phát xít Đức, trở thành một cường quốc, đó là một tấm gương. Lựa chọn Lênin, chủ nghĩa xã hội là lựa chọn của đại đa số người dân thông minh nhất Việt Nam khi đó. Tôi muốn các bạn trẻ hiểu được điều đó để kính trọng những người đi trước kể cả những sai lầm của họ. Phải hiểu những sai lầm ấy là sự trả giá cho những cái đúng.
"Thế hệ các em so với chúng tôi hơn nhiều cái những cũng kém nhiều cái. Tôi cảm thấy các em không yêu nước như chúng tôi trước đây. Các em nghĩ đến nhà cửa, tài khoản (tiền), không nghĩ tới sự dấn thân cho điều gì đó dài hơi có thể gian khổ. Các em có phần nghĩ đến mình nhiều hơn trước khi nghĩ đến đất nước. Tôi miễn bình luận vì cái đó không phải lỗi của các em mà là tại lịch sử. Tiếp nữa là các em được mở cửa ra thế giới, tiếp cận với nhiều thứ và vớ được bất cứ cái gì cũng cho là của quý, của thiên hạ là nhất. Nhiều em đi học nước ngoài về, say sưa với những lý thuyết học được và nghĩ rằng có thể thay đổi đường lối của đất nước rối nhưng theo tôi thì còn lâu. Khi chụp giật được một vài cuốn sách, một vài bài báo thì nghĩ mình có thể làm thánh làm tướng đều được. Tuổi trẻ hay hấp tấp nhưng đáng khen ở chỗ có lòng can đảm, dám nói ra chính kiến của mình. Thế hệ chúng tôi không có được điều đó."
GS Đặng Phong nói chuyện/kimdunghn/viet-studies
--------------------------
Một chỗ cho tiếng cười - Nguyễn Vĩnh Nguyên
"Cái cười của kèn cựa gièm pha, khinh thị, cay đắng, khỏa lấp không phải là bổn tính, mà là “tính cách có điều kiện”, được sinh ra từ quá nhiều tai ương và bi kịch của lịch sử, nó là cơ chế tự cân bằng hay giảm nhẹ những tổn thương, gia tăng ảo giác về vị thế bản thân trong những thất bại, rã rời trước đời sống – một dạng thức của thắng lợi tinh thần, tự huyễn tách mình khỏi thực tại chứ không bóc trần phê phán để đổi thay thực tại. Nói đúng hơn, đó là cái hài hợp hoàn cảnh, cái hài công cụ trong chừng mực phải đạo và cái hài “kiêu hãnh ôn hòa”. Tốt thôi. Nhưng sống lâu dần trong văn hóa đó, chúng ta quên nụ cười mình đang nghèo nàn và bạc nhược; chúng ta quên đời sống chung quanh thiếu vắng sự trào lộng để xử lý các tình huống vô vọng đến mức dù có vén môi mép lên vẫn chẳng thể nào khuây khỏa được; chúng ta quên rằng quyền lực của tiếng cười mạnh mẽ hơn thế rất nhiều và đó là thứ duy nhất có thể giúp ta vượt qua nỗi sợ hãi bị kiềm tỏa bởi những bàn tay sắt hữu hình và vô hình.
“Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ”, dân gian nói thế, và đúng thế, không hơn không kém. Và có đau đớn đòi đoạn đi nữa, thì cũng chuyển dịch cái sự phản kháng lên cao xanh, theo kiểu của cụ Nguyễn Công Trứ: “Ngồi buồn mà trách ông xanh/ Khi vui thì khóc buồn tênh lại cười”, phảng phất lối kiêu hãnh lánh đời của kẻ sĩ Trung Hoa xưa. Thế nên, trong tâm thế đó thì lộ trình đưa tiếng cười phóng khoáng đi sâu vào biên giới của tư tưởng hãy còn xa; điều đó tùy thuộc vào việc tích lũy khả năng tự phê phán của nền văn hóa."
Một chỗ cho tiếng cười/tiasang
-------------------------------
Vượt lên tất cả là tình người, tình đồng loại.
Em bé Napal, ngày ấy, bây giờ/nguoidothi
-----------------------
Nguyễn Mộng Giác viết về Nguyễn Hiến Lê
"...ông là người không ồn ào, không phô trương hào nhoáng, không cố làm cho người đời thấy mình rực rỡ lóng lánh mà chỉ lặng lẽ làm việc, thung dung đạt được điều nghĩa.
Niềm tin tưởng ở công việc mình làm nơi ông lớn lao quá, đến độ cuộc sống và thời cuộc không ảnh hưởng nhiều đến ông. Giữa một xã hội chữ nghĩa mất giá, ông vẫn giữ trọn niềm trân trọng đối với chữ nghĩa."
Nguyễn Hiến Lê trong đời tôi/nguyenmonggian.info
----------------------
Người tử tế
[Nhận vơ tí, hồi xưa mình cũng làm tiếp tân và bồi bàn tại khách sạn...giống em này he he]
"Được biết, Ý sinh ra ở Hà Tĩnh nhưng theo gia đình vào sinh sống tại tỉnh Gia Lai 13 năm nay. Cha mẹ Ý làm nông, lúc nông nhàn cha Ý đi làm xây dựng cho các công trình, mẹ Ý đi làm giúp việc để có tiền lo cho chị em của Ý đang học đại học. Cách đây hơn 2 năm, người anh cả của Ý bị tai nạn qua đời, để lại hai đứa con nhỏ, thế là ba mẹ Ý phải gánh thêm 2 cháu nội. Thương cha mẹ khó nhọc, Ý phải đi làm thêm để tự trang trải chi phí học tập. Khoảng 3 tuần nay Ý được nhận vào làm lễ tân ở nhà nghỉ Sao Mai 2, làm từ 19h tối đến 7h sáng hôm sau, thu nhập mỗi tháng cũng được hơn 3 triệu đồng.
Với số tiền đó, Ý luôn phải sống tiết kiệm không dám tiêu xài, ăn cơm ngày hai bữa. Những lúc kẹt tiền, Ý phải ăn mì tôm thay cơm. Dù nghèo khó nhưng nhặt được của rơi Ý vẫn không nảy lòng tham mà tìm cách trả lại người mất. Đây là nghĩa cử cao đẹp cần được phát huy và nhân rộng trong đời sống xã hội hôm nay."
Chàng trai trả hơn một tỉ cho người đánh rơi/motthegioi.vn
--------------------------------
Ngôi đền danh nhân... - Nguyên Ngọc
"Lịch sử hiện thực đã đi theo con đường của Phan Bội Châu. Chiến tranh anh hùng và khốc liệt đã đem lại độc lập. Nhưng, lạ thay, mà cũng hay thay, có lẽ với thời gian, với hiện thực hậu chiến, những câu hỏi cháy bỏng mà dở dang của Phan Châu Trinh nay lại được đặt ra. Vẫn nóng bỏng như trăm năm trước."
Ngôi đền danh nhân.../nguoidothi
------------------------------
Đại học chỉ là nơi để lấy tấm bằng - Phạm Thị Ly
....
Tuy vậy, thực trạng thất nghiệp của sinh viên trong vài năm gần đây và sự sụt giảm số người vào ĐH liên tục từ năm 2010 đến nay đã gửi đi một tín hiệu báo động. Nó cho thấy giáo dục ĐH Việt Nam đang tụt hậu không chỉ so với thế giới mà còn so với nhu cầu thiết thân của nền kinh tế.
Hệ quả, trường ĐH là nơi sinh viên đến chủ yếu để lấy tấm bằng, còn những gì cần cho cuộc đời họ, cả trong nghề nghiệp lẫn trong việc phát triển cá nhân, thì họ phải tự tìm kiếm ở bên ngoài. Đó là một sự lãng phí vô cùng lớn bởi thời gian của đời người có hạn mà những gì cần học thì vô biên. Những người có điều kiện tài chính thì tìm đến học trường nước ngoài hoặc các chương trình liên kết.
...
Thị trường giáo dục ĐH Việt Nam hình thành 2 phân khúc: hàng hiệu giá (quá) cao và hàng chất lượng kém giá rẻ. Phân khúc hàng thật giá phải chăng vẫn còn trống. Rốt cuộc, sinh viên ra trường với tấm bằng không xin được việc bởi trong những năm học ĐH, họ đã không học được điều gì đáng kể. Những người không có khả năng tự học ở bên ngoài nhà trường sẽ bị tụt lại phía sau ngày càng xa.
...
Quan sát những biến chuyển trong thị trường giáo dục ĐH, có thể dễ dàng nhận thấy hiện tượng lạm phát bằng cấp đang leo thang. Thoạt đầu, bằng ĐH được xem là tấm vé vào cửa cho những vị trí công việc tốt. Sau đó là bằng thạc sĩ, rồi đến tiến sĩ. Hiện nay, có một tâm lý phổ biến là người ta không còn tin vào bằng cấp trong nước. Vì vậy, cuộc chạy đua với mục tiêu mới là bằng quốc tế trở nên nóng bỏng. Khi thị trường bằng cấp đã và đang tiếp tục bão hòa, tấm bằng không còn là sự bảo chứng cho năng lực nữa thì chỉ những người có năng lực thực sự mới có thể sinh tồn."
Đại học chỉ là nơi để lấy tấm bằng/nld
---------------------------------
Tài sản riêng - Hồ Anh Thái
"Đời sống riêng là một thứ tài sản, của riêng ta. Nó cần phải hơi ích kỷ một chút. Không chia sẻ theo kiểu bao la hào phóng rộng rãi được. Nó dị ứng với tất cả những gì theo kiểu chia phần một miếng giữa làng với công chúng, nó không chịu được sự can thiệp từ bên ngoài của công chúng, không chịu được sự nhòm ngó theo kiểu tìm chuyện để mua vui. Người khôn ngoan homo sapiens tìm thấy niềm vui trong việc gìn giữ bảo quản một đời sống riêng. Ta có thể trong ánh hào quang của sân khấu cuộc đời, khi ấy ta thuộc về đám đông, nhưng khi đèn tắt, ta về với tổ ấm của ta, ở đấy không ai bên ngoài được phép thọc cái mũi tò mò vào. Có một anh bạn rạch ròi được theo cách này. Anh không bao giờ để cho vợ con đến cơ quan anh. Cũng không để cho người cơ quan đến nhà mình. Mọi việc hầu như đều có thể thu xếp được mà không bị lẫn lộn nhập nhằng bên này với bên kia. Vợ con như vậy khó có điều kiện can thiệp vào chuyện ở cơ quan. Người cơ quan thì mọi việc có thể giải quyết ở cơ quan, thân tình hơn tí nữa thì ngoài giờ làm việc ngồi quán bia quán cà phê. San sẻ cảm thông gì gì thì cũng chỉ ở mức ấy.
Họ không hiểu được rằng đời sống riêng chính là tài sản riêng. Là báu vật. Chỉ người trong nhà với nhau mới có thể được dùng chung thứ tài sản này. Chỉ trong một phạm vi hẹp mới được quyền chia sẻ. Trân trọng gìn giữ thứ tài sản riêng ấy cũng đem lại cho người ta một niềm hạnh phúc, đích thực."
Tài sản riêng/daibieunhandan.vn
-------------------------------
Người Việt "lạc quan" - Lê Hữu Huy
Với số tiền đó, Ý luôn phải sống tiết kiệm không dám tiêu xài, ăn cơm ngày hai bữa. Những lúc kẹt tiền, Ý phải ăn mì tôm thay cơm. Dù nghèo khó nhưng nhặt được của rơi Ý vẫn không nảy lòng tham mà tìm cách trả lại người mất. Đây là nghĩa cử cao đẹp cần được phát huy và nhân rộng trong đời sống xã hội hôm nay."
Chàng trai trả hơn một tỉ cho người đánh rơi/motthegioi.vn
--------------------------------
Ngôi đền danh nhân... - Nguyên Ngọc
"Lịch sử hiện thực đã đi theo con đường của Phan Bội Châu. Chiến tranh anh hùng và khốc liệt đã đem lại độc lập. Nhưng, lạ thay, mà cũng hay thay, có lẽ với thời gian, với hiện thực hậu chiến, những câu hỏi cháy bỏng mà dở dang của Phan Châu Trinh nay lại được đặt ra. Vẫn nóng bỏng như trăm năm trước."
Ngôi đền danh nhân.../nguoidothi
------------------------------
Đại học chỉ là nơi để lấy tấm bằng - Phạm Thị Ly
....
Tuy vậy, thực trạng thất nghiệp của sinh viên trong vài năm gần đây và sự sụt giảm số người vào ĐH liên tục từ năm 2010 đến nay đã gửi đi một tín hiệu báo động. Nó cho thấy giáo dục ĐH Việt Nam đang tụt hậu không chỉ so với thế giới mà còn so với nhu cầu thiết thân của nền kinh tế.
Hệ quả, trường ĐH là nơi sinh viên đến chủ yếu để lấy tấm bằng, còn những gì cần cho cuộc đời họ, cả trong nghề nghiệp lẫn trong việc phát triển cá nhân, thì họ phải tự tìm kiếm ở bên ngoài. Đó là một sự lãng phí vô cùng lớn bởi thời gian của đời người có hạn mà những gì cần học thì vô biên. Những người có điều kiện tài chính thì tìm đến học trường nước ngoài hoặc các chương trình liên kết.
...
Thị trường giáo dục ĐH Việt Nam hình thành 2 phân khúc: hàng hiệu giá (quá) cao và hàng chất lượng kém giá rẻ. Phân khúc hàng thật giá phải chăng vẫn còn trống. Rốt cuộc, sinh viên ra trường với tấm bằng không xin được việc bởi trong những năm học ĐH, họ đã không học được điều gì đáng kể. Những người không có khả năng tự học ở bên ngoài nhà trường sẽ bị tụt lại phía sau ngày càng xa.
