Tác giả: Nguyễn Văn Thọ
NXB: Hội nhà văn - 262 trang - bản in 2010
"Trên đời này, ai dậy được ai? Người ta, chỉ có khi roi đời quất cho ngã gục mới tự nhận ra những bài sống và khi đó, sự giác ngộ về đời sống mới thực sự ngấm vào máu thịt, trở thành những bài học thực sự hữu ích cho bản thân. Sự dạy dỗ, dù chân thành hay giả dối, nhiều khi cũng chỉ như nước đổ đầu vịt. Hoặc là người ta sẽ vâng dạ đấy, nhưng thực ra là vâng dạ để lấy lòng, thậm chí khinh bỉ nhưng vì yếu thế mà vẫn 'vâng, dạ!'" (tr.184)
---------
[90] Đảo mộng mơ (* * * *)
Tác giả: Nguyễn Nhật Ánh
NXB: Trẻ - 254 trang - bản in 2017
Lấy đống cát của bố làm hòn đảo, một thế giới tưởng tượng của tuổi thơ!
Người lớn hãy trân trọng và nuôi dưỡng thế giới tuổi thơ, thế giới tưởng tượng phong phú của trẻ, thay vì đưa con vào cuộc ganh đua không biết mệt mỏi, đôi khi chả để làm gì của người lớn!
-------
[89] Bức xúc không làm ta vô can (* * * +)
Tác giả: Đặng Hoàng Giang
NXB: Hội nhà văn - 221 trang - bản in 2015
Một góc nhìn về các hiện tượng văn hóa, xã hội.
"Cuối cùng, một mình không có nghĩa là phải tách khỏi người khác một cách vật lý. Một mình là một quan điểm sống, một trạng thái tinh thần độc lập, nó không được đo bởi khoảng cách vật lý giữa một cá nhân và những người xung quanh. Các ẩn sĩ hiện đại không cần thiết phải lên núi. Họ vẫn ở trong xã hội, yên lặng, quan sát và tìm hiểu thế giới. Họ tự do trước các con sóng của đám đông để có thể quan tâm tới cộng đồng một cách sâu sắc hơn, đóng góp cho cộng đồng một cách hiểu biết hơn. Vẻ đẹp của một người đứng một mình là vẻ đẹp tự tại, với một niềm vui tự thân" (tr.80)
-------
[88] Chuyện con mèo dạy hải âu bay (* * * +)
Tác giả: Luis Sepúlveda
Dịch: Phương Huyên
NXB: Hội nhà văn - 139 trang - bản in 2017
Bài học về việc giữ lời hứa!
Hấp dẫn, dễ thương, dành cho thiếu nhi.
------------
[87] Sợi tơ nhện (* * * * *)
Tác giả: Cao Huy Thuần
NXB: Trẻ - 309 trang - bản in 2015
[Khi ta còn trẻ, không nên trì hoãn việc nói chuyện triết lý, và khi ta già, không nên mệt mỏi triết lý luận bàn. Bởi vì không bao giờ là quá sớm cũng không bao giờ là quá muộn để trau dồi sức khỏe tinh thần. Nói rằng chưa đến lúc luận bàn triết lý hoặc nói rằng lúc ấy đã qua rồi chẳng khác gì nói rằng chưa đến lúc để hạnh phúc hoặc là lúc ấy không còn nữa. Vậy thì người trẻ cũng như người già đều phải nói chuyện triết lý, người già để trẻ lại khi tiếp xúc với cái thiện do việc nhớ lại những ngày vui của quá khứ; người trẻ, dù trẻ, vẫn nói chuyện để được bình yên như người cao tuổi khi đối phó với tương lai. - tr179]
[Đung đưa đủ các thứ chuyện, chuyện triết cao siêu, chuyện đời bình thường, chuyện trộm cướp, chuyện tình yêu, chuyện bướm, chuyện hoa, chuyện ma, chuyện Phật, chuyện sống, chuyện chết..., tất cả kết tinh thành câu chuyện làm người - Nguyễn Duy - trang bìa] (19/9/2017)
--------
[86] Nhập môn xã hội học (* * *)
Tác giả: Trần Thị Kim Xuyến - Nguyễn Thị Hồng Xoan
NXB: Đại học quốc gia TP.HCM - 343 trang - bản in 2005
[Weber cho rằng, đạo đức Tin lành có nguồn gốc trong sự cô độc của con người khi đứng trước Thượng đế. Trong khi những người Thiên chúa giáo có thể tìm được ơn cứu độ trong việc tôn trọng những giáo lý của Giáo hội, những người Tin lành phái Calvin tin rằng số phận con người đã được tiền định. Làm sao mà biết được liệu mình có được cứu rỗi hay không? Với câu hỏi này những người Tin lành trả lời rằng sự thành công trong nghề nghiệp là dấu hiệu của sự cứu độ. Vì vậy, cá nhân cần phải lao động hết mình, coi nó như một mục đích tối thượng, và ưu tiên cho sự tiết kiệm hơn là tiêu thụ (nguồn gốc sự hưởng lạc).] (tr.65)
Đọc giáo trình không dễ thở như đọc một cuốn sách thông thường!
Dù sao cũng đã kiên trì để đọc hết. (7/9/2017)
------
[85] Vang bóng một thời (* * *+)
Tác giả: Nguyễn Tuân
NXB: Đồng Nai - 158 trang - bản in 2001
Thả thơ ăn tiền: đoán thơ ăn tiền. Người đố trích ra một câu thơ có nguồn, có sách đàng hoàng, sau đó che đi một chữ bất kì, người chơi sẽ đoán cái chữ bị che này, người đố có đưa ra một danh sách các từ gợi ý. Người chơi bỏ tiền, chọn cửa, đoán trúng ăn tiền, đoán sai mất tiền.
Cuộc sống tao nhã, tinh tế của các cụ xưa.
------
[84] Những người trẻ lạ lùng (* * * *)
Tác giả: Đỗ Hồng Ngọc
NXB: Tổng hợp Tp.HCM - 139 trang - bản in 2009
20-30: quá trẻ
30-40: đang trẻ
40-50: hãy còn trẻ
50-60: trẻ không ngờ
60-70: trẻ lạ lùng
trên 70: trẻ vĩnh viễn
Chuyện về: Trần Văn Khê, Nguyễn Hiến Lê, Nguiễn Ngu Í, Nguyễn Khắc Viện, Võ Hồng.
Đỗ Hồng Ngọc thăm Trần Văn Khê ở Paris (gọi Trần Văn Khê bằng chú):
[Nóng quá. Ông mở quạt vù vù. Ở đây mùa này phải có quạt mới chịu nổi, ông nói vậy. Rồi ông mở tủ lạnh, lấy ra hai vắt cơm gói kín trong một bịch ni-lông, mỗi người một vắt, cỡ bằng một chén. - Đủ không? - Dạ đủ. Tôi nói đủ vì đã quen cách ăn rất ít tinh bột của Tây rồi, không như mình "lấy cơm làm gốc", vả lại tôi còn cả thùng mì gói ở nhà. Ông cho hai gói cơm vào micro-onde, hấp lại. Xong lấy ra một tô khổ qua nhồi thịt. May quá, ông nói: chị Tường Vân mới cho chú món này. Lại cho vào nồi hấp. Tôi nghĩ chắc phải hấp năm phút mới đủ, nhưng ông vội, chỉ hấp chừng hai ba phút nên vẫn còn nguội và cứng ngắc. Rồi món gà xào sả, gà công nghiệp chặt to xào mặn. Thật là một ông già độc thân tội nghiệp. Bình thường dĩ nhiên ông ăn uống còn đơn giản hơn nhiều. Nhưng ông rất sảng khoái, tự nhiên và hết sức thoải mái.]
[83] Khởi hành - lời khuyên học sinh sinh viên Việt Nam (* * * * +)
Tác giả: John Vu
Dịch: Ngô Trung Việt
NXB: Tổng hợp Tp.HCM - 134 trang - bản in 2016
Các ngành có nhu cầu nhiều trong thời gian sắp tới (2020):
STEM: Science, Technology, Engineering, Math = khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán học
- Khoa học: Y, dược, chăm sóc sức khỏe
- Công nghệ: CNTT (khoa học máy tính, kĩ nghệ phần mềm, quản trị thông tin), công nghệ sinh học, công nghệ nano
- Kĩ thuật: điện, điện tử, hóa học, vật liệu
- Toán học: kê khai, kế toán, thống kê, toán ứng dụng
Các công ty ngày càng ít chú ý tới bằng cấp hơn so với trước đây. Dù họ mong đợi các ứng viên có bằng đại học nhưng họ vẫn quan tâm tới kĩ năng làm việc và khả năng thích ứng với công việc nhiều hơn.
[Đôi lời nhắn nhủ]
[Các em sinh viên thân mến,
Chẳng bao lâu nữa nhiều người trong số các em sẽ tốt nghiệp, nhiều cơ hội đang chờ đợi các em. Đối với nhiều sinh viên, tốt nghiệp nghĩa là ra trường, có việc làm tốt và chấm dứt quá trình học hành gian khổ. Tôi mong các em không có suy nghĩ sai lầm đó. Vì cuộc đời sinh viên của các em có thể kết thúc nhưng sự nghiệp và cuộc sống xã hội của các em mới chỉ bắt đầu.
Có rất nhiều điều không được dạy trong trường đại học. Khi các em bắt đầu đi làm, các em cần phải chủ động học hỏi thật nhiều thứ để đảm bảo cho sự nghiệp và cuộc sống xã hội sau này. Đừng nghĩ rằng công ty và các đồng nghiệp đi trước sẽ nói với các em mọi điều, cũng đừng hi vọng mọi người sẽ hướng dẫn các em cách làm việc sao cho hiệu quả, giúp các em đáp ứng tốt mọi yêu cầu của công viêc.
Không giống với môi trường bên trong cánh cổng trường đại học, môi trường bên ngoài xã hội vô cùng phức tạp. Mọi người chỉ nghĩ các em đã tốt nghiệp đại học, các em phải tự biết cách để làm tốt công việc của mình. Nhiều người thậm chí còn không muốn nhân viên mới có thành tích vượt trội và lấn lướt phần công việc của họ. Đó chính là lí do tại sao các em phải nỗ lực xây dựng các mối quan hệ với các đồng nghiệp khác, học cách lấy thông tin từ họ và cố gắng tạo thiện cảm để có thể nhận được càng nhiều chia sẻ từ những người đi trước càng tốt.
Hãy nhớ, trong thị trường lao động hiện nay, kỹ năng chuyên môn không thể giúp các em giữ được việc làm ổn định, càng không thể giúp các em thăng tiến và phát triển trong nghề. Nhiều người có kỹ năng chuyên môn cao và có thâm niên trong nghề còn phải vật lộn mỗi ngày để giữ được công việc của họ, các em là sinh viên mới ra trường, các em cần nhiều hơn thế để có thể tồn tại trong thế giới cạnh tranh và khốc liệt này. Bên cạnh việc không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn, các em còn phải chủ động trau dồi thêm các kỹ năng mềm, học cách làm việc và hợp tác hiệu quả với nhiều người.
Xin hay nhớ cho, dù các em đã có được việc làm ổn định thì việc học vẫn là việc các em phải thực hiện cả đời. Càng làm việc lâu, các em càng cần thêm nhiều kỹ năng và kiến thức mới. Để có thể liên tục cập nhật kiến thức và không ngừng trau dồi bản thân, các em cần duy trì thói quen đọc sách, theo dõi các thông tin và các phát kiến quan trọng trong ngành nghề bản thân đang làm việc nói riêng và trên toàn thế giới nói chung. Thông qua đó, các em mới có thể nắm bắt các xu hướng đang phát triển và có khả năng bùng nổ trong tương lai gần, có thể nhìn thấy "bức tranh lớn" về cách mà thị trường và doanh nghiệp vận hành, hiểu được lý do tại sao mọi thứ lại diễn ra như vậy, tiến xa hơn trong sự nghiệp; đồng thời trở thành nhân vật chủ chốt, khiến các doanh nghiệp muốn giữ lại làm việc lâu dài với nhiều đãi ngộ đặc biệt.
Với tư cách là một lao động có tri thức, việc làm của các em không chỉ đóng góp cho công ty nơi các em làm việc, mà còn đóng góp vào sự phát triển của gia đình, của xã hội và của cả đất nước. Điều đó có nghĩa là các em phải ý thức được trách nhiệm của bản thân, suy xét kỹ hậu quả của mọi thứ các em làm. Có ý thức về chất lượng công việc, trở hành một người trung thực và chính trực. Các em không cần phải làm nên chuyện lớn lao, các em chỉ cần thực hiện tốt công việc trong phạm vi cá nhân, sống tốt và biết quan tâm đến những người xung quanh mình. Bằng cách trở thành một công dân có ích, các em đã góp phần xây dựng và giúp đất nước phát triển tích cực.
