Tiếng Việt
Căn cứ vào những tài liệu mới được công bố gần đây, hiện nay có thể kết luận: Tiếng Việt là một ngôn ngữ thuộc nhóm Việt-Mường, tiểu chi Việt Chứt, nằm trong khối Việt Katu, thuộc khu vực phía đông của ngành Mon-Khmer, họ Nam Á.[8]Hình minh họa:
Phân kỳ lịch sử của tiếng Việt tính từ thế kỉ VIII tới nay
[9]:
A.
|
Giai đoạn proto Việt (tiền Việt)
|
- Có hai ngôn ngữ:
tiếng Hán (khẩu ngữ của lãnh đạo) và tiếng Việt
- Có một văn tự: chữ Hán |
Vào khoảng thế kỉ VIII, IX
|
B.
|
Giai đoạn tiếng Việt tiền cổ
|
- Có hai ngôn ngữ:
tiếng Việt (khẩu ngữ của lãnh đạo) và Văn ngôn Hán
- Có một văn tự: chữ Hán |
Vào khoảng thế kỉ X, XI, XII
|
C.
|
Giai đoạn tiếng Việt cổ
|
- Có hai ngôn ngữ:
tiếng Việt và văn ngôn Hán
- Có hai văn tự: chữ Hán và chữ Nôm |
Vào khoảng thế kỉ XIII, XIV, XV, XVI
|
D.
|
Giai đoạn tiếng Việt trung đại
|
- Có hai ngôn ngữ:
tiếng Việt và văn ngôn Hán
- Có ba văn tự: chữ Hán, chữ Nôm và chữ Quốc ngữ |
Vào khoảng thế kỉ XVII, XVIII và nửa đầu thế kỉ XIX
|
E.
|
Giai đoạn tiếng Việt cận đại
|
- Có ba ngôn ngữ:
tiếng Pháp, tiếng Việt và văn ngôn Hán
- Có bốn văn tự: Pháp, Hán, Nôm, Quốc ngữ |
Vào thời gian Pháp thuộc
|
F.
|
Giai đoạn tiếng Việt hiện đại
|
- Có một ngôn ngữ: tiếng Việt
- Có một văn tự: chữ Quốc ngữ |
Từ năm 1945 trở đi
|
Đem bảng phân kì trên đây đặt trên bối cảnh lịch sử của Việt
Nam:
-
Gắn liền với việc chuyển từ giai đoạn A sang B là sự
chấm dứt chế độ cai trị của nhà Đường: họ Khúc dấy nghiệp tự chủ năm 906, Ngô
Quyền đem lại nền độc lập cho nước nhà bằng chiến thắng năm 939.
-
Gắn liền với việc chuyển giai đoạn từ B sang C là phong
trào làm văn thơ Nôm và sự trưởng thành của chữ Nôm ở thế kỉ XIII.
-
Gắn liền với việc chuyển giai đoạn từ C sang D là hai
sự kiện xảy ra song song đồng thời: các chúa Nguyễn tách riêng thành một nhà
nước rồi Nam
tiến không ngừng; các giáo sĩ phương Tây đến truyền đạo rồi sáng tạo ra chữ
Quốc ngữ; cả hai sự kiện đều bắt đầu từ thế kỉ XVII.
-
Gắn liền với việc chuyển giai đoạn từ D sang E là việc
đế quốc Pháp đem quân xâm lược và đặt nền móng thống trị.
-
Và cuối cùng, gắn liền với việc chuyển giai đoạn từ E
sang G là sự thành công của Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Chữ Quốc ngữ
Chữ Quốc ngữ, còn
được gọi tắt là Quốc ngữ, là hệ thống chữ viết chính thức hiện nay của tiếng
Việt. Hệ thống này được xây dựng dựa trên chữ cái Latinh (cụ thể là trực
tiếp từ chữ cái Bồ Đào Nha) thêm các chữ ghép và chín dấu phụ - bốn dấu tạo ra các âm mới, và
năm dấu còn lại dành cho thể hiện thanh điệu của từ. Hai loại dấu phụ có thể
được viết cùng trên một chữ cái nguyên âm.[10]
Việc sáng tác ra chữ quốc ngữ là một công cuộc chung của
nhiều người, trong đó có cả giáo sĩ Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Pháp Lan Tây.
Nhưng người có công nhất trong việc ấy là Alexandre de Rhodes vì chính ông là
người đầu tiên đem in những sách bằng chữ quốc ngữ, thứ nhất là một cuốn tự
điển khiến cho người sau có tài liệu mà học và nghiên cứu.
Đến giai đoạn thế kỷ 16, năm 1533. Khi các nhà truyền giáo
phương Tây đến Việt nam để truyền dạy ĐạoThiên Chúa, các giáo sĩ đã nghiên cứu,
và soạn ra bộ chữ từ chữ La tinh để viết cách phiên âm tiếng Việt, dùng cho việc
giảng đạo bằng ngôn ngữ Việt . Từ bộ chữ này đã trở thành chữ Quốc ngữ. Đây
cũng là giai đoạn khởi đầu quan trọng nhất, có tính chất quyết định đã giúp cho
ngôn ngữ Việt, và nền văn hóa Việt Nam được phát triển nhanh
chóng. Các giáo sĩ, tu sĩ Jesuit (Dòng Tên) người Bồ Đào Nha như Francisco
de Pina, Gaspar d’Amaral, Antonio Barbosa, v.v. Sử dụng chữ cái La tinh để ghi
chép, phiên âm Tiếng Việt. Năm 1618, linh mục Francisco De Pina cùng với
linh mục Phêrô, đã dịch Kinh Lạy Cha và các Kinh căn bản khác sang tiếng Việt,
có thể xem đây là khởi đầu cho việc soạn thảo chữ Quốc ngữ. Các Linh mục
tương đối hoàn tất hệ thống chuyển mẫu tự La-tinh thích hợp với cách giọng phát
âm và thanh điệu tiếng Việt. Nhưng giai đoạn này chưa được đầy đủ.