...
Quan sát những biến chuyển trong thị trường giáo dục ĐH, có thể dễ dàng nhận thấy hiện tượng lạm phát bằng cấp đang leo thang. Thoạt đầu, bằng ĐH được xem là tấm vé vào cửa cho những vị trí công việc tốt. Sau đó là bằng thạc sĩ, rồi đến tiến sĩ. Hiện nay, có một tâm lý phổ biến là người ta không còn tin vào bằng cấp trong nước. Vì vậy, cuộc chạy đua với mục tiêu mới là bằng quốc tế trở nên nóng bỏng. Khi thị trường bằng cấp đã và đang tiếp tục bão hòa, tấm bằng không còn là sự bảo chứng cho năng lực nữa thì chỉ những người có năng lực thực sự mới có thể sinh tồn."
Đại học chỉ là nơi để lấy tấm bằng/nld
---------------------------------
Tài sản riêng - Hồ Anh Thái
"Đời sống riêng là một thứ tài sản, của riêng ta. Nó cần phải hơi ích kỷ một chút. Không chia sẻ theo kiểu bao la hào phóng rộng rãi được. Nó dị ứng với tất cả những gì theo kiểu chia phần một miếng giữa làng với công chúng, nó không chịu được sự can thiệp từ bên ngoài của công chúng, không chịu được sự nhòm ngó theo kiểu tìm chuyện để mua vui. Người khôn ngoan homo sapiens tìm thấy niềm vui trong việc gìn giữ bảo quản một đời sống riêng. Ta có thể trong ánh hào quang của sân khấu cuộc đời, khi ấy ta thuộc về đám đông, nhưng khi đèn tắt, ta về với tổ ấm của ta, ở đấy không ai bên ngoài được phép thọc cái mũi tò mò vào. Có một anh bạn rạch ròi được theo cách này. Anh không bao giờ để cho vợ con đến cơ quan anh. Cũng không để cho người cơ quan đến nhà mình. Mọi việc hầu như đều có thể thu xếp được mà không bị lẫn lộn nhập nhằng bên này với bên kia. Vợ con như vậy khó có điều kiện can thiệp vào chuyện ở cơ quan. Người cơ quan thì mọi việc có thể giải quyết ở cơ quan, thân tình hơn tí nữa thì ngoài giờ làm việc ngồi quán bia quán cà phê. San sẻ cảm thông gì gì thì cũng chỉ ở mức ấy.
Họ không hiểu được rằng đời sống riêng chính là tài sản riêng. Là báu vật. Chỉ người trong nhà với nhau mới có thể được dùng chung thứ tài sản này. Chỉ trong một phạm vi hẹp mới được quyền chia sẻ. Trân trọng gìn giữ thứ tài sản riêng ấy cũng đem lại cho người ta một niềm hạnh phúc, đích thực."
Tài sản riêng/daibieunhandan.vn
-------------------------------
Người Việt "lạc quan" - Lê Hữu Huy
"(TBKTSG) - Người Việt thường “lạc quan” về sự khởi đầu hơn là thủy chung đi tới cuối nẻo đường. Suy nghĩ “Khởi đầu tốt đẹp là thành công được một nửa” dễ đưa đến chỗ giải quyết vấn đề chỉ bằng lòng nhiệt tình và bầu nhiệt huyết. Nhiều người cứ hồn nhiên, vô tư nhận lãnh trọng trách, hào phóng lời hứa... với niềm tin cùng thái độ lạc quan (nhất thời).
Thực tế cho thấy thành công chưa bao giờ đến chỉ với niềm tin ở điểm khởi phát. Bởi vậy, khởi đầu thuộc về số đông, còn kết thúc tốt đẹp luôn thuộc về thiểu số. Sự khập khiễng giữa niềm tin về điểm khởi đầu mang ý nghĩa tốt đẹp và sự kết thúc dở dang đã làm nền cho những sản phẩm kém chất lượng, vô trách nhiệm ra đời: những con đường tu sửa quanh năm, những cây cầu mới đưa vào sử dụng đã bị lún, những công trình nghiên cứu khoa học nghiệm thu trong bí mật, những cuốn sách mắc lỗi đầm đìa...
Tất cả đều đã được khởi đầu khá tốt đẹp, nhưng đi đến giữa chặng đường thì lòng nhiệt huyết của người tham gia bắt đầu nguội dần, đến cuối chặng thì người ta tỏ ra chán nản và cuối cùng là làm ăn cẩu thả, “trả nợ quỷ thần”... Thực trạng này đã nhân rộng tới mức phổ biến, thậm chí trở thành đặc điểm văn hóa, xã hội của người Việt hiện nay."
Người Việt "lạc quan"/TBKTSG------------------------------
Lý Quang Diệu
Điếu văn của Lý Quang Diệu trong lễ tang của vợ ông/soha.vn
Mười bài học rút ra từ Singapore/thanhnien
------------------------------
- Mẹ luôn quá nghiêm khắc đối với con cũng không tốt. Khi đã trưởng thành, đi làm, con không cả có số điện thoại của mẹ.
- Mẹ quá mềm mỏng, con sẽ "leo lên đầu lên cổ".
- Nên khéo léo giữa hai thái cực này.
Camille: No, you can’t have a new bike if you get an “A” on the test. You should study because you want to do well in school. We’ll talk about it when I get home tonight. Kids!
Aaron: What’s the matter?
Camille: My kids won’t do anything without an incentive. I know it’s my own fault for offering rewards for good behavior, but now, all they want to know is what they’ll get to do what I ask.
Aaron: Rewards are okay if you use them sparingly, aren’t they?
Camille: That’s the problem. I feel like I have to bribe them to do the simplest things. I get home from work and I’m tired and frazzled. I don’t want another power struggle so I rely on bribes. It’s backfired.
Aaron: How do you mean?
Camille: Now my kids won’t do anything without knowing what’s in it for them. And they keep upping the ante. Soon I’ll have to start forking over cash to get them to behave.
Aaron: I don’t know what to say. When I was growing up, my mother put the fear of God into us. We wouldn’t dare misbehave for fear of making her angry. We never got rewards for good behavior. It was just expected of us.
Camille: What’s your mother’s number? Is she available to babysit?
Aaron: Uh, I don’t know. I don’t think she could inspire that kind of obedience from other people’s children.
Camille: I’m desperate! At the very least, she can give me a few parenting lessons.
Script by Dr. Lucy Tse
Aaron: What’s the matter?
Camille: My kids won’t do anything without an incentive. I know it’s my own fault for offering rewards for good behavior, but now, all they want to know is what they’ll get to do what I ask.
Aaron: Rewards are okay if you use them sparingly, aren’t they?
Camille: That’s the problem. I feel like I have to bribe them to do the simplest things. I get home from work and I’m tired and frazzled. I don’t want another power struggle so I rely on bribes. It’s backfired.
Aaron: How do you mean?
Camille: Now my kids won’t do anything without knowing what’s in it for them. And they keep upping the ante. Soon I’ll have to start forking over cash to get them to behave.
Aaron: I don’t know what to say. When I was growing up, my mother put the fear of God into us. We wouldn’t dare misbehave for fear of making her angry. We never got rewards for good behavior. It was just expected of us.
Camille: What’s your mother’s number? Is she available to babysit?
Aaron: Uh, I don’t know. I don’t think she could inspire that kind of obedience from other people’s children.
Camille: I’m desperate! At the very least, she can give me a few parenting lessons.
Script by Dr. Lucy Tse
-------------------------------
Bài viết của Nguyễn Thị Hậu
"...Có lẽ vì những câu chuyện này mà trong những giấc mơ đi lạc đường của tôi không bao giờ có một người đồng hành. Và cũng chưa bao giờ trong mơ tôi tìm thấy đường về. Tôi cứ lạc mãi, hoặc dừng lại đâu đó. Nhưng tôi không trông chờ một ai đó sẽ chỉ cho mình đường đi.
Bởi vì, trên mặt đất làm gì có đường, đường là do ta đi mãi mà thành, cổ nhân đã nói như vậy. Những con đường trong mơ sẽ đưa ta đến một nơi nào đó, nếu ta tiếp tục đi tìm ngay cả khi đã ra khỏi giấc mơ..."
-----------------------------------
Nhất hạng - tiểu luận của Hồ Anh Thái
"Sinh thời Đức Phật, có lần một đệ tử nói rằng Phật là người thầy vĩ đại nhất thế gian. Người bèn hỏi lại rằng đệ tử có biết hết các bậc thầy đang sống trên thế gian lúc này hay chưa. Tất nhiên là chưa. Đệ tử có biết hết các bậc thầy trước thời Phật và các vị sẽ sinh ra trong tương lai hay chưa. Tất nhiên là chưa. Phật kết luận, vậy thì chẳng có lý do gì mà đệ tử lại bảo Phật là người thầy vĩ đại nhất thế gian.
Người nói thêm, trên thế gian này có rất nhiều người thầy lớn, họ có cách của riêng mình để dẫn dắt chúng sinh. Hàm ý việc so sánh ai lớn hơn ai là vô nghĩa và vô ích."
-------------------------------Phải có sức khỏe đã, rồi muốn làm gì thì làm.
Hãy bảo vệ sức khỏe người dân nước Việt.
"Khi tôi lên Đà Lạt, xứ sở trồng rau nổi tiếng của Việt Nam với ưu thế của một vùng khí hậu mát mẻ hiếm có của Việt Nam. Những người bà con của tôi cũng có hai vườn rau như vậy, rau để ăn và rau để bán.
Xã hội chúng ta tự “bủa vây” chính chúng ta như vậy đó. Bây giờ thêm hàng của Trung Quốc xâm nhập không ai kiểm soát được. Không có hàng rào nào để bảo vệ cho con người tránh những tai họa dễ thấy như vậy."
-------------------------Vài viết về phụ nữ của Trần Đăng Khoa:
"Rồi bác hỏi: “Vào quán phở, tớ đố cậu, nhìn những người ăn, làm sao có thể biết được mối quan hệ của họ. Ai là vợ chồng? Ai là bồ bịch? Ai đang yêu nhau?”. Tôi bảo: “Phải nhìn vào mắt họ!”.
“Cậu đúng là thằng dở hơi. Nếu cần ngắm nhau thì ngắm ở chỗ khác. Ai lại đưa nhau vào quán phở mà ngắm – Bác Tịnh cười. Rồi bác giảng giải – Muốn biết chính xác mối quan hệ của họ, phải nhìn lúc họ trả tiền. Đàn ông trả tiền thì dứt khoát họ là bồ bịch hoặc đang yêu. Đàn bà trả tiền thì chắc chắn vợ chồng. Hai bên tranh nhau trả thì chỉ là bạn bè thôi!”.
Rồi bác bảo: “Con gái mình hoá ra là con người ta cậu ạ. Đến lúc nó lấy chồng thì mình mất con. Đến lúc nó có con thì mình mất nốt vợ. Vì lúc ấy, vợ mình lại phải chăm nuôi cháu ngoại. Cháu bà nội, tội bà ngoại”.
Quả đúng là như vậy. Mới hay, bà mẹ vợ khổ thật. Cả một đời ki cóp, bòn nhặt, rồi xây đắp hai chục năm, thậm chí hơn hai mươi năm ròng mới xong được một công trình vĩ đại. Đó chính là toà nhan sắc - Cô con gái rượu của mình.
Tôi có cảm giác bà cụ phải lọc từ bao nhiêu ánh trăng non để làm nên màu da trắng mịn, mát mẻ của cô con gái, phải chắt từ hàng triệu sắc hoa mới tạo thành làn môi tơ nõn của con gái. Rồi lại phải lấy cả tuổi thanh xuân của mình để chuốt nên sự duyên dáng, hấp dẫn và vẻ đẹp huyền bí của của con.
Bao nhiêu là công nênh. Vậy rồi đùng cái, một thằng cha ất ơ, lạ hoắc, chẳng có họ hàng, quen biết gì với mình, thế rồi nó đến, nó rước đi mất. Kèm theo cô con gái, còn thêm bao nhiêu “phụ tùng” đi theo: Xe máy, vòng bạc, nhẫn vàng. Có khi còn có cả ô tô, nhà lầu....
Một đống của nả! Ối giời đất ơi! Rõ thật là mở cửa rước trộm vào nhà!. Đúng là một vụ mất trộm ngoạn mục. Mà thằng trộm này lạ lắm. Pháp luật ủng hộ. Công an vỗ tay hoan hô. Bà mẹ còn sung sướng âm ỉ vì mình đã lo được cho con vu quy trọn vẹn. Thực ra, đấy là vụ mất trộm tưng bừng và ngoạn mục. Đã thiệt đơn lại thiệt kép."
----------------------------Phỏng vấn Nguyễn Ngọc Tư:
"- Đi với tôi là... đi. Không cần chốn đến phải có cảnh đẹp, người hay, thức ăn ngon. Cũng không cần đi để khoe khoang. Tôi đi vì nhu cầu xê dịch cho đỡ nhàm chán, được một mình ở nơi xa lạ, tùy nghi với cuộc sống ở đó. Mùa đông đi biển cũng không sao, nó vẫn có vẻ đẹp riêng, sự thi vị khác thường mà mùa hè không có được.
...
Về miền Tây, tôi còn quan tâm đến mối quan hệ giữa người với người, những rạn nứt trong tâm hồn, những tổn thương không thấy được bằng mắt thường. Đó là những thứ tôi đang quan tâm. Và chúng không chỉ là của miền Tây, về miền Tây."
Nguyễn Ngọc Tư: "tôi không đứng về phía người phụ nữ thụ động"/vnexpress
--------------------------------
"Bình đẳng không có nghĩa là hủy hoại thiên chức của người phụ nữ. Chỉ nên đấu tranh quyền của người phụ nữ về mặt xã hội. Nhưng thiên chức của người phụ nữ, thật lòng tui xin can."