Hãy nhớ rằng, mỗi người đều có thể tạo ra sự khác biệt cho xã hội nếu họ có ý thức và biết chịu trách nhiệm cho mọi hành động của mình. ][trích nguyên văn trang 105 -> 107]
-------
[82] Bạn muốn thành công - phần 1 (* * * *)
Tác giả: Og Mandino
Dịch: Lê Tuyên
NXB: Văn học - 319 trang - bản in 2007
Sách rất có ích cho sinh viên và các bạn trẻ trong việc định hướng: học hành, lựa chọn hướng đi, nghề nghiệp, xây dựng tương lai, sự nghiệp.
- Phát huy thế mạnh của bản thân
- Lòng can đảm để theo đuổi ước mơ của cá nhân, chấp nhận rủi ro
- Tích lũy vốn
- Tự chịu trách nhiệm về cuộc đời của mình
--------
[81] Không có bữa ăn nào miễn phí (* * * *)
Tác giả: Alan Phan
NXB: Văn hóa dân tộc - 306 trang - bản in 2016
"Khác với các công ty IT khác như Google phải thu nhặt dữ liệu qua trăm ngàn máy chủ, hay Microsoft phải trang bị Windows và các phần mềm lên các máy tính, các thành viên của Facebook đã tự nguyện cho lên trang mạng xã hội này các thông tin dữ liệu cá nhân của mình để Facebook hưởng lợi bằng cách khai thác thương mại quảng cáo từ những doanh nghiệp khách hàng" tr.52
"Trong kí ức của một đời buôn ba tứ xứ, với tôi, có lẽ những giờ phút êm đềm nhất là những bữa ăn với người mình yêu thương, bạn bè hay thậm chí là một mình trong khung cảnh trữ tình của một nhà hàng đặc biệt" tr.241
--------
[80] Như ngàn thang thuốc bổ (* * * +)
Tác giả: Đỗ Hồng Ngọc
NXB: Tổng hợp Tp.HCM - 174 trang - bản in 2015
Thưa bác sĩ, có đúng là ăn nhiều cà rốt thì mắt tôi sẽ tinh hơn?
- Dĩ nhiên rồi! Đã bao giờ ông trông thấy một con thỏ đeo kính cận chưa?
----
Anh biết sao không, anh chàng ăn xin mà em vừa cho tiền hóa ra không mù như mình tưởng anh ạ. Khi nhận tiền anh ta nói với em: "Cám ơn người đẹp".
- Thế thì anh ta mù là cái chắc rồi.
-----
Lần đầu tiên lên thành phố, mọi thứ đối với gia đình bác Cả đều lạ lẫm. Khi đứng tại tiền sảnh một khách sạn, bác nhìn chăm chăm vào cái thang máy mà không hiểu nó dùng để làm gì. Đúng lúc đó một bà cụ chống gậy mở cửa thang máy đi vào, một lúc sau cửa thang máy lại mở ra và từ trong đó một cô gái trẻ đẹp bước ra. Thấy vậy, bác Cả quay sang con nói giọng mừng rỡ: "Mau kêu mẹ mày lại đây, nhanh lên".
-----------
[79] Với Đà Lạt ai cũng là lữ khách (* * * +)
Tác giả: Nguyễn Vĩnh Nguyên
NXB: Trẻ - 158 trang - bản in 2016
"...Một Đà Lạt như rêu, như cỏ, như khí trời, thanh thoát, tĩnh tại, khoan hòa, không mảy may xáo trộn với cuộc đời đầy cuồng vọng...Một Đà Lạt trong đáy mắt từng trải, chỉ có sự lặng thinh tuyệt đối mới thấu đạt những run rẩy vi tế bên trong" (tr.157)
Muốn có cảm trên cứ một mình lang thang mấy nơi như: Phân viện sinh học, nhà thờ Domain, Lăng Nguyễn Hữu Hào, Dinh III, bờ Hồ Xuân Hương, Ma Rừng Lữ Quán, các quán cà phê cóc,...
-------
[78] Nửa đời còn lại (* * * +)
Tác giả: Vương Hồng Sển
NXB: Tổng hợp TP.HCM - 422 trang - bản in 2013
"Tôi đã 92 tuổi đầu, chỉ chờ ngày xuống lỗ và đã hết ham vừa danh vừa lợi...nay tôi lại quyết viết mươi trang cà kê cho được hả hơi, vả lại tôi đã hết thời giờ tra cứu tài liệu cũ, vậy tôi xin người đọc hiểu cho tôi, đây là tôi thố lộ tất cả chân tình, tôi tỏ bày riêng cái nghe thấy cạn hẹp của một tên may thời còn sót lại và đã được mớ người trẻ và người cao kiến muốn biết chút lòng kẻ sống dai này thôi"
"...người Tây qua, họ ở xứ lạnh, xa mặt trời, lấy yên tịch làm đầu, thích chạy và vận động nhiều để bớt lạnh. ...người Việt ở xứ nóng, vận động nhiều sẽ ra mồ hôi, bẩn và khó chịu nên làm việc, nói năng chậm chạp, từ từ..."
"Ở đời xin đừng vội tưởng hễ được cầm cờ là tay cứ phất? Phải coi lèo coi lái, khi gặp gió ngược, trở tay không kịp? Lỗi về ai, có khi lỗi về người ra lệnh phất cờ."
"Chữ 'sốc' trong tỉnh 'Sốc Trăng' nghĩa là 'làng Cao Miên', 'đi đổi sốc' là đi trao đổi buôn bán với người Miên trong Sốc, giống với 'đi buôn' là đi trao đổi mua bán với người đồng bào Thượng và Buôn là làng Thượng (Buôn Mê Thuột)." tr.401
------------
[77] Bác sĩ tốt nhất là chính mình (* * * *)
Tác giả; nhiều tác giả
NXB: Trẻ - 142 trang - bản in 2013
Những lời khuyên bổ ích cho sức khỏe:
- chớ ôm đồm công việc
- đừng cố chứng tỏ mình
- quên đi lo lắng
- luôn ngăn lắp
- không ghanh tị
- ăn uống hợp lý: ăn sáng là ăn cho ta, ăn trưa cho bạn, ăn tối cho thù
-----------
[76] SBC là săn bắt chuột (* * * *)
Tác giả: Hồ Anh Thái
NXB: Trẻ - 406 trang - bản in 2016
"Vỏ quýt dày có móng tay nhọn, móng tay nhọn có bấm móng tay sắc".
"Sự tha hóa và vong thân của đám đông, khi đội lên đầu chỉ toàn vật chất"
Tiểu thuyết "ẩn ý". Nhiều thông tin thú vị.
------------
[75] Góc nhìn Alan: kinh tế (* * * *)
Tác giả: Alan Phan
NXB: Thế giới - 278 trang - bản in 2016
Tết Đinh Dậu (2017) đưa cả nhà đi Bảo Lộc chơi mấy ngày. Những lúc rảnh, nằm trong khách sạn, đọc cuốn này thấy khá nhiều thông tin thú vị về kinh tế.
Ví dụ: từ câu chuyện ngụ ngôn của con ve và con kiến, tác giả Alan Phan phân tích thêm về "kinh tế ve và kiến", "xã hội ve và kiến", "từ kiến qua ve", "thời đại của ve". Ý là: trong gia đình, tổ chức, xã hội luôn có những người làm việc chăm chỉ, tích góp giống như kiến. Bênh cạnh đó lại có những người "khôn lanh" giống như ve, sống dựa trên tài sản do kiến làm ra. Tuy nhiên, kiến đâu có ngây thơ để cho ve lợi dụng mãi. Và kết cục là tạo ra một môi trường không có động lực để phát triển, để phấn đấu. Có vẻ thời đại của ve đang lên ngôi?
- Nếu muốn thắng trên thương trường: đọc đi đọc lại binh pháp của Tôn Tử + chiến thuật của Machiavelli.
- Nếu muốn làm người tử tế và văn minh thì nên đọc sách Lão Tử và Og Mandino.
---------
[74] Ba...ngàn lẻ một đêm (* * *
Tác giả: Mạc Can
NXB: Trẻ - 251 trang - bản in 2010
Cười, tếu, sau đấy là ngẫm.
Kĩ nữ ra đường thấy bà bán cua liền hỏi:
- Bà bán bao nhiêu một kí dây...cột cua?
Bà bán cua quát:
- Bán cua không bán dây.
Kĩ nữ ngửa mặt lên trời, cười ba tiếng rồi nói:
- Bán cua thì ít, bán dây thì nhiều...ô hô.
----
Trong triều có chức quan thật lạ, đó là quan đuổi ruồi.
Để được làm quan đuổi rồi, ông ta phải không được ngáp trong mọi hoàn cảnh. Đã có rất nhiều người dự tuyển vào chức quan này nhưng đều bị rớt vì ngáp.
Hàng ngày ông quan rất cần mẫn đuổi ruồi, ngoài ra không cần biết thêm việc gì khác.
Nhà vua ngẫm nghĩ: đôi khi người ta cũng không nên phiêu lưu làm gì. Cứ như cái ông quan đuổi ruồi đứng đàng xa đang ... quạt quạt kia chắc là ổn.
---------
[73] Mái trường thân yêu - Thầy giáo của những học sinh giỏi toán (* * * +)
Tác giả: Lê Khắc Khoan - Đỗ Quốc Anh
NXB: Tổng hợp TP.HCM - 368 trang - bản in 2015
Tìm về tuổi 15...của những năm 1960. Không giống với trải nghiệm của những năm 1990.
Học sinh miền bắc những năm 1960.
Đọc và ngẫm nghĩ sẽ thấy một cái không khí gì đó rất khác với đời học sinh trong hồi kí của tác giả Trần Văn Khê.
Cảm thấy thích đời học sinh của tác giả Trần Văn Khê hơn, nhân bản, đáng yêu, nhẹ nhàng.
--
"Không nên tách đứa trẻ ra khỏi những hoạt động bình thường. Cũng như không thể biệt lập thế giới toán học với các môn học khác, với cuộc sống muôn màu, muôn vẻ. Một chế độ ưu đãi đặc biệt chưa chắc làm phát triển năng khiểu, mà có khi lại tạo ra những tính xấu không đáng có ở lứa tuổi các em..."
Khi yêu và đam mê công việc, kết quả sẽ tốt và bền.
----------
[72] Trên đường băng (* * * * *)
Tác giả: Tony buổi sáng
NXB: Trẻ - 301 trang - bản in 2015
"Tương lai mỗi người là do nhận thức quyết định tất cả. Thành người sâu sắc hay hời hợt, người tích cực hay bi quan, người hạnh phúc hay bất hạnh, người chiến thắng hay thất bại...tất cả đều khời nguồn từ nhận thức. Nhận thức chính là thước đo sự trưởng thành của một con người. Một khi có nhận thức logic, đúng đắn thì mọi thứ sẽ nhẹ nhàng hơn. Mình biết mình là ai, sứ mạng của cuộc đời mình là gì, thì sẽ sống một cuộc đời ý nghĩa, trọn vẹn, không hối tiếc"
Có bữa xúi mấy em sinh viên đọc hoặc nghe (trên youtube) mấy cuốn sách kiểu như thế này, xúi mấy lần, hơn tháng sau hỏi lại "ai đã đọc/nghe?". Kết quả là khoảng 2/200sv nói đã đọc hoặc nghe.
Một lần khác, trong giờ nghỉ giải lao, hai ba sinh viên (nữ) đang xem các thần tượng, tiện cho xem cùng, thì thấy là Chi pu, mấy cái tên khác kiểu kiểu vậy, chẳng nhớ nữa, chỉ nhớ mới nghe cứ tưởng ngôi sao của Hàn Quốc.
Các em hướng tới cái đẹp, người đẹp là chuyện bình thường, nhưng chỉ thế thôi sao,..nghe đồn ngoài kia hơn 200.000 em mới tốt nghiệp, đang chật vật tìm cho được một chỗ làm.
Mấy cuốn đã xúi sinh viên đọc:
- Khuyến học
- Cà phê cùng Tony
- Trên đường băng
- Đúng việc
- Thế giới quả là rộng lớn...
- Hiểu về trái tim
----------
[71] Hiểu về trái tim (* * * * *)
Tác giả: Minh Niệm
NXB: Trẻ - 479 trang - bản in 2016
Hướng tới "sống hiền, sống sâu, hòa mình với thiên nhiên mà sống".
Đem tới sức mạnh nội tâm thực sự mạnh mẽ, bền bỉ.
Cũng là một lựa chọn, "nương náu nơi ta".
Đọc chậm, cảm!
---------
[70] Steve Jobs - Sức mạnh của sự khác biệt (* * * *)
Tác giả: Huỳnh Ngọc Phiên
NXB: Tổng hợp TP.HCM - 317 trang - bản in 2016
Câu chuyện của giới công nghệ, sự ra đời, phát triển và biến mất của nhiều cái tên trong lĩnh vực máy tính.
Việc sở hữu và độc quyền về mặt công nghệ (phần mềm, phần cứng, giải pháp) ở thời kì trước đây là nguồn sức mạnh của mỗi công ty, sau này mọi chuyện có vẻ đang dần thay đổi, mã nguồn mở - sức mạnh của cộng đồng cũng là một yếu tố đáng để quan tâm.