Giáo sĩ Alexandre de Rhodes đã xuất bản các cuốn Từ điển
Việt-Bồ-La, Ngữ pháp tiếng An Nam, và “Bài giảng giáo lý Tám ngày” vào
năm 1651.
Chữ Quốc ngữ tuy ra đời từ thế kỉ 17 (1651) ở Việt
Nam nhờ công lao tâm trí của các Tu sĩ truyền giáo, nhưng bị giới
hạn chỉ dùng để giúp các Cha giảng, truyền đạo. Vì lúc ấy triều đình phong kiến
Việt Nam, đàng Trong lẫn đàng Ngoài với chính sách cấm đạo, và giết hại Giáo sĩ
nên chữ Quốc ngữ đã không thể phát triển, truyền bá rộng rãi.
Trường Trung học Adran (Collège d'Adran) là trường
dạy Quốc Ngữ đầu tiên ở Việt Nam
được các linh mục mở ở Sài gòn từ năm 1861 – 1887.
Gia Định Báo in chữ Quốc ngữ lần đầu tiên phát hành tại Sài
Gòn, ngày 15/4/1865.
Khi nói đến chữ Quốc ngữ, và Báo Chí Việt Nam thì cũng không
thể quên công lao của Ông Trương Vĩnh Ký, ông là người đầu tiên sáng lập, khai
sinh nền Báo Chí Quốc ngữ của Việt Nam, ông là Tổng biên tập tờ Gia Định
Báo in chữ Quốc ngữ đầu tiên.
Ông Pétrus - Trương Vĩnh Ký đã viết một bài khuyến khích
việc học chữ Quốc ngữ.
Các nhà khoa bảng, trí thức, cách mạng như Phan Bội Châu,
Phan Châu Trinh, Trần Quý Cáp, Huỳnh Thúc Kháng, kết hợp với nhiều nhà trí thức
cấp tiến thời đó, khởi xướng ra các phong trào Duy Tân, Đông Du nhằm vận động
cải cách văn hóa, chính trị trên toàn quốc, kêu gọi bãi bỏ Nho (Hán) học, kêu
gọi việc học Quốc ngữ để nâng cao dân trí, với lý do đơn giản: Quốc ngữ dễ học,
dễ viết, dễ phổ cập hơn chữ Nho (Hán). Các ông đã vận động mở trường dạy quốc
ngữ khắp nước, rầm rộ nhất là ở Quảng Nam (1905), Bình Thuận (Trường Dục Thanh,
1907) và Hà Nội (Đông Kinh Nghĩa Thục,1907).
Mãi cho đến ngày 18 tháng 9 năm 1924 (Giai đoạn Pháp
thuộc), toàn quyền Đông Dương Martial Merlin (1923-1925) đã ký
quyết định chính thức cho dạy chữ Quốc Ngữ ở ba năm đầu cấp tiểu học, được phổ
biến rộng rãi toàn quốc. Sự ra đời và truyền bá chữ Quốc ngữ mọi nơi, trong các
trường học, đã giúp cho người Việt Nam, dễ dàng học hỏi, nghiên cứu
khi tiếp xúc với văn hoá phương Tây qua sách báo, nâng cao nhận thức, dân
trí phát triển cao hơn và nhanh hơn so với các nước trong vùng.[11]
Năm 1942, Hoàng Xuân Hãn biên soạn và cho xuất bản tại Hà
Nội cuốn sách Danh từ khoa học, nội dung gồm 5765 thuật ngữ “dịch” ra tiếng
Việt, thuộc các lĩnh vực toán học, vật lý, hóa học và cơ học.[14]
-----------------------------
Tham khảo:
[1] http://tusach.thuvienkhoahoc.com/wiki/Dự_án_Thuật_ngữ_Tin_Học
[2] Sử dụng thuật ngữ CNTT trong tiếng Việt: Tây, ta lộn
xộn!, http://laodong.com.vn/
[3] Phan Văn Song, Mấy ý kiến về việc thống nhất thuật ngữ
Thống kê, http://statistics.vn
[5] Nguyễn Thiện Giáp, Vấn đề chuẩn hóa từ vựng tiếng Việt,
http://ngonngu.net
[6] Hà Minh, Vẫn “tắc” chuyện “xử lý tiếng Việt” trong môi
trường CNTT, http://www.ictnews.vn
[8] Nguyễn Thiện Giáp, Khái quát về sự hình thành và phát
triển của tiếng Việt, http://ngonngu.net/index.php?p=291
[9] Nguyễn Tài Cẩn, Thử phân kì lịch sử 12 thế kỉ của tiếng
Việt, http://tainguyenso.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/20716/1/020.pdf
[13] Hoàng
Văn Hành, Về sự hình thành và
phát triển thuật ngữ tiếng Việt, http://vietlex.com/ngon-ngu-hoc/95-Ve_su_hinh_thanh_va_phat_trien_thuat_ngu_tieng_Viet#_ftn1
[14] Phụng Nghi, 100 năm phát triển tiếng Việt,
nhà xuất bản Văn nghệ, 1999
[15] Hà Quang Năng, Đặc điểm của thuật ngữ tiếng Việt, http://www.tgn.edu.vn/bai-viet/c45/i359/dac-diem-cua-thuat-ngu-tieng-viet-phan-1-.html
[16] Lê Đình Tư & Vũ Ngọc Cân, Nhập môn ngôn ngữ
học, Hà Nội, 2009
----------------------
2013/9/24