Nguyễn Ngọc Thuần nói chuyện về đàn bà đàn ông/motthegioi
------------------------------------------
"Thật mâu thuẫn khi mưu cầu một điều an lành cho chính bản thân mình, người Việt lại có thể chen nhau, đánh, giành giật với mọi thủ đoạn."
Nơi chốn của cái "nhất"/tuankhanh blog
----------------------------------------
Ông nói: “Giấc ngủ rất quan trọng. Phải ngủ đủ. Khoảng 7 – 8 tiếng một đêm mới đủ. Khi nào buồn ngủ thì đi ngủ, không thì thôi. Bài viết Có một nghệ thuật ngủ của tôi được nhiều bạn bè chia sẻ. Nhà văn Hồ Anh Thái ở Hà Nội bảo đã photocopy ra khá nhiều để gởi cho bạn bè vì lúc này nhiều người mất ngủ quá! Trên thế giới thì thuốc ngủ vẫn là thứ thuốc bán nhiều nhất! Tuổi càng cao, càng cần ngủ, như pin điện thoại xài lâu, sạc phải càng lâu. Ăn thì rất đơn giản thôi. Có gì ăn nấy. Tôi thường tự chế biến thức ăn cho mình. Càng ngày tôi càng học tốt hơn hạnh “độc cư”, kham nhẫn và tri túc”.
“Ông là người thương yêu quý trọng cuộc sống nhiệm màu và luôn luôn muốn rủ rê mọi người hãy trút hết lo âu, cùng rong chơi với ông cho hết cuộc tồn vong. Và, ông đã được bao nhiêu người vui vẻ đi theo với những cuốn sách xinh xắn như: Nghĩ từ trái tim, Gió heo may đã về, Già ơi… Chào bạn!, Những người trẻ lạ lùng, Thư gởi người bận rộn…”.
Trong buổi giao lưu với học trò cũ, ông [Đỗ Hồng Ngọc] tâm tình và chia sẻ như sau: “Những năm cơ cực sau 1975, thầy bận rộn suốt ngày với bệnh nhi ở phòng cấp cứu Bệnh viện Nhi Đồng 1, ở nhà trông cậy một mình cô nuôi dạy các con. Nhiều bữa thầy về nhà tối om, đem thịt cá được “Tổ đời sống” chia đã ôi thiu về, cô chỉ biết cười trừ…”.
"Đa số cáí bệnh là do cái hoạn, cái đau là do cái khổ mà ra. Cuộc sống đầy stress, căng thẳng, tranh giành, được mất, hơn thua… phát sinh từ lòng tham sân si của mỗi người. Nếu có một trái tim biết “từ bi hỷ xả” thì mọi thứ đã khác hẳn.
Hai thứ “bệnh” “bệnh do từ tâm bệnh chuyển qua thân bệnh” luôn gắn bó mật thiết với nhau. “Bệnh” luôn đi đôi với “hoạn”, cũng như “đau” luôn đi đôi với “khổ” vậy! Khi tiếp xúc với một bệnh nhân, phải luôn tìm hiểu thêm những nỗi băn khoăn, sợ hãi, lo lắng của họ bên cạnh bệnh chứng. Điều trị như vậy mới có thể toàn diện được. Nhiều khi trên lâm sàng rất rõ là bệnh loét dạ dày, bệnh tim mạch nhưng nguyên nhân sâu xa của nó lại là do những stress chất chồng trong đời sống của họ, những ganh tỵ, ghen tuông, những bất an, bất mãn. Một bà mẹ đang cho con bú chẳng hạn mà khổ vì ghen thì sẽ bị mất sữa đột ngột. Bác sĩ cho thuốc làm tăng tiết sữa vô ích, vì phải chữa ở… ông chồng! Một đứa trẻ bị đái dầm, nguyên nhân sâu xa lại là do sự ganh tỵ với đứa em mới sinh, cảm thấy cha mẹ bỏ rơi mình nên kêu gọi sự quan tâm của họ bằng cách… đái dầm như thế! Trường hợp này phải chữa cho cả nhà! Đây là những thí dụ cụ thể để thấy sự gắn bó giữa thân và tâm."
Đỗ Hồng Ngọc - Nguiễn Ngu Í - Nguyễn Hiến Lê
“Với tôi [Đỗ Hồng Ngọc], ông [Nguyễn Hiến Lê] là một tấm gương sáng. Tấm gương của Nghị lực, của Tự học và của Phụng sự. Ông tận tụy cả đời viết sách, đem kinh nghiệm bản thân ra hướng dẫn thanh thiếu niên, mong giúp được cho người khác chút gì, lúc bỏ cây viết ra thì vớ ngay cuốn sách để đọc, để học không ngừng. Tôi đoán sở dĩ ông đã không nhận một chức vụ gì trong guồng máy công quyền là để giữ cho ngòi bút mình độc lập, để có thể đóng trọn vai trò giám sát của người trí thức mà Alain đã nói. Nhờ đó ông không có mặc cảm, thấy điều gì đáng khen thì khen, điều gì không ưa thì nói. Và ông đã nói bất cứ điều gì từ việc dịch sách, chuyển ngữ đến việc nhân mãn, ô nhiễm… Có thể đôi lúc ông cũng sai lầm, nhưng điều quan trọng là ông đã thành thực với chính ông”.
...
"Thực hành một triết lý sống tri túc, không ham làm giàu, không cầu chức vị, không ham danh lợi. Cuộc sống luôn đơn giản, trong sạch, khiêm cung, biết đủ. Không rượu chè, bài bạc; không thích nơi ồn ào, náo động. Cả hai thầy – trò đều yêu thích Nguyễn Công Trứ và Tô Đông Pha."
Suy nghĩ
"Kiến thức ngày nay không còn là độc quyền của người thầy, bởi sinh viên có thể tự kiểm chứng tất cả những điều mình học gần như ngay lập tức. Vai trò người dạy chuyển từ truyền đạt kiến thức sang người hướng dẫn và động viên để người học có thể xây dựng kỹ năng và kiến thức cho riêng mình."
"Những trường đại học đầu tiên ra đời là để phục vụ cho thần quyền và giới chức chính trị, tôn giáo. Đó là mô hình trường đại học Trung cổ, được công nhận bởi giáo hoàng mà điển hình là Đại học Bologna (được thành lập năm 1088), Đại học Paris (năm 1150) và Đại học Oxford (năm 1167).
Khởi thủy, trường đại học chỉ dạy ba mảng chính là ngữ văn, hùng biện và logic học. Cho đến tận thế kỷ 14 cũng chỉ có thêm một số môn như y học, triết học, số học và thiên văn học được đưa vào trường đại học.
Sang thế kỷ 15, kéo dài đến thế kỷ 17, sự bùng nổ của cuộc cách mạng “khoa học thực chứng” thời kỳ Phục hưng đã làm thay đổi hoàn toàn nhận thức xã hội mà điển hình là đóng góp của Leonardo da Vinci và sau đó là Galileo, Newton, khiến các trường đại học được mở rộng sang các ngành khoa học tự nhiên.
Thời kỳ này các trường đại học đóng góp một vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu khoa học tự nhiên và hàng loạt phát minh được đưa ra từ các phòng thí nghiệm.
Đầu thế kỷ 19, cuộc cách mạng công nghiệp một lần nữa đẩy các trường đại học sang một mô hình mới, điển hình là Đại học Humboldt - mô hình đại học nghiên cứu ngày nay (thành lập năm 1810) - nơi đã có tới 29 nhà bác học đoạt giải Nobel giảng dạy và làm việc. Đây là mô hình đại học đóng góp vào những thành công lớn của sự phát triển khoa học công nghệ.
Các trường danh tiếng nhất trên thế giới hiện nay đang theo mô hình này.
......
Điều thú vị là chính các trường hàng đầu như MIT, Harvard, Standford... lại tích cực nhất trong việc đầu tư vào MOOC với sự ra đời của Coursera và edX. Các khóa học này đã làm thay đổi hoàn toàn môi trường học tập.
...
Nó [đại học] không chỉ nhằm vào một thiểu số tinh hoa như trước mà nhằm vào huấn luyện kỹ năng cho số đông. Nó không còn giới hạn trong một khuôn viên, một quốc gia mà vươn ra toàn cầu. Nó không chỉ có lớp học, giảng đường, thư viện mà có webinar, có học tập trực tuyến."
...
Thay đổi của hệ thống đại học: linh động hơn hay biến mất hoàn toàn/tuoitre----------------------------
Bài của bác sĩ Lê Đình Phương
"Đừng bao giờ hỏi tôi tên họ của ba con người này. Vì họ chưa bao giờ xuất hiện trên tivi, báo chí để rao giảng về y đức. Họ cũng chưa bao giờ mở miệng răn dạy bọn đàn em chúng tôi lấy nửa câu về nghĩa vụ luận y khoa. Thậm chí, họ còn... văng tục khi bị triệu đi họp về công tác triển khai y đức gì gì đó… Nhưng đã hơn 20 năm, họ là hình tượng đẹp đẽ trong ký ức. Bằng lòng nhân hậu, mẫn cảm với những số phận không may. Bằng sự trung thực, luôn tự vấn lương tâm nghề nghiệp. Và bằng cơn “thánh nộ” rất đáng kính trọng trong một cơ chế chằng chịt thời ấy.
Nhớ lại họ, những bậc đàn anh rất đáng kính của y khoa Sài Gòn, để tự răn mình trong dòng chảy của một nền y khoa đổ nát hôm nay. Và để thấy y nghiệp của mình là nhỏ bé vô cùng!"
Bài của nhà văn Nguyên Ngọc
"Hiện nay tôi rất sợ ta hiểu thực học đơn thuần là học kỹ thuật, kinh tế, tin học. Tôi muốn nhắc lại về Fukuzawa Yukichi và Nguyễn Trường Tộ. Vì sao Nguyễn Trường Tộ, người yêu nước vô cùng như thế lại thất bại với các bản điều trần của mình? Đương nhiên có lý do từ cơ sở xã hội nhưng nếu nói đến hai nhân vật này thì còn có sự khác biệt về con người. Nguyễn Trường Tộ chủ yếu vẫn thấy phương Tây hơn ta ở kỹ thuật, Yukichi khác, ông nhận rõ Nhật Bản thua phương Tây cả một nền văn minh. Học phương Tây là học nền văn minh đó, chứ không phải chỉ học kỹ thuật. Đến Phan Châu Trinh thì đã nói được: “Mình thua là tất yếu vì mình thấp hơn họ cả một thời đại”."
Giáo dục gây tổn thương để đi tới/TGTT
---------------------------
Viết về ông Trương Đình Tuyển
"Tôi còn nhớ đầu tháng 8.2000, nhân chuyến công tác Nghệ An, tôi và một đồng nghiệp được ông Trương Đình Tuyển mời tới chơi. Ông hẹn chúng tôi 4h chiều. Chủ nhật. Nắng vàng hoe. Khuôn viên Trụ sở tỉnh ủy rộng và vắng lặng đến không ngờ. Ông xuống sân vẫy tay lia lịa khi nhìn thấy chúng tôi. Ông vận quần pizama nhầu cũ, áo ba lỗ bỏ ngoài quần, trông khác xa một ông Bộ trưởng comlê, sơ mi trắng, ca vạt đỏ rất đúng mốt, oai phong đĩnh đạc trong các chuyến công du nước ngoài. Thấy chúng tôi có vẻ ngạc nhiên, ông cười: “Thế này cho nó tiện”. Ông đưa chúng tôi lên tầng 2 khu nhà ở phía cuối khuôn viên. Căn phòng sực nức mùi cá khô. Cái nồi cơm điện vứt chỏng chơ trên chiếc ghế nhỏ ở góc nhà. Bên cạnh đó là cái rổ để bát đũa, muôi, thìa… Tôi mở cái nồi cơm điện ra. Mấy con cá khô chỏng chơ hấp trên đó. “Sáng dậy vo gạo, cắm phích, cơm chín, cho thêm mấy con cá khô vào thành bữa sáng. Trưa, tối về cắm cho nóng lên thành bữa trưa, tối. Rất tiện!”- ông nói."
Vẫn là ông Tuyển của 10 -20 năm về trước/laodong.com.vn
--------------------------
Phỏng vấn Giáp Văn Dương
"Trong sâu thẳm của con người, có một tự do nội tại bất khả tước đoạt. Tiếc rằng cuộc sống quá bề bộn, và định kiến của văn hoá, giáo dục, thói quen… đã che mờ mất nên không mấy ai nhận ra.
Một số người Việt hiểu tự do như trạng thái lêu lổng, vô chính phủ, chứ không phải là lựa chọn cá nhân và không gian tinh thần bất khả tước đoạt bên trong mỗi người. Giáo dục cũng không có chút ý niệm nào về con người tự do, và do đó không có bất cứ chương trình nào bồi đắp con người tự do."
TS Giáp Văn Dương: Tự học là yếu tố quyết định/Tiasang
--------------------------
Xuân Hinh
"Xuân Hinh bảo, ở đời anh sợ nhất hai điều: sợ người tử tế và sợ thuyết nhân quả. Bởi vậy, anh cứ sống đúng với lương tâm của mình để đêm nằm là ngủ thẳng giấc mà không cần thiết phải vắt tay lên trán để suy nghĩ bởi vì dù muốn hay không, thì mỗi người sinh ra, tồn tại trên cuộc đời này, đã là một sự an bài của định mệnh… "
Xuân Hinh: "Ở đời sợ nhất người...tử tế"/dantri
------------------------
Lê Hồng Hiệp - chủ dự án nghiencuuquocte.net
Động lực khiến Hiệp quyết định đầu tư thời gian, vốn đã rất eo hẹp do yêu cầu cao từ chương trình nghiên cứu sinh tại Đại học New South Wales, để triển khai dự án, xuất phát từ chính những khó khăn và trải nghiệm của anh trong thời gian hai năm giảng dạy và nghiên cứu ở Việt Nam; “trong khi số người học tập và nghiên cứu về các vấn đề quốc tế ở Việt Nam ngày càng gia tăng thì việc tiếp cận các tài liệu mang tính học thuật của thế giới về lĩnh vực này còn rất hạn chế”, Hiệp chia sẻ. Theo Hiệp, bất cập này xuất phát từ hai lý do: thứ nhất, “các tài liệu [khoa học] này thường phải trả phí mới tiếp cận được, trong khi các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam hầu như không có nguồn lực cho việc này”, và thứ hai “rào cản ngôn ngữ tiếng Anh khiến nhiều sinh viên, nhà nghiên cứu, và đặc biệt là quảng đại độc giả quan tâm đến các vấn đề quốc tế nói chung, gặp khó khăn trong việc tiếp thu, lĩnh hội”.