"Làm người giàu nhất trong nghĩa trang thì chẳng có ý nghĩa gì. Có thể tự nhủ với bản thân mỗi tối trước khi đi ngủ rằng tôi đã làm được những điều thật tuyệt vời mới là điều quan trọng".
"Hãy mãi khát khao, hãy cứ dại khờ".
Lao động và làm việc hết mình.
----------
[69] Lưỡi gươm (* * * *)
Tác giả: Charles De Gaulle
Dịch: Thi Hoa
NXB: Thế giới - 207 trang - bản in 2014
"kẻ do dự bao giờ cũng lưỡng lự nhất khi càng gần đến lúc kết thúc công việc của mình" - de Retz (tr.18)
Hiểu biết và tầm nhìn của con người đặc biệt - Charles De Gaulle.
"Và số phận bao giờ cũng bắt đầu từ một nguồn năng lượng nội tâm được giải phóng, được thăng hoa trong thầm lặng".
Cuộc sống nhà binh.
----------
[68] Hoa Tuylip đen (* * * *)
Tác giả: Alexandre Dumas
Dịch: Mai Thế Sang
NXB: Văn học - 287 trang - bản in 2016
"Được mình, đau người": mặc dù hai người này không hề biết nhau, bi kịch nằm ở "tham, sân, si" ở 'người đau', từ đó kéo theo 'người được' vào câu chuyện của 'người đau'.
Chuyện tình đẹp của một tù nhân và con gái người cai ngục.
Ở hiền gặp lành.
-----------
[67] Đúng việc (* * * * *)
Tác giả: Giản Tư Trung
NXB: Tri thức - 326 trang - bản in 2016.
Mua cuốn này trên tiki, rất nhanh.
Đặt mua qua mạng, hai ngày sau đã có sách để đọc (giao hàng tại Đà Lạt).
Tiết kiệm: giá bìa 85K, phải trả là 60K, gửi thêm cho bạn giao hàng 10K, mời bạn ly cafe, vẫn rẻ ẹ ẹ. Tất nhiên, ai lại mua có một cuốn.
Cuốn sách hay quá, chắc phải đọc lại, để cảm nhận dần dần.
Làm người, làm dân, làm việc, làm giáo dục.
Khai minh để lựa chọn:
- con người <> muông thú, cỏ cây;
- con người tự do <> con người nô lệ;
- công dân <> thần dân;
- người thầy <> thợ dạy;
- trí thức <> trí nô;
- nhà báo <> bồi bút;
- nhà quản trị <> kẻ cai trị;
- doanh nhân <> trọc phú, con buôn.
-----------
[66] Ông già và biển cả (* * * *)
Tác giả: Ernest Miller Hemingway
Dịch: Lê Huy Bắc
NXB: Văn học - 123 trang - bản in 2016
Câu chuyện về một ông lão đi câu cá, hơn tám mươi ngày đi câu mà chưa được con cá to nào, đợt này đi hai ba ngày mới được một con cá kiếm dài khoảng 6 mét, trên đường về bị đàn cá mập rỉa hết con cá, còn mỗi bộ xương.
"Tại sao người già lại thức giấc quá sớm? Phải chăng là muốn có một ngày dài hơn"
"Cái quá tốt đẹp thì khó bền".
"Con người có thể bị hủy diệt, chứ không thể bị khuất phục".
Ý chí, nghị lực sống và suy nghĩ lạc quan của một con người.
-----------
[65] Đối thoại với Lý Quang Diệu (* * * *)
Tác giả: Tom Plate
Dịch: Nguyễn Hằng
NXB: Trẻ - 266 trang - bản in 2015
Ông là một người "ôn hòa cực đoan".
Luôn đặt ra câu hỏi "làm sao để giải quyết vấn đề" chứ không áp dụng máy móc một quy trình có sẵn. Tất nhiên, việc lựa chọn giải pháp đã được cân nhắc và dựa trên sự hiểu biết.
Người lãnh đạo lý tưởng nên ở trạng thái vừa được yêu vừa được sợ.
Singapore được phát triển dựa trên sự hòa hợp Đông <> Tây.
Thông thái kiểu Nhím - kiểu Cáo: kiểu Nhím chỉ biết một thứ, đó là thứ cốt lõi, đó là thứ quan trọng ai cũng cần; kiểu Cáo biết nhiều thứ để có thể tồn tại.
Ông cho rằng Marx đã sai trong việc đưa ra nguyên nhân, để nói rằng CNTB sẽ sụp đổ.
Ông cho rằng cần nhận thức được vấn đề "tôi và chúng ta": tôi làm việc vì tôi trước sau đó mới chia sẻ phần dư thừa cho mọi người, hay "tôi" sẽ hy sinh và làm việc vì mọi người trước. Ông đã chọn vế trước vì nó rất "tự nhiên".
Nền tảng văn hóa sẽ quyết định rất lớn đến mọi vấn đề khác.
Vấn đề không phải là làm theo kế hoạch, mà là khi kế hoạch đó có trục trặc thì giải quyết, thay thế nó bằng cách nào.
Tập thở để giảm căng thẳng và chữa bệnh.
Ông viết sách theo phong cách đơn giản nhất có thể, để cho người có trình độ cấp 2 cũng có thể hiểu được.
Khi cuộc sống vật chất của người dân đã đạt được mức độ nào đó, cần quan tâm tới vấn đề văn hóa. Nếu không sẽ chỉ là một xã hội tầm thường.
Chính quyền Singapore là tập hợp của nhiều người xuất sắc.
------------
[64] Cuộc phưu lưu của chàng chăn cừu (* * * * *)
Tác giả: Paulo Coelho
Dịch: Huỳnh Phan Anh
NXB: Văn nghệ TP.HCM - 226 trang - bản in 1999
Đọc cuốn này mới biết hiện nay cũng có một cuốn nội dung tương tự nhưng khác tên là Nhà giả kim.
Truyền thuyết bản thân là gì?
Đó là điều mình luôn luôn mơ ước thực hiện. Mỗi người chúng ta đều biết truyền thuyết bản thân của minh là gì ở tuổi thanh xuân. Vào giai đoạn này của cuộc đời, tất cả đều sáng tỏ, tất cả đều khả hữu, và người ta không ngại ước mơ và mong ước tất cả những gì người ta muốn thực hiện trong đời mình. Tuy nhiên, thời gian càng trôi qua thì một lực bí ẩn bắt đầu thử chứng minh rằng người ta không thể thực hiện được truyền thuyết bản thân của mình.
Tôi cũng như tất cả mọi người: tôi nhìn cuộc đời như tôi mong ước mọi sự xảy ra chứ không như chúng xảy ra. (tr. 58).
Cuối cùng cuộc đời chỉ là một cuộc phưu lưu, phưu lưu theo những dấu hiệu, những ngã rẽ không hề được định trước.
-----------
[63] Hồn bướm mơ tiên (* * * +)
Tác giả: Khái Hưng
NXB: Hội nhà văn - 126 trang - bản in 2014
Khái Hưng (1896 - 1947) là thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn.
Hồn bướm mơ tiên là tác phẩm đầu tiên của ông, viết năm 1933.
"- Ái tình...mà chú cho là một sự nhỏ nhen?
- Nhỏ nhen, nếu đem lòng ví với lòng bác ái. Vì lòng bác ái mà Phật tổ xa vợ, xa con, xa cha, xa mẹ lang thang khắp bốn phương trời để tìm phương giải thoát cho chúng sinh" (tr. 95).
"Nhưng con người ta vẫn thế. Bao giờ cũng nghĩ trái với sự thực. Một người hay do dự, luôn luôn nghĩ tới sự quả quyết, hoặc nói mình phải quả quyết. Người nhút nhát đêm đi đường vắng một mình thường hay huýt sáo làm ra bộ mạnh bạo lắm, nhưng kì thực trong lòng lo sợ, tay chân run lẩy bẩy. Lan cũng vậy, luôn mồm nói phải quên. Nhưng đó chỉ là cái triệu chứng của sự nhớ". (tr. 103)
Một cuộc tình đẹp.
-----------
[62] Thuốc mê (* * * +)
Tác giả: Thâm Tâm
NXB: Văn học - 110 trang - bản in 2016
Thâm Tâm là tác giả của bài thơ Tống biệt hành (Đưa người, ta không đưa qua sông. Sao có tiếng sóng ở trong lòng?).
Đọc để "...hoài nhớ không khí quê kiểng xa xưa, với những phiên chợ rộn rịp, cô hàng lả lơi, bà mẹ quê đáo để, đám trai làng yêng hùng, ông thầy đồ tinh quái."
Ám ảnh lệ làng của làng quê Việt Nam.
-------------------
[61] Những người khốn khổ (tập 1) (* * * +)
Tác giả: Victor Hugo
Dịch: Huỳnh Lý, Vũ Đình Liên, Lê Trí Viễn, Đỗ Đức Hiếu
NXB: Văn học - 670 trang - bản in 2014
Gồm 3 tập, mua tại hội chợ sách TPHCM 2016, bao la là sách, bữa đó khuân nửa bao tải sách về "muối dưa", đọc dần.
Hôm rồi, lọ mọ leo lên mái nhà, kiểm tra mấy chỗ dột, bị té, xẹp đốt sống L1, nằm không cả tháng, đọc thấy cũng có thêm tinh thần.// (18/2/2019 đọc xong: hết 4 năm mới đọc xong ẹ ẹ)
----
"...trong nhân loại không có việc gì nhỏ hết, cũng như trong cây cối không có lá nào bé cả, cho nên nó đều có ích. Chính diện mạo hàng năm làm nên diện mạo thế kỉ" (tr. 186)
---------------
[60] Người chăn kiến (* * * * *)
Tác giả: Bùi Ngọc Tấn
NXB: Trẻ - 290 trang - bản in 2014
Truyện "Một tối vui": viết về cảnh các tù nhân không có gì giải trí, lấy một con chuột ra làm trò chơi, cười sảng khoái, lâu lắm mới thấy thời gian qua thật mau.
--
Cảm giác khi về lại ngôi nhà cũ, trong truyện "Người mua nhà của bố mẹ tôi": ...Tôi đứng dưới tán lá rợp cây bưởi trước sân, đối thoại với nó bằng im lặng. Tôi ngồi xổm nhìn cái rãnh phía sau nhà, sát bờ tre um tùm, chờ một con cá đuôi cờ từ gốc cây khoai nước lao ra nhưng lại bắt gặp vĩnh cửu. Tôi mở cửa vào nhà. Căn nhà hoang, ẩm và tối. Tôi nghe rõ hơi thở của mình. Tiếng cha tôi gọi tôi uống trà. Mẹ tôi ngồi trước bếp mổ cá, lũ gà choai lao vào cướp những thứ bỏ đi trên thớt...
Vậy mà phải bán đi chốn cư ngụ cuối cùng ấy. Phải bán đi để mình trở thành một kẻ bất hiếu, phản bội, bơ vơ, tay trắng. Mai một dần quá khứ, mòn mỏi dần kỉ niệm. Bỗng nhiên chẳng còn quê hương, chẳng còn gì cả.
---
Đọc truyện của ông rất nhẹ nhàng, thấy thân phận của mỗi con người đâu đó trong các trang sách. Đọc để thấy sự hữu hạn của kiếp người, thấy được nỗi cô đơn, cảm giác trống trải, sự vô thường của cuộc sống.
Đâu đó toát lên thân phận, cuộc sống của những người tử tế.
-----------------
[59] Hồi ký Trần Văn Khê - Tập 1 (* * * *)
Tác giả: Trần Văn Khê
NXB: Trẻ - 304 trang - bản in 2001
Đi làm về, lâu lâu ghé đường Trần Huy Liệu - Sài Gòn, vào mấy tiệm sách cũ lục lọi, thấy cuốn này.
Từ thời Pháp thuộc, học sinh từ khu nội trú đi ăn cơm phải bắt cặp để đi với nhau, hình như nó có một ý nghĩa nào đó đằng sau hành động này. Hôm bữa đi đón con tại trường tiểu học ở Đà Lạt cũng thấy hình ảnh này. Vì không được trải nghiệm nên mù tịt. Chỉ thấy hình ảnh này rất trong sáng, dễ thương.
Trần Văn Khê học cùng trường với Ngu Í (trường Trương Vĩnh Ký)
Phần thưởng cho học sinh xuất sắc là một chuyến du lịch dọc theo đất nước. Rất ý nghĩa, nó cho học sinh được trải nghiệm, được mở rộng tầm nhìn, thấy yêu quê hương, đất nước Việt Nam hơn. Lại nhớ, những lần nhận hoặc trao học bổng cho sinh viên ở trường đại học, cầm một số tiền lớn về nhà: chi tiêu cho ăn, uống, đóng học phí,...v.v. cũng tốt nhưng "thực tế" quá, không để lại nhiều cảm xúc, ấn tượng nơi người nhận.
------------
[58] Con đường xuyên rừng (tiểu thuyết) (* * *)
Tác giả: Lê Văn Thảo
NXB: hội nhà văn - 138 trang - bản in 2006
Hành trình đi xuyên rừng của một nhóm người gồm nhiều thành phần: bộ đội, văn công, dân thường, lính trinh sát trong chiến tranh chống Mỹ.