Người đem "quốc tế" về với VN/TiaSang
-----------------------
Tấm gương
Phỏng vấn GS Nguyễn Văn Tuấn./youtube
-----------------------
Đơn giản và ngắn gọn là làm được thế này thôi...rồi tính tiếp.
"Đừng để tình trạng khi đi học thầy cho điểm rất cao, tốt nghiệp toàn loại giỏi, xuất sắc mà ra trường không làm được việc. Mục tiêu của chúng ta là đào tạo ra những người có việc làm”.
Nhiều thầy rất giỏi.../GDVN
-----------------------
Về nhà trí thức Trần Đình Hượu
- Trần Đình Hượu, người đi ngược đám đông/VNN
- Di sản để lại của một trí thức lớn "bất phùng thời" /VNN
---------------------
"Hóa ra bây giờ ở đô thị, muốn “nhìn xa” hơn, thật hơn có khi lại phải chui vào trong hẻm. Vì hẻm là “của chúng mình” còn ngoài đường là “của chúng ta”. Của chung tức là... không của ai. Không gian công cộng dường như biến thành “của riêng” cho những “vẫy vùng” lòe loẹt và lãng phí. Khi những cây xanh bị đốn chặt không thương tiếc, mỗi năm “đến hẹn lại... chăng” những đèn những hoa những băng rôn cờ quạt... thì chúng ta phải nhìn “cái đẹp” giả tạo và già nua trên đường phố. Nhưng hàng cây cổ thụ qua hàng trăm năm vẫn thế, luôn mang lại sự tươi trẻ mỗi khi chúng ta nhìn thấy nó, được đi dưới bóng râm và làn gió mát của nó. Sức sống của đô thị là thiên nhiên mà con người lưu tâm gìn giữ."
Không gian nào để thở/thesaigontimes.vn
--------------------------
Năm lại mới - Phỏng vấn bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc
"Nhà văn Nodar Dumbadze trong cuốn Quy luật của muôn đời nói mỗi người trong đời nên bệnh nặng một lần cho biết! Nhờ trận bệnh nặng đó, ta phát hiện ra nhiều điều thú vị lắm! Ta thấy nắng vàng đẹp hơn, lá xanh đẹp hơn, người người đẹp hơn và cả ta nữa, ta cũng… đẹp hơn, sáng ra, rộng ra…! Chính vì thế mà ông Duy Ma Cật đã giả bệnh để có một buổi thuyết pháp vi diệu cho các vương tôn công tử xứ Tỳ-da-ly cách đây hơn 2.500 năm! Chỉ có trải nghiệm một cơn bệnh nặng gần với cái chết như vậy người ta mới giật mình tỉnh giấc… Nam Kha, còn không thì người ta vẫn cứ tham sân si bất tận! Cho nên ngay khi qua cơn bệnh nặng đó, tôi đã có một bài thơ viết ngay trong bệnh viện: Xin cám ơn, cám ơn."
Năm lại mới/dohongngoc.com
------------------------
" Vài đồng nghiệp cũng mơ giá như con mình làm gì đó, supervisor, manager, director… nhưng họ cũng nói, làm gì thì làm, có tiền tự nuôi sống là OK, thừa chút giúp người khác, thừa nhiều giúp nhân loại.
Ở đâu cũng thế, có quân, có tướng, có lãnh đạo, có cấp dưới, có trí thức, có công nhân, có dân thường. Toàn tướng cả lấy ai làm quân.
Có lần Luck và Bin hỏi, con đi học để làm gì. Lão bố nghĩ về ông bà ở Ninh Bình, nay đã khuất núi, từng khuyên, học để kiếm cái nghề, nuôi thân, nuôi gia đình tương lai, đừng về nhà xúc gạo của mẹ nghèo như bố chúng ngày xưa. Thế là thành công lắm rồi."
Học để làm... gì?/hieuminh.org
----------------------------
Ít con người nhân bản, nhiều con người công cụ?
"Có lẽ văn hóa vật chất chi phối và khiến con người ám ảnh hai chữ thất bại, đánh đồng không giàu nghĩa là thất bại. Riêng tôi hễ được cống hiến, được sống với đam mê, được nhìn nhận... là tôi đã hạnh phúc và thấy thế là thành công. Giàu có không nên là tiêu chuẩn đánh giá sự thành công.
...
Gần 15 năm từ ngày trở về VN, tôi ít khi gặp được những bạn trẻ sống ý nghĩa, mãn nguyện thật sự với cuộc sống của họ.
Phải chăng họ đang không đuổi theo đam mê hoặc mông lung với con đường đang đi? Tôi suy nghĩ nhiều về điều này nhưng không biết họ có nghĩ đến điều đó không? "
Phỏng vấn GS Phan Văn Trường/tuoitre
--------------------
Dân tộc - Khai phóng
Quản trị đại học: có thể và chưa thể (tác giả Bùi Trân Phượng)
"Vậy cái có thể là những gì?
Thứ nhất, tinh thần đại học là có thể ở Việt Nam. Nhiều người nghĩ là không thể. Thậm chí lâu lắm thì mới có thể. Nhưng chúng tôi tin rằng có thể, và thực sự chúng tôi làm được điều đó, và thấy một số trường bạn làm được điều đó ở Việt Nam.
Tinh thần đại học hiểu theo nghĩa gì? Theo quan điểm của tôi, khi một trường đại học hoạt động – dù nó mới thành lập hay có từ lâu rồi – nhưng mà nếu đội ngũ quản lý nó biết rõ ràng hoặc biết ít nhiều rõ ràng mình muốn cái gì, ý niệm đại học đối với mình là gì, trường đại học mình tồn tại trên đời để làm gì, tại sao nó có trường đó, trường đó nó khác với các trường ĐH khác ở chỗ nào mà nó vẫn giống với nhiều trường đại học trên thế giới ở chỗ nào… Khi người ta có ý niệm đó một cách rõ ràng chừng nào thì cái quản trị đại học của người ta nó sẽ có cái chủ định từng ấy. Vì thế tôi cho rằng tinh thần đại học là có thể ở VN. Nó phụ thuộc vào đội ngũ quản lý của nhà trường, giống như một số ý kiến trước đây trong hội thảo đã có nói.
Cho nên trong quan niệm của chúng tôi, giáo dục đại học phải theo nghĩa quốc tế chớ nó không có cái nội địa rồi cái quốc tế ở bên cạnh hay ở trên nó. Giáo dục đại học về bản chất nó là quốc tế, cho nên quản trị đại học về bản chất cũng theo tập quán quốc tế. Nó có tính đặc thù quốc gia và văn hoá dân tộc – văn hoá bản địa nhưng nếu chúng ta trái tập quán quốc tế ở những nội dung cơ bản thì nó sẽ mất tính chất đại học đi. Cho nên tinh thần đại học là chuyện có thể. Bây giờ mỗi trường đại học có thể định hình mình là mình muốn cái tinh thần đại học thể hiện như thế nào, đến mức độ nào, ở những cái gì."
Quản trị đại học/hocthenao
------------------------
Câu chuyện về Những cửa hàng bán sách tại Mỹ:
- Vẫn còn tồn tại rất nhiều của hàng bán sách quy mô nhỏ tại Mỹ. Họ vẫn tồn tại được trước "cơn bão" của sách điện tử, của Internet, của cửa hàng trực tuyến...v.v.
- Con người ngày càng sống thiếu bản sắc, sống mờ nhạt, dựa quá nhiều vào thiết bị số.
- Nhu cầu tự thân của con người là giao tiếp, chia sẻ với đồng loại, Cửa hàng sách là nơi họ có thể gặp nhau.
- Nhiều người vẫn thích sách giấy hơn là sách điện tử.
- Sách giấy cho họ nhiều cảm nhận hơn: mùi của sách, cảm giác lật từng trang giấy, màu sắc, hình dáng, kích thước của mỗi cuốn sách; trong khi sách điện tử chỉ là những bản sao "lạnh lùng" trên màn hình thiết bị điện tử.
//Tôi vẫn hay tới tiệm sách cũ, tìm kiếm những cuốn sách hay, như một sở thích. Lâu lâu mua sách tại nhà sách của Nhà thờ Chánh tòa Đà Lạt. Cũng hay mua sách qua mạng tại Tiki; nxbtrithuc.
Cafe 486/elspod.com
---------------------------
Định nghĩa R&D
"Chữ D — phát triển — thì đã tương đối rõ: phát triển một sản phẩm mới hoặc một bộ phận nào đó cấu thành một sản phẩm cụ thể.
Chữ R — nghiên cứu — thì có nhiều tầm mức, và có thể nôm na chia thành hai loại chính, phỏng theo (adaptation) và sáng tạo (innovation). Hai loại nghiên cứu này cũng phù hợp với hai loại nhóm R&D ở các công ty, tập đoàn. Một loại nhóm R&D bao gồm chủ yếu là các kỹ sư, loại còn lại cần được gầy dựng bởi một nhóm các nhà khoa học nghiên cứu."
...
"Về tài trợ từ nhà nước, thì tiêu chí đánh giá nghiệm thu dự án chưa tạo động cơ tốt nhất để làm R&D. Luật KH&CN 2014 của quốc hội chưa có tiêu chí đánh giá rõ ràng về cách đánh giá và nghiệm thu đề tài. Ví dụ, tập trung đánh giá dựa vào các con số thô sơ như tổng số bài ISI, hay chỉ số ảnh hưởng, chưa đề cao tầm quan trọng và sự khó khăn của việc phát triển một sản phẩm phần mềm có giá trị xã hội cao. Và phải nói thẳng đây là cách đánh giá lười biếng, làm dễ cho người quản lý, nhưng cản trở tiến trình khoa học. Gầy dựng một sản phẩm có tính phổ dụng trong xã hội và trong nghiên cứu khoa học thường là tiêu tốn thời gian và công sức lao động rất lớn so với việc viết một bài báo ISI chẳng ai đọc."
Nghiên cứu và phát triển trong đại học - Ngô Quang Hưng/hocthenao
-------------------------
“Chính các cơ quan nhà nước khi tuyển dụng cũng đề cao bằng cấp chứ không mấy khi đề cao thực hành. Đây là nguyên nhân khó kiểm soát chất lượng của các loại bằng cấp. hệ lụy của có thể dẫn tới nhiều người sẽ sử dụng bằng giả để đạt được mục đích của mình” PGS Trần Xuân Nhĩ nói.
“Tại các cơ quan nhà nước thì cứ phải bằng đẹp mới lọt cửa, đó chính là vì nhiều lãnh đạo ở các cơ quan nhà nước cũng leo lên từ bằng cấp chứ họ không có thực chất nên chính họ không đánh giá được người thực sự có khả năng và người chỉ có cái bằng”, PGS Trần Xuân Nhĩ đánh giá.
Phải biết xấu hổ/GDVN
---------------------------------
Bài viết rất hay và ý nghĩa của tác giả Trần Vinh Dự
"Khi các bạn thực sự làm việc gì mà các bạn yêu thích nhất, các bạn sẽ dễ vượt qua những thử thách hơn. Công việc chiếm một phần lớn cuộc đời của các bạn, vì thế, các bạn sẽ chỉ cảm thấy thực sự mãn nguyện khi được làm việc mà các bạn cho là thích hợp nhất với mình."
Phát biểu tại lễ tốt nghiệp của trường Cao đẳng nghề Việt - Mỹ/www.broward.edu.vn
-------------------------------
Mọi người ở Đà Lạt đi lại rất "thong dong", rất ít tiếng còi đòi vượt trước, chỉ thấy họ dùng còi khi cần báo hiệu tại những chỗ cua gấp, thiếu tầm nhìn. Vui.
"Rằng có một anh người Việt sang đất nước Lào, ai cũng biết ở Lào người ta đi đứng rất khoan thai, trật tự, nếu có tiếng còi xe pin pin inh ỏi trên đường thì chắc chỉ có thể là còi xe của người Việt.
Anh người Việt ra đường bấm còi xin vượt, anh người Lào không cho, thế là cãi nhau. Anh người Việt bảo: Xê ra cho tôi đi, tôi đang vội. Anh người Lào mới thủng thẳng bảo: Vội à, vội thế sao không đi từ hôm qua đi."
----------------------
Ôn cố...Kì 1: Nguyễn Cao Kỳ một mình chống lại Ngô Đình Diệm?/motthegioi
Kì 2: Cao Kỳ - Tuyết Mai: một thời để yêu một thời ... đảo chính/motthegioi
Kì 3: Ông thầy tướng số.../motthegioi - mượn thầy bói để gửi thông điệp
Kì 4: Chuyến hàng thuóc phiện của các tướng lĩnh
Kì 5: Nguyễn Chánh Thi
Kì 6: Tướng Dương Văn Minh, Nguyễn Khánh
Kì 7: //Tướng Vĩnh Lộc, chiêu trò của các tướng lĩnh tại Đà Lạt
---------------------------
Suy ngẫm
"Mươi năm gần đây, tình hình có chút đổi khác, nhưng là chỉ đổi khác trên bề mặt. Cựa quậy mấy thì nền giáo dục này cũng không khác được so với chính mình. Nó đã cạn kiệt năng lực tự cải hóa. Ngay cả những người trong bộ máy quyền lực cũng đều tính chuyện cho con em mình qua nhiểu nước phương Tây, nhất là sang Mỹ để học. Nhưng họ chỉ lo được cho gia đình riêng của họ thôi. Ở trong nước, những bài bản của miền Bắc cũ được tân trang lại chút ít vẫn ngự trị trong toàn bộ nền giáo dục, và trong thâm tâm, nhiều người đã bắt đầu nghĩ rằng hình như có một bãi lầy đã được tạo ra và chúng ta không bao giờ ra thoát."
Mấy cảm nhận.../Vương Trí Nhàn
----------------------------
Đạo diễn Việt Linh
"“Hãy sống tử tế, hãy thật sự là tấm gương và là bạn của con. Hãy nâng đỡ con nhiều hơn là phê phán, áp đặt. Đừng tấn công con những lúc con đang khủng hoảng tâm lý. Hãy để cơn khủng hoảng qua đi rồi hãy phân tích, rầy la”..."
Đạo diễn Việt Linh - Con tằm cần mẫn/Petrotimes
--------------------------------
Vẫn là sự hời hợt, thích khoe khoang?
"Nhưng, sự mất giá của sách còn xuất phát từ tâm lí đọc của người đọc. Thay vì đánh giá đúng việc đọc sách như chinh phục từng mỏm núi, đỉnh đèo (bởi mỗi tác phẩm đỉnh cao là một thử thách với bạn đọc) thì người đọc đang có xu hướng chạy theo số lượng. Văn hóa đọc, kiến văn và sự nắm bắt thông tin về sách với họ luôn đồng nghĩa với số lượng sách. Nhiều bạn đọc đã thao thao bất tuyệt với bạn bè ở các quán café, trong các buổi thảo luận về tên những cuốn sách mà mình đọc thay vì nhắc đến tinh thần của sách. Sự lạm phát sách trong đời sống tinh thần chúng ta ngày nay đang làm mất giá sách đi rất nhiều. Các tư tưởng được tiếp thu từ cuốn sách này bị vùi lấp bởi cuốn sách mới hơn, cho dù nó không hay hơn. Có đôi khi sách chỉ là thứ thông tin mà người ta đọc cho biết như một tin thời sự chứ không hề tiếp thu được ở đó ý nghĩa gì."
Ai đã làm giảm giá trị của sách?/vanhocquenha
----------------------
Rất cần sự sâu lắng trong đời sống, hơn là những biểu hiện hời hợt nơi mỗi con người.
Lễ Giáng sinh...trông người mà nghĩ đến ta/Thanhnien
----------------------
Lỗi ở người lớn.
"Chúng ta đã nói với nhau rất nhiều về việc HS VN thiếu kỹ năng hợp tác, kỹ năng làm việc nhóm, và rằng kỹ năng hợp tác và làm việc nhóm là cần thiết trong thời kỳ hội nhập.
Thế nhưng kỹ năng ta đã và đang hình thành cho HS của chúng ta ngay từ tiểu học là: sự bí mật dò xét, tố giác lẫn nhau. Văn hóa hợp tác không thể nào được xây dựng trên sự đố kỵ, dò xét lẫn nhau. Là một người mẹ, tôi xin các nhà giáo dục hãy thật cẩn thận với tất cả những gì mình đang xây dựng và hình thành cho thế hệ trẻ."
Giáo viên cũng sợ...sao đỏ/Tuoitre
------------------------
Nhắc bản thân.
"Xét cho cùng, chúng ta đang thiếu những sự phi thường và đang thừa, nếu không muốn nói là bội thực những con người hoặc bình thường, hoặc bất thường, thậm chí phảng phất cả màu sắc của sự... tầm thường."
Từ chung kết AFF Cup 2014: Người tầm thường không thể là nên chiến công phi thường!/Thanhnien
---------------------------
Ý kiến của tác giả Nguyễn Vạn Phú.
“Việc biên soạn chương trình và SGK xin đừng rơi vào chỗ tranh luận mông lung, tốn công sức vào các khái niệm mơ hồ như “triết lý giáo dục”, “tinh thần tích hợp và phân hóa”, “phát triển phẩm chất và năng lực”…
Nên đi theo con đường mà mọi nước đã đi: đó là xuất phát từ thực tiễn cuộc sống, xem các em cần những kiến thức nền tảng gì, cần các công cụ nào để tự tìm hiểu, tự học hỏi suốt đời. Vai trò của giáo dục bao giờ cũng là chuẩn bị cho người học bước vào đời nên thời Trung cổ học sinh mới học tiếng Latin, đánh kiếm, cưỡi ngựa, kể cả thuật giả kim…”.
Dạy về kinh tế trong trường phổ thông: Bạn trẻ đang học gì?/Tuoitre
---------------------------
Vĩnh biệt Ông, Bùi Ngọc Tấn!
Một con người hiền lành, bình lặng.
Bùi Ngọc Tấn - "Bấm chân dưới đáy đời mà bước"/TTVH
---------------------------
Liên quan đến dịch giáo trình.
Nhập khẩu giáo trình: nơi hào hướng, chỗ thờ ơ/VNN
----------------------------
Để ý đến tâm lý khi chăm sóc người lớn tuổi.
"Một bà cụ “nhà quê” sống vui với cánh đồng lúa vàng, với dòng sông xanh mát, cá kho tộ, canh chua, bông bí chấm kho quẹt được con cái – nay là đại gia – hiếu thảo mang về thành phố với phòng máy lạnh, ăn uống toàn cao lương mỹ vị… chắc chắn sẽ rất buồn khổ, chỉ mong tìm cách trốn thoát.
Người già còn khỏe, có thể “tự lập” được nhưng con cháu… quá chiều chuộng, quá “hiếu thảo”, đút từng món ăn, nâng từng bước đi, bắt khám bệnh liên tục, bắt uống thuốc liên tục sẽ… làm cho nhanh chóng kiệt quệ và trở nên lệ thuộc."
Già kiểu nào thì tốt/BS Đỗ Hồng Ngọc
----------------------------
Đánh giá về MOOCs (2014)
"trong bối cảnh chương trình khung của bậc đại học vẫn bị quy định cứng, giáo trình giảng dạy cũ kỹ, đội ngũ giảng viên đại học thiếu và yếu ở Việt Nam, MOOC không chỉ đóng vai trò như một dạng từ xa, mà còn là một kênh đưa tri thức thế giới về Việt Nam và trực tiếp góp phần đổi mới nội dung chương trình bậc đại học, hội nhập với trình độ quốc tế. "
MOOCs giữa ngã ba đường /Tia Sáng
----------------------------
Tác giả Pierre Darriulat viết về giáo dục đại học Việt Nam (Phạm Trần Lê dịch)
"
Cải thiện chất lượng đại học trong nước là một vấn đề quan trọng và dài hạn, và là một thách thức lớn. Nó cần sự quan tâm nghiêm túc từ những người có trách nhiệm để có thể đào tạo được một thế hệ người lao động mới có đủ năng lực trong mọi lĩnh vực mà đất nước đang cần để phát triển: những kỹ sư có khả năng vận hành nhà máy điện nguyên tử, thiết kế và chế tạo các thiết bị điện tử hiện đại; những kiến trúc sư có khả năng thiết kế môi trường đô thị cho tương lai; những bác sỹ phục vụ cho hạ tầng y tế thiết yếu của đất nước; những nhà khoa học có năng lực hiện đại hóa nông nghiệp và bảo vệ môi trường, v.v.
Trên nhiều lĩnh vực, chúng ta có thể kể ra những thành công đáng được khích lệ. Nhưng trước hết chúng ta cần đối diện với hiện thực bằng tâm trí và cái nhìn rộng mở, suy xét kỹ lưỡng trước khi đưa ra những nhận xét “trái với nhận thức chung của xã hội” như cách viết của các tác giả bài báo. Chúng ta cần đánh giá sự tiến bộ dựa trên kết quả thu được. Hãy bỏ đi thói quen dành quá nhiều thời gian cho những bảng xếp hạng như Pisa, Thượng Hải, hay các nghiên cứu cùng loại với nghiên cứu của FPT được sử dụng trong bài báo, hoặc cố tình làm lệch lạc ý nghĩa thực chất của chúng. Chúng ta có những nhiệm vụ quan trọng hơn trước mắt để làm, và có những cách hiệu quả hơn để sử dụng chất xám và thời gian của mình."
Việt Nam, thiên đường cho các giảng viên?/Tia Sáng
----------------------
Ngày xưa có tham gia mấy lần, thấy vui vui - Nhảy Flash mob:
Các bạn nam có thể tham khảo để "tỉnh tò" :D
Trang - tên cô gái trong clip, hoàn toàn bất ngờ về tình huống này
Trang và Nam tại UCLA
Link bài hát: Can't take my eyes off you
-----------------------
Cách đây mấy năm, đi ăn đám cưới của một người Mỹ:
- Không MC nói năng, nhăng cuội, ồn ào
- Không hát hò gào thét trên sân khấu
- Không thấy các màn "mời bia"
- Chỉ có nhạc nền nhè nhẹ
- Mọi người ngồi ăn, nói chuyện, thấy ai quen thì chạy qua hỏi chuyện, uống với nhau vài ly nếu thích.
- Nhẹ nhàng, ấm cúng.
Bây giờ,
- đã có cảm giác "sờ sợ" khi "phải" đi dự tiệc đám cưới.
Bài viết về đám cưới của tác giả Văn Công Hùng
Cỗ cưới Phú Thọ/vanconghung.com
---------------------
Võ Như Lanh
Anh Lanh, mới đó thôi mà/Tiền phong
Tiếp tục đứng thẳng và đi tới/Tuổi trẻ
---------------------
Lê Minh Quốc viết về thú đọc sách
Thú đọc sách/CAND
----------------------
Vương Trí Nhàn viết về giáo dục.
Nghề thầy, suy đồi hôm nay chỉ là nối tiếp tình trạng yếu kém hôm qua /vuongtrinhan blog
----------------------
Võ Văn Kiệt.
Người của nhiều người /Người Đô Thị
----------------------
Nguyễn Công Khế.
Nhà báo Nguyễn Công Khế nói về những "điều cấm kị" /Thanh Niên
---------------------
"Đức Bodhidharma dạy: Trên đời này có ba điều không thể bán mua là thời gian sống, hiểu biết và sự chân thành"
"Bởi cái lẽ hiển nhiên và tự nhiên hơn cả chuyện đất, chuyện trời: Sao cứ nói mãi về một vài ngành nghề vinh quang nào đó, tức là gián tiếp chê bai vô số những nghề không sánh được với ‘vinh quang’? hãy nghĩ và tin rằng, nghề dạy học cũng như nhiều nghề nghiệp khác, luôn có không ít niềm vui đan chẻ vô số những nỗi buồn. Hãy dạy hay làm bất cứ điều gì mà mình thích, mình muốn theo đúng bổn phận, đó là sự vinh quang không thể thảng thốt lẫm lần… "
Phiềm đàm ngày "tết" của thầy cô/quechoa
-----------------------
Thầy "quèn"
Thầy tôi
-----------------------
Kiến thức <với> Năng lực.
Cần gạt bỏ những ảo tưởng về năng lực
-----------------------
Tham khảo từ "Xôi Thịt bàn về "Trí phú địa hào...""/hieuminh.org
"Khoa học, công nghệ và kỹ thuật không hoàn toàn giống nhau, thậm chí khác nhau khá nhiều, mặc dù hay bị gộp làm một. Nói một cách nôm na,
- Khoa học (science) là các nghiên cứu lý thuyết.
- Công nghệ (technology) là đưa các ý tưởng khoa học áp dụng vào các sản phẩm ( trong lĩnh vực thương mại, quân sự, nghiên cứu…)
- Kỹ thuật (engineering) là quá trình dùng công nghệ để chế tạo ra sản phẩm cuối cùng cho người dùng.
"
-----------------------
Chính trị hay văn hóa:
Phan Khôi và bước chuyển từ chính trị sang văn hóa/vanhoanghean
-----------------------
Cứ phân thành các nhóm làm việc:
- Nhóm triển khai (tiếp cận công nghệ mới, sử dụng, dịch thuật, dạy nghề)
- Nhóm nghiên cứu ứng dụng
- Nhóm nghiên cứu cơ bản
Ai phù hợp với nhóm nào, sẽ vào nhóm đó, cùng làm, cùng tiến, cùng hỗ trợ.
Tùy theo từng trường sẽ có tỉ lệ phù hợp.
Giảng viên Việt Nam.../Dân Trí
-------------------------
TamHmong: Đôi lời về sự tụt hậu của người Việt (HieuMinh Blog)
-------------------------
[nhân bản] Xấu hổ để tử tế
-------------------------
Máy học
- Giới thiệu máy học
- Máy học - tổng quan
- Học khái niệm (concept learning)
----------------------------------
Những bài hướng dẫn phát âm rất bổ ích của HelloChao
----------------------------------
Trẻ đọc để hiểu già.
Già đọc để hiểu ta.
Ta đọc để nhìn tới, nhìn lui, nhìn ngang, nhìn dọc,...nhìn đời.
Tuổi già là thời sung sướng nhất
-----------------------------------
Ghita nhẹ nhàng, có hồn.
Mitxi Tòng
-----------------------------------
[nhân bản]
"Một nhà hiền triết có nói rằng, khi trí thức tham tiền, quân nhân ham làm kinh tế, quan chức có thừa dối gian thì đó là những chỉ dấu rõ ràng của một xã hội bắt đầu suy đồi. Xã hội thời nay có một hay nhiều hơn những chỉ dấu đó? Làm sao trường học lại có thể yêu thích tiền bạc đến nỗi không hề cắn rứt lương tâm, mặc cho hàng chục, hàng trăm đứa trẻ phải vật vã trong tủi nhục khóc than và, các thầy cô giáo trả lời sao khi ai cũng biết rõ các em không hề có lỗi trong chuyện bố mẹ đói nghèo?"