Rất nhiều khó khăn, vất vả, nguy hiểm.
Truyện ca ngợi chủ nghĩa anh hùng, tình yêu trong sáng.
Không dám bình luận về chủ đề này (chiến tranh), vì không có trải nghiệm, không đủ trình độ.
---------------
[57] Không gia đình (* * * *)
Nguyên tác: Sans Famille
Tác giả: Hector Malot
Dịch: Huỳnh Lý
NXB: Văn học - 580 trang - bản in 2013
Cảnh chia tay ngôi nhà của một cậu bé:
"Tôi biết rằng khi đến chỗ ngoặt cuối cùng, tôi sẽ trông thấy ngôi nhà một lần chót, rồi đi vài bước nữa thì chẳng còn thấy gì. Trước mặt tôi sẽ là quê xa xứ lạ. Đằng sau tôi là ngôi nhà mà tôi đã sống thật sung sướng từ bé tới nay và có lẽ rồi đây không bao giờ tôi thấy lại nữa."
Ý chí vươn lên của một cậu bé.
Ở hiền gặp lành.
---------------
[56] Tập truyện ngắn Hương quê - Tây đầu đỏ (* * * +)
Tác giả: Sơn Nam
NXB: Trẻ - 450 trang - xuất bản 2006
---
Món ăn "cờ tây" là món cầy tơ -> thịt chó.
---
Tại sao lại có cá Sặt xuất hiện trên các vũng nước hoàn toàn cách ly với ao hồ, kênh rạch: do cá Sặt kiếm đất cao để đẻ, trứng khô lại, rã ra từng hột, gió thổi trứng bay tới nơi khác, khi có nước trứng nở thành con.
---
Câu thai đố:
Ví dầu cầu ván đóng đinh,
Cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi. (là bánh gì? -> bánh bò)
Cây khô mọc rễ trên đầu,
Sông sâu không sợ, sợ cầu bắc ngang. (là cái gì? -> cột buồm)
Năm thằng vác hai cây sào,
Lùa đàn trâu trắng chạy vào trong hang. (làm gì? -> ăn cơm)
Hai gươm, tám giáo
Mặc áo da bò
Thập thò cửa lỗ. (con gì? -> cua)
---
"Các cụ già còn nhắc nhở đến bóng dáng mấy chú lái Bà Ba. Bà Ba là người Trung Hoa lai Mã Lai, từ miền Dưới (đảo Peeesnang - Mã Lai) họ đến vịnh Xiêm La mua cá khô, bán vải bô.
Áo bà ba mà người miền Nam ưa thích là kiểu ảo nhái theo thường phục của nhóm thương gia vượt trùng dương nầy, áo không có bâu, ngắn vạt. Vạt ngắn giúp ta cử động dễ dàng, không vướng gai góc. Cái bâu áo là bộ phận thừa thãi, mất vệ sinh, nực nội, lưu trữ đất bụi." (p169)
---
"Ông đạo (ông thầy chuyên bắt rắn và chữa rắn cắn cho bà con" trả lời:
Tôi đi Gò Quao để bắt rắn trong cái lò gạch của cậu Ba Chiêu. Lò gạch bỏ hoang hơn mười năm rồi. À! nếu mến tôi thì trả giùm tiền rượu mà tôi còn thiếu bà bán quán. Tôi không bao giờ có tiền trong mình, chỉ có chút ít âm đức của ông bà để lại mà sống với đời" (p343)
---
Nhiều câu chuyện nhẹ nhàng, viết về cuộc sống, suy nghĩ của người Phương Nam.
---------------
[55] Nghệ thuật giao tiếp & chỉ huy (* * * +)
Tác giả: Đỗ Đình Tiệm - Phạm Minh Công
NXB: Từ điển bách khoa - 192 trang - xuất bản 2013
Những kinh nghiệm hay trong giao tiếp, chỉ huy.
Đọc chậm, suy nghĩ.
Giao tiếp và chỉ huy đạt hiệu quả cần có tố chất và quá trình rèn luyện.
----------------
[54] Bỉ vỏ (* * * *)
Tác giả: Nguyên Hồng
NXB: Văn hóa thông tin - 220 trang - xuất bản 2010
Bỉ vỏ là tiếng lóng của giới giang hồ tại Hải Phòng trước 1945, có nghĩa là người đàn bà móc túi (bỉ: người đàn bà, vỏ: móc túi).
Mô tả cuộc sống của những người làm nghề móc túi, trộm cướp tại Hải Phòng những năm trước 1945
Nhân vật chính là Tám Bính, người phụ nữ đã phải bỏ làng ra đi sau khi sinh con vì chửa hoang, con bị bán cho một gia đình hiềm muộn.
Tám Bính phải đi làm gái, sau được đàn anh trong giới giang hồ là Năm Sài Gòn cưới làm vợ, Tám Bính từ một cô gái nhà quê đã trở thành một tay móc túi chuyên nghiệp.
Từ đó Năm Sài Gòn và Tám Bính sống bằng nghề móc túi, gieo bao tội ác cho những người vô tội trên các chuyến tàu, chuyến xe. Kiếm được tiền rồi lại đổ hết vào thuốc phiện, cờ bạc, rượu chè. Đã nhiều lần Tám Bính mơ về một cuộc sống bình yên nhưng đâu còn đường lui.
Trong một lần cướp, Năm Sài Gòn đã bế một đứa bé (trên người đứa bé có rất nhiều vòng vàng), nhảy xuống sông, bơi được tới bờ, về được tới nhà trọ của hai vợ chồng, thì đứa bé đã bị chết. Tám Bính rụng rời tay chân khi đứa bé đó chính là con đẻ của mình, đứa bé đã bị bố mẹ của Tám Bính bán đi. Đúng lúc này, mật thám cũng đã ập tới. Bắt đầu cuộc sống mới cho hai kẻ móc túi, cuộc sống tù tội, đày ải!
Những cuộc đời ở tận đáy của xã hội, cuộc sống không lối thoát.
(kiếm được cuốn này tại một tiệm sách cũ, khi lang thang trên đường Nguyễn Ái Quốc - Biên Hòa 15/12/2015)
--------------
[53] Hồi ký Nguyễn Hiến Lê (* * * *)
Tác giả: Nguyễn Hiến Lê
NXB: Văn học - 764 trang - xuất bản 2011
"Tính sổ đời, tôi chỉ mừng rằng đã không làm gì khiến các bậc trưởng thượng của tôi phải xấu hổ và các bạn của tôi phải thất vọng" (trang 18).
Tấm gương tự học, làm việc chăm chỉ.
Hiểu thêm về đất nước Việt Nam ở thời ông sống.
Dịch sách để học.
-----------------
[52] Không có vua (* * * +)
Tác giả: Nguyễn Huy Thiệp
NXB: Văn hóa thông tin - 396 trang - xuất bản 2011
Một loạt các câu chuyện về cuộc sống.
Qua mỗi câu chuyện, người đọc được cảnh tỉnh, được nhắc nhở về cái ác, cái xấu trong cuộc sống. Mọi thứ đều có "nhân - quả".
Cách viết của tác giả khá góc cạnh, gai góc.
Tôi đọc cuốn này trong thời gian bị cảm cúm, cơ thể mệt mỏi, tinh thần cũng mệt mỏi, nội dung các câu chuyện làm mình càng mệt mỏi hơn :D. (30/10/2015)
-----------------
[51] Những ngày thơ ấu (* * * *)
Tác giả: Nguyên Hồng
NXB: Văn học - 144 trang - xuất bản 2010
Những ngày thơ ấu của chính tác giả: cơ cực; tâm hồn tuổi thơ bị những tổn thương bởi sự ích kỷ và vô cảm của bà, các cô; bởi sự vô trách nhiệm của người cha, bởi những khó khăn của xã hội thời bấy giờ (khoảng 1930) tại miền bắc Việt Nam.
Cái này bữa nay vẫn còn, đặc biệt ở các vùng quê: "Phong tục và lễ nghi cổ hủ đã bắt một người mẹ coi sự sinh nở khi chưa đoạn tang chồng cũ ghê tởm hơn là những tội ác xấu xa nhất. Và các thành kiến gông cùm từ ngàn xưa truyền lại đã nâng một đứa con trai chưa đầy mười bốn tuổi lên một địa vị cao trọng để mẹ nó phải khuất phục, cầu khẩn".
"Trong tình yêu thương đằm thắm và sự chăm nom đầy đủ của cha mẹ, một đứa trẻ cùng tuổi mười ba mười bốn như tôi đã cười reo lên khi nó thấy người nhà mua cho nó một chiếc xe đạp, hay một chiếc ô-tô con, hay một khẩu súng nhỏ bắn chim, và nó nhảy múa reo mừng khi được dẫn đi chơi ở những nơi xa lạ. Nhưng tôi, tôi đã vui sướng như một nhà thám hiểm bỗng tìm ra một mỏ châu báu, khi thấy đằng xa một đám đông người rách rưới bẩn thỉu chen chúc nhau, chửi rủa nhau, mà cờ bạc ở bờ hè, góc chợ đầu đường, và gợi ra trong tâm trí tôi không biết bao nhiêu thèm khát những đồng trinh la liệt trên mặt đất,..."
Nhiều cảnh sống ít lối thoát trong những năm 1930.
------------------
[50] Triết lý những điều dễ hiểu (* * * * +)
Tác giả: Roger-Pol Droit
Dịch: Minh Nguyễn
NXB: An tôn & Đuốc Sáng - 84 trang - xuất bản 2009 (tái bản lần 2)
Cuốn này rẻ hơn một ổ bánh mì (9000 đ), mua cuốn này khi lang thang ở nhà sách giáo xứ Bảo lộc, cạnh nhà thờ chính tòa Bảo lộc. Uống sữa bắp ở cổng nhà thờ: nóng, thơm, ngon!.
------------
Triết lý: theo tiếng Hy lạp cổ đại có nghĩa là "yêu mến sự khôn ngoan".
Triết lý là tiến trình đi tìm sự thật.
Các nền triết học lớn: Hy Lạp, Trung Hoa, Ấn Độ, Ả Rập, Do Thái.
Triết học hướng đến sự khôn ngoan (thời cổ đại), và hướng đến sự thông thái (thời đại mới).
Thời nào cũng có các triết gia, nhưng tại sao lại hay nhắc tới các triết gia thời cổ đại. Vì họ là những người đầu tiên nêu ra các triết thuyết, và người ta vẫn còn bàn cãi liên tục, xem xét liên tục.
Đi đến sự khôn ngoan để có hạnh phúc. Người khôn ngoan sẽ thay đổi con người của họ để không làm mất hạnh phúc, không bị lo lắng, không thất vọng, không bứt rứt, không ghen tuông, không mong chờ, không hối tiếc chuyện gì. Họ lúc nào cũng thanh thản, không bối rối. Họ có thể rời cuộc sống này như đứng dậy rời khỏi bàn, không hốt hoảng. Tuy nhiên đây là con người lý tưởng, không có trong thực tế. Vì vậy người ta chỉ cố để đạt đến.
Trường phái Épicure: không sợ thần thánh, không sợ chết, điều hòa ước muốn, chịu đựng được đau đớn.
Trường phái Xy-nic: sống theo tự nhiên, không thích tiện nghi, lễ phép, luật lệ của xã hội. Ngủ trên lề đường, đi ăn xin để sống.
Trường phái hoài nghi: con người không bao giờ biết được chân lý, vì vậy không nên phán xét, không có tốt - xấu, không có đúng - sai. Nghi ngờ tất cả.
Trường phái Ki-tô giáo: không để ý đến hạnh phúc trần gian, tìm kiếm sự cứu rỗi trong nước trời.
Triết là lời, là câu, là sách. Dúng chữ để suy luận các ý tưởng.
------------------
[49] Cà phê cùng Tony (* * * *)
Tác giả: Tony Buổi Sáng
NXB: Lao động - 254 trang - xuất bản 2015 (tái bản lần 6)
Hai ông Bill Gate và Mark Zuckerberg bỏ ngang đại học, đi làm luôn, sau này lại trở thành tỉ phú. Có nên bắt chước không ta?
Thầy giáo nói: "nếu cho mày nghỉ, thế giới có thể có thêm một tỷ phú nữa...", nhưng "cả trường xưa nay có hàng ngàn sinh viên bỏ học, nhưng chỉ có hai tỷ phú thôi, còn nhiêu đi móc bọc nylon hết rầu".
Chu cha, vậy thôi, học học!
--
Một cuốn sách với rất nhiều câu chuyện được tác giả hư cấu, đọc nhẹ nhàng, thú vị.
Qua mỗi câu chuyện người đọc sẽ rút ra được những bài học hay, hướng tới một lối sống lành mạnh, tinh tế.
------------------
[48] Một đời tài sắc (* * *)
Tác giả: Hồ Biểu Chánh
NXB: Văn hóa Sài Gòn - 126 trang - xuất bản 2009
Câu chuyện về số phận của một người con gái miền Tây.