Hiệu trưởng trường THCS Phong Hiền: "Chừ thu tiền sai thì trả lại thôi"
--------------------------------------
"Một qui luật căn bản của đời sống trí thức là cái danh tiếng làm triệt tiêu phẩm chất: một tác gia càng nổi tiếng thì càng sản sinh ra nhiều sáo ngữ (1). Trong giới học thuật, các siêu sao rời bỏ thư viện để đi làm xiếc giảng. Các nhà báo có thương hiệu thu thập những thông tin hay và tốt từ những bữa ăn tối, thay vì chịu khó đào sâu. Quá nhiều bài diễn văn và quá nhiều cái vỗ vai chiếm hết thì giờ cho những suy nghĩ nghiêm chỉnh."
Cái giá của sự nổi tiếng
-------------------------------
Các bài giảng về R của GS.Tuấn.
Bài 1 : Tổng quan - tải về - cài đặt
Bài 2: Giao diện và tương tác với R
Bài 3: Đọc dữ liệu từ tập tin ASCII
Bài 4: Đọc dữ liệu từ Excel
Bài 5: Biên tập dữ liệu - 1 (thêm biến mới, mã hóa, chuyển đổi số <> chữ)
Bài 6: Biên tập dữ liệu - 2 (sắp xếp, trích dữ liệu)
Bài 7: Biên tập dữ liệu - 3 (chuyển dòng <> cột)
Bài 8: Phân tích mô tả các biến liên tục
-------------------------------
[Nhân bản]
Hãy để học trò may mắn được học Thầy, Cô - Nguyễn Văn Tiến
-------------------------------
Ý kiến rất hay về "khai phóng" của tác giả Nguyễn Thị Kim Quý
"
Vài suy nghĩ về sứ mệnh nhà trường phổ
thông
Nguyễn Thị Kim Quý
Có một câu hỏi thú vị thế này về chương trình học phổ thông: Tại sao trẻ em miền núi lại phải học tiếng Anh, phải học toán, lý, hóa, văn, sử, địa hay ngôn ngữ - những môn học được coi là phức tạp, thay vì học những kiến thức thực tiễn cần thiết để áp dụng phát triển nông lâm nghiệp nơi các em sống để xóa đói giảm nghèo?
Câu hỏi này không chỉ áp dụng riêng với học sinh miền núi, nông thôn hay hải đảo xa xôi. Ngay cả những giáo sư như Văn Như Cương hay Nguyễn Lân Dũng ở Hà Nội cũng cho rằng nên cắt bỏ nhiều kiến thức ‘hàn lâm’ như tích phân, đạo hàm mà sau khi học xong người học 'quên luôn' hay chẳng dùng tới trong cuộc sống hàng ngày.
Xin góp vài ý kiến cho câu hỏi lớn này. Trước tiên chúng ta hãy cùng suy nghĩ về quá trình một con người được 'xã hội hóa' và vai trò của nhà trường.
Từ khi lọt lòng tới khi trưởng thành, một con người đã được 'dạy dỗ' (nói 'hàn lâm' là được 'xã hội hóa') bởi môi trường gia đình và cộng đồng. Các em tiếp nhận những giá trị văn hóa gia đình và địa phương, cũng như những kinh nghiệm, tập tục. Nếu gia đình là nhà nông, rất có khả năng em biết đi chăn trâu, làm lúa trước khi tới trường. Nếu cộng đồng em là một làng nghề nhất định, càng có nhiều khả năng em giỏi nghề đó mà không cần sách vở.
Vậy có phải sứ mệnh của nhà trường phổ thông chỉ là để giúp tạo ra những con người phù hợp với nhu cầu và hoàn cảnh của địa phương và gia đình?
Người viết cho rằng chúng ta cần cẩn trọng với quan điểm này.
Nhà trường thực sự ra đời (được tổ chức với trường ốc, sách vở, thầy trò) khi có khái niệm lãnh thổ quốc gia và hình hài của nó chịu sự chi phối mãnh liệt của quá trình thành lập nhà nước [1]. Theo nhà xã hội học Emile Durkheim, nhà trường từ khi ra đời đã luôn phải giằng co giữa 'cái thiêng' (the sacred) và 'cái phàm' (the profane) [2]. Nguyên từ 'profane' là 'pro' (trước) và 'fane' (cái đền) - cái phàm là những cái gì bên ngoài ngôi đền học vấn (như gia đình, nhà thờ, nhà nước, và hiện nay là những áp lực xã hội khác, đặc biệt là kinh tế). Sứ mệnh nguyên thủy của nhà trường là nhằm tạo ra con người với thứ văn hóa khác với văn hóa 'dân gian' của gia đình hay cộng đồng. Thứ văn hóa ấy bao gồm thứ tri thức khái niệm giúp người học vươn rộng tư duy khỏi hàng rào bờ giậu hay lũy tre làng. Sự thành công của giáo dục của nhà trường được xác định bằng việc người học có thể dùng tri thức lĩnh hội được để thực hành và đối nhân xử thế ở bất cứ hoàn cảnh, môi trường nào trong quốc gia-nhà nước của cá nhân đó [3]. Sứ mệnh khai phóng ấy tạo thành cái 'thiêng liêng' của nhà trường.
Nếu nhà trường chỉ giúp 'nối dài' kiến thức (theo kiểu kinh nghiệm, tay chân truyền thống) từ gia đình và cộng đồng địa phương, thì tốt nhất không nên có nhà trường, mà chỉ cần một hệ thống đào tạo nghề từ khi các em bé vượt qua 5 tuổi.
Một địa phương muốn phát triển nông, lâm hay lĩnh vực truyền thống của mình theo hướng hiện đại hóa đòi hỏi nhiều yếu tố: chiến lược phát triển, mô hình quản lý nhà nước và những thể chế có hiệu quả, minh bạch hay không? chính sách nhà nước trong việc phát triển nông thôn hay miền núi có thu hút được những nhân lực chất lượng cao, vốn là những người được đào tạo bài bản và hệ thống về chuyên môn ngành nghề nông, lâm nghiệp ở đại học hay cao đẳng hay không? (các trường nghề trung cấp chỉ giúp đào tạo nhân lực ở mức trình độ giới hạn).
Nếu giáo dục đại học vẫn còn là 'tinh hoa', có sự chọn lọc người học, thì nhà trường phổ thông lại rất cần trang bị cho họ một phông nền văn hóa khai phóng, bất kể họ từ tầng lớp hay hoàn cảnh gia đình, địa phương nào trong một quốc gia. Cái cách mà đa phần nhà trường hiện nay làm là không giúp người học thực sự hiểu bản chất khái niệm, thay vào đó là một mớ những thông tin chắp vá, học thuộc mà không hiểu nguyên lý đến nơi đến chốn. Điều này dẫn tới tình trạng coi khinh lý thuyết khái niệm. Phải hiểu lý thuyết khái niệm có được từ những môn học như toán lý hóa, văn sử địa hay ngôn ngữ vốn được hình thành theo bề dày lịch sử nhân loại [4], trước khi vội kết luận thế nào là suông hay không, cũng như vội đón nhận những khẩu hiệu rất thời thượng như ‘năng lực’ hay ‘kĩ năng’. Lý thuyết từ các môn học ấy suông hay không phụ thuộc rất nhiều vào nguồn đào tạo giáo viên và giá trị của một xã hội. Giá trị ấy là: tôn trọng tri thức khai phóng con người, thay vì thứ tri thức chỉ để học gạo, để vì mảnh bằng con con giúp sinh tồn.
Nguyễn Thị Kim Quý, 12/9/2014
Tài liệu tham khảo
[1] Green, Andy. 2013[1990]. Education and State Formation: Europe, East Asia and the USA. London: Palgrave Macmillan
[2] Durkheim, Emile. 1977. The Evolution of Educational Thought: lectures on the Formation and Development of Secondary Education in France (English trans. Collins, Peter). London: Routledge & Kegan Paul.
[3] Young, Michael. 2011. What Are Schools For? In Daniels, H., Lauder, H., & Porter, J., Knowledge, Values, and Educational Policy: A Critical Perspective. London: Routledge.
[4] như [3]" (nguồn: trang của GS T.H.D)
------------------------
Lưu lại để tham khảo
Các sách đạt giải sách hay 2014
------------------------
Bài viết của tác giả Vương Trí Nhàn
Trí thức thời nay, đằng sau thói háo danh là tình trạng tha hóa kéo dài
------------------------
Đừng lấy máy móc, công nghệ ra "khè" nhau. Con người, tình người luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu.
Ý kiến của tác giả: Vũ Hà Văn.
Sách giáo khoa điện tử
--------------------------
Việt nam đất nước tôi.
"Tình yêu thương đất nước và nhân dân sẽ là động lực lớn thúc đẩy các em làm tốt nhiệm vụ của mình trong lúc còn ngồi trên ghế nhà trường: Nhiệm vụ đó chính là học tập tốt về mọi mặt. Hãy học tập không chỉ bằng khối óc mà còn bằng cả trái tim mình."
Phát biểu của thầy Văn Như Cương
----------------------------
Trao đổi giữa nhà báo Thu Hà với ông Nguyễn Đức Thành và ông Đặng Hoàng Giang.
"...Các nước Bắc Âu đã chỉ cho chúng ta thấy một mô hình phát triển nhân văn, thịnh vượng, dựa trên tôn trọng thiên nhiên, bình đẳng, khuyến khích sự phát triển của các cá nhân..."
"...Cũng đáng mừng khi thể chế là con đường chủ đạo dẫn một quốc gia tới thịnh vượng. Bởi nếu văn hoá là quyết định, thì sẽ tuyệt vọng, vì ta không khi nào trở thành người Do Thái. Nếu là địa lý thì cũng gay, vì ta không thể dời đi chỗ khác. Nhưng khả năng cải cách thể chế nằm trong tay chúng ta. ..."
Con đường đưa Việt Nam tới thịnh vượng
----------------------------
Về nhà viết kịch Lưu Quang Vũ
Ký ức về những lần kiểm duyệt kịch Lưu Quang Vũ
----------------------------
"Rõ ràng là trong thực tế, học tiếng Anh đơn giản là để giao tiếp được bằng tiếng Anh. Khi đi xin việc làm, nhà tuyển dụng phỏng vấn ứng cử viên bằng tiếng Anh. Không trả lời được, không giao tiếp được bằng tiếng Anh là không đạt yêu cầu. Chỉ có vậy. Không nhà tuyển dụng nào kiểm tra xem tiếng Anh của ứng cử viên đó có đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc hay không."
Đôi điều lạm bàn về việc dạy và học tiếng Anh ở bậc phổ thông
-----------------------------------
"Tất cả những của để dành lại trong mỗi đời người, đều là những cuốn sách, với những chương đọc lại, vẫn tạo nên nụ cười trân trọng hay khinh bỉ."
Của để dành của mỗi đời người.
----------------------------------
Gửi một bạn sinh viên đang băn khoăn về lựa chọn trong học hành, công việc sau này:
"Chào em,
Mình không thể cho em lời khuyên được, hay quyết định thay cho em được, vì không ai hiểu em bằng chính bản thân em!
Chỉ xin kể cho em về các bạn của mình sau 10 năm ra trường (đại học).
- Người thì ở lại trường đại học làm việc, ngày 3 bữa cơm, cười nói.
- Người ra ngoài làm cũng rất thành công.
- Người không cần lấy bằng đại học, đi làm lập trình giờ cũng tốt.
- Người ham chơi, không lấy được bằng, giờ đang làm vườn, cuộc sống thoải mái.
- Người buôn, người giáo viên, người làm nhà nước, người làm vườn,...v.v
- Người đi tu làm cha đạo.
- Người đi tu làm cha đạo.
- Đủ cả, nghề gì cũng có.
Tất cả đều lao động, kiếm sống, nuôi bản thân, nuôi gia đình, giúp đỡ người thân, giúp đời, giúp nước, thực hiện ước mơ nhỏ nhỏ của mỗi người.
Thế thôi.
Cuộc sống của em là một món quà tự mà nhiên ban tặng cho em (tất nhiên thông qua bố mẹ em), hãy dùng nó thật có ích (sách nói thế :D).
Tự quyết định nha."
----------------------- Vấn đề: Cán bộ giảng dạy, nghiên cứu tại các trường đại học - Ngô Bảo Châu, Ngô Quang Hưng
Xây dựng đội ngũ...
-----------------------
Quan điểm của tác giả Phương Anh về giữ kỳ thi tốt nghiệp và bỏ kỳ thi đại học
Tại sao chỉ nên giữ kỳ thi tôt nghiệp và bỏ kỳ thi đại học?
-----------------------
Tấm gương về nghị lực sống và làm việc.
Nguyễn Thị Xuân Phượng
-----------------------
"...trong các tình huống giao tiếp trang trọng có tính xã giao, mới quen biết, người Việt từ xưa, theo truyền thống chung của các nước Á Đông, luôn tự hạ mình xuống một chút, tôn người đối diện lên..."
Chuyện xưng hô
-----------------------
Bài viết ngắn, rất hay của tác giả Duy Minh.
Đại học và những ảo tưởng
------------------------
Nhà văn Nguyên Ngọc viết về nhà văn Tô Hoài.
... “Mình như người thợ mộc, đục đẽo suốt ngày, ngày nào cũng đục đẽo, từ sáng đến tối. Đêm nữa. Ngày nào cũng làm ra đôi thứ đồ gỗ thông thường, khi cái ghế đẩu, khi cái đòn kê, khi cái thước học trò … May ra thỉnh thoảng được một món đồ mỹ nghệ. Và cả đời giỏi lắm trời cho được đôi ba cái có thể gọi là tác phẩm nghệ thuật …”.