Sống trọn chữ hiếu, xem mọi điều trong cuộc sống đều có "duyên", có "nợ".
Truyện nhẹ nhàng, ý nghĩa, kết thúc buồn, có hơi hướng "thiền".
Hiểu thêm về con người, cuộc sống miền Tây những năm 1930.
------------------
[47] Tình yêu thời thổ tả (* * *)
Tác giả: Gabriel Garcia Marquez
Dịch: Nguyễn Trung Đức
NXB: Văn học - 536 trang - xuất bản 2004
Tình yêu chân thành của một chàng trai nhà nghèo với một cô gái con nhà quyền quí.
Con nhà quyền quí nên đâu dễ tiếp cận, chàng trai đã "trồng cây si" chỉ mong được nhìn thấy người mình yêu, họ đã trao đổi thư từ qua lại. Với chàng trai tình yêu này là tất cả, là lẽ sống, nhưng với cô gái đó chỉ đơn giản là một sự kiện thoáng qua.
Cô gái đã cưới một bác sĩ giàu có. Cuộc sống của cô có phần "nhạt" và bị lu mờ bởi người chồng quá nổi tiếng và thành công. Mặc dù vậy cô cũng làm tròn trách nhiệm một người vợ, một người mẹ.
Chàng trai đã phải trải qua giai đoạn thất tình đầy khó khăn, anh ta lao vào công việc, lao vào các cuộc tình mới, nhưng vô vọng. Và vẫn sống để chờ đợi được gặp người con gái mình yêu.
Sau khi chồng cô gái chết, họ đã gặp nhau sau hơn 50 năm.
"Lần đầu tiên họ đối diện với nhau trong một khoảng cách rất gần và tương đối lâu để nghiêm trang nhìn nhau sau một nửa thế kỷ và hai người đã thấy nhau như lâu nay vẫn thấy: hai cụ già đang bị thần chết vây bọc. Chả có gì giống nhau ngoài ký ức về một thời quá khứ tươi đẹp mà giờ đây không thuộc về họ, đúng hơn nó thuộc về hai thanh niên có lẽ chỉ đáng là cháu họ."
Không biết do cách dịch hay/phong cách của tác giả mà người đọc cảm thấy mọi thứ cứ dài lê thê, ít hấp dẫn.
Cố gắng lắm mới đọc được hết cuốn này. Trước đây cũng đọc cuốn "Tướng quân giữa mê hồn trận" của cùng tác giả, đọc cũng cảm thấy mình như lạc giữa "mê hồn trận".
----------------
[46] Nhà lãnh đạo không chức danh (* * * *)
Tác giả: Robin Sharma
Dịch: Nguyễn Minh Thiên Kim
NXB: Trẻ - 270 trang - xuất bản 2013
Một học viên được đưa tới nghĩa trang, đứng trước ngôi mộ được đào sẵn, tương lai của mỗi người? Đúng rồi. Ai rồi cũng sẽ tới chỗ ấy? Vậy thì từ giờ đến khi kết thúc cuộc đời, bạn hãy nâng niu cuộc sống, hãy học tập, làm việc, và thưởng thức cuộc sống này.
Muốn lãnh đạo người khác hãy bắt đầu từ chính bản thân mình, gia đình mình. Như phương Đông hay có câu "tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ". Chức danh là do tổ chức gắn cho, có lên, có xuống, lúc có, lúc không, chỉ có con người anh, cá nhân anh là bất biến.
Mỗi người hãy tự giữ gìn sức khỏe, nâng cao tầm hiểu biết, làm thật tốt công việc mình đang làm, đam mê theo đuổi những mục đích, những dự định của cá nhân, đừng làm điều ác, đó sẽ là một người hạnh phúc, là tấm gương để người khác nhìn vào và sẽ có tầm ảnh hưởng rất lớn đến những người xung quanh, đến tổ chức.
--------------
[45] Chuyện trò (tản văn) (* * * *)
Tác giả: Cao Huy Thuần
NXB: Trẻ - 331 trang - xuất bản 2013 (tái bản lần 2)
Có những trường hợp buộc ta phải nói dối vì thương xót, vì lịch sự, vì để cứu một mạng người, hoặc để tránh một hậu quả xấu hơn. Tuy nhiên, đây chỉ xem là những trường hợp ngoại lệ, vì khoảng cách giữa tốt và xấu chỉ là một sợi tóc, bước qua biên giới mong manh ấy, ai biết ngoại lệ sẽ dẫn mình tới đâu với cái lưỡi không xương của mình. (p 36).
"Khi hơi thở lìa khỏi thân này, ai cũng sợ hãi, không dám sờ lên. Hai ngày sau nó bốc mùi thối với đồ phế thải rỉ ra. Thương cái xác chết này hay thương cái xác chết kia, nào có khác gì nhau? Tình yêu là do ham muốn mà có. Ở đâu không còn ham muốn, ở đấy không còn đắm đuối. Ở đâu có tình yêu, ở đấy cũng có buồn khổ."
Một cách nhìn về phong trào Phật giáo năm 1963 tại Việt Nam.
Trong mọi xã hội luôn tồn tại hai khuynh hướng: một muốn đi tới, một muốn kéo lui, một cách tân, một hoài cổ, bên nào cũng muốn biện minh khuynh hướng của mình, và nếu biện minh có hệ thống thì trở thành ý thức hệ, trở thành chủ nghĩa, "chủ nghĩa truyền thống", "chủ nghĩa hiện đại".
Hiện đại là giai đoạn "con người bước ra khỏi tình trạng vị thành niên", con người tự chủ, lấy khoa học làm ánh sáng dẫn đường, tư tưởng nhân bản chủ nghĩa (thế kỉ 14 - 16).
Mê lộ của cuộc sống hiện tại: muốn phồn thịnh kinh tế, phải sản xuất. Muốn sản xuất, phải có tiêu thụ. Muốn có tiêu thụ, phải kích thích nhu cầu, không có nhu cầu cũng phải kích lên cho có. Nhu cầu này được thỏa mãn, phải kích lên nhu cầu khác, nhu cầu phải luôn luôn mới, để đáp ứng, sản xuất phải mới luôn luôn....nhu cầu giả tạo, nhu cầu phù du? Con người trở thành nô lệ của quảng cáo.
Sự hổ thẹn với người, và với mình là động lực cho sự hoàn thiện bản thân.
Sách có nhiều suy ngẫm, triết lý thú vị.
------------
[44] Ngọn đèn không tắt (* * * +)
Tác giả: Nguyễn Ngọc Tư
NXB: Trẻ - 84 trang - xuất bản 2012
Đây là tập truyện đầu tay của Nguyễn Ngọc Tư.
Xuất bản lần đầu năm 2000.
Những cái nhìn rất sâu, rất lạ về cuộc sống, xã hội, con người.
---
Chủ nhật, đưa vợ, con đi lang thang, thấy cuốn này ở tiệm sách Chí Thành - Đà Lạt, giá 13.000đ, bằng một ổ bánh mì. Mua luôn.
Thấy mình ông chủ tiệm đang xếp sách lên kệ, kệ mới, nhà mới, rất đẹp.
Biết ông chủ tiệm này hơn chục năm rồi, từ hồi tiệm sách còn nhỏ xíu, thấy ông vẫn thế, cần mẫn, hiền lành, tóc đã bạc đi nhiều.
--------------
[43] Cuốn theo chiều gió, tập 2 (đánh giá cốt truyện: * * * * *)
Tác giả: Margaret Mitchell
Dịch: Vũ Kim Thư
NXB: Văn học - 554 trang - xuất bản 2012
Bản này khá nhiều lỗi đánh máy, nhiều câu tối nghĩa. Lỡ mua rồi, tiếc tiền nên cố bỏ qua những chỗ ấy, đọc trong nhẫn nại.
Cuộc sống sau chiến tranh: khó khăn, nghi kị, mất đoàn kết. Trong cuộc sống ấy, có người đầu hàng số phận, có người vượt lên, có người cơ hội, có người đấu tranh.
Vấn đề phân biệt chủng tộc, đẳng cấp của mỗi chủng tộc.
Scarlett lại thêm nhiều trải nghiệm mới trong cuộc sống, trong tình cảm. Một phụ nữ cá tính, mạnh mẽ.
Cũng do cá tính, mạnh mẽ mà Scarlett đã gián tiếp giết chết chồng mình (chồng thứ hai), và làm liên lụy đến nhiều người khác.
Scarlett lấy chồng lần ba. Chỉ tới khi cuộc sống với người chống thứ ba bị đổ vỡ, nàng mới nhận ra đây mới là người nàng thực sự cần. Câu chuyện kết thúc tại đây.
Nội dung tác phẩm đặt ra rất nhiều suy nghĩ về: sự hữu hạn của con người, tình yêu, cá tính, dòng họ, cuội nguồn, đấu tranh sinh tồn, tốt, xấu, lương thiện.
-------------------
[42] Cuốn theo chiều gió, tập 1 (đánh giá cốt truyện: * * * * *)
Tác giả: Margaret Mitchell
Dịch: Vũ Kim Thư
NXB: Văn học - 586 trang - xuất bản 2012
Bản này khá nhiều lỗi đánh máy, nhiều câu tối nghĩa. Lỡ mua rồi, tiếc tiền nên cố bỏ qua những chỗ ấy, đọc trong nhẫn nại.
Cuộc sống của một số gia đình người Mỹ vào khoảng trước nội chiến 1861. Mọi người đối đãi với nhau rất giống với những người trong một làng của Việt Nam. Cả làng đều biết nhau. Chuyện riêng, chuyện chung, biết hết.
Thời này, con gái 15, 16 tuổi đã cưới xin khí thế. Chuẩn bị có chiến tranh nam-bắc, bọn choai choai ra trận mà khí thế như đi cắm trại.
Trong đó có cô Scarlett hoàn cảnh thật éo le. Không lấy được người mình yêu, tức quá lấy một anh khờ khờ, cưới được hai tuần, anh này tham chiến, chưa ra tới mặt trận thì bị bệnh chết.
Có nhiều đoạn phân tích về tâm lý, ảnh hưởng của môi trường gia đình tới nhân cách của một con người, quan niệm về cái tôi...đáng suy ngẫm.
Cuộc sống khó khăn, nguy hiểm của người dân khi cuộc nội chiến diễn ra (1861 - 1865).
Vấn đề đẳng cấp, tầng lớp, danh dự dòng tộc trong xã hội. Nó tồn tại cũng có cái lý của nó.
-------------------
[41] Viết về bè bạn (* * * * +)
Tác giả: Bùi Ngọc Tấn
NXB: trẻ - 628 trang - xuất bản 2014
Thay vì viết hồi kí về bản thân, ông viết về các người bạn của ông, và cũng là một cách gián tiếp để người đọc hiểu về ông.
Cuộc sống đầy khó khăn, thú vị của những người tử tế.
"...nơi anh yên nghỉ cũng là nơi tôi và vợ tôi vẫn ngồi trên bãi cỏ khoác vai nhau nhìn sao thời còn đang yêu. Tôi bỗng hiểu ra một điều đơn giản: Cuộc đời thật ngắn ngủi và thế hệ chúng tôi đã bắt đầu sự kết thúc kiếp phù sinh của mình. Tất cả chúng tôi sắp đi qua hành tinh này mà không để lại một vết xước nào".
Hồi học phổ thông, có nhớ mang máng một ông Nguyên Hồng nào đấy.
Giờ đọc Bùi Ngọc Tấn viết về Nguyên Hồng thấy thèm đọc sách của Nguyên Hồng.
"...một ngày Tết anh (Nguyên Hồng) trực ở cơ quan Hội Nhà văn. Chiều, anh đạp xe từ Hà Nội về Yên Thế (Bắc Giang). Tới lúc mệt, anh dừng lại nghỉ. Nhưng phía tay phải đường không có cây để dựng Cún (cái xe đạp cà tàng). Anh quành sang bên trái dựa Cún vào một gốc cây và thuận tay anh quành đầu Cún trở về phía Hà Nội. Anh nằm xuống thảm cỏ vệ đường, ngay cạnh Cún ở pooc-ba-ga có chằng buộc một cái làn ràng ràng nhét đầy chai lọ.
Anh ngủ lúc nào.
Anh ngủ ngon lành say sưa, mặc cho người, xe đạp, ô tô ngược xuôi sát cạnh.
Khi choàng dậy đã thấy chiều tà. Anh lên xe hối hả đạp. Đạp vội vã, rút ngắn khoảng cách, bù lại thời gian ngủ. Anh sợ tối dọc đường, không có mặt ở nhà như đã hẹn. Anh cắm cúi đạp và...bỗng thấy cầu Long Biên lên đèn trước mặt! Anh chợt hiểu rằng..."
Hiểu thêm về thời bao cấp.
-----------------------
[40] Lãnh đạo tỉnh thức (* * * *)
Tác giả: Đạt Lai Lạt Ma & Laurens Van Den Muyzenberg
Người dịch: Pháp Minh Trịnh Đức Vinh
NXB: Phương Đông - 232 trang - xuất bản 2011
- Con người không thể xây dựng những mối quan hệ tích cực với những người khác nếu như mục đich duy nhất của họ chỉ là thỏa mãn những mong ước riêng của bản thân.
Tương quan giữa tổ chức và cá nhân: một tổ chức không phải là tổng cộng của các cá nhân bên trong nó, mà nó vừa nhiều hơn vừa ít hơn. Nhiều hơn là bởi vì tổ chức có thể thực hiện nhiều điều mà các cá nhân không thể thực hiện một mình. Ít hơn là bởi vì các thành viên của nó cũng có cuộc sống riêng tư, gia đình, bạn bè và là thành viên của các nhóm khác.
Nguyên nhân sâu xa của đau khổ là thói tự coi mình là trung tâm (thói vị kỷ).
Một nhà lãnh đạo cũng chỉ được tôn trọng khi ông ta cư xử theo những nguyên tắc mà ông ta nói rằng mình tin tưởng vào chúng. Hoặc, nói cách khác, nhiều người noi gương theo hành vi của những nhà lãnh đạo của họ. Nếu như hành vi đó khác với các nguyên tắc đã được tuyên bố, thì người ta sẽ bắt chước hành vi chứ không phải các nguyên tắc.
Áp dụng một số triết lý cơ bản của Phật Giáo, Thiền, và hành Thiền trong công việc, cuộc sống.
Mô hình Maslow < > đạo Phật => thỏa mãn tất cả các nhu cầu của cá nhân < hay > kiếm tìm sự bình an trong tâm hồn?
Tôi không muốn căn nhà của tôi có tường vây bốn phía và các cửa sổ của tôi đều bị đóng chặt. Tôi muốn những nền văn hóa của mọi miền đất được đưa vào nhà mình càng tự do càng tốt. Nhưng tôi từ chối việc bản thân mình bị thổi bay bởi bất cứ điều gì. (Quan điểm của Mahatma Gandhi)
Hướng tới một xã hội hành xử có đạo đức trong mọi lĩnh vực.
-----------------------
[39] Phương pháp giáo dục con của người Do Thái (* * * *)
Người dịch: Thanh Nhã
NXB: Văn hóa Thông tin - 222 trang - xuất bản 2014
- Tập cho con có thói quen thích đọc sách, thích học ngoại ngữ.
- Việc gì con đã làm được thì nên để cho con tự làm, qua đó con sẽ tự trải nghiệm. Đừng nhân danh thương con mà làm thay. Thương con nhưng không nuông chiều con.
- Tiết kiệm nhưng không keo kiệt.
- Dạy con một số đức tính căn bản, như người phương Đông hay nói: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín.
- Tôn trọng sự lựa chọn của mỗi người để họ tự do thể hiện mới giúp họ phát huy được tiềm năng một cách tốt nhất. (với văn hóa quen kiểu áp đặt người khác của người Việt Nam, để có được cái này cũng hơi bị mệt mỏi :D). Nhiều bậc cha mẹ không thực hiện được lí tưởng của mình nên thấy hối tiếc, họ cố gắng áp đặt lí tưởng đó cho con, hi vọng con có thể thực hiện được những việc mà bản thân chưa hoàn thành.(Thật tội nghiệp cho đứa con, cuộc đời của con là một diễn viên đóng thế.)
- Lúc nào con người cũng nên sẵn sàng chuẩn bị nếm trải vất vả, khổ cực, chỉ có tự lực tự cường, con người mới từng bước vượt qua khó khăn.
- Hướng đến chân - thiện - mỹ.
-----------------------
[38] Truyện ngắn 8x plus (* * *)
Tác giả: nhiều tác giả
NXB: Phụ nữ - 297 trang - xuất bản 2010
Một vài cảm nhận của một số người thế hệ 8x về cuộc sống.
Ít thấy những hoài bão, tư tưởng rõ ràng.
Chuyện những giấc mơ (Nguyễn Thiên Ngân - 1988): con trai lao đầu vào công việc, không có thời gian nhìn lại chính bản thân mình. Trong khi con gái có vẻ mơ mộng, suy nghĩ nhiều hơn về bản thân, nhưng họ lại nhìn thấy mình trong một cuộc sống buồn tẻ, mông lung (cuộc sống của một chú chó, từ khi còn nhỏ tới khi già và chết; hay là những con ngỗng trong chiếc xe buýt hai tầng chật cứng, luôn thò cổ ra đường kêu quang quác).
Đi đến tàn đêm (Nhã Thuyên - 1986): chuyện tình giữa "chính trực" và "thỏa hiệp", kết cục họ không thể đi chung một con đường. Chàng trai ("thỏa hiệp") sống mờ nhạt, thiếu niềm tin vào con người, dần dần đánh mất khả năng phản kháng. Anh ta không thể nhận diện được đâu là thật đâu là giả, không thể thoát khỏi tình trạng "tự hoài nghi".
-----------------------
[37] Tuổi thơ dữ dội (* * * +)
Tác giả: Phùng Quán ( 1932 - 1995)
NXB: Văn hóa - Thông tin - 742 trang - xuất bản 2012
Ở tuổi 13, 14, thay vì đi chơi, đi học, thì các em lại tham gia vào cuộc chiến tranh.
Truyện kể về quãng thời gian các em tham gia vào một đội thiếu niên trinh sát.
Cuộc sống khó khăn, nguy hiểm, kết cục đa số các em đều chết.
Tuy có một số tình huống trong truyện chưa được logic cho lắm, nhưng các tình tiết trong truyện khá hấp dẫn.
Đúng là hoàn cảnh sống ảnh hưởng rất lớn đến suy nghĩ, nhận thức, và hành động của mỗi con người.
Tuy nhiên, dù hoàn cảnh nào thì cũng nên hướng đến "chân", "thiện", "mỹ"; hay công bằng, tự do, bác ái.
------------------------
[36] Bảo vệ sức khỏe (* * *)
Tác giả: H.O. Swartout
Dịch: Nhà xuất bản Thời Triệu
NXB: Thời Triệu - 480 trang - xuất bản 1964
Hai lý thuyết giúp con người không sợ chết (chỉ là lý thuyết thôi :D):
- Một là, "Con người sẽ sống cho đến khi phải chết", người ấy có làm gì hay không làm gì cả, hoặc đi đâu cũng không thể rút ngắn hay kéo dài đời sống của mình. Nhưng ta nhận thấy rằng, hầu hết những người nói rằng mình tin lý thuyết này cũng cố tìm sự an toàn và tránh hiểm nguy như chúng ta.
- Hai là, "Sự chết không thực sự chấm dứt sự sống, nhưng chỉ là cửa vào hoặc sự chuyển tiếp đến một hình thức sống tốt đẹp hơn". Vậy bất kì ai thật tin lý thuyết này phải phải hoan nghênh viễn ảnh của bất kì điều gì có thể làm cho y mau chết, dẫu còn trẻ hay đang thời hoa niên. Số người cảm thấy như vậy thật là ít.
Bảy nguyên nhân chính làm chết người tại Mỹ:
- Đau tim
- Ung thư
- Huyết áp cao
- Sưng thận
- Tai nạn
- Sưng phổi
- Ho lao
"Không nên lầm tưởng rằng các thứ thuốc, kể cả thuốc trụ sinh có thể khôi phục sức khỏe. Các thứ thuốc ấy có thể giết mầm bệnh hay chế ngự sự tác động của chúng, nhưng chỉ có năng lực khôi phục tự nhiên sẵn có mà Đấng tạo hóa ban cho thân thể loài người mới có thể chữa lành sự thương tổn và khôi phục sức khỏe." (tr 450)
Sách thể hiện cố gắng của các dịch giả trong việc Việt hóa các từ ngữ liên quan đến lĩnh vực bảo vệ sức khỏe.
Có thể xem sách này như một cuốn từ điển nhỏ về các loại bệnh tật liên quan đến con người. Hiện nay nhờ có Internet và bác Google nên mọi người có thể tìm hiểu về bệnh tật nhiều hơn và nhanh hơn.
--------------------------------
[35] Ngồi tù khám lớn (* * * +)
Tác giả: Phan Văn Hùm
NXB: Văn hóa thông tin - 276 trang - xuất bản 2002
Phan Văn Hùm (1902 - 1946): nhà văn, nhà báo, nhà cách mạng, lãnh tụ phong trào Cộng sản Đệ Tứ.
Tác phẩm kể lại cảnh sống trong tù khoảng năm 1928, khi ông bị bắt cùng Nguyễn An Ninh.
Tả cảnh đi ăn cơm:
"Cơm dọn xong, bên khám "kêu oan nặng" ra ăn trước. Xong lượt kêu oan nặng, mật cật (người vác cơm, thức ăn cho tù nhân) dẹp lớp thùng đó, quét sân sơ sài, rồi dọn lớp thùng khác cũng y như trước. Lon thiếc và đũa thời (thì) lấy cái đã dùng rồi mà cho lớp tù sau dùng. Sắp bày đâu đó xong xuôi, mới tới chỉ tồn (một loại tù nhân) đi ăn. Đi ra ăn phải sắp hàng hai. Cặp rằng (cai tù) đếm lia lịa, hễ đủ năm cặp thì chặn lại một cái, ngăn ra như vậy cho năm cặp ấy chạy lại một thùng cơm khỏi lộn xộn. Cặp nào cặp nấy lọt ra khỏi cửa phải nắm tay nhau, mà đua chạy cho mau tới thùng cơm."...
Khi ở tù, Phan Văn Hùm khoảng 26 tuổi. Tuy nhiên, nhìn cảnh tù, cảnh đời, ông thấy sự thiệt thòi, sự bế tắc, sự đau khổ của dân nước Việt. Tất cả chỉ vì ít học, thiếu hiểu biết.
------------------------------
[34] Ngũ Luân Thư(* * * +)
Tác giả: Miyamoto Musashi
Dịch: Bùi Thế Cần
NXB: Thế giới - 208 trang - xuất bản 2013
Những đúc kết của "kiếm thánh" Miyamoto Musashi, giúp tu dưỡng bản thân.
Tinh thần Samurai: trung thành, can đảm, trong danh dự. Sự an nhiên, bình thản trong cuộc sống.
Ông trở thành bậc thầy vì ông không có thầy. Ông tự mình tu dưỡng, tìm tòi, cải cách, sáng tạo, xóa bỏ mọi lối mòn, kể cả lối mòn do chính mình tạo ra.
--------------------------------------
[33] Nỗi buồn chiến tranh (* * * * *)
Tác giả: Bảo Ninh
NXB: trẻ - 324 trang - xuất bản 2011
Chiến tranh.
Ám ảnh con người,
từ lúc bé thơ,
tới khi tham chiến,
lúc cuộc chiến tàn,
tàn đời chưa thôi.
Đọc để thông cảm với những con người đã từng tham chiến, bị ảnh hưởng đến thần kinh, hay nói bâng quơ về quá khứ, nói một mình, nói đi, nói lại chỉ một vài câu chuyện.
Đã đọc hai lần rồi mà vẫn còn thấy ám ảnh.
Các nhân vật trong tác phẩm, đơn giản chỉ là nạn nhân của cuộc chiến. Những con người trong trắng, khôi nguyên, đáng trân trọng. Càng đọc càng thấy thương cảm họ nhiều hơn.
---------------------------------------
[32] Bác sĩ tốt nhất là chính mình (1) (* * * *)
Tác giả: Hồng Chiêu Quang - Huỳnh Phụng Ái
NXB: Trẻ - 108 trang - xuất bản 2013
Ở các nước đang phát triển, việc chi cho khắc phục hậu quả liên quan đến sức khỏe chiếm tỉ lệ lớn.
Trong khi ở các nước phát triển, họ chi nhiều cho giáo dục sức khỏe, phòng bệnh.
Người nghèo mắc bệnh, người giàu có cũng mắc bệnh? -> vấn đề nằm ở sự nghèo nàn về nhận thức, về tinh thần.
Để có sức khỏe tốt, nên: ăn uống hợp lý, thể dục đều đặn, cai thuốc bớt rượu, tâm trí ổn định.
Một công ty nọ, sau mỗi năm đều cho trao phần thưởng cho nhân viên không bị đau ốm. Phần thưởng là các dụng cụ chơi thể thao, tiền thưởng...v.v.
Người Nhật có câu: "Một bịch sữa chấn hưng một dân tộc". Nếu như bạn không thích sữa, sữa chua, đậu nành, thì đơn giản lắm, chờ chết!
Ba cái nửa phút.
Ba cái 30 phút.
Tâm trạng bất ổn dễ gây bệnh tật.
Hạnh phúc?
Tám vị thuốc về tinh thần.
Ba điều làm tâm hồn thoải mái.
Nghiên cứu khoa học và phổ cập khoa học là hai bánh của một cái xe.
-------
Nội dung nhẹ nhàng, dễ đọc, có ích.
Khâu xuất bản làm việc không kĩ: bìa trước ghi "Hồng Chiêu Quang - Huỳnh Phụng Ái (chủ biên)", trang kế cuối lại ghi "Hồng Chiêu Quang - Huỳnh Phụng Ái (biên dịch)".