Di sản của người kể chuyện
------------------------
Cảm phục những con người.
Tôi đã rất xúc động khi đến trại phong Di Linh - Lâm Đồng.
Trại phong Quy Hòa
------------------------
Trân trọng khả năng của bản thân, đem khả năng ấy làm những việc có ích, thiết thực, để cuộc sống có ý nghĩa, cho bản thân, gia đình, quê hương, đất nước, nhân loại. Để giấc mơ không bị tan vỡ sau vài năm.
Giấc mơ đại học và con số 160.000
------------------------
Vô thường.
Lời trăn trối của bác sĩ qua đời vì ung thư
------------------------
Ngẫm.
Thư của thủ tướng gửi cho con
------------------------
Mỗi người một que diêm vậy :D
Khi một nền giáo dục không còn khả năng tự cải hóa tự thay đổi
------------------------
Phỏng vấn tác giả Nguyễn Trí.
Cảm ơn...cái khổ cái nghèo!
------------------------
Ngẫm.
"Chứng chỉ chăn lợn" và những điểm 10
------------------------
Bài viết của Alan Phan
Lực chuyển 1: Văn hóa toàn cầu
------------------------
Chuyện học tiếng Anh.
Định kiến chết người khi học tiếng Anh
------------------------
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc viết về Gút.
"Chân mạng đế vương"
------------------------
Xúc động.
Cu Bin tốt nghiệp cấp 1
------------------------
Để thêm một cách nhìn!
Bàn về chuyện tự học - Cao Xuân Hạo
------------------------
Tác giả Cao Xuân Hạo (đã mất) trăn trở về việc sử dụng tiếng Việt hiện nay.
Giới trẻ đang học cái thứ gần 100%... không phải là tiếng Việt
-------------------------
Tác giả Alan Phan gợi ý từ năm ngoái (2013) về hai ngành triển vọng cho Việt Nam: Công nghệ thông tin + nông nghiệp.
CNTT và nông nghiệp là tương lai của kinh tế Việt Nam
-------------------------
Thời thế....thế thời...
Cố lên, không lẽ lại ngồi đó..."sống mòn".
Cử nhân thất nghiệp, tại bộ Giáo dục?
-------------------------
Lấy về từ trang của tác giả Trần Hữu Dũng:
"Gấn 75% người học trực tuyến ở Mỹ là sống ngoài nước Mỹ"
-------------------------
Hôm 31/5/2014, cả nhà (bốn đứa) cưỡi trên cái xe máy, đi lang thang, trước khi về thăm ông bà nội.
Trên đường đi từ "Đường hầm đất sét" (thấy đoạn cuối đường hầm vẫn đang được các công nhân thi công, đổ "bê tông" khí thế :D) về trung tâm Đà Lạt,
bất ngờ thấy chữ "Lasan".
Trung tâm nằm trên đường Triệu Việt Vương, gần Dinh III.
Niềm hi vọng!!!
Trung tâm Lasan tại Đà Lạt
-------------------------
Chuyển từ “Học cái gì?” sang “Học thế nào?”,
và tiếp theo là “Học để làm gì?”
Tin ở con người - GVD
-------------------------
Một cách thiết kế môn học, khóa học ("thiết kế ngược")
Backwards Design Approach (Video)
Ebook
-------------------------
"Tự trọng còn phải là nội lực chứ không thể là thứ mua lại, nhờ vả, dựa dẫm."
Văn hóa là gì? Tự trọng ở đâu?
-------------------------
Tâm thế rất quan trọng.
Triết lý giáo dục Mỹ khác Việt nam như thế nào - Nguyễn Công Thảo
-------------------------
"...Cải cách giáo dục cũng là một quá trình cải biến nhằm thay đổi sâu sắc nhận thức, tạo nên một thang bậc lành mạnh và bền vững cho hệ thống giá trị toàn xã hội. Chúng ta sẽ có một xã hội tốt đẹp hơn và những công dân cao quý và mạnh mẽ hơn nếu gia đình cũng như xã hội coi nhân cách không kém phần quan trọng so với sức khoẻ; lòng ham hiểu biết quan trọng không kém bằng cấp; ý thức học hỏi, vươn lên chân chính quan trọng không kém sắc đẹp hay chiều cao..."
Thế nước và thay đổi mình để dân tộc vươn lên - Vũ Minh Khương
------------------------
Làm...???!!!$##@!@#$%%
Chúng ta đừng tự lừa mình.
------------------------
Làm. "...trăm năm sau có cũng như không".
GS. Phạm Biểu Tâm
------------------------
Tổ quốc tôi.
Gần lắm Trường Sa
------------------------
Bài viết về GS Hoàng Xuân Hãn
Một ngày với GS Hoàng Xuân Hãn
------------------------
Kinh nghiệm trình bày bằng PowerPoint.
Những lỗi phổ biến trong trình bày bằng PowerPoint - GS.Tuấn
------------------------
"...kiên nhẫn với mục tiêu công việc mới là cách để làm việc"
Không phải mọi cái miễn phí đều dở.
------------------------
Bữa ăn chỉ có đậu phụ và rau luộc....thấy cay mũi, ...hình ảnh ngày xưa lại hiện về..xúc động.
Cô bé thi Olympia và người mẹ bán vé số.
------------------------
“Một bộ phận giới trẻ bây giờ cũng còn sống hời hợt. Không thích đọc sách. Cả ngày ôm máy tính để chơi game lướt facebook hoặc xem phim. Trẻ, khỏe và có đam mê nhưng nếu hổng kiến thức, thiếu hiểu biết sẽ rất khó để thành công (thành công theo nhiều nghĩa chứ không riêng giàu có tiền bạc) sau này”
Một người Đà Nẵng say đắm sách
-----------------------
Vì chỉ cần có bằng là tiến thân được nên mới ra nông nỗi này.
Thảm họa giáo dục
-----------------------
Ý kiến của GS Ngô Bảo Châu về chương trình, sách giáo khoa.
Đúng là cần phải xuất phát từ thực tế.
Chương trình - sách giáo khoa...
-----------------------
Cám ơn GS Văn Như Cương, đã quá rõ.
Đề án 35.000 tỉ: Bộ Giáo dục lại "chơi chữ"
------------------------
Câu nói được nhiều người trước khi ra đi luyến tiếc:
"Ước gì tôi có đủ can đảm để sống cuộc sống của chính mình"
Đã bao giờ đi học vì bản thân chưa?
Chia sẻ với sinh viên...
------------------------
Sinh viên Bắc Âu:
"Những ngày ở Stockholm, khi vào trường, các thầy trong khoa bảo học trò, khi các bạn tốt nghiệp từ trường này ra các bạn làm gì cũng được. Mà quả thật là sinh viên tốt nghiệp xong làm cái gì cũng được thật, chỉ cần cho họ một vài tháng tự tìm hiểu. Vì đơn giản là các thầy không dạy gì cả. Các thầy đưa bài tập, nhưng không đưa bài giải và đáp án. Hỏi thầy thì các thầy bảo rằng mai mốt mày đi làm thì mày hỏi ai, mày là thằng duy nhất tự tìm hiểu để biết nó đúng hay sai thôi. Khi làm luận văn mỗi người một luận văn riêng lẽ, tự đề ra luận văn và tự viết, thầy không góp ý, gửi email cũng không trả lời, đến ngày bảo vệ thầy sẽ là người phản biện. Nó giống như thả một người xuống biển và nếu anh ta, bằng cách nào đó, biết bơi thì sẽ trao cho anh ta bằng tốt nghiệp học bơi."
Người Bắc Âu - Nguyễn Huy Vũ
-------------------------
Ý tưởng hay, một viên gạch nối...
Lớp học một tô
-------------------------
Dân tộc Việt Nam tôi.
Trân trọng từ những điều nho nhỏ.
Người vinh danh xà bông Việt Nam.
-------------------------
- Chưa chịu trưởng thành: ...chấp nhận những hành động xô bồ, ồn ào nơi đám đông, thích giải quyết các vấn đề bằng những “linh hoạt, linh động”, bằng xin xỏ, chạy chọt, thích dựa vào thân quen, thần thế...
- Tính tự cao làm mất khả năng lắng nghe.
- Sự hời hợt tạo ra một xã hội làng nhàng.
- Ngộ nhận về sự hiểu biết...trong một xã hội mà ai cũng bằng này cấp nọ, tràn lan cử nhân, tiến sĩ, kỹ sư thì khả năng tự nhận ra mình “dốt” sẽ trở nên khó khăn hơn nhiều.
- Tính ỷ lại:...phần lớn có căn nguyên từ môi trường gia đình. Không ít trường hợp, khi nhỏ, việc ăn việc học đều có cha mẹ lo cho từ A tới Z, kể cả việc chạy điểm, chạy trường. Khi tốt nghiệp đã có cha mẹ chạy chỗ làm với điều kiện tốt về “sếp”, về lương. Khi lập gia đình đã có sẵn nhà cha mẹ cho. Khi có con đã có “ôsin già” là cha mẹ.
- Thói đố kỵ.
Tính xấu người Việt. Bệnh không chữa, nước không mạnh.
-------------------------
Phương pháp học tiếng Anh
Hướng dẫn học effortless English
-------------------------
Suy ngẫm.
Thạc sĩ, cử nhân ồ ạt học trung cấp
-------------------------
Một số vấn đề của đại học châu Á, có nói đến MOOC.
- Chỉ tập trung vào nghề nghiệp <> xem nhẹ kỹ năng sống (vì áp lực của việc xếp hạng: tập trung nhiều vào khoa học)
- Tiếng Anh yếu.
- Sinh viên Trung Quốc chiếm số đông trong số các sinh viên quốc tế tại Hàn Quốc.
- MOOC cũng đang được chú ý ở Trung Quốc và Đài Loan. Các khóa học chủ yếu vẫn là miễn phí cho sinh viên. Để đảm bảo quá trình đánh giá được trung thực, MOOC phải sử dụng webcam hoặc phần mềm đặc biệt để giám sát quá trình kiểm tra, vì tình trạng gian lận trong thi cử tại Trung Quốc, Đài Loan còn nhiều.
Educators Survey State of Higher Learning in Asia
-----------------------
Ghi chú cho các video bài giảng khi học trực tuyến (coursera, udacity, edx, giapschool...v.v.)
http://www.videonot.es/
-----------------------
..."Trong lịch sử kim cổ đông - tây, tôi chưa hề thấy một người bình thường nào có thể trở thành vĩ nhân, nếu họ không đọc sách. Thậm chí, nhiều người sống hữu ích trên đời, phần lớn cũng chính từ sự giáo dục của các trang sách mà họ đã đọc..."
Sách và học từ sách
-------------------------
Danh - lợi.
Đại học nên là "...nơi khám phá và truyền bá tri thức, hơn là chạy theo những nhu cầu cụ thể của thị trường."
Tất nhiên, vẫn phải hài hòa với nhu cầu xã hội để tồn tại.
TS. Nguyễn Vạn Phú, TS. Huỳnh Thế Du và TS. Giáp Văn Dương nói chuyện.
Đại học tư thục phi lợi nhuận: Ví sao họ làm được còn chúng ta thì chưa?
--------------------------
Chuyển .cda từ CD/DVD sang .mp3 bằng Windows Media
Để mặc định vào My music lấy kết quả
.cda -> .mp3
-Nối tập tin âm thanh bằng phần mềm "iovSoft MP3 Cutter Joiner"
--------------------------
Sinh viên:
...chỉ lo học để lấy điểm,
...chỉ chờ thầy giải bài để chép,
...điểm danh thì mới đi học,
...nên đọc bài này.
72.000 cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp...
-------------------------
"...chỉ xem mình là người đi trước,
biết trước,
không phải là người biết hết và càng không phải là chân lý..."
Người thầy không nên là...chân lý.
-------------------------
"... hiện đại gắng gượng, hiện đại nửa vời, hiện đại giả tạo..."
Ba ngày ở Myanmar
-------------------------
Nguyễn Ngọc Tư viết hay quá.
Làm người đọc cũng...nghĩ về miền xa xăm.
Sổ tay đi đường [2]
--------------------------
"...họ đánh đồng hạnh phúc với tiền tài, văn hóa với sự giàu có; và sự thật là con em họ trưởng thành với tư tưởng coi trọng tiền bạc hơn kiến thức.
...việc cần làm gấp hiện nay là trang bị cho giới trẻ những gì là cần thiết để họ có đủ dũng cảm đối diện với sự thật, nhìn thẳng vào sự thật, hình thành lối tư duy phê phán, và theo đó mà hành động. Tức là, chúng ta cần đào tạo được những người trưởng thành có trách nhiệm."
Dũng cảm nhìn vào sự thật - Pierre Darriulat
-------------------------
[Sức khỏe]
Kiểm soát cảm xúc, giảm căng thẳng bằng cách đưa hơi xuống huyệt đan điền.
"Đưa hơi xuống huyệt đan điền"
-------------------------
Nhân bản:
"Triết lý nhân bản chủ trương con người có địa vị quan trọng trong thế gian này; lấy con người làm gốc, lấy cuộc sống của con người trong cuộc đời này làm căn bản; xem con người như một cứu cánh chứ không phải như một phương tiện hay công cụ phục vụ cho mục tiêu của bất cứ cá nhân, đảng phái, hay tổ chức nào khác. Triết lý nhân bản chấp nhận có sự khác biệt giữa các cá nhân, nhưng không chấp nhận việc sử dụng sự khác biệt đó để đánh giá con người, và không chấp nhận sự kỳ thị hay phân biệt giàu nghèo, địa phương, tôn giáo, chủng tộc… Với triết lý nhân bản, mọi người có giá trị như nhau và đều có quyền được hưởng những cơ hội đồng đều về giáo dục." (trích từ: "Nhìn lại nền giáo dục VNCH: Sự tiếc nối vô bờ bến")
Khi tiên học văn, hậu mới học lễ
--------------------------
Ông Hồng Thanh Quang phỏng vấn ông Nguyễn Hòa về đời sống văn hóa tại Việt Nam.
Nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Hòa: Đừng để "quân hồi vô phèng"
--------------------------
Lười gõ lại, xin về từ trang của hieuminh.org
"
G là từ viết tắt của Generation trong tiếng Anh, nghĩa là thế hệ.
1G là thế hệ 1 của công nghệ cellphone (không dây) có từ những năm 1980, dùng tín hiệu Analog.
2G là thế hệ 2 dùng công nghệ số (digital) bắt đầu từ những năm 1990. Khác biệt giữa số và analog (tín hiệu tương tự) là tín hiệu số rõ nét hơn, tín hiệu truyền có thể nén… Giống như ta nghe nhạc bằng băng cối và sau này là CD.
Có tín hiệu số nên 2G, ngoài chuyển âm thanh, còn có khả năng chuyển text (văn bản) và data (dữ liệu) trong khi analog chỉ có tín hiệu …nói.
3G là thế hệ 3, cũng dùng tín hiệu số, nhưng truyền tốc độ 200k bit/giây, nhanh hơn rất nhiều 2G. Cellphone thế hệ 3G có chức năng video và tv cũng được kết nối là do tốc độ truyền tin nhanh, nếu chậm thì video không thể thực hiện được.
4G là thế hệ mới nhất, đạt tốc độ 100 megabits per second (Mbit/s) và có thể lên đên 1G bit. Với 4G, bạn đi xe hơi vẫn duyệt nét, xem tivi, làm cầu truyền hình như là ngồi trong phòng làm việc.
"
...các thế hệ..G
-------------------------
[Học dịch tiếng Anh - Việt]
Dịch 1(Khái niệm, câu mệnh đề)
Dịch 2
Dịch 3
Dịch 4
-------------------------
Tôi lại nhớ tới khuôn mặt buồn của các bạn sinh viên, sau khi không đậu trong đợt phỏng vấn làm lập trình viên cho một công ty tại Sài Gòn vì yếu tiếng Anh.
Các em cố gắng tự học vậy!
Không ngoại ngữ làm sao hội nhập?
------------------------
[Sức khỏe]
Cân bằng âm dương, điều hóa khí (phương Đông).
Tập thể dục, ăn uống lành mạnh, bổ sung các vitamin thường xuyên (phương Tây).
=> sống vui, khỏe, có ích :D.
Ý nghĩa thực sự của khỏe mạnh? 5 điểm khác nhau giữa Trung y và Tây y
-------------------------
"Nên đọc ít nhất hai loại sách: sách chuyên môn để làm việc, sách văn học để tâm hồn bớt khô cứng."
Sách dạy tôi sống, yêu thương và làm việc - TS Quách Thu Nguyệt
--------------------------
Cần tỉnh táo khi chọn ngành học.
Khả năng tìm được việc làm phù hợp sau khi ra trường cũng là một yếu tố quan trọng khi xem xét, lựa chọn ngành học.
Tốt nghiệp rồi thất nghiệp
--------------------------
Bảng điểm của sinh viên không phải là tất cả.
Điểm đánh giá môn học chỉ nên xem như là thước đo, để giúp phân loại sinh viên: em nào khá, em nào chưa khá. Giúp sinh viên tự đánh giá những nỗ lực, cố gắng của bản thân trong suốt quá trình học.
Nếu suy nghĩ: cho đểm cao -> có bằng đẹp, để dễ xin việc là một sai lầm lớn. Nhà tuyển dụng đâu chỉ dựa vào bảng điểm đâu? Và nếu che mắt được nhà tuyển dụng, thì nó sẽ làm hại các em khi đi làm, khi mà trình độ thực sự không giống như tấm bằng mà các em đã có.
Học sinh Mỹ bê bết trong các kỳ thi quốc tế, thì đã sao - Cô Vũ Thị Phương Anh
--------------------------
[Thầy Nguyễn Văn Tuấn học tiếng Anh]
"Học tiếng Anh
Tôi ghi danh đi học tiếng Anh. Nhưng tôi lại thất vọng về cách dạy ê a của thầy cô ở đây, và chỉ một tuần sau tôi lại nghỉ học. Tôi quyết định tự học tiếng Anh. Nhưng tôi cần một cuốn từ điển. Tôi mạo hiểm đón xe điện ra thành phố (downtown) Sydney, ghé một nhà sách khổng lồ có tên là Dymock nằm trên đường George. Tôi bước vào nhà sách tìm mua cuốn từ điển Oxford và cuốn sách văn phạm tiếng Anh Practical English Usage của tác giả Michael Swan (mà tôi đã từng dùng tự học hồi ở trại tị nạn). Tôi đinh ninh là chữ Ford (đọc là "fo.d"), vậy thì Oxford phải đọc là "ox.fo.d". Nghĩ thế, tôi nói với anh bán hàng là tôi tìm mua cuốn từ điển "ox.fo.d"; anh ta trố mắt nhìn tôi không hiểu tôi nói từ điển gì, và lịch sự kêu tôi đánh vần cụ thể. Tôi bèn viết ra trên giấy chữ "Oxford"; anh ta ồ lên một tiếng rồi vui vẻ chỉ tôi cách đọc là "ox.fớd". Nhớ suốt đời! Ôi! Tiếng Anh sao mà rắc rối quá!
Đọc thêm về hành trình vươn lên của Thầy.
Kỷ niệm 32 năm trên xứ người
--------------------
[Mỗi người mỗi ngọn lửa nhỏ, hãy cùng nhau thắp lên niềm hi vọng mới.
Cám ơn thầy Giáp Văn Dương]
Hy vọng những đám lửa nhỏ, cần mẫn
--------------------
[Podcast để học nghe tiếng Anh]
ESLpod
--------------------
[Sức khỏe]
Con hạc trắng
--------------------
[Hãy thực tế hơn, nhiều bằng cấp mà không có kiến thức thì ích gì?]
Nhiều bằng cấp chưa chắc đã tốt
--------------------
[GS. Phan Trọng Luận viết về GS. Nguyễn Mạnh Tường.
Cả hai GS đều đã mất]
Giáo sư Nguyễn Mạnh Tường và cảm xúc thời thanh xuân của tôi
--------------------
[Ý kiến của GS Nguyễn Đăng Hưng về cải cách giáo dục.
Có nhắc đến nền giáo dục miền nam trước 1975]
Đổi mới toàn diện giáo dục: "Vẫn chỉ là khẩu hiệu..."
--------------------
[Nền giáo dục miền Nam - Việt Nam trước 1975]
Một nền giáo dục tử tế thì như thế này này, thưa quí vị!
--------------------
[Vẫn nên tiêm chủng văcxin cho trẻ.
Nhưng tuyệt đối không cho tiêm loại văcxin Quivaxem]
"Chúng ta cần phải nhớ loại văcxin này bị cấm hoặc không được sử dụng ở các nước phát triển như Mỹ, Canada, châu Âu, Úc và Nhật."
Đã rõ - (BS Lê Đình Phương)
--------------------
[Thành thật.
Đừng hô hào suông]
GD hãy thành thật nhìn lại chính mình - Hoàng Xuân Sính
---------------------
["Mình là dân tự học". Cố GS Phạm Đức Dương]
Vĩnh biệt Gíao sư Phạm Đức Dương: Con người hành động, trái tim đôn hậu
---------------------
[Tiếng Việt lai căng]
Lai căng - (Nguyễn Văn Tuấn - Úc)
---------------------
[Chữa bệnh từ tâm.
Sự phát triển, cuối cùng, mục tiêu là hạnh phúc cho cá nhân, cộng đồng]
Cách nhìn khác vào sự đau ốm - Nguyễn Thị Ngọc Hải p/v bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc
--------------------
[Học để làm gì?
...mục đích cao cả nhất của giáo dục chính là để giúp
con người đạt đến tự do.
Sự tự do dựa trên hiểu biết chứa cả đạo đức trong đó.]
Đổi mới giáo dục, nhìn từ phía sinh viên - Nguyễn Tiến Dũng (Toulouse - Pháp)
---------------------
[Ôn cố tri tân.
Bao dung để nhìn lịch sử, để chấp nhận các góc nhìn khác nhau]
Lịch sử không phải để lên bàn thờ - Giáp Văn Dương
---------------------
[Viết về mẹ của GCT (hieuminh.org).
Hãy chăm sóc cha mẹ khi người còn sống]
49 ngày của mẹ
---------------------
["Bao giờ cho đến tháng 10".
Phim hay của Đặng Nhật Minh (con của Đặng Văn Ngữ).
Đọc thêm "Hồi ký điện ảnh" để hiểu thêm về ông, về phim]
Bao giờ cho đến tháng 10
-----------------------
[Tâm huyết với nghề giáo]
Lớp học của "người thầy không bằng cấp" - Vũ Hoàng Hà
-----------------------
[Học để làm gì?
"học để phát triển được hết năng lực của mỗi cá nhân,
và thông qua đó giúp họ làm chủ cuộc đời mình,
tìm được ý nghĩa của đời sống mình"]
Học để làm gì - Giáp Văn Dương
-----------------------
[Trương Tửu: "Nhìn lại một đời người,
tôi tự thấy không có gì phải xáu hổ với chính mình,
không có gì phải gục mặt xuống với đời"]
Thầy Trương Tửu của chúng tôi: một trí thức sáng danh của đất nước - Nguyễn Đình Chú
----------------------
[Tự học phát âm tiếng Anh.
Hãy bắt đầu từ cơ bản.
Học cái này để biết cách phát âm chuẩn]
IPA (International Phonetic Alphabet)
----------------------
[Tự nhắc bản thân]
30 điều không nên tiếp tục làm với bản thân
-----------------------
[Nói về "tôi và chúng ta" tại ViệtNam.
Tôi hay chúng ta? tốt nhất là hài hòa cả hai cái này.
Cảnh giác với "cơ giới hóa", "robot hóa" con người ở Nhật.
Đối thoại về tương lai văn hóa - Bùi Minh Hào
----------------------
[Đôi chân trần/ Dấu chân cha
Tác giả: Y Phôn K'sor
Trình bày: Y Moan (đã mất 2010)
Ấm áp, tình cảm và ý nghĩa.
Nhớ hồi học lớp 7: bỏ học đi làm rẫy, chặt tre, lấy măng, lấy củi,
xúc tôm, bắt ong với Bố...cay cay khóe mắt]
Đôi chân trần
-----------------------
Web hay về Photoshop
1. Layer
Các kiến thức cơ bản cho người mới học Photoshop
http://ntuts.com/tong-hop/cac-kien-thuc-co-ban-cho-nguoi-moi-hoc-photoshop
----------------------
[Thạc sĩ..?! nên học thật]
Chạy đua lấy bằng Thạc sĩ: Cơ chế xin cho đẻ ra "sính bằng cấp"
[Nếu không thì nên như thế này]
Tôi chỉ là Ashkenary
--------------------
[Thảo kính cha mẹ]
Thời vắng tình thương - Lê Đình Phương (bác sĩ)
--------------------
[Tạo menu cho blogspot]
Cách tạo menu ngang cho blogspot - đơn giản là đẹp
--------------------
[1.sức khỏe, 2.trí tuệ, 3.gia đình, 4.bạn bè, 5.sự nghiệp]
Biết yêu gia đình
--------------------
[MOOC đã đến Việt Nam.
Tác giả: Giáp Văn Dương.
Xu hướng mới trong giáo dục.
Tôi thích câu: "Tự thân khai sáng"]
Buổi ra mắt của www.giapschool.org
Trường học mới
[Đánh giá về hệ thống MOOC - Massive Open Online Course.
(Khóa học đại trà trực tuyến mở)]
An Early Report Card on Massive Open Online Courses
---------------------
[Trao đổi của các ông: Trần Hữu Dũng, Vũ Quang Việt,
Giáp Văn Dương, Ngô Bảo Châu, và Nguyễn Vạn Phú.
Về hiện tượng "thương mại hóa" trong giáo dục.
Sẽ là lý tưởng nếu mọi thứ được đặt đúng chỗ, làm đúng vai trò.
(nhà nước, hiến pháp, người dân...v.v)]
Muôn vẻ "thương mại hóa" giáo dục.
----------------------
[Thầy Hoàng Như Mai được nhiều người kính trọng.
Tấm gương để học theo.
Đọc Hồi kí Trần Văn Giàu, thấy ngưỡng mộ ông.
Thầy Trần Văn Giàu là thầy của thầy Hoàng Như Mai]
Thầy Hoàng Như Mai với những câu chuyện thầy - trò.
-----------------------
[Một số sách nên mua.
Cám ơn ban tổ chức giải thưởng Sách hay]
Sách hay 2013
-----------------------
[Hãy là người lịch sự, không có thêm một cái áo mưa cũng đâu có sao.
Tham, sân, si...quấn lấy con người]
Hà Lan tặng áo mưa
-----------------------
[Tự học như thế nào cho hiệu quả]
Trở lại câu chuyện tự học - Vương Trí Nhàn
-----------------------
[Cách xưng hô thể hiện bản lĩnh của người nói]
Xưng hô trong trường học ngày nay - Nguyễn Thị Từ Huy
-----------------------
[Biết đủ là đủ.]
Thích cái gì mình có thôi - Nguyễn Vĩnh
-----------------------
[Môi sinh, đạo đức xã hội xuống cấp.
Phát triển bền vững.
Việc dạy sử để thay đổi tâm thế.]
Tự vấn, tự trọng, tự do, tự đổi mới - Nguyễn Văn Tuấn