------------------------------
[31] Làng quê đang biến mất (* * * *)
Tác giả: Tạ Duy Anh
NXB: Hội nhà văn - 342 trang - xuất bản 2014
Bình luận xã hội về nhiều lĩnh vực.
Những bài viết của một người có trách nhiệm với nước Việt.
Đưa hối lộ là một hành vi được xem là phạm tội, tuy nhiên trong nhiều trường hợp, người dân vẫn buộc phải phạm tội vì lí do nhân đạo (cứu người thân, bảo vệ bản thân). Cái gốc của vấn đề nằm ở đâu?
------------------------------
[30] Tôn giáo & xã hội hiện đại - Biến chuyển lòng tin ở phương Tây (* * * *)
Tác giả: Cao Huy Thuần
NXB: Thuận hóa - 146 trang - xuất bản 2006
Tính hiện đại được thể hiện bởi hai yếu tố:
- Lý tính được giải phóng khỏi sự thống trị của lòng tin?
- Cá nhân được giải phòng khỏi những ràng buộc của tập tục?
Vắn tắt lịch sử của tôn giáo tại Âu Mỹ.
Trước thế kỉ 18, rất nhiều cuộc "thánh chiến" đã diễn ra tại châu Âu. Lịch sử Việt Nam ít thấy nói tới "thánh chiến".
Hợp đồng xã hội của Rousseau.
Mối quan hệ đặc biệt giữa tôn giáo và chính trị tại Mỹ.
Tự do cá nhân trong việc lựa chọn tôn giáo.
Chủ nghĩa hoài nghi.
Con đường đi đến hoài nghi.
Hai hình thức tín ngưỡng: Cơ đốc, Tin lành <> Phật giáo.
Trăm hoa đua nở về tôn giáo, tín ngưỡng tại phương Tây.
Mọi tín đồ đều có quyền đọc và giải thích thánh kinh (Tin Lành). Tuy nhiên, bên Mỹ có giới "toàn thủ", kết án việc bình chú thánh kinh, giới này đã góp phần vào thắng lợi trong các cuộc bầu cử của các tổng thống Reagan, Bush bố, Bush con.
Tôn giáo luôn tồn tại, ít nhất lúc con người bất chợt thấy mình trống vắng một cái gì như là linh hồn.
Nếu xem tôn giáo như một định chế (nhà thờ) thì nó có thể lu mờ, nhưng tính tôn giáo vẫn luôn sống động, tồn tại ở nhiều hình thức.
----------------------------
[29] Cánh đồng bất tận (* * * * )
Tác giả: Nguyễn Ngọc Tư
NXB: Trẻ - 214 trang - xuất bản 2005
Gồm nhiều truyện ngắn, trong đó có truyện Cánh đồng bất tận.
Đọc tập truyện này, làm tôi nhớ tới bộ phim Mùa len trâu, nhớ tới tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh.
Mùa len trâu: thật nhẹ nhàng, thật đơn giản cho một kiếp người.
Nỗi buồn chiến tranh: lắng nghe thế giới nội tâm của mỗi con người trong những hoàn cảnh đặc biệt.
Con người là tổng, là hòa của nhiều thứ, vậy nếu ta đem nhiều thứ để tổng, để hòa thì có thành một con người như ta mong muốn không? Áp dụng trong hệ thống giáo dục?
À mà sao sách này nhiều lỗi đánh máy quá? sách lậu? cậu đánh máy + biên tập,.v.v?
-----------------------------
[28] Quốc gia khởi nghiệp (* * * +)
Tác giả: Dan Senor - Saul Singer
Dịch: Trí Vương
NXB: Thế giới - 404 trang - xuất bản 2014
Phân tích một số nguyên nhân giúp nền kinh tế Israel phát triển nhanh.
Một số nguyên nhân quan trọng gồm:
- Tính chất đặc biệt về địa chính trị: nằm giữa thế giới Ả-rập, bị cô lập, bị tấn công quân sự từ các nước xung quanh.
- Nền văn hóa, tính cách đặc biệt của người Do thái: hay "vặt vẹo", không đặt nặng thứ bậc trong môi trường làm việc (khác với văn hóa Á đông), văn hóa khám phá.
- Tinh thần phục quốc. Nghĩa vụ quân sự bắt buộc.
Chi nhánh Intel đặt tại Israel đã có rất nhiều sáng kiến: đề xuất công nghệ Centino, Core 2 Duo.
Công nghệ tưới nhỏ giọt do người Israel nghĩ ra.
Tôi có một quả táo, anh có một quả táo, nếu chúng ta trao đổi cho nhau thì mỗi người vẫn có một quả. Nhưng nếu tôi có một ý tưởng, anh có một ý tưởng, chúng ta trao đổi thì anh và tôi mỗi người sẽ có hay ý tưởng.
--------------------------
[27] Đồ tể (* * * *)
Tác giả: Nguyễn Trí
NXB: trẻ - 390 trang - xuất bản 2014
Gồm 29 truyện ngắn.
Các câu truyện chủ yếu xoay quanh cuộc sống tầng lớp lao động nghèo.
Người làm nghề thịt heo, người làm công nhân, người mót cao su, người dạy học hợp đồng ...v.v.
Tất cả vẽ nên một bước tranh chân thực về cuộc sống hiện tại, với nhiều tình cảnh không mấy sáng sủa.
Nhưng con người vẫn vươn lên, vẫn còn đó những tia hi vọng le lói.
-------------------------
[26] Truyện ngắn Nhật Bản hiện đại (* * * *)
Tác giả: Nhiều tác giả
Dịch: Nhiều tác giả
NXB: Tác phẩm mới - 256 - 1986
Gồm nhiều truyện ngắn.
Không thấy một xã hội công nghiệp, một nhịp sống vội vàng trong các truyện ngắn.
Chỉ thấy những buồn vui, mưu sinh, tìm con đường đi của mỗi phận người.
Đặc biệt ấn tượng với "Chuyện kể về núi Narayama": kể về tập quán con cái phải cõng bố mẹ lên núi, bỏ đó,...ngồi chờ chết. Đây là phong tục của làng, các cụ ngoài bảy mươi đều về núi. Nó làm ta phải suy nghĩ: về tâm trạng người cõng, người được cõng, người không muốn về núi; quy luật "diệt" - "sinh"?....
-----------------------
[25] Viết cho các bà mẹ sinh con đầu lòng (* * * *)
Tác giả: Đỗ Hồng Ngọc (bác sĩ)
NXB: Tổng hợp TP.HCM - 392 - 2014 (tái bản lần thứ 21)
Ở bìa cuốn sách tác giả có viết: "Nuôi trẻ là một bản năng, một nghệ thuật hay một khoa học?".
Chắc là cả ba.
Tình thương con trẻ thì ai cũng có, nhưng có thêm hiểu biết về trẻ thì vẫn tốt hơn, từ chăm sóc, phòng bệnh, cho ăn uống, ngủ, vui chơi, vấn đề sức khỏe, vấn đề tinh thần.
Nhìn con để thấy hình hài của "ta" thuở nhỏ, nhưng con không phải là "ta", đừng mang suy nghĩ của "ta" áp dụng cho con.
Sách rất có ích cho mọi người, đã được tái bản rất nhiều lần.
------------------------------
[24] Việt Nam sử lược (* * * *)
Tác giả: Trần Trọng Kim (1882 - 1953)
NXB: Thanh Hóa - 618 trang - 2006
Đọc để biết sơ lược về lịch sử của Việt Nam từ thời Hồng Bàng cho tới 1902.
Hiểu biết thêm về lịch sử của các vùng đất của Việt Nam hiện nay.
Vừa đọc vừa liên hệ tới những tên đường gắn liền với các nhân vật lịch sử, địa danh lịch sử, thấy cũng thú vị.
Sách rất dễ đọc, hấp dẫn gần giống với đọc tiểu thuyết :D
(chỉ tiếc là cuốn này mua tại tiệm sách cũ, không biết có phải sách "lậu" không? mà sao nhiều lỗi chính tả, nhiều lỗi đánh máy quá!)
------------------------------
[23] Xây dựng để trường tồn (* * * *)
Tác giả: Jim Collins, Jerry I. Porras
Dịch: Nguyễn Dương Hiếu
NXB: Trẻ - 548 trang - 2013
Sách viết dựa trên kết quả của một nghiên cứu về các tập đoàn lớn trên thế giới.
Sách đề cập đến các vấn đề:
- Xác định tư tưởng cốt lõi, giá trị cốt lõi, mục tiêu cốt lõi
- Tại sao các công ty lại tồn tại lâu như thế
Ý tưởng xuyên suốt vẫn là vấn đề cân bằng âm - dương.
Tôi là ai quan trọng hơn tôi sẽ đi về đâu.
Giữ những cái cốt lõi, bên cạnh việc khuyến khích những sáng tạo, tiến bộ.
Thử nhiều cách, giữ lại những cái có hiệu quả.
Thể hiện ý tưởng trong mọi hoạt động, dù là nhỏ nhất.
Bơi ngược dòng nước.
-------------------------------
[22] Chuẩn bị lên đường (* * * *)
Tác giả: Lê Văn Quảng
NXB: Phương Đông - 158 trang - 2014
Các vấn đề liên quan đến bệnh nhân giai đoạn cuối và sau đó.
Nhiều thông tin hữu ích về lĩnh vực ít người thích quan tâm.
khước từ và cô lập > giận dữ > mặc cả > trầm cảm > chấp nhận.
không phải tôi > tại sao tôi > xin cho tôi > tôi biết rồi > thôi.
---------------------------------
[21] Tuổi già (* * *)
Tác giả: Jorathe Nắng Tím
NXB: Phương Đông - 102 trang - 2014
Qua thu rồi sẽ tới đông.
Sinh lão bệnh tử.
Đọc để biết thêm về mùa đông của con người.
Phần nào hiểu được tâm lý của người lớn tuổi.
----------------------------
[20] Oliver Twist (bản rút gọn)(* * *)
Tác giả: Charles Dickens
Phóng tác: Bernard Riguelle
Dịch: Nguyễn Thúy Huyền
NXB: Kim đồng - 176 trang - 2001
Sách dành cho các em thiếu nhi, thiếu niên.
Cuộc chiến thiện - ác.
Oliver Twist sẽ giúp các em có thêm động lực sống
và niềm tin ở tương lai, cho dù các em có thể
có những thiệt thòi, khó khăn trong hiện tại.
----------------------------
[19] Đảo (* * * *)
Tác giả: Nguyễn Ngọc Tư
NXB: Trẻ - 148 trang - 2014
Mỗi con người là một thế giới riêng.
Rất riêng tư, đặc biệt.
Có vui, có buồn, có những vết thương lòng ám ảnh,
có những tâm sự chẳng thể tỏ bày cùng ai.
Thời gian vẫn trôi, và họ vẫn sống,...
Đọc thật chậm để cảm nhận.
--------------------------------------
[18] Trẻ thơ trong gia đình (* * * *)
Tác giả: Maria Montessori
Dịch: Trịnh Xuân Tuyết - Nghiêm Phương Mai
NXB: Tri thức - 144 trang - 2013 (tái bản)
Đọc để hiểu con hơn.
"...trẻ em là gì? trẻ em là bản sao của người lớn và bị người lớn sở hữu như một phần tài sản."????
hay,
"..trẻ em như một cá thể riêng biệt, chỉ có điều các em chưa từng tồn tại về mặt xã hội. Vì vậy, chúng ta nên cho các em một ngôi nhà yên ấm của người lớn, nơi có mẹ nấu ăn, cha đi làm và cha mẹ chăm sóc con cái theo khả năng của mình. Không khí tại các trường học cho các trẻ nhỏ càng giống với không khí trong gia đình càng tốt. Đây được xem là mô hình tốt nhất cho trẻ".??? [p17]
-----------------------------------------
[17] Khuyến học (* * * * *)
Tác giả: Fukazawa Yukichi
Dịch: Phạm Hữu Lợi
NXB: Thế Giới - 244 trang - 2014 (tái bản)
Fukazawa Yukichi viết cuốn này năm 1872-1876 cho người Nhật.
Năm 2014 người Việt đọc, thấy cứ như viết cho chính mình :D.
Bạn trẻ nên đọc, rất có ích cho việc định hướng của bản thân.
Nội dung chính của cuốn sách:
- Trời không tạo ra người đứng trên người
- Người chịu thiệt thòi nhất là những kẻ vô học
- Hun đúc chí khí độc lập ra sao?
- Trách nhiệm của "người đứng trên người"
- Lòng quả cảm của con người sinh ra từ đâu
- Luật pháp quý giá như thế nào?
- Trách nhiệm của quốc dân
- Đừng đánh giá người khác bằng suy xét chủ quan của mình
- Mục đích của học vấn là gì?
- Hãy sống và hy vọng ở tương lai
- Bằng cấp địa vị đẻ ra các chí sĩ rởm
- Hãy học cách diễn thuyết có hiệu quả
- Tệ hại nhất là tham lam
- Phải luôn xem lại tinh thần của bản thân
- Tiếp thu có chọn lọc văn minh phương Tây
- Chạy theo độc lập vật chất sẽ đánh mất độc lập tinh thần
- Bàn về sự tín nhiệm.
---------------------------------------------
[16] Thiền tập cho người bận rộn (* * *)
Tác giả: Thích Nhất Hạnh
NXB: Hồng Đức - 125 trang - 2012
Quá khứ đã qua.
Tương lai chưa đến.
Hôm nay, thấy còn có sức khỏe, hãy cảm nhận và tận hưởng cho trọn một ngày và...thầm cám ơn Thượng đế.
--------------------------------------
[15] Đêm qua sân trước một cành mai (* * *)
Tác giả: Nguyễn Tường Bách
NXB: Thời đại - 67 trang - 2013
[Đang lang thang ở Nha trang, tìm mua bản đồ Nha trang ở hai nhà sách lớn đều không có, thấy trên giá sách có cuốn của Nguyễn Tường Bách (đã nghe trên mạng). Mua đọc.
Mua sách xong chạy ra bãi biển Nha trang, thấy dân Nga đứa nào cũng nằm bò ra trên ghế dài, trên đầu có dù che, bên cạnh có nước ép trái cây...đọc sách. Mình cũng bắt chước...nằm co trên ghế đá, trên đầu có bóng cây phi lao, bên cạnh có cái xe máy...đọc sách.
Sách gồm một số truyện ngắn mang phong cách thiền, đọc và suy ngẫm ...về sự đọc sách của mình và của người...vừa canh cái xe]
---------------------------------------
[14] Phúc ông tự truyện (* * * *)
Tác giả: Fukuzawa Yukichi
Dịch: Phạm Thu Giang
NXB: Thanh Niên - 528 trang - 2013
Đây là cuốn tự truyện của Fukuzawa Yukichi (1835 - 1901).
Ông viết cuốn này khi ông 64 tuổi, năm 67 tuổi ông mất.
Ông có đóng góp rất lớn trong cuộc Minh trị Duy tân ở Nhật Bản (1866 - 1869).
Đọc, suy nghĩ sẽ cảm nhận và học được rất nhiều từ ông.
Sinh viên đọc cuốn này sẽ thêm nghị lực để phấn đấu, để hiểu hơn về môi trường học ngày xưa (thế kỉ 19) ở Nhật Bản: chủ yếu là tự học.
Trích...
"Không ngăn cấm sự hiếu động của con
Cách nuôi dưỡng của tôi là chú ý đến ăn hơn mặc. Quần áo dù có thể giản dị, nhưng ăn uống nhất thiết phải đầy đủ. Cả chín người con tôi từ nhỏ đều không bị thiếu dinh dưỡng. Cách dạy dỗ của tôi lấy phương châm là ôn hòa, hoạt bát. Ở mức độ có thể tôi cố gắng để cho con được tự do. Chẳng hạn, tôi không bao giờ cho nước nóng vào bồn tắm theo ý mình và bắt con vào tắm, mà đặt một thùng nước lớn gần đó để các con tôi có thể pha nước nóng hay lạnh tùy ý. Mọi chuyện tôi đều cho các con tôi được tự do, nhưng duy có việc ăn uống là tôi không để muốn ăn gì thì ăn.
Tôi muốn cho các con phải thật linh hoạt, nên cũng lường trước là không thể trang trí, dọn dẹp nhà xuể được. Dù các con có làm rách giấy dàn tường, tấm bình phong hay làm đổ vỡ đồ dùng, tôi cũng bỏ qua, chứ tuyệt nhiên không nói to, hay mắng mỏ gì. Nếu có chuyện quá lắm, vợ chồng tôi chỉ nghiêm mặt lườm là hình phạt cao nhất, dù trong trường hợp nào cũng không bao giờ dang tay đánh các con.
Hơn nữa, khi cha mẹ nói với con đẻ hay con dâu, anh chị nói với các em cũng không bao giờ gọi tên trống không, trong nhà không phân biệt là cha phải nghiêm nghị và mẹ phải hiền từ. Nói là nghiêm, cả cha và mẹ đều nghiêm, hiền từ thì cả hai chúng tôi đều hiền từ. Cả nhà tôi như bạn hữu của nhau. Ngay cả bây giờ, các cháu nhỏ của tôi làm gì đó, có thể sợ mẹ của các cháu, nhưng đều nói người không sợ nhất là ông. Nếu so với bên ngoài có thể tôi hơi chiều các cháu, nhưng không phải vì thế mà các cháu của tôi ngang bướng khác người. Người trên có thể chơi đùa với người dưới, nhưng khi người trên nghiêm lại thì các cháu rất chịu khó nghe lời và không làm trái bao giờ. Vì vậy tôi nghĩ không quá nghiêm khắc sẽ tốt hơn." (trang 462 - 463)
-------------------------------
[13] Thà đốt lên một que diêm (* * * *)
Tác giả: nhà báo Nguyễn Quốc Việt
NXB: Trẻ - 2006 - 260 trang
Đọc để thấy muôn mặt của cuộc sống.
Nếu chưa có thời gian để đi, để "vất vưởng" với cuộc sống, thì hãy đọc, để đi "ké" với tác giả Quốc Việt.
Đâu đó trên đất nước này vẫn còn rất nhiều những tấm gương đầy nghị lực sống.
Thay vì ngồi đó mà nguyền rủa bóng tối, hãy thắp lên một que diêm.
-----------------------------
[12] Người bệnh cuối ngày (* * *)
Tác giả: bác sĩ Lê Đình Phương
NXB: Trẻ - 2009 - 223 trang
Là một tùy bút của một bác sĩ.
Một bác sĩ thích viết, thích trải lòng và có trách nhiệm với đất nước.
Đọc để hiểu thêm:
- Tại sao nên uống rượu bia có chừng mực, ý nghĩa của trinh tiết, giảm cân...v.v
- Trăn trở về việc siêu âm bào thai, để lựa chọn bào thai tốt, loại bỏ bào thai xấu (bố, mẹ, bác sĩ đã thay mặt tạo hóa quyết định số phận của một sinh linh).
- Các bài viết ghi lại cảm nhận khi đi du lịch, trong đó có gửi gắm những tâm tư, suy nghĩ để hi vọng đất nước ngày càng văn minh.
- Các tùy bút âm nhạc
----------------------------
[11] Bố già (tên tiếng Anh: The Godfather) (* * *)
Tác giả: Mario Puzo
Dịch: Ngọc Thứ Lang
NXB: Trẻ - 1989 - 519 trang
"Đằng sau mọi gia sản kếch xù là một tội ác" - Balzac
Người phương Đông thì nói:
"Phi thương bất phú,
Vi phú bất nhân,
Vi nhân bất phú"
------------------------------------
[10] Hồi ký Nguyễn Thị Bình: Gia đình, bạn bè, đất nước (* * *)
Tác giả: Nguyễn Thị Bình
NXB: Tri thức - 2012 - 420 trang
Bà là cháu ngoại Phan Châu Trinh.
Bà là trưởng phái đoàn Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (1968-1973), làm phó chủ tịch nước Việt Nam (1992-2002).
Đọc để hiểu hơn về một con người, một cách nhẹ nhàng để biết thêm về lịch sử Việt Nam sau 1945 tới nay.
Sống để lo cho gia đình, quan tâm tới bạn bè và cống hiến cho đất nước.
------------------------------
[9] Đất tiền đất bạc (* * *)
Tác giả: Mario Puzo
Dịch: Ngọc Thứ Lang
NXB: Trẻ - 1989 - 360 trang.
Cuộc sống và sinh hoạt một gia đình người Ý nhập cư vào Mỹ khoảng năm 1928.
Nhân vật chính là một người phụ nữ hai đời chồng (cả hai đều chết), chật vật mưu sinh với sáu người con.
Đúng là khó khăn nên cái gì cũng phải tính...kể cả sự tử tế.
Tác phẩm nhẹ nhàng, nhân văn. Nó làm tôi nhớ đến một gia đình hàng xóm, di cư vào Lâm Đồng những năm 1987 (đói, lo ăn từng bữa, con bệnh tật, chồng tai nạn trong khi đốt than, con tự tử,...v.v).
-------------------------------
[8]Đại học Humboldt 200 năm (1810-2010): Kinh nghiệm thế giới và Việt Nam (* * * * *)
Chủ biên: Ngô Bảo Châu, Pierre Darriulat, Cao Huy Thuần, Hoàng Tuỵ, Nguyễn Xuân Xanh, Phạm Xuân Yêm
NXB: Tri thức - 2011 - 820 trang.
[Tập hợp nhiều bài viết của nhiều tác giả liên quan đến giáo dục, đặc biệt giáo dục đại học.
Đọc để suy nghĩ và cảm nhận]
"...Là một người tự học, tôi có một mong muốn riêng, có lẽ là sai lầm, nhưng chân thực hình thành từ tâm trí và máu thịt của mình: mong sao trường đại học tạo cho người học những cơ hội, những thử thách, những trải nghiệm, sự đánh giá, sàng lọc và lựa chọn giống như ở trường đời, cũng giàu thực tế và thực tiễn, cũng thấm đẫm sự phong phú, phức tạp, tinh diệu của đời người, chỉ khác là có chương trình, có bài bản, có phương pháp của khoa học hiện đại." (Trần Việt Phương, trang 30).
"...nên quên đi đường lối giáo dục tạo những con gà nòi Olympic, chỉ tập trung vào một thiểu số ưu tú có một vài kĩ năng đặc biệt mang cho ta một tự hào nhất thời, mà nên khám phá tiền năng của số đông để sản sinh ra những đàn đại bàng biết bay xa, tung hoành ngang dọc, và những đại thụ làm rợp bóng thế giới" (Trương Văn Tân, trang 27)
---------------------------------
[7]Giáo dục xin cho tôi nói THẲNG (* * * * *)
Tác giả: Hoàng Tụy
NXB: Tri thức - 2013 - 342 trang.
[Gấp lại cuốn sách, nhìn lại bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội....hề hề..buồn quá.
Cám ơn GS Hoàng Tụy đã nói nên thực trạng của nền giáo dục hiện nay.
Chả biết khi nào tình hình mới được cải thiện....cùng tắc biến...?]
---------------------------------
[6]Con bạch tuộc - Phần 1 (* * *)
Tác giả: Nicol Daluco
Người dịch: Nguyễn Hoài Giao
NXB: Kiên Giang - 1987 - 360 trang
[Sách giải trí - rảnh thì đọc.
Cuộc chiến giữa cảnh sát và mafia tại Italia những năm 1980.
Nghĩa gốc của mafia là: "Giết chết bọn Pháp là tiếng gọi của nước Ý".
Cuốn "Bố già" cũng nói về mafia]
-------------------------------
[5]Thế giới quả là rộng lớn và có rất nhiều việc phải làm (* * * * *)
Tác giả: Kim Woo Choong
NXB: Thời Đại - 2013 - 228 trang
[Tâm sự của người sáng lập tập đoàn Deawoo - Hàn Quốc.
Mặc dù ông có những thất bại trong sự nghiệp - Deawoo phá sản 1999.
Nhưng cuốn này rất có ích cho mọi người, đặc biệt là các bạn trẻ và sinh viên]
-------------------------------
[4]Lão Tử - Đạo đức kinh giải luận (* * *)
Tác giả: Lý Minh Tuấn
NXB: Phương đông - 2010 - 486 trang
[Lão Tử - một nhà hiền triết.
Hiểu thêm về triết lý, triết học Đông Phương]
--------------------------------
[3]Hành trang đời người (* * *)
Tác giả: Bùi Hữu Giao
Nhà xuất bản: Dân Trí - 359 trang
[Cách đặt tên sách, bố cục, lấy ví dụ, quảng cáo, thức thời....làm ảnh hưởng nhiều đến giá trị của nó.
Vừa viết vừa "lên gân" có vẻ không gây được thiện cảm từ người đọc.
Tuy nhiên, thông tin từ cuốn sách có ích cho mọi người]
---------------------------
[2]Huỳnh Thúc Kháng niên phổ - Thư trả lời Kỳ ngoại hầu Cường Để (* * *)
Tác giả: Huỳnh Thúc Kháng
Dịch: Anh Minh
NXB: VH Thông tin - 2000
[Hiểu thêm về cuộc đời của Huỳnh Thúc Kháng.
Mối quan hệ giữa Huỳnh Thúc Kháng - Phan Bội Châu - Phan Châu Trinh.
Tầm nhìn của ông trước tình hình khó khăn của đất nước thời điểm trước 1945]
----------------------------
[1]Biển và chim bói cá (* * * *)
Tác giả: Bùi Ngọc Tấn
Nhà xuất bản: Hội nhà văn - 2010 - 584 trang
[Cuộc sống thời bao cấp, những năm đầu Đổi mới: tù túng, tủn mủn...
Vừa đọc, vừa cười, vừa xót xa.
Suy nghĩ hiện nay có vẻ đã khác nhiều?
Tuy vậy, mỗi người mỗi "khuôn mặt", không khác bây giờ là mấy (2013) :D]
---------